Lợi Nhuận Và Tỷ Suất Lợi Nhuận Của Dnv&n Năm 2004

thấp (chỉ bằng 11,2% - 21,2%). Ngoài ra, tỷ lệ tài sản cố định trên tổng số vốn của các doanh nghiệp vốn trong nước quá thấp (chỉ có 29,6% - 29,7%). Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp trong nước chủ yếu kinh doanh bằng vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn, vay vốn ngắn hạn (lãi suất thấp hơn) để đầu tư dài hạn. Số liệu về nguồn vốn cho thấy, vốn vay của các doanh nghiệp nhà nước gấp 3,4 lần vốn chủ sở hữu, và hệ số này của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1,5 lần17.

Năng lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm


Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về năng lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chỉ có 23,8% DNV&N có hàng xuất khẩu, 13,7% doanh nghiệp có triển vọng xuất khẩu và 62,5% hoàn toàn chưa có khả năng tham gia xuất khẩu. Xét về cơ cấu xuất khẩu, có tới 60% hàng xuất khẩu là nông sản, thuỷ sản và chỉ có 40% là hàng công nghiệp. Điều này cho thấy trình độ công nghiệp sản xuất của các doanh nghiệp còn rất thấp, chủ yếu vẫn là xuất khẩu nguyên liệu thô, hoặc mới qua sơ chế. Trong 40% hàng công nghiệp xuất khẩu thì chủ yếu là gia công, còn nguyên liệu, mẫu mã, công nghệ là của nước ngoài.

Năng lực quản lý và chất lượng nguồn nhân lực của các DNV&N ởViệt Nam

Về lao động, thống kê doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 2000 cho thấy, trình độ học vấn và trình độ đào tạo nghề của lao độnh trong các doanh nghiệp khá thấp. Trong toàn bộ các doanh nghiệp, có tới 54,7% là lao động phổ thông, có trình độ phổ thông trung học và thấp hơn, chỉ có 12,5% tốt nghiệp cao đẳng và đại học, có 11,1% tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp và 21,7% công nhân kỹ thuật. Ở khu vực nông thôn, trình độ của lực lượng

17 Tổng cục thống kê: Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra. Nxb Thống kê Hà Nội, 2005, tr. 175

lao động còn thấp hơn số lao động có trình độ trung cấp trở lên chỉ chiếm 9,8% còn lại là các số lao động có trình độ phổ thông trở xuống, số lao động lành nghề cũng không cao, ở các làng nghề nghệ nhân chỉ chiếm 0,06% [1, tr 83].

Trình độ học vấn và đào tạo của người lao động cũng rất khác nhau trong các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân có tỷ trọng lao động phổ thông cao nhất (85,2%) và doanh nghiệp có vốn nước ngoài có lao động với trình độ cao đẳng, đại học cao nhất (18,55%) [1, tr 83].

Về giám đốc doanh nghiệp, trình độ học vấn của các giám đốc cũng chưa cao. Trong tổng số 2.378 giám đốc doanh nghiệp được điều tra, chỉ có 40,8% người tốt nghiệp cao đẳng đại học và có tới 45,2% giám đốc mới học hết phổ thông trung học hoặc thấp hơn. Nếu xét theo loại hình doanh nghiệp thì ngoài các doanh nghiệp có vốn nước ngoài (với 93,7% đại học, cao đẳng), giám đốc các doanh nghiệp nhà nước có trình độ học vấn và đào tạo tốt nhất (với 86,4% có trình độ cao đẳng và đại học) [1, tr 84].

Theo các nghiên cứu của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức khác thì trình độ của giám đốc doanh nghiệp hiện tại đã được cải thiện hơn, tuy nhiên hiện vẫn còn hạn chế.

Hiệu quả sản xuất, kinh doanh


Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các DNV&N thể hiện trên nhiều mặt và được đo bằng các chỉ tiêu như lợi nhuận trên vốn, lợi nhuận trên doanh thu.

Bảng 2.6. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của DNV&N năm 2004



Chỉ tiêu


Tổng số doanh nghiệp


DNV&N

Chia ra theo quy mô lao động


Dới 5 ngời


Từ 5 đến

200 ngời

Từ 200

đến 300 ngời

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - 7


Số doanh nghiệp


91.755


88.201


17.977


68.710


1.535

Tổng vốn (tỷ đồng)


2.161.504


701.169


18.374


581.658


101.136

Doanh thu (tỷ đồng)


1.750.046


820.642


28.356


691.373


100.913

Lợi nhuận trớc thuế


104.914


21.051


44


17.791


3.216

Lợi nhuận/doanh nghiệp


1,14


0,24


0,00


0,26


2,10

Tỷ suất lợi nhuận/vốn


4,85


3,00


0,24


3,06


3,18

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu


5,99


2,57


0,16


2,57


3,19

Nguồn : Thực trạng các doanh nghiệp qua kết quả điều tra các năm 2003,2004, 2005, Nxb, Thống kê.

Nhìn vào bảng số liệu 2.6 ta thấy, hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp nói chung và của các DNV&N nói riêng tuy chưa cao song đã được cải thiện so với trước đây. Tuy nhiên, so với mức chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, các chỉ tiêu hiệu quả của các DNV&N còn khá thấp: lợi nhuận bình quân của DNV&N là 240 triệu đồng - thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung một doanh nghiệp trong nền kinh tế (1,14 tỷ đồng/doanh nghiệp). Các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên vốn và trên doanh thu của DNV&N đều thấp hơn. Điều này một phần là do tính hiệu quả theo quy mô - khi quy mô quá bé nhỏ thì hiệu quả không cao. Số liệu bảng 2.6 cho ta thấy: các doanh nghiệp quy mô vừa có hiệu quả cao hơn doanh nghiệp quy mô nhỏ và doanh nghiệp quy mô nhỏ lại có hiệu quả cao hơn doanh nghiệp quy mô cực nhỏ. Ngoài ra, cần chú ý về trình độ chính xác của dữ liệu - rất có thể là

số liệu về lợi nhuận của các DNV&N bị báo cáo sai lệch do chỉ tiêu này liên quan tới nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ngoài ra, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và khu vực DNV&N nói riêng cũng rất khác nhau theo loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh.

Xét theo loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân có tỷ lệ doanh nghiệp có lãi cao nhất với chỉ số tương ứng là 81,1% và 81,5%. Xét theo ngành kinh doanh, các DNV&N trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực công nghiệp. Bình quân một lao động trong doanh nghiệp công nghiệp tạo ra doanh thu 14,6 triệu đồng, trong khi kinh doanh ngiệp thương mại, dịch vụ là 75,8 triệu. Các ngành có tỷ lệ doanh nghiệp có lãi cao nhất là tài chính (90,7%) và thủy sản (90,2%)18.

1.3. Đóng góp của các DNV&N đối với nền kinh tế Việt Nam


Với việc chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường ở Việt Nam từ cuối những năm 1990 đến nay, đặc biệt là từ khi Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân ra đời (1990), các DNV&N phát triển mạnh mẽ. Đóng góp của các DNV&N trong nền kinh tế Việt Nam ngày càng lớn, được thể hiện trên các mặt sau:

DNV&N đóng góp quan trọng vào GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế


DNV&N ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP do số lượng doanh nghiệp ngày càng lớn và phân bố rộng khắp trong hầu hết các ngành, lĩnh vực. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng sản xuất khu vực DNV&N cũng thường cao hơn so với các doanh nghiệp khác. Nếu tính theo doanh thu của các doanh nghiệp cả nước, tỷ trọng doanh thu của các khu vực DNV&N theo


18 DNV&Ncủa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, 2006, tr. 94.

quy mô lao động (dưới 300 người) năm 2003 - 2005 là 81,5% - 86,5%. Điều đó chứng tỏ các DNV&N có đóng góp to lớn vào việc gia tăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế.

Bảng 2.7: Tỷ trọng doanh thu DNV&N trong nền kinh tế



Năm


Toàn bộ doanh thu (tỷ đồng)


Tỷ trọng doanh thu DNV&N (%)


Chia ra theo quy mô lao động (%)


Dưới 5 người


Từ 5 -

200


Từ 200

- 300

2003

364.844

86,5

4,9

74,2

4,4

2004

485.104

82,0

4,2

70,6

7,3

2005

640.087

81,5

4,4

72,5

4,6

Nguồn: Thực trạng các doanh nghiệp qua kết quả điều tra các năm 2003,2004, 2005, Nxb, Thống kê, 2005.

Về đóng góp vào GDP: Từ chỗ chiếm tỷ lệ trong GDP của khu vực DNV&N không đáng kể đầu năm 1990, đến nay DNV&N đã đóng góp khoảng 26% tổng sản phẩm xã hội, 31% giá trị sản lượng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ và 64% tổng lượng vận chuyển hàng hoá.

Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới và trong khu vực thì mức đóng góp vào GDP của DNV&N Việt Nam vẫn ở mức thấp. Ở Mỹ, hiện nay 24 triệu DNV&N đóng góp hơn một nửa GDP của toàn bộ nền kinh tế (khoảng 51% theo U.S. Small Business Administration). Con số này ở CHLB Đức là 53%; Indonesia là 38,9%; Philippines là 28% và Malaysia là 50,5%.

Như vậy, tuy số lượng và tỷ trọng của DNV&N Việt Nam đã gia tăng đáng kể (đến nay chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp) song do hiệu quả hoạt động chưa cao nên mức đóng góp vào tổng sản phẩm xã hội vẫn còn ít,

DNV&N Việt Nam vẫn chưa thể hiện được vai trò của mình trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá

Ngành nghề kinh doanh của các DNV&N ở Việt Nam thường tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ, với tỷ lệ 60,4% (do lĩnh vực này dễ kinh doanh, vốn ít, không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, mức độ rủi ro ít, vốn quay vòng nhanh); lĩnh vực công nghiệp chiếm 23,9%; xây dựng chiếm 13,2%% và nông – lâm – ngư nghiệp chỉ còn chiếm 2.5% (xem bảng 2.8). Với cơ cấu như vậy đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng sản phẩm công nghiệp, giá trị thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp trong GDP. Đây cũng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để thực hiện phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.


Bảng 2.8. Số lượng và tỷ trọng DNV&N theo ngành năm 2004



Ngành cấp 2


Tổng số doanh nghiệp

DNV&N theo lao động

DNV&N theo vốn


Tổng số


%Tổng số doanh nghiệp

%Tổng số doanh nghiệp vừa và

nhỏ


Tổng số


%Tổng số doanh nghiệp

%Tổng số doanh nghiệp vừa và

nhỏ

Tổng số

91754

88234

96,2

100

79400

86,5

100

Nông, lâm

nghiệp

1015

871

85,8

1

572

56,4

0,7

Thủy sản

1354

1350

99,7

1,5

1310

96,8

1,6

Công nghiệp

khai thác

1192

1121

94

1,3

1015

85,2

1,3

Công nghiệp

chế biến

20531

18434

89,8

20,9

15615

76,1

19,7


Sản xuất, phân

phối điện

1480

1456

98,4

1,7

1389

93,9

1,7

Xây dựng

12315

11668

94,7

13,2

10323

83,8

13,0

Thơng nghiệp, sửa chữa động

cơ, xe máy


36079


35867


99,4


40,6


33372


92,5


42,0

Khách sạn, nhà

hàng

3957

3914

98,9

4,4

3653

92,3

4,6

Vận tải, kho

bãi

5351

5200

97,2

5,9

4683

87,5

5,9

Tài chính, tín

dụng

1129

1113

98,6

1,3

852

75,5

1,1

Kinh doanh tài sản, tư vấn

6172

6111

99

6,9

5591

90,6

7,0

Dịch vụ khác

1179

1129

95,8

1,3

1025

86,9

1,3

Nguồn: [1, tr82]

Góp phần tăng thu hút vốn đầu tư


Theo báo cáo 5 năm thi hành Luật Doanh nghiệp của bộ Kế hoạch và Đầu tư, số vốn huy động được qua đăng ký thành lập mới và mở rộng quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, chủ yếu là các DNV&N, tiếp tục tăng. Trong 5 năm qua, số vốn đăng ký thành lập (gồm cả vốn mới và đăng ký bổ sung) đạt hơn 292.747 tỷ đồng tương đương khoảng 19,18 tỷ USD, cao hơn số vốn đầu tư nuớc ngoài đăng ký cùng kỳ); trong đó năm 2001 là 2,33 tỷ USD, năm 2002 là gần 3,1 tỷ USD, năm 2003 khoảng 3,94 tỷ USD, năm 2004 là 4.57 tỷ, 2005 là 5.24 tỷ. Riêng số vốn mới đăng ký giai đoạn giai đoạn 2001 - 2005 cao hơn gấp hơn 8 lần so với 9 năm trước đây (1991 - 1999). Kết quả là tỷ trọng đầu tư của dân cư và doanh nghiệp trong tổng đầu tư toàn xã hội đã tăng từ 22.6% năm 2001 lên 29,7% năm 2003, đạt 32,2% năm 2005 cao hơn nhiều so với tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài chiếm 16.3% (xem bảng 2.4).

Hình 2.1: Tỷ trọng và tăng trưởng đầu tư khu vực dân doanh


35

30


25

20


15

10


5

0

Đầu tư NQD

Đầu tư DNNN

Tăng truởng đầu tư NQD

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch đầu tư năm 2006


Như vậy, trong những năm gần đây vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh (trong đó DNV&N chiếm 99.6%) đã vươn lên đứng vị trí thứ hai (chỉ sau vốn đầu tư của nhà nước, trong đó vốn của nhà nước chủ yếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, từ biểu đồ trên ta thấy vốn đầu tư vào các ngành sản xuất của nhà nước còn thấp hơn khu vực ngoài quốc doanh) và ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển đất nước. Điều này cho thấy nếu tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư của khu vực này chúng ta có thể tích luỹ được số vốn cần thiết cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa, phát triển đất nước với chủ chương dựa vào nội lực là chính.

DNV&N tạo ra nhiều việc làm mới, giảm bớt áp lực việc làm và thấtnghiệp

Hiện nay, do tỷ lệ tăng dân số cao trong những năm trước đây, hàng năm Việt Nam có khoảng 1,4 triệu người gia nhập vào lực lượng lao động. Vấn đề giải quyết việc làm cho những người này là rất cấp thiết. Bên cạnh đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước hiện đang thực hiện sắp xếp lại nên không thể thu hút thêm lao động mà còn tăng thêm số lao động dôi dư. Khu vực đầu tư nước ngoài mỗi năm cũng chỉ tạo ra khoảng 30.000 chỗ làm mới, một tỷ lệ

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí