Dnv&n Mỹ Là “Vùng Đệm Cho Các Cú Sốc Chu Kỳ Kinh Doanh” Đồng Thời Tạo Động Lực Trực Tiếp Cho Tăng Trưởng Kinh Tế 5


Nguồn: Vụ xí nghiệp vừa và nhỏ, thuộc Bộ kinh tế Đài Loan: ”Tình hình xí nghiệp vừa và nhỏ” công bố tháng 7 năm 1986.

2.2. DNV&N Mỹ là “vùng đệm cho các cú sốc chu kỳ kinh doanh” đồng thời tạo động lực trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế5

Tại Mỹ, DNV&N được định nghĩa là các doanh nghiệp hoạt động độc lập, có dưới 500 nhân viên và không chiếm vị trí thống lĩnh thị trường/lĩnh vực mình hoạt động6. Khu vực DNV&N là một lực lượng quan trọng của nền kinh tế Mỹ, tạo ra gần nửa tổng sản lượng hàng năm của nền kinh tế, chiếm 52% tổng lực lượng lao động.

Nền kinh tế Mỹ nổi tiếng với các tập đoàn lớn xuyên quốc gia (TNC) và số TNC của Mỹ thường chiếm một nửa danh sách 1000 tập đoàn xuyên quốc gia lớng nhất thế giới7. Tuy nhiên, các TNC này cũng “nổi tiếng” với việc sa thải công nhân hàng loạt mỗi khi tái cơ cấu hoặc rơi vào tình trạng

thua lỗ. Lúc đó, khu vực các DNV&N có thể đóng vai trò “vùng đệm” hấp thụ lại một số lượng các nhân công bị các tập đoàn lớn sa thải, tránh cho nền kinh tế Mỹ bị “sốc thất nghiệp”, cho dù khu vực doanh nghiệp nhỏ cũng phải cắt giảm một số lượng lớn chỗ làm. Ví dụ, trong suốt cuộc suy thoái kinh tế Mỹ năm 1991 (tháng 3/1990 – tháng 3/1991), khu vực doanh nghiệp nhỏ bị mất 708.000 việc làm (số liệu ròng) còn các công ty lớn mất 454.000 việc làm (số liệu ròng). Nhưng chỉ trong vòng một năm sau (tháng 3/1991-3/1992), khu vực doanh nghiệp nhỏ đã tạo ra 845.000 việc làm (số liệu ròng), lớn hơn số việc làm bị mất trong thời kỳ suy thoái, trong khi đó khu vực các doanh


5 Các số liệu trong phần này do cục DNV&NMỹ thống kê, trích từ sách vai trò của DNVVN trong nền kinh tế của trường đại học Xã hội và Nhân văn (2005), tr. 160-164.

6 Theo cục DNV&N Mỹ, 1996.

7 Global Fortune 1000.

nghiệp lớn chỉ tạo ra được 322.000 việc làm mới (số liệu ròng) trong cùng thời gian này.

Trong cuộc suy thoái gần đây nhất năm 2001 (tháng 3/2000-3/2001), các doanh nghiệp nhỏ đã tạo ra 1,15 triệu việc làm mới (ròng) trong khi các hãng lớn lại mất đi 115.000 chỗ làm (số liệu ròng). Rõ ràng một nền kinh tế thị trường đích thực vận hành mang tính chu kỳ không thể thiếu một khu vực DNV&N năng động và một thị trường lao động linh hoạt.

Các DNV&N đặc biệt linh hoạt trong việc cắt giảm và tuyển dụng mới nhân công. Trong thập kỷ 1990, sở dĩ nền kinh tế Mỹ đạt được toàn dụng lao động (tỷ lệ thất nghiệp dưới 4,5%/năm) trong tình trạng lạm phát cũng ở mức thấp (dưới 2%/năm) mà tăng trưởng thì lại cao (trên 3%/năm) cũng là nhờ khu vực DNV&N đã tạo ra và nhân rộng loại hình việc làm tạm thời, giúp tránh tình trạng tăng trưởng “nóng” đồng thời kéo dài chu kỳ tăng trưởng kỷ lục của nền kinh tế Mỹ.

Ngoài vai trò là mạng lưới an sinh xã hội trong thời kỳ suy thoái và là “vùng đệm cho các cú sốc chu kỳ kinh doanh” cho nền kinh tế như trên, các DNV&N Mỹ còn là động lực trực tiếp của tăng trưởng thông qua hoạt động R&D và đổi mới kỹ thuật công nghệ.

Khu vực doanh nghiệp nhỏ chính là nhân tố tạo nên sự năng động và linh hoạt cao của nền kinh tế Mỹ. Xét trên kía cạnh các nhân tố sản xuất cơ bản của nền kinh tế Mỹ, các doanh nghiệp nhỏ không chỉ tạo ra cơ hội việc làm đa dạng cho xã hội (nhân tố lao động) mà còn thực sự đóng góp vào sự bùng nổ năng suất thông qua các hoạt động đổi mới phương thức tổ chức và quản lý, nghiên cứu và triển khai (R&D) công nghệ và kỹ thuật mới, biến tri thức thành động lực trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế Mỹ. Sự thành công trong suốt thập kỷ 1990 của “Thung lũng Silicon” (Silicon Valley) tại bang California với vô vàn các doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực công

nghệ cao là một ví dụ sống động. Các doanh nghiệp nhỏ chính là “xương sống” của nền kinh tế Mỹ (M.Boyd & Lin, 1996).

Khu vực doanh nghiệp nhỏ còn tham gia tích cực vào thực hiện nhiều dự án đầu tư thuộc nguồn ngân sách liên bang. Giá trị của các hợp đồng (trên 25000 USD) do khu vực doanh nghiệp nhỏ thực hiện luôn chiếm khoảng 15- 20% tổng giá trị hợp đồng liên bang trong giai đoạn tài khoá 1984-2004.

2.3. DNV&N Italia đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động xuất khẩu, là “nguồn lực kinh tế then chốt và chiến lược” trong công nghiệp - trụ cột chính của nền kinh tế Italia.

Vào những năm 70 của thế kỷ XX, châu  đã chứng kiến sự bùng nổ của các DNV&N. Ở Italia xu hướng này còn xuất hiện sớm hơn, ngay sau khi kết thúc Thế chiến thứ hai. Theo số liệu của OECD năm 2004, 99% doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và phục vụ công cộng của Italia là các DNVVN. Các DNVVN có dưới 50 nhân công chiếm 98% số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chiếm tới 99% số doanh nghiệp dịch vụ.

Vai trò của DNV&N trong xuất khẩu của Italia:


Mặc dù hầu hết các DNV&N Italia có qui mô trung bình nhỏ với số lượng nhân công ít nhưng các DNV&N này đã đóng vai trò chủ chốt trong việc đưa xuất khẩu của Italia chiếm tới 7% thương mại thế giới. Xem xét tỷ lệ xuất khẩu (Bảng 1.3), ta thấy vị trí của các DNV&N trong xuất khẩu ở một số lĩnh vực đã thể hiện được vai trò chủ đạo, chiếm thị phần cao trong thương mại quốc tế. Chính đặc điểm của các “distretti industriali”8 đã tạo cho các


8 Các “distretti industriali” (industrial districts) là các khu công nghiệp địa phương. Đây là hệ thống sản xuất độc quyền địa phương bao gồm nhiều doanh nghiệp chuyên môn hoá và các công đoạn trong toàn bộ qui trình sản xuất. Các doanh nghiệp này vừa hỗ trợ lẫn nhau vừa cạnh tranh với nhau. Việc hình thành các cụm công nghiệp sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp địa phương đã làm tăng khả năng cạnh tranh của các khu công nghiệp này trên thị trường quốc tế.

DNV&N Italia một vị thế quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu. Với khoảng 2,2 triệu nhân công, các doanh nghiệp này đã trở thành các nhà xuất khẩu chính chiếm 35 tỷ USD trong tổng số 80 tỷ USD doanh thu xuất khẩu của Italia9.


Bảng 1.3: Tỷ lệ xuất khẩu của các DNV&N trong tổng xuất khẩu của Italia ở các lĩnh vực (%)


Ngành

Tỷ lệ xuất khẩu của các DNV&N Italia

Máy công nghiệp và nông nghiệp

27 %

Dệt may

22.2%

Đồ da và giầy dép

15.4%

Thiết bị và vật liệu điện

18.4%

Sản phẩm kim khí

15%

Khoáng sản

14.2%

Thực phẩm và đồ uống

14.7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - 4

Nguồn: Ashok Verma (2004): Small and Medium Scale Industry in Italiy, Embassy of Italia, Rome.

Vai trò của các DNV&N Italia không chỉ thể hiện ở số lượng sản phẩm xuất khẩu mà còn thể hiện ở khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhờ các khu công nghiệp địa phương, sản phẩm của các DNV&N Italia đã đạt được tiêu chuẩn và đẩng cấp quốc tế. Do vậy, các sản phẩm đó có khả năng tự tìm đến với khách hàng quốc tế mà không cần quá nhiều sự hỗ trợ của các chiến dịch quảng cáo. Các DNV&N Italia lừng danh với các sản phẩm đẳng


9 Theo Ashok Verma (2004): Small and Medium Scale Industry in Italiy, Embassy of Italia, Rome.

cấp quốc tế như kính mắt thời trang cao cấp, các sản phẩm dệt may, trang sức, đá quí, sản phẩm da, đá hoa cương, đồ gốm, kính xây dựng, hoá mỹ phẩm, giao thông, dụng cụ máy, chế biến thực phẩm, dược phẩm, linh kiện ô tô…

Đối với nền công nghiệp Italia


Sản xuất vẫn là trụ cột chính của nền kinh tế Italia. Mặc dù giá trị gia tăng của dịch vụ gấp hai lần ngành sản xuất - chế biến song ngành dịch vụ lại phụ thuộc vào sản phẩm và các hoạt động của ngành sản xuất. Italia là một trong những nhà cung cấp chính các sản phẩm máy công nghiệp, ô tô cho thị trường thế giới và tham gia vào rất nhiều các dự án xây dựng qui mô lớn tầm quốc tế.

Có thể nói, các DNV&N đã đóng vai trò chủ đạo trong việc đưa Italia trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 5 trên thế giới. Do có quy mô nhỏ và linh hoạt nên các DNV&N Italia có khả năng chuyển đổi hoạt động từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường một cách dễ dàng và nhanh chóng. Confindustria (General confederation of Italia industry) - tổng liên hiệp công nghiệp Italia, một hiệp hội công nghiệp hàng đầu của Italia, đã coi các DNV&N của Italia là “nguồn lực kinh tế then chốt và chiến lược”10. Các DNV&N có dưới 100 nhân công chiếm tới 70% lực lượng lao động của Italia, trong khi con số đó ở Pháp chỉ chiếm 30%, ở Anh là 20%. Các thống kê phân tích của Confindustria đã cho thấy cơ cấu công nghiệp của Italia vẫn dựa chủ yếu vào các DNV&N. Hiện nay, với khoảng hơn 90 ngàn doanh nghiệp, các DNV&N đã trở thành xương sống của nền kinh tế Italia.

2.4. DNV&N tạo nền tảng cho mô hình kinh tế “nhị nguyên” - một mô hình kinh tế độc đáo đã làm nên “kỳ tích Nhật Bản”


10 Ashok Verma (2004): Small and Medium Scale Industry in Italiy, Embassy of India, Rome

Khi nói đến kinh tế Nhật Bản, cơ cấu hình kim tự tháp hai tầng hay còn gọi là "nhị nguyên" được coi là nét cấu trúc độc đáo và là một trong những nguyên nhân chủ yếu giúp Nhật Bản duy trì được tốc độ tăng trưởng bền vững trong những thập kỷ qua. Với mô hình kinh tế này, Nhật Bản đã tạo ra sức cạnh tranh lớn cho hàng hóa trên thị trường quốc tế. Và phần đáy của kim tự tháp - nơi có vị trí quan trọng nhất chính là khối DNVVN 11.

Mọi người đều biết đến Nhật Bản với những công ty, những tập đoàn khổng lồ như SONY, TOYOTA, FUJI, YAMAHA… Cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản vận động với trung tâm là các công ty lớn. Các sản phẩm nổi tiếng từ đồ chơi, hàng tiêu dùng đến máy móc, thiết bị công nghệ cao cũng là các mặt hàng mang nhãn hiệu và biểu tượng các hãng sản xuất lớn ở Nhật Bản. Có cảm tưởng rằng nền kinh tế Nhật Bản là tập hợp các tổ chức công nghiệp lớn, các công ty Nhật Bản xuất hiện trên vũ đài quốc tế đều là các doanh nghiệp lớn.

Tuy nhiên, những yếu tố quan trọng nhất tạo ra tính cạnh tranh cho sản phẩm Nhật Bản: những bộ phận, chi tiết, linh kiện… lại được thực hiện bởi các DNV&N. Xung quanh một công ty lớn là rất nhiều công ty vừa và nhỏ với các cơ sở sản xuất nhỏ - "vệ tinh" hỗ trợ, và cùng nhau tạo thành một tập đoàn công ty giống như một gia đình. Để một doanh nghiệp qui mô lớn hoạt động có hiệu quả thì sự hợp tác của các DNV&N là điều không thể thiếu được. Quan hệ liên kết này tạo thành cơ cấu công nghiệp hình kim tự tháp: Đứng trên cùng là các doanh nghiệp lớn, tiến hành từ nghiên cứu, khai thác R-D cho tới thiết kế và lắp ráp cuối cùng. Các công ty kiểu đó được gọi là "doanh nghiệp mẹ". Còn phần đáy của kim tự tháp là các DNV&N, gọi là "công ty hợp tác".


11 Trích phát biểu của ông Yasuraoka Takeshi - Bí thư thứ hai Đại sứ quán Nhật Bản.

Nền công nghiệp Nhật Bản hình thành nên một cấu trúc tầng lớp như hình núi Fuji, trong đó các công ty lớn có rất nhiều công ty vệ tinh, các công ty vệ tinh này lại kéo theo hàng loạt công ty vệ tinh nhỏ khác, không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động. Các DNV&N phải tự vươn lên đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng để có thể giữ uy tín với công ty mẹ. Chính sự vươn lên đó đã tạo động lực phát triển kinh tế đất nước nói chung.

Lợi ích và sự gắn bó giữa DNV&N với doanh nghiệp lớn còn thể hiện ở việc phối hợp đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Lợi thế của DNVVN là có thể len lỏi vào các thị trường dung lượng nhỏ, bổ sung các khoảng trống mà doanh nghiệp lớn bỏ qua hoặc không thể thoả mãn hết. DNVVN là chủ lực tại các thị trường địa phương và coi việc tồn tại tương hỗ giữa doanh nghiệp và địa phương là "cơ sở". Chính vì vậy, việc nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của thị trường đã được các DNVVN thực hiện một cách xuất sắc, góp phần cùng với doanh nghiệp lớn ổn định được thị trường và giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết những khó khăn chung.

Ngoài việc tạo nền móng cho các doanh nghiệp và tập đoàn lớn, khu vực DNV&N Nhật Bản còn có những đóng góp kinh tế-xã hội to lớn khác như: tìm kiếm và huy động các nguồn vốn, làm "đệm giảm xóc" tăng giảm số lao động để điều tiết khi nền kinh tế hưng thịnh hay suy thoái… Sau chiến tranh thế giới thư hai, từ những ngành công nghiệp thủ công truyền thống ở các vùng khác nhau, chính các DNV&N Nhật Bản đã thực hiện thành công “tích lũy ban đầu” cho quá trình công nghiệp hóa đất nước, làm tiền đề cho việc tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế Nhật Bản trong cả một thời kỳ dài sau này. Có thể nói, loại hình DNV&N chính là nền tảng và là lực lượng không thể thay thế ngay cả trong hiện tại lẫn tương lai của kinh tế Nhật Bản.

CHƯƠNG II‌‌

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN DNV&N ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1. Khái quát về nền kinh tế việt nam sau 20 năm đổi mới


Công cuộc đổi mới bắt đầu vào năm 1986 và những cải cách thị trường toàn diện năm 1989 đã đánh dấu một bước ngoặt trong nền kinh tế Việt Nam. Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những kết quả phát triển ấn tượng. Sự chuyển dần từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung truyền thống sang nền kinh tế theo định hướng thị trường đã mang lại những cải thiện to lớn về hiệu quả kinh tế và mức sống dân cư. Nhìn chung đời sống kinh tế của đại đa số nhân dân đã được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo đã giảm đáng kể và bộ mặt Việt Nam từ nông thôn tới thành thị đã được lột xác. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh, từ mức 3,9%/năm ở giai đoạn 1985-1990 lên 8,2%/năm trong suốt giai đoạn 1990-1995; và trung bình đạt 7,5%/năm trong giai đoạn 2001-200512.

Mặc dù có sự bất ổn trên thị trường quốc tế sau khi xảy ra khủng hoảng tài chính Đông Á, sự sụp đổ sau thời gian tăng trưởng bùng nổ của ngành công nghệ thông tin và cuộc tấn công khủng bố tháng 9/2001. Tiết kiệm và đầu tư nội địa đã gia tăng về số lượng tuyệt đối cũng như về tỷ trọng so với GDP. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ mức 25% GDP vào năm 1990 lên gần 60% vào năm 2005; tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thậm chí còn nhanh hơn tốc độ tăng GDP nhiều (xem bảng 2.1). Đầu tư trực tiếp nước ngoài cho đến nay đã đạt 54.6 tỷ USD (tính đến tháng 7 năm 2006) và dự kiến


12 Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế – xã hội 5 năm 2001 – 2005, Nxb Thống kê, tr 12, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022