Thực Trạng Phát Triển Dnv&n Để Đáp Ứng Nhu Cầu Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Trong Giai Đoạn Hiện Nay

Do đó, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải xây dựng được một ngành công nghiệp phụ trợ đủ mạnh, làm nền tảng cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt khác, do sản phẩm của ngành công ngiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ và được thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, cần phải có chiến lược cụ thể để xây dựng và phát triển một hệ thống các DNV&N đủ mạnh làm nòng cốt trong các ngành công nghiệp phụ trợ.

Thứ tư, coi trọng đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp đồng thời phát triển khu vực kinh tế tư nhân phi nông nghiệp và các làng nghề truyền thống góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế nông thôn.

Việt Nam là một nước đi lên công nghiệp hoá- hiện đại hoá từ nông nghiệp, hơn nữa, nông thôn vẫn là nơi sinh sống của hơn 3/4 dân số. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, Việt Nam luôn coi trọng phát triển kinh tế nông thôn. Trong những năm gần đây, ở nhiều vùng nông thôn kinh tế đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá. Tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp, thuỷ sản trong GDP liên tục giảm từ 24.53% năm 2000 xuống khoảng 20.70% năm 200516. Tuy nhiên, muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì bản thân ngành nông nghiệp cũng phải được công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Khi đó, một vấn để nảy sinh là lao động dôi dư ở nông thôn ngày càng tăng. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn trở thành vấn đề bức xúc của nước ta hiện nay. Do đó, để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động cần phải phát triển khu vực kinh tế tư nhân phi nông nghiệp (trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) ngày càng năng động hơn tại các

khu vực nông thôn Việt Nam.


16 Báo các của bộ kế hoạch đầu tư 2005

Mặt khác, chúng ta có thể nhận thấy một nét đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam là sự tồn tại đông đảo của các làng nghề truyền thống. Tại nước ta hiện có khoảng 2.017 làng nghề thuộc nhiều nhóm nghề chính như gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, dệt, sơn mài, giấy… Điều đó nói lên tiềm năng to lớn để phát triển làng nghề của Việt Nam.

Ở Việt Nam hiện nay làng nghề có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa bởi các lý do sau:

- Làng nghề góp phần tăng tỷ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

- Làng nghề góp phần chuyển dịch sâu sắc cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Chẳng hạn, ngành chế biến lương thực, thực phẩm phát triển thì yêu cầu nguyên liệu từ nông nghiệp phải nhiều hơn, đa dạng hơn và chất lượng cao hơn. Điều này thúc đẩy sự hình thành những khu vực nông nghiệp chuyên môn hoá, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động cao và nhiều sản phẩm hàng hoá.

- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn là vấn đề bức xúc ở nước ta hiện nay. Do đó, phát triển làng nghề góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn là hướng đi thích hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

- Ngoài ra, làng nghề còn góp phần thu hút vốn nhàn rỗi và tận dụng các nguồn lực sẵn có ở địa phương.

Hiện nay, các làng nghề đang hoạt động dưới hình thức các hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, dù là các DNV&Nsong phương thức hoạt đông theo lối doanh nghiệp ở các làng nghề vẫn chưa phát triển, kiểu công ty ở nông thôn vẫn còn mới mẻ. Các khâu liên

hoàn: sản xuất - chế biến - tiêu thụ, chủng loại chưa đạt được hiệu quả, các DNV&Nở các làng nghề chưa biết gắn kết các hoạt động khác có tiềm năng ở nông thôn như kinh doanh du lịch sinh thái, du lịch văn hóa- một trong những thế mạnh của Việt Nam. Do đó, để phát triển các làng nghề xứng với tiềm năng của mình các doanh nghiệp làng nghề cần phải thay đổi phương thức kinh doanh, chuyển từ kiểu kinh doanh chộp giật, manh mún sang lối kinh doanh khoa học theo hình thức doanh nghiệp, công ty. Nói cách khác, việc phát triển các DNV&N hoạt động hiệu quả là yêu cầu cần thiết đối với sự phát triển của làng nghề hiện nay.

Thứ năm, tạo sự năng động, linh hoạt cho toàn bộ nền kinh tế; giúp nền kinh tế dễ ứng phó với những thay đổi từ bên ngoài khi quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam ngày càng sâu hơn.

Ngày nay, mở cửa và hội nhập kinh tế là xu hướng tất yếu, là kết quả của sự phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế. Nền kinh tế mỗi quốc gia không thể phát triển được nếu đứng ngoài xu thế trên. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong hơn 10 năm qua Việt Nam đã tích cực, chủ động thực hiện tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới với các mốc quan trọng như gia nhập ASEAN vào năm 1995, APEC vào năm 1998 và đặc biệt là trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO vào cuối năm nay. Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi do quá trình hội nhập mang lại, nền kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng phụ thuộc và chịu ảnh hưởng mạnh từ các biến động của nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh này, nếu không tạo cho nền kinh tế sự năng động và linh hoạt cần thiết chẳng những chúng ta không tận dụng được các cơ hội mang lại mà còn có nguy cơ rơi vào các cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng.

Theo kinh nghiệm của nhiều nước đi trước, kể cả những nước phát triển, nếu một quốc gia chỉ có những doanh nghiệp lớn, những tập đoàn hùng

mạnh và các công ty xuyên quốc gia thì nền kinh tế sẽ sơ cứng, khả năng chống chọi với khủng hoảng kinh tế hay các tác động từ bên ngoài là rất yếu. Các DNV&N tuy nhỏ về quy mô song lại có ưu thế về sự nhạy bén, năng động trước những thay đổi của thị trường; cũng như tính đa dạng về lĩnh vực ngành nghề, phân bố. Do đó, việc phát triển một lực lượng đông đảo các DNV&N để tạo ra tính năng động, linh hoạt và tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những tác nhân bất lợi từ bên ngoài là điều cần thiết với nước ta trong bối cảnh hiện nay.

Từ những phân tích ở trên, có thể kết luận rằng cần phải phát triển DNV&N để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, bởi những lý do sau:

- Phát triển DNV&N nhằm thúc đẩy phát triển các cụm công nghiệp làng nghề và các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ khác, góp phần tạo công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu nông thôn Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa.

- Phát triển DNV&N nhằm thúc đẩy tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, đặc biệt là tăng tốc độ ngành dịch vụ và phát triển các ngành dịch vụ hiện đại phục vụ nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế sâu rộng của nước ta hiện nay.

- Phát triển DNV&N nhằm đảm bảo và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.

- Phát triển DNV&N để huy động mọi nguồn lực trong dân cư, tạo nguồn vốn cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Phát triển DNV&N để xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ đủ mạnh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo nền móng phát triển vững chắc, lâu dài cho các ngành công nghiệp và xuất khẩu chủ lực.

- Phát triển DNV&N để tạo ra sự năng động, linh hoạt cho toàn bộ nền kinh tế; giúp nền kinh tế dễ ứng phó với những thay đổi từ bên ngoài khi quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam ngày càng sâu hơn.‌

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNV&N ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1. Thực trạng phát triển của DNV&N để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

1.1. Sự gia tăng số lượng DNV&N trong nền kinh tế Việt Nam

DNV&N ở Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển gắn với thời kỳ đổi mới nền kinh tế. Trong mô hình kinh tế cũ, các DNV&N chủ yếu là các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể. Từ năm 1989, DNV&N có bước khởi sắc với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của nhà nước.

Sau một thời gian phát triển, khu vực DNV&N có sự phát triển đáng kể về mặt số lượng và tỷ trọng so với toàn bộ các doanh nghiệp trong cả nước. Theo tiêu chí phân loại dựa vào tổng giá trị vốn, trong tổng số 23.708 doanh nghiệp trong cuộc Tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp trên phạm vi cả nước tại thời điểm ngày 1-7-1995, có tới 20.856 doanh nghiệp là các DNV&N, chiếm tỷ lệ 88%.

Theo số liệu của Bộ kế hoạch và Đầu tư, đến năm 1999 số lượng doanh nghiệp nhỏ có vốn dưới 5 tỷ đồng là 43.722 doanh nghiệp, chiếm 91% tổng số các doanh nghiệp (48.133 doanh nghiệp), trong đó doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa và nhỏ là 3.672 doanh nghiệp, chiếm 64.2% (trong tổng số 5.718 doanh nghiệp nhà nước); DNV&N ngoài quốc doanh là 40.100 doanh nghiệp, chiếm 94,5% trong tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tổng số vốn đăng ký kinh doanh của khu vực DNV&N khoảng 50.000 tỷ đồng, bằng 30% tổng số vốn kinh doanh của toàn bộ khu vực doanh nghiệp cả nước.

Bảng 2.5: Số lượng doanh nghiệp đăng kí kinh doanh giai đoạn 2000- 2005



Năm

Số lượng doanh nghiệp

Vốn đăng kí (tỷ đồng)

Vốn trung bình 1 doanh nghiệp (triệu đồng)

Trước 2000


46.770


139.531,6


2.983,4

2000

14.457

13.904,4

961,8

2001

19.800

25.770

1.301,5

2002

20.803

36.736,2

1.765,9

2003

26.203

54.212,1

2.083,2

2004

36.795

75.125

2.041,7

2005

45.162

45.754,4

2.016,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - 6

Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư và Niên giám thống kê 2005, tr.415.


Tuy nhiên, các DNV&N thực sự phát triển mạnh về số lượng từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực (ngày 01-01-2000). Trong năm 2000, có trên 14.457 doanh nghiệp đăng kí thành lập mới, gấp khoảng 2,5 lần so với số lượng năm 1999; năm 2005 số lượng doanh nghiệp đăng kí mới đã đạt 45.162 doanh nghiệp và tổng số vốn đăng kí là 45754,4 tỷ đồng. Theo báo cáo của Chính phủ, số doanh nghiệp đăng kí mới bình quân hàng năm tăng gấp 4 lần so với bình quân hàng năm giai đoạn 1991-1999. Sau 5 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp (2001- 2005), tổng cộng có 148763 doanh nghiệp đăng kí mới với tổng số vốn đăng kí là 237597,7 tỷ đồng. Trong số đó chủ yếu là các DNV&N.

Trên địa bàn nông thôn, số lượng DNV&N cũng tăng mạnh. Đến nay, ở khu vực nông thôn có khoảng 40.500 DNV&N chiếm khoảng 14% số DNV&N trong cả nước, tập trung hầu hết ở 2.017 các làng nghề, trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 14,16%, HTX 5,76%, doanh nghiệp tư nhân

80%. Nếu phân theo lĩnh vực hoạt động có khoảng 18,62% doanh nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản, 32,5% doanh nghiệp sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, 49,87% doanh nghiệp dịch vụ. Hiện 100% sản lượng của một số sản phẩm như cói, đan lát, thủ công mỹ nghệ… do các DNV&N ở nông thôn sản xuất.

Như vậy, sau 5 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, số lượng DNV&N tăng gấp nhiều lần so với 10 năm trước đó. Với sự gia tăng mạnh về số lượng, các DNV&N đã làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế. Sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, một lĩnh vực làm giảm tính độc quyền và buộc các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới để có thể tồn tại và phát triển, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế. Với tính linh hoạt của mình, các DNV&N đã làm cho nền kinh tế Việt Nam trở nên năng động hơn rất nhiều so với thời kỳ áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung.


1.2. Năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNV&N


Trình độ thiết bị, công nghệ của các DNV&N


Thực tế ở nước ta hiện nay cho thấy, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nói chung còn thấp, kể cả các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (2005), ở nước ta hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp có máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất lạc hậu so với thế giới từ 10 -20 năm. Trình độ trang thiết bị lạc hậu từ 3 - 4 thế hệ so với các nước trong khu vực. Có tới 38% tài sản cố định trong khu vực nhà nước chờ thanh lý.

Theo báo cáo của Bộ Công nghiệp, phần lớn giá trị máy móc thiết bị sản xuất của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chỉ còn 30% so với giá

trị ban đầu và đã lạc hậu hơn 30 năm. Tình trạng này khá nghiêm trọng trong một số ngành như dệt may, có đến 45% thiết bị máy móc của doanh nghiệp cần phải đầu tư nâng cấp và 30-40% cần thay thế ; ngành mũi nhọn công nghiệp là cơ khí thì đã lạc hậu hơn 40 năm so với khu vực và 50 năm so với các nước đang phát triển về công nghệ và thiết bị sản xuất. Địa phương đầu tầu kinh tế của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ có 25% doanh nghiệp có công nghệ sản xuất tiên tiến, 32% ở mức trung bình, còn lại là dưới trung bình và lạc hậu, trong đó doanh nghiệp có công nghiệp lạc hậu chiếm 20%.

Năng lực về vốn và trang bị tài sản


Số liệu thống kê toàn diện về doanh nghiệp cho thấy mức trang bị vốn của doanh nghiệp thấp. Mức trang bị vốn chung của các DNV&N cả nước là 7,9 tỷ đồng/doanh nghiệp, trong đó mức trang bị vốn của doanh nghiệp nhà nước quy mô vừa và nhỏ (theo tiêu chí lao động) là 35,6 tỷ đồng, của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 4,1 tỷ đồng và các doanh nghiệp có vốn nước ngoài là 84,6 tỷ đồng (Phụ lục 3).

Trong toàn bộ DNV&N cả nước, hệ số trang bị tài sản cố định cho một lao động là 109,2 triệu đồng. Hệ số trang bị vốn cố định của các DNV&N khu vực Nhà nước là 139,6 triệu đồng, khu vực ngoài quốc doanh là 59,9 triệu đồng và khu vực có vốn nước ngoài là 532,9 triệu đồng. Như vậy, mức trang bị tài sản cố định cho một lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khá thấp so với các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp quốc doanh. Điều đó cho thấy, các DNV&N khu vực ngoài quốc doanh vẫn chủ yếu dựa vào lao động, trang bị vốn thấp, năng lực thiết bị hạn chế. Tình trạng này có được cải thiện hơn trong các doanh nghiệp nhà nước, nhưng mức chênh lệch cũng không lớn lắm. Nếu so với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài trên lãnh thổ nước ta thì các doanh nghiệp trong nước có hệ số trang bị vốn quá

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí