Thực Trạng Hỗ Trợ Của Nhà Nước Đối Với Phát Triển Dnv&n Và Những Khó Khăn, Vướng Mắc Còn Tồn Tại

không đáng kể. Như vậy, phần lớn số người tham gia lực lượng lao động này trông chờ vào khu vực DNV&N.

Hiện nay, lao động trong các DNV&N chiếm khoảng 25-26% lượng lao động cả nước. Riêng khu vực doanh nghiệp do tăng thêm các DNV&N, mỗi năm thu hút trên dưới 45 vạn lao động với thu nhập bình quân gần 1,05 triệu đồng/ tháng. Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, chủ yếu là các DNV&N có mức tăng trưởng cao về lao động trong những năm qua. Số lao động tại khu vực này đã tăng 2,36 lần trong năm 2002 so với thời điểm 1995, so với 1,06 và 1,35 lần của các doanh nghiệp nhà nước và hộ kinh doanh cá thể. Như vậy, các DNV&N đã tạo ra nhiều việc làm mới với tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực khác rất nhiều.

Đặc biệt, ở các vùng nông thôn, vai trò tạo việc làm của DNV&N còn rõ nét hơn nữa. Hiện nay, ở khu vực nông thôn Việt Nam có khoảng 35.000 DNV&N hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp, mỗi năm tạo ra khoảng

14.5 vạn việc làm mới. Tính đến năm 2005, các DNV&N đã tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, đó là chưa kể đến các hộ gia đình nông thôn tham gia vào sản xuất thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ và các hoạt động phi nông nghiệp khác. Như vậy, có thể thấy DNV&N có vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, đặc biệt là việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam. Do đó, phát triển DNV&N ở nông thôn được xem là điều kiện cần thiết và phương thức hiệu quả để phát triển kinh tế nông thôn.

DNV&N tích cực tham gia vào hoạt động xuất khẩu


Những năm qua, hưởng ứng chính sách của Đảng và Nhà nước ta về mở rộng và khuyến khích thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, DNV&N nhất là các doanh nghiệp tham gia kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông

sản, thuỷ sản đã năng động đầu tư vào các ngành có nhiều lợi thế, chủ động tìm kiếm và khai thác thị trường quốc tế qua đó góp phần tích cực tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước.

Tính đến hết ngày 31/10/2005 số lượng DNV&N tham gia xuất khẩu chiếm 80.6%, nhập khẩu chiếm 84,2% tổng số doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu trên cả nước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2002 của các DNV&N đạt 4.789 triệu USD, chiếm tỷ trọng 23,3% so với toàn bộ kinh ngạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế19. Điều đáng ghi nhận ở đây là các DNV&N khu vực tư nhân đã vươn lên dẫn đầu về xuất khẩu hải sản với 740 triệu USD, chiếm 39% tổng kim ngạch mặt hàng này; hạt điều với 141 triệu USD, chiếm 42% tổng kim ngạch mặt hàng này. Với xu thế phát triển như hiện nay, khu vực DNV&N, nhất là các doanh nghiệp tham gia kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, thuỷ sản sẽ là nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước trong tương lai.

2. Thực trạng hỗ trợ của nhà nước đối với phát triển DNV&N và những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

2.1. Cơ quan quản lý và hỗ trợ của nhà nước đối với phát triển DNV&N ở Việt Nam

Cục phát triển DNV&N

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - 8


Căn cứ Nghị định số 504/2003/NĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và đầu tư, ngày 29 tháng 7 năm 2003, Cục Phát triển DNV&N thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp bộ Kế hoạch và đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến phát triển DNV&N của Việt Nam.

Cục DNV&N có các chức năng và nhiệm vụ sau:


19 Thống kê của bộ thương mại năm 2004

- Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển DNV&N, đăng ký kinh doanh, ưu đãi đầu tư để Bộ trưởng trình Chính Phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền;

- Xây dựng định hướng, kế hoạch xúc tiến phát triển DNV&N, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch và giải pháp trợ giúp phát triển DNV&N trên địa bàn;

- Xây dựng và tổng hợp các chương trình trợ giúp của nhà nước, điều phối, hướng dẫn, theo dõi việc triển khai các chương trình trợ giúp sau khi được duyệt;

- Theo dõi tình hình thực hiện chính sách trợ giúp DNV&N ở các Bộ, ngành và địa phương.

- Định kỳ sáu tháng, tổng hợp báo cáo về tình hình phát triển DNV&N và đề xuất các biện pháp cần thiết để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ;

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để cung cấp thông tin cần thiết và xúc tiến trợ giúp DNV&N trong việc tư vấn kỹ thuật và tiếp cận công nghệ, trang bị mới, hướng dẫn, đào tạo vận hành, quản lý kỹ thuật và quản lý doanh nghiệp thông qua các Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật DNV&N.

Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và đầu tư còn thành lập các Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNV&N. Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNV&N là đơn vị sự nghiệp có chức năng tư vấn cho Cục phát triển DNV&N, là đầu mối tư vấn về công nghệ và kỹ thuật cải tiến trang thiết bị hướng dẫn quản lý kỹ thuật, bảo dưỡng trang thiết bị tạo điều kiện tiếp cận công nghệ mới cho các DNV&N ở các địa phương.

Hội đồng khuyến khích phát triển DNV&N

Hội đồng khuyến khích phát triển DNV&N có chức năng tư vấn cho thủ tướng chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển DNV&N trong cả nước.

Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn cụ thể về:


- Định hướng chiến lược và kế hoạch phát triển DNV&N phù hợp với định hướng; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

- Đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách phát triển DNV&N; các biện pháp, giải pháp và chương trình trợ giúp DNV&N nhằm tăng cường năng lực và nâng cao sức cạnh tranh của các DNV&N; các vấn đề khác liên quan đến phát triển DNV&N được Thủ tướng Chính phủ giao.

Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ


Ở Việt Nam, được thành lập từ tháng 7/2005, Hiệp hội DNV&N đã có trên 20 Hội DNV&N trong cả nước. Hiệp hội đã có nhiều hỗ trợ đối với thành viên, đặc biệt là các Hội DNV&N ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Các hiệp hội này đang phát triển không ngừng và dần trở thành chỗ dựa đáng tin cậy cho các doanh nghiệp. Đây không chỉ là cầu nối liên kết các DNV&N hợp tác sản xuất, kinh doanh mà còn là nơi cung cấp đầy đủ các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến, tư vấn, phát triển cho các thành viên. Đặc biệt, vai trò đại diện cho cộng đồng DNV&N của các hiệp hội này cũng ngày càng được tăng cường. Hiệp hội đã thay mặt các thành viên của mình thực hiện nhiều hoạt động, chương trình hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của các hội viên. Trong những năm qua, các hiệp hội này đã đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các hội viên về các vấn đề như: vấn đề thuế, vấn đề mặt bằng, hải quan, cơ chế chính sách và các thủ tục hành chính... Hiệp hội cũng thay mặt hội viên đóng góp ý kiến trong các diễn đàn,

cuộc họp, chương trình hội thảo... có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của các DNV&N. Trong mức độ có thể, các hiệp hội còn tham gia các tiểu ban, ban nghiên cứu các chuyên đề liên quan đến DNV&N.

Tuy vậy, xét trên mặt bằng chung trong cả nước, hoạt động của Hiệp hội vẫn chưa hiệu quả cả về mặt số lượng và chất lượng, đặc biệt ở những vùng nông thôn, nơi có các DNV&N cần được hỗ trợ nhiều nhất. Hiện nay, số thành viên của Hiệp hội mới có khoảng 7.000 trong tổng số 225.000 doanh nghiệp, là con số khá khiêm tốn. Các doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội chưa hoặc ít nhận được trợ giúp của Hiệp hội. Hiệp hội chưa nhận được sự ủng hộ và tin cậy cần thiết của các doanh nghiêp. Đây là một vong luẩn quẩn cần sớm có biện pháp giải quyết để nâng cao hơn nữa tác dụng trợ giúp của Hiệp hội.

Ngoài các cơ quan trên, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VICC) cũng có nhiều hoạt động trợ giúp các DNV&N.

Hoạt động hỗ trợ DNV&N được phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam triển khai ngay từ năm 1993 và được đánh dấu rõ nhất bằng quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ DNV&N. Các hoạt động của VCCI tập trung tham mưu cho Đảng và Nhà nước về cơ chế, chính sách, thúc đẩy sự phát triển DNV&N Việt Nam, trong đó có nhiều chính sách quan trọng như: Luật doanh nghiệp, Nghị định 90 về chính sách trợ giúp phát triển DNV&N; kế hoạch phát triển DNV&N... VCCI cũng đã tiến hành hàng loạt các hoạt động xúc tiến, cung cấp các dịch vụ đào tạo, tư vấn, cung cấp thông tin, phát triển thị trường, tiếp cận nguồn vốn.

Tháng 4-2002, trang web do VCCI và tổ chức kỹ thuật Đức GTZ hợp tác thành lập đã đi vào hoạt động để cung cấp cho các DNV&N các thông tin

cập nhật chất lượng cao qua internet. Từ đó đến nay, đây đã trở thành một kênh cung cấp thông tin hữu ích cho DNV&N.

2.2. Thể chế chính sách khuyến khích phát triển DNV&N ở Việt Nam


Thể chế chính sách chung có ảnh hưởng đến hoạt động của DNV&N ởViệt Nam

Công cuộc đổi mới nền kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã làm thay đổi căn bản thể chế, chính sách đối với doanh nghiệp nói chung và DNV&N nói riêng. Từ năm 1986 và đặc biệt từ khi chuyển sang cơ chế thị trường (1989) đến nay, thể chế chung về kinh doanh, tài chính, đầu tư, đất đai… được hình thành và từng bước hoàn thiện.

Khung khổ pháp luật kinh doanh được hình thành với nhiều luật quan trọng như Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (ban hành năm 1987 và được sửa đổi nhiều lần sau đó), Luật Doanh nghiệp (1999)… Các văn bản luật này được bổ sung, sửa đổi nhiều lần và hiện nay được thay thế bằng các luật tương ứng là: Luật Doanh nghiệp (2005), Luật Đầu tư năm 2005… Pháp luật kinh doanh quy định rõ về thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp. Luật kinh doanh chung đã tạo “sân chơi” bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh và tạo bước đột phá về cải cách hành chính.

Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp, bãi bỏ hàng trăm giấy phép và quy định pháp luật không còn phù hợp về điều kiện kinh doanh, chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, chuyển đổi phương thức đăng ký kinh doanh… Đây là bước đột phá lớn đối với các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các DNV&N nói riêng, góp phần làm cho số lượng các DNV&N có sự gia tăng mạnh mẽ.

Pháp luật đất đai cũng được hình thành và từng bước hoàn thiện, trong đó, quy định rõ về sử dụng đất, giao đất, cấp đất… Chẳng hạn như Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ số 181/2004/NĐ- CP, 182/2004/NĐ-CP, 188/2004/NĐ-CP… quy định một số vấn đề cụ thể nhằm tạo điều kiện giải quyết mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp nói chung và các DNV&N nói riêng; quy định về việc thành lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; doanh nghiệp được tự thoả thuận với người có đất về kế hoạch sử dụng đất để làm mặt bằng sản xuất; hình thành tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm nhằm giải phóng mặt bằng ngay khi có quy hoạch được duyệt; công bố, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xin giao đất, thuê đất làm mặt bằng sản xuất.

Việc đổi mới pháp luật về đất đai không chỉ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp về mặt bằng kinh doanh, mà còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp thế chấp vay vốn ngân hàng tốt hơn.

Pháp luật về tài chính như thuế, ngân sách nhà nước, kế toán… từng bước hình thành và ngày càng đồng bộ hơn, phù hợp với cơ chế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, pháp luật tài chính được cải thiện theo hướng thuận lợi hoá, công khai hoá và minh bạch hơn. Việc áp dụng cơ chế tự khai nộp thuế là một bước tiến lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gia nhập thị trường và hoạt động thuận lợi hơn.

Pháp luật về tiền tệ, tín dụng đã tạo lập môi trường bình đẳng hơn, xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế (chẳng hạn, Luật Ngân hàng nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng năm 2003 đã xoá bỏ ưu tiên và ưu đãi vay vốn đối với doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã). Chính phủ tạo điều kiện cho một số đối tượng là DNV&N được vay vốn của tổ chức tín dụng không phải bảo đảm bằng tài sản. (Nghị quyết số 02/2003/NQ-CP ngày 17-01-2003 của Chính phủ quy định cho vay đến 30 triệu đồng đối với chủ

trang trại; đến 50 triệu đồng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản…). Ngoài ra, pháp luật trong lĩnh vực này còn tạo môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Nhờ đó đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn nguồn vốn, hình thành và phát triển thị trường tài chính.

Pháp luật về thương mại cũng có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và các DNV&N nói riêng. Từ khi đổi mới đến nay pháp luật về thương mại được đổi mới trên các mặt như: thuận lợi hoá, tự do hoá, bình đẳng đối xử trong hoạt động thương mại nội địa và thương mại quốc tế. Việc bãi bỏ phần lớn thuế xuất khẩu, cắt giảm thuế nhập khẩu, bãi bỏ các biện pháp hành chính như cấm đoán, hạn ngạch... đã tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động của các doanh nghiệp. Các thủ tục hải quan cũng được đơn giản hoá. Nhờ đó, các DNV&N có điều kiện hơn trong việc tiếp cận thị trường trong và ngoài nước.

Ngoài các luật trên, pháp luật trong các lĩnh vực khác như pháp luật về lao động, việc làm và đào tạo nhân lực, pháp luật về tư vấn, hành nghề luật sư…cũng đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện.

Thực trạng thể chế chính sách riêng đối với phát triển DNV&N của Việt

Nam

Hiện nay, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất áp dụng riêng cho các

DNV&N là Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23-11-2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghị định xác định rõ khái niệm DNV&N ở Việt Nam và khung pháp luật về hỗ trợ các doanh nghiệp này bao gồm các chính sách trợ giúp với các biện pháp về tài chính, tín dụng; cơ quan trợ giúp; tạo thuận lợi cho các DNV&N về mặt bằng sản xuất, khuyến khích phát triển các khu, cụm công nghiệp cho các DNV&N; thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; trợ giúp xúc tiến xuất khẩu cho các DNV&N; trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNV&N; đẩy mạnh việc cung

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí