Chỉ Tiêu Đánh Giá Sự Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng


dịch vụ tài chính là bất kỳ DV nào có tính chất tài chính, được một nhà cung cấp DV tài chính cung cấp. Dịch vụ tài chính bao gồm mọi DV bảo hiểm và DV liên quan đến bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm)” [24, tr 142]. Như vậy DVNH là một bộ phận cấu thành nên DV tài chính và cũng khó phân định rõ đâu là DVNH và đâu là dịch vụ tài chính như:

- Nhận tiền gửi

- Tất cả các loại hình cho vay

- Cho thuê tài chính

- Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền

- Bảo lãnh và cam kết

- Buôn bán cho chính tài khoản của mình hoặc cho tài khoản của người tiêu dùng hoặc là tại sở giao dịch, tại thị trường phi tập trung hoặc ở các nơi khác các sản phẩm sau: các công cụ của thị trường tiền tệ, ngoại tệ, các sản phẩm phái sinh, tỷ giá và các công cụ lãi suất, các chứng khoán chuyển nhượng được, các công cụ mua bán được khác và các tài sản chính.

- Tham dự vào tất cả các vấn đề liên quan đến chứng khoán, bao gồm nhận bảo lãnh và đầu tư như một đại lý và cung cấp các dịch vụ có liên quan.

- Môi giới tiền tệ.

- Quản lý tài sản.

- Các dịch vụ thanh toán đối với tài sản chính. - Các dịch vụ tư vấn và phụ trợ khác.

- Cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lý các dữ liệu tài chính và phần mềm liên quan được cung cấp bởi các nhà cung ứng dịch vụ tài chính khác.

Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) đã được ký kết cũng hiểu và phân loại dịch vụ tài chính (trong đó có dịch vụ ngân hàng) tương tự như WTO.


Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm DVNH nhưng vẫn chưa có văn bản pháp lý nào đưa ra khái niệm rõ ràng. Có quan điểm cho rằng bất cứ hoạt động sinh lời nào của Ngân NHTM ngoài hoạt động tín dụng đều được gọi là hoạt động DV. Tuy nhiên, theo một quan điểm khác phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, với cách thức phân tổ các ngành kinh tế của Tổng cục thống kê Việt Nam, cách phân loại các ngành DV tài chính trong Hiệp định về thương mại DV (General Agreement on Trade in Services - GATS) của WTO thì tất cả các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngoại hối, thanh toánNgân hàng thương mại cung ứng cho nền kinh tế đều được xem là hoạt động DV. Như vậy, dịch vụ ngân hàng sẽ được hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa hẹp, dịch vụ ngân hàng bao gồm những hoạt động ngoài chức năng truyền thống của định chế tài chính trung gian (huy động vốn và cho vay) [1].

Trong phạm vi nghiên cứu, luận án đồng tình với cách phân loại DV theo nghĩa rộng, DVNH là toàn bộ hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối của hệ thống ngân hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân (nhưng không bao gồm hoạt động tự làm cho mình của các tổ chức tín dụng). Quan niệm này được sử dụng để xem xét lĩnh vực DVNH trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân của một quốc gia. Quan niệm này phù hợp với cách phân ngành DVNH trong dịch vụ tài chính của WTO và của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, cũng như của nhiều nước phát triển trên Thế giới.

1.1.2. Các loại dịch vụ ngân hàng

1.1.2.1. Dịch vụ nhận tiền gửi/huy động vốn

Là hoạt động cơ bản của NHTM. Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi cho khách hàng đúng hạn. Với hoạt động HĐV, các NHTM được phép


sử dụng tất cả các công cụ và phương pháp khác nhau để huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế.

Trên bảng cân đối kế toán của NHTM, bên tài sản nợ có 3 mục chính gồm: vốn huy động, vốn vay và vốn tự có. Trong đó thì vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất, có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Nó cũng là một tiêu chí để đánh giá uy tín, độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng.

Dịch vụ nhận tiền gửi của NHTM được thực hiện dưới các hình thức sau:

a. Nhận tiền gửi (nhận ký thác):

Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế bằng VNĐ và bằng ngoại tệ

Nhận tiền gửi của cá nhân, các tổ chức đoàn thể xã hội bằng VNĐ và bằng ngoại tệ

Nhận tiền gửi của các TCTD bằng VNĐ và bằng ngoại tệ Các hình thức huy động khác

b. Phát hành chứng từ có giá để huy động vốn

c. Vay các tổ chức tín dụng khác

d. Vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [7, tr 21].

1.1.2.2. Dịch vụ tín dụng

Là nghiệp vụ kinh doanh truyền thống của NHTM . Là hình thức trong đó ngân hàng cung cấp cho khách hàng vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích nhất định và có cam kết hoàn trả gốc, lãi vào thời gian nhất định.

a. Cho vay trực tiếp (Direct Loans)

Theo tính chất: Cho vay sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế; Cho vay tiêu dùng đối với cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức đoàn thể xã hội.


Theo thời hạn: Cho vay ngắn hạn với thời hạn từ một năm trở xuống; Cho vay trung hạn với thời hạn từ trên một năm đến 5 năm; Cho vay dài hạn với thời hạn trên 5 năm.

b. Cho vay gián tiếp (Indirect Loans): Chiết khấu chứng từ có giá (Discounting); Bao thanh toán (Factoring)

c. Hình thức cho vay khác: Thấu chi; Cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng [7, tr 21 - 22].

d. Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng (Bank Guarantee)

Ngân hàng bằng uy tín có thể đứng ra bảo lãnh cho khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức) khi khách hàng tham gia vào các giao dịch kinh tế.

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh [13].

Các ngân hàng thường thực hiện các loại bảo lãnh chủ yếu là bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh mua thiết bị trả chậm, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn trong nước và ngoài nước, bảo lãnh phát hành trên thị trường chứng khoán.

1.1.2.3. Dịch vụ thanh toán

Thanh toán qua ngân hàng là việc chi trả tiền hàng hóa, DV và các khoản thanh toán khác giữa các tác nhân trong nước và quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng.

Hoạt động thanh toán là một hoạt động dịch vụ quan trọng của NHTM. Vì nó là một trong những nhân tố quan trọng giúp cho ngân hàng tiếp cận được với khách hàng nhất là trong thời đại ngày nay việc thanh toán không dùng tiền mặt với những ưu điểm nổi trội đã được xã hội tin dùng. Đồng thời phí DV thanh toán cũng là một khoả n thu rất đáng kể đối vớiNHTM.

Căn cứ vào đối tượng thanh toán mà có thể phân chia thành dịch vụ thanh toán trong nước hay dịch vụ thanh toán quốc tế.


1.1.2.4. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ

Các hình thức chủ yếu của giao dịch kinh doanh ngoại tệ thường là:

Giao dịch mua bán trao ngay (Spot Orperationns); Giao dịch mua bán có kỳ hạn (Forward Orperationns); Giao dịch quyền chọn (Option Orperationns); Giao dịch hợp đồng tương lai (Future Orperationns); Giao dịch hoán đổi tiền tệ (Swap Orperationns); Giao dịch hoán đổi lãi suất [14].

Hoán đổi lãi suất bao gồm 2 loại giao dịch cơ bản:

Giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo (Cross Currency Swap); Giao dịch hoán đổi lãi suất một đồng tiền (Interest Rate Swap).

1.1.2.5. Dịch vụ ngân hàng khác

a. Dịch vụ ngân hàng điện tử

Sự phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ, nhất là CNTT, các ngân hàng đã nhanh chóng ứng dụng để tạo ra và cung cấp tốt nhất cho khách hàng những DV ngân hàng điện tử (Electronis Banking) tiện ích. Các loại hình DV ngân hàng điện tử thường thấy là:

Dịch vụ ngân hàng qua mạng điện thoại: Phone Banking, Mobile banking, SMS Banking….

Dịch vụ ngân hàng qua Internet Banking, Homebanking

Dịch vụ ngân hàng qua tổng đài điện thoại: Call Center, Contact Center….

Từ những cách tiếp cận khác nhau thì có những cách hiểu khác nhau về thanh toán điện tử. Đối với tác giả, thì quan niệm như sau: Thanh toán điện tử có thể được hiểu là hoạt động thanh toán cuối cùng trong chuỗi quy trình thương mại điện tử, là việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc chuyển tiền giữa các chủ thể trong nền kinh tế thông qua các phương tiện điện tử.

Thanh toán điện tử phi tiền mặt đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân: Dân cư có thể thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ mọi lúc, mọi nơi mà không bị hạn chế bởi không gian, thời gian.


E - Banking thường được cung cấp dưới dạng một phần mềm tin học cho phép khách hàng có thể tìm hiểu tra cứu thông tin (tỷ giá , lãi suất, biểu phí…) hay thực hiện một số giao dịch ngân hàng (truy vấn thông tin tài khoản, chuyển tiền…) thông qua các thiết bị điện tử mà không cần phải đến ngân hàng để giao dịch. Do vậy, E - Banking là nhóm dịch vụ rất tiện ích cho cuộc sống hiện đại vì giúp cho khách hàng và ngân hàng giảm được thời gian và chi phí giao dịch [8].

b. Dịch vụ bảo quản vật có giá

Các ngân hàng đã thực hiện chức năng này thông qua việc lưu giữ vàng, các khế ước vay nợ, các vật có giá khác cho khách hàng trong hệ thống kho bảo quản của ngân hàng. Ngân hàng là một địa chỉ tin cậy để người dân cũng như các tổ chức, gửi những tài sản có giá trị như vàng bạc, tiền giấy, giấy tờ quan trọng, vật có giá…. Ngày nay, việc kinh doanh DV này tương đối phát triển ở các ngân hàng nhất là ở các nước phát triển vì ngân hàng có hệ thống kho bảo quản hiện đại, an toàn, có đội ngũ nhân viên chuyên trách việc thực hiện bảo quản và nhu cầu cất giữ của người dân cũng trở nên nhiều hơn.

c. Dịch vụ thông tin - tư vấn

Trong nền kinh tế thị trường, việc nắm bắt các thông tin kịp thời cũng như am hiểu thị trường, pháp luật là điều kiện cơ bản để có cơ hội kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả. Nhờ đội ngũ chuyên gia giỏi, chuyên nghiệp, mạng lưới thông tin rộng lớn, nắm bắt thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác đảm bảo bí mật đã tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển nhanh chóng dịch vụ cung cấp thông tin có chọn lọc về tỷ giá, lãi suất, thị trường, đối tác kinh doanh, rủi ro tài chính…. Đồng thời thực hiện dịch vụ tư vấn như: tư vấn quản lý tài chính, quản lý tiền, tư vấn các cơ hội đầu tư trong nước và ngoài nước… là những lĩnh vực liên quan trực tiếp tới hoạt động của ngân hàng [50].


1.2. Phát triển dịch vụ ngân hàng

1.2.1. Quan niệm về phát triển dịch vụ ngân hàng

Phát triển là “biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” còn “đổi mới là thay đổi cho khác hẳn với cái trước, tiến bộ hơn, khắc phục tình trạng lạc lậu, trì trệ và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển” [43].

Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Phát triển không chỉ đơn thuần tăng lên hay giảm đi về lượng mà còn có sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra, và hướng theo xu thế phủ định của phủ định. Như vậy, phát triển là sự tăng lên về số lượng và chất lượng. Phát triển DVNH được hiểu là mở rộng DVNH về quy mô đồng thời gia tăng chất lượng dịch vụ. Tổng kết lại, từ các quan niệm trên về phát triển dịch vụ, tác giả cho rằng: Phát triển DVNH là việc ngân hàng tạo ra sự biến đổi về mặt lượng và mặt chất của các dịch vụ. Theo đó về mặt lượng thể hiện là sự gia tăng quy mô số lượng các dịch vụ. Về mặt chất là việc gia tăng các tiện ích cung cấp phù hợp với khả năng của ngân hàng theo mục tiêu và định hướng phát triển của ngân hàng cũng như của nền kinh tế.

1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng

1.2.2.1. Chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu định lượng đánh giá sự phát triển DVNH là sự gia tăng quy mô số lượng các dịch vụ. Các chỉ tiêu bao gồm: (1) Số lượng, chủng loại; (2) Quy mô, doanh số; (3) Đối tượng, số lượng khách hàng; (4) Thị phần; (5) Hệ thống chi nhánh, kênh phân phối; (6) Thu nhập.


Một là, số lượng, chủng loại DV. Tiêu chí này thể hiện tính đa dạng của DV mà một NHTM mang đến cho khách hàng. Các DV đa dạng sẽ giúp ngân hàng có cơ hội đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng doanh thu. Sự đa dạng hóa cần phải được thực hiện trong tương quan so với nguồn lực hiện có của ngân hàng. Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, nên ngân hàng không ngừng phải cung cấp cho khách hàng những DV tốt nhất đặc biệt là xu hướng liên kết những DV thành những “gói hàng” đa dạng và tiện lợi. Các ngân hàng đa năng còn chủ động cạnh tranh bằng cách lấn sang các hoạt động phi ngân hàng khác như cung cấp DV bảo hiểm, môi giới tư vấn đầu tư… Như thế ngân hàng vừa thu được nhiều lợi nhuận vừa tránh bớt rủi ro trong kinh doanh [27].



n i=1(yni - y(n-1)i)



g

=

––––––––––––––––

×

100%



n i=1y(n-1)i



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - 4

Hai là, quy mô, doanh số DV. Một NHTM được đánh giá là ngân hàng phát triển DV, trước hết phải đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng khách hàng. Mức độ đáp ứng yêu cầu khách hàng càng cao, khách hàng sử dụng DVNH càng nhiều đẫn tới số lượng DV cung ứng ra thị trường càng lớn. Đánh giá sự gia tăng quy mô DV người ta đánh giá theo từng giai đoạn, từng thời kỳ [20]. Việc đánh giá sự tăng trưởng quy mô dịch vụ cung ứng thực hiện theo công thức sau:


Trong đó:

g: là tốc độ tăng trưởng quy mô dịch vụ cung ứng (%) của một NHTM kỳ n so với kỳ n-1

yni là quy mô dịch vụ i của một NHTM trong năm thứ n

y(n-1)i là quy mô dịch vụ i của một NHTM trong năm thứ n -1

Doanh số là chỉ tiêu hết sức quan trọng để đánh giá sự phát triển DV. Doanh số hoạt động càng lớn tức là lượng khách hàng sử dụng DV ngày càng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/11/2022