Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Của Nhtm Trong Nền Kinh Tế Thị Trường

doanh nghiệp giải quyết được khó khăn bằng nguồn vốn tín dụng. Như vậy,

NHTM chính là cầu nối đưa doanh nghiệp đến với thị trường, giúp doanh

nghiệp tìm được vốn đầu vào, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và thanh

toán để

tạo ra thành phẩm cho thị

trường. NHTM giúp doanh nghiệp và thị

trường gần nhau hơn cả về không gian và thời gian.

(3) Là công cụ điu tiết kinh tế vĩ mô ca nn kinh tế: Các NHTM, một mặt chịu sự tác động trực tiếp từ các công cụ của chính sách tiền tệ (thtrường

m, dtrbt buc, lãi sut,…) mặt khác gián tiếp tham gia điều tiết vĩ mô

nền kinh tế thông qua mối quan hệ với các tổ chức kinh tế, cá nhân về các hoạt động tài chính tín dụng. Thông qua hoạt động của NHTM với các chủ thể khác trong nền kinh tế, mọi thông tin có liên quan đến việc hoạch định chính sách tiền tệ sẽ được phản hồi lại NHTW, giúp NHTW có thể hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp trong từng thời kỳ để đảm bảo thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 258 trang tài liệu này.

(4) Phân bvn hiu qugia các ngành, các lĩnh vc. NHTM về bản chất là các doanh nghiệp, kinh doanh vì mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu. Họ phải lựa chọn những doanh nghiệp hay dự án có khả năng thu hồi nợ, có hiệu quả để cho vay. Nhờ quá trình sàng lọc tín dụng, vốn trong nền kinh tế được tập trung vào những khu vực có khả năng sinh lời cao, mang lại

nhiều lợi ích. Những lĩnh vực hay ngành nghề

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng - 6

kém hiệu quả

sẽ không nhận

được vốn. Nhờ các trung gian tài chính này, vốn được phân bổ hữu hiệu giữa các ngành, các lĩnh vực.

(5) Gim chi phí, ti thiu hóa ri ro. Việc chuyển dịch vốn diễn ra trực tiếp giữa các chủ thể thặng dư và thiếu hụt vốn đòi hỏi phải tiêu tốn rất nhiều

chi phí của cả hai bên: thu thập và xử lý thông tin, chi phí về thời gian, trong

nhiều trường hợp, các nhu cầu này không thể tương thích và giao dịch không thể diễn ra. Xét đến cùng, những chi phí phát sinh như vậy gây thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế vì làm lãng phí, tổn thất nguồn lực. Các NHTM với tư cách là những

tổ chức trung gian tài chính, có thể giảm thiểu tới mức thấp nhất những chi phí này. NHTM thu thập và nắm giữ thông tin về một lượng lớn người có nhu cầu

về vốn cũng như

những người khác sẵn sàng cung

ứng vốn. Cũng do được

chuyên môn hóa, NHTM có các nghiệp vụ kỹ thuật để san sẻ và phân tán rủi ro. Họ có khả năng thu thập được lượng lớn thông tin liên quan đến số lượng đông

đảo các đối tượng khác nhau, có thể giảm sát các khoản tín dụng, giảm các

nguy cơ về rủi ro đạo đức cũng như thông tin không cân xứng.

(6) Htrợ đổi mi công nghnâng cao hiu qusn xut. NHTM ảnh hưởng đến tăng trưởng bằng cách làm thay đổi tỷ lệ tiết kiệm và thông qua sự tài trợ vốn cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, mà chủ yếu là đầu tư vào công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Sự biến đổi công nghệ vì vậy chịu sự tác động từ vai trò của các hệ thống tài chính.

(7) Hot động ca NHTM góp phn nâng cao cht lượng môi trường kinh doanh, xây dng văn hóa kinh doanh đối vi các doanh nghip. Việc NHTM tham gia sâu vào các hoạt động của nền kinh tế như hoạt động góp vốn, tư vấn… cũng tạo ra những hiệu ứng tích cực cho sự đổi mới phong cách làm

việc của những chủ

thể

này. Bản thân NHTM là những tổ

chức hoạt động

chuyên nghiệp, với hệ

thống công nghệ

hiện đại, mạng lưới thông tin rộng

khắp. Sự năng động và phong cách chuyên nghiệp, minh bạch của ngành Ngân hàng giúp các tổ chức, cá nhân khác trong nền kinh tế hình thành tác phong công nghiệp chuyên nghiệp và văn hóa kinh doanh.

1.1.2. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM trong nền kinh tế thị trường

1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Khái niệm

Dịch vụ

ngân hàng thương mại là các hoạt động nghiệp vụ

tiền tệ, tín

dụng, thanh toán, ngoại hối, thuê mua tài chính… đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là các dịch vụ được thực hiện với khách hàng là công chúng có quy mô nhỏ và thông qua các chi nhánh nhằm đối lập với dịch vụ

ngân hàng bán buôn là dịch vụ

ngân hàng dành cho các định chế

tài chính và

những dịch vụ ngân hàng được cung cấp với số lượng lớn (Theo Từ điển Tài

chính – Đầu tư – Ngân hàng – Kế toán Nhà xuất bản khoa học và kinh tế năm 1999)

Một số nhà nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của công nghệ thông tin trong

các sản phẩm ngân hàng cung cấp. Theo đó “Dch vNHBL là vic cung ng

sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin”(Chuyên gia kinh tế của Học viện Công nghệ Châu á – AIT)

Theo WTO, “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là việc cung ứng sản phẩm, dịch

vụ ngân hàng đến tay từng cá nhân riêng lẻ thông qua mạng lưới chi nhánh,

hoặc là việc khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện công nghệ thông tin, điện tử viễn thông”

Federic S.Mishkin 2001“Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là dịch vụ ngân hàng được cung ứng đến từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua mạng lưới chi nhánh hoặc khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với các sản

phẩm dịch vụ thông”

ngân hàng thông qua các phương tiện thông tin điện tử

viễn

Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 gắn liền với các thuật ngữ: Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data) hay Block Chain, sự tham gia mạnh mẽ của các tổ chức phi tài chính và các công ty fintech hoạt động ngân hàng bán lẻ được cập nhật theo một quan niệm như sau: “Hot động kinh doanh ngân hàng bán llà các hot động kinh doanh da trên nn tng công nghmnh mca các ngân hàng, các tchc tài chính…, để cung ng các sn

phẩm dịch vụ tài chính và phi tài chính tới từng cá nhân riêng lẻ, hộ gia đình các doanh nghiệp vừa và nhỏ... nhằm gia tăng tối đa các tiện ích cho khách hàng”

Theo một số

nhà kinh tế

tại Việt nam: “Dch v

NHBL là những họat

động giao dịch của ngân hàng phục vụ khách hàng cá nhân và hộ gia đình”.

Hiện nay, tại Việt Nam phần lớn các NHTM đã hoàn tất tái cấu trúc mô hình hoạt động theo đối tượng khách hàng: các nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Vì vậy, có thể cho rằng “Dch vngân hàng bán lẻ được hiu là các

dịch vụ

ngân hàng được cung

ứng tới từng cá nhân riêng lẻ, hộ

kinh doanh,

doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới kênh phân phối truyền thống

hoặc mạng lưới phân phối điện tử”.

Qua các khái niệm về dịch vụ NHBL nêu trên có thể nhận thấy


hầu hết

các khái niệm đều gặp nhau tại điểm chung: dịch vụ NHBL hướng vào cung

ứng dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng. Trong đó khách hàng cá nhân, hộ gia đình và DNNVV chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy, vấn đề của dịch vụ NHBL chính là phát triển kênh phân phối, phát triển công nghệ, marketing để hướng đến nhóm khách hàng đông đảo này.

Tổng hợp từ các khái niệm trên, theo tác giả: dịch vụ NHBL được hiểu là các dịch vụ ngân hàng được cung ứng tới từng cá nhân riêng lẻ, hộ kinh doanh, DNNVV thông qua mạng lưới kênh phân phối truyền thống và trên nền tảng công nghệ.

Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ

(i) Đối tượng khách hàng của ngân hàng bán lẻ lớn và đa dạng, số lượng

giao dịch lớn nhưng giá trị từng khoản giao dịch không cao. Đối tượng khách

hàng của dịch vụ NHBL chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ gia đình khác nhau về thu nhập, trình độ dân trí, hiểu biết, tính cách, sở thích, độ tuổi, nghề nghiệp nên nhu cầu của khách hàng rất đa dạng. Từ đó, dịch vụ NHBL cũng đa dạng và thay đổi liên tục để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

(ii) Sn phm ca ngân hàng bán lẻ đa dng, phong phú. Sản phẩm của dịch vụ NHBL không bị bó hẹp trong một ngành nghề, một lĩnh vực nào mà lan toả trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau của xã hội. Dịch vụ NHBL có hàng trăm đến hàng ngàn loại sản phẩm dịch vụ.

(iii) Địa bàn phc vca các hot động ngân hàng bán lrng và phân tán. Do đối tượng phục vụ của dịch vụ NHBL là các cá nhân, hộ gia đình nên địa bàn phục vụ của dịch vụ NHBL trải dài, rộng khắp nơi.

(iv) Sphát trin ngân hàng bán lphthuc rt nhiu vào trình độ công nghệ. Dịch vụ NHBL phát triển đòi hỏi hạ tầng kỹ thuật công nghệ hiện đại, vì công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp cho ngân hàng quản lý tốt hơn, phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác và trong thời đại internet và cách mạng 4.0

hiện nay. Khách hàng có thể chỉ cần giao dịch trực tuyến mà không cần phải

đến ngân hàng. Công nghệ là một trong những phương thức tạo giá trị gia tăng và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm cung cấp.

(v) Hot động marketing givai trò quan trng đối vi sphát trin dch vNHBL: Đối tượng khách hàng của dịch vụ bán lẻ là các cá nhân, hộ gia đình, DNNVV. Khả năng tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng của nhóm khách hàng

này còn thấp, đặc biệt là với các khách hàng cá nhân. Bởi vậy, để sản phẩm

đến được tay khách hàng, khách hàng hiểu và sử dụng sản phẩm thì khâu quảng bá, tiếp thị và chăm sóc sau bán hàng là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển các dịch vụ bán lẻ hiện nay.

1.1.2.2. Sự thay đổi quan điểm về dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Skhác nhau vquan đim: Thực tiễn quan điểm về dịch vụ NHBL còn khác nhau, mỗi ngân hàng khác nhau lại có quan điểm, và do đó là phạm vi, đối tượng cung cấp dịch vụ khác nhau. Có ngân hàng cho rằng dịch vụ NHBL chỉ là quan hệ dịch vụ với khách hàng cá nhân, nhưng cũng có ngân hàng cho rằng dịch

vụ NHBL còn bao gồm cả dịch vụ với khách hàng là DNNVV. Điều này dẫn

đến các thống kê, các báo cáo và các bản kế hoạch phát triển sản phẩm của một

số ngân hàng không dùng cụm từ NHBL mà thường gọi tên dịch vụ theo khách hàng hoặc theo thành phần kinh tế, hoặc theo lĩnh vực kinh doanh nên các con số và phân tích về dịch vụ NHBL rất khác nhau… Căn cứ tình hình thực tế, nghiên cứu sinh cho rằng dịch vụ NHBL bao gồm dịch vụ với khách hàng cá nhân, hộ gia đình và khách hàng DNNVV

Skhác nhau vphm vi tính toán: Phạm vi tính toán về dịch vụ NHBL của mỗi ngân hàng quyết định bởi quan điểm về dịch vụ NHBL của ngân hàng

đó, cụ

thể

hơn là đối tượng dịch vụ

NHBL hướng đến. Một số

ngân hàng

khoanh vùng phạm vi dịch vụ NHBL chỉ là khách hàng cá nhân, trong khi một số mở rộng hơn bao gồm cả hộ gia đình, và một số ngân hàng còn tính cả dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ranh gii hot động trong lĩnh vc ngân hàng bán lngày càng bxóa nhòa. Trong xu thế hội nhập về tài chính ngân hàng, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0, ranh giới hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung và ngân hàng bán lẻ nói riêng cũng có những sự thay đổi nhất định. Ngoài ngân hàng, các tổ chức không phải ngân hàng cũng tham gia cung cấp sản phẩm dịch

vụ ngân hàng bán lẻ

(như

Amazon, Alipay, Facebook…). Các công ty này với

nền tảng công nghệ, nguồn khách hàng có sẵn, giao dịch thuận tiên đơn giản

thực sự

là đối thủ

lớn của các ngân hàng. Sự

cạnh tranh về

dịch vụ

NHBL

không chỉ diễn ra giữa các tổ chức ngân hàng trong và ngoài nước mà còn diễn

ra giữa các tổ

chức ngân hàng và phi ngân hàng.

Việc cung cấp dịch vụ

ngân

hàng bán lẻ của riêng các ngân hàng sẽ không còn nữa, mà chỉ

còn thị

trường

cung cấp dịch vụ nghệ.

ngân hàng bán lẻ

nơi có sự

tham gia của các công ty công

Skhác nhau vcách thc tchc cung ng dch v: Hiện các ngân hàng đang tăng tốc để chiếm lĩnh thị trường bán lẻ, với 3 xu hướng: Thnht, các ngân hàng vn tiếp tc mrng mnh mchi nhánh. Các ngân hàng theo xu hướng này có quan điểm rằng, trong bán lẻ, quan trọng nhất vẫn là là kênh phân

phối và các ngân hàng bán lẻ cũng vậy. Các chi nhánh ngân hàng không chỉ hiện hữu ở các thành phố lớn, mà còn mở rộng thêm ở các địa phương xung quanh, khu công nghiệp, thị xã, thị trấn. Trong xu hướng này, cũng xuất hiện ngân hàng chỉ tập trung phần lớn cho việc phát triển kênh phân phối mới, hiện đại, đậm chất công nghệ, đó là kênh trực tuyến.

Xu hướng thứ

hai là sự

chuyển hướng dần từ

tín dụng sang các hoạt

động phi tín dng, bao gồm những hoạt động như thu phí các dịch vụ cá nhân, doanh nghiệp như chuyển tiền, bảo hiểm, kế toán, dịch vụ tư vấn đầu tư, thanh toán quốc tế. Hoạt động từ mảng này ít rủi ro và bền vững hơn là hoạt động tín dụng. Thêm nữa, trong thời gian vừa qua, việc NHTM hợp tác với bảo hiểm đang dần phổ biến hơn. Các ngân hàng cũng bắt đầu nhận ra bảo hiểm là lĩnh vực đầy tiềm năng, sau thời gian tập trung quá nhiều cho tín dụng.

Xu hướng thba là vic các ngân hàng tiếp tc gii thiu các sn phm bán lliên quan đến công nghệ. Một số ngân hàng cho phép người dùng chuyển tiền liên ngân hàng từ máy ATM. Thậm chí khách hàng có thể nộp tiền mặt trực tiếp từ máy ATM một cách dễ dàng.

1.1.2.3. Phân biệt dịch vụ ngân hàng bán lẻ và bán buôn

Dựa vào đặc điểm mua bán và giá trị giao dịch, dịch vụ tín dụng được chia

ra thaǹ h dịch vụ ngân haǹ g bań

buôn, dịch vụ ngân hàng bań

lẻ. Hai loại dịch vụ

này đều do một NHTM thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện từng loại dịch vụ, chức năng của NHTM được phân biệt rò ràng.

Dch vngân hàng bán buôn: là dịch vụ tập trung nhắm đến đối tượng khách hàng là các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các xí nghiệp lớn. Danh mục sản phẩm ngân hàng loại này cung cấp cho khách hàng thường không đa dạng tuy nhiên giá trị của từng giao dịch thường là rất lớn.

Dch vngân hàng bán lẻ: là dịch vụ hướng tới nhóm đối tượng khách

hàng là cá nhân hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dịch vụ NHBL thường chú trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng được các nhu cầu của nhiều

khách hàng. Tuy giá trị của từng sản phẩm không lớn nhưng bù lại là một lực lượng khách hàng rất lớn. Hoạt động của ngân hàng này chủ yếu là huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế, và cho vay để giải quyết vấn đề tiêu dùng hoặc các dự án sản xuất với quy mô nhỏ và vừa.

Ngân hàng thương mại vừa bán buôn, vừa bán lẻ: Là ngân hàng thực hiện

song song cả hai hoạt động bań

buôn vàbań

lẻ. Ngân hàng này nhắm vào tất cả

các dạng khách hàng từ cánhân, cać hộ gia đình, cać doanh nghiêp̣ vừa vànhỏ

đến các tổng công ty, cać tâp̣ đoaǹ lớn.

1.1.2.4. Phân loại dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Căn cứ

vào nội dung nghiệp vụ

của NHTM,

dịch

vụ NHBL bao gồm:

Dịch vụ tín dụng bán lẻ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng hiện đại và dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác. Cụ thể:

(i) Dịch vụ tín dụng bán lẻ bao gồm: Huy động vốn bán lẻ và cho vay bán lẻ

Huy động vn bán l: là việc các NHTM huy động vốn từ cá nhân, hộ gia đình và các DNNVV trong nền kinh tế để phục vụ cho mục đích kinh doanh của ngân hàng. Các hình thức huy động chủ yếu gồm:

­ Huy động vốn từ khách hàng cá nhân: đó là tiền gửi tiết kiệm của dân cư có kỳ hạn, không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán.

­ Huy động vốn từ

các DNNVV: đó là tiền gửi có kỳ

hạn của các

DNNVV, tiền gửi thanh toán hay tài khoản vãng lai của các DNNVV

­ Huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá: gồm phát hành

chứng chỉ tiền gửi và phát hành kỳ phiếu, hối phiếu hoặc trái phiếu

Cho vay bán lẻ: là hình thức cho vay trực tiếp đến người vay cuối cùng, chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình và các DNNVN.Cụ thể:

­ Căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng phân chia thành: cho vay cá nhân, cho vay hộ gia đình và cho vay DNNVV

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022