Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững - 13


số ICOR thấp, vùng KTTĐ Bắc Bộ đang trở thành địa điểm đầu tư hấp

dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

So sánh đóng góp của các yếu tố đầu vào cho tăng trưởng vùng

KTTĐ Bắc Bộ với cả nước, các vùng KTTĐ nói chung và vùng KTTĐ Phía Nam cho thấy, vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời kỳ 2001-2010 có tỷ lệ đóng góp của TFP trong tăng trưởng GDP cao nhất, đạt 25,6%, trong khi đó cả nước chỉ đạt 12,5%, thấp hơn vùng KTTĐ Bắc Bộ 13,1 điểm phần trăm (- 13,1%), các vùng KTTĐ nói chung chỉ đạt 21,7%, thấp hơn 3,9 điểm phần

trăm (-3,9%) và ngay cả vùng KTTĐ Phía Nam là vùng phát triển năng

động, song tỷ lệ đóng góp của TFP cũng chỉ đạt 15,2%, thấp hơn 10,4 điểm

phần trăm (-10,4%) [19]. Điều này chứng tỏ rằng, vùng KTTĐ Bắc Bộ

đang có ưu thế lớn về mức đóng góp của TFP cho tăng trưởng kinh tế nói chung và cho công nghiệp nói riêng. Công nghiệp trong vùng bước đầu khẳng định được dấu ấn của sự tăng trưởng có chất lượng.


12.5

26

21.7

24.2

25.6


23.2

15.2

25.8

61.5

54.2

51.2

59

100%

80%

60%

40%

20%

0%


Cả nước


Các


Vùng


TFP

Lao động Vốn


Vùng

VKTTĐ

KTTĐ BB KTTĐ Phía

Nam


Hình 2.6. Đóng góp của các yếu tố đầu vào cho tăng trưởng của vùng KTTĐ Bắc Bộ so với cả nước và các vùng KTTĐ khác 2001-2010

Nguồn: [19]

* Năng suất lao động trong công nghiệp


Năng suất lao động chung của vùng KTTĐ Bắc Bộ tăng từ 11,7 triệu đồng/ người năm 2000 lên 21,7 triệu đồng/người năm 2005 và năm 2009 là 41,9 triệu đồng/người (theo giá cố định 1994).

Bng 2.3. Năng suất lao động vùng KTTĐ Bắc Bộ và cả nước

Đơn vị: triệu đồng


Chỉ tiêu

Năng suất lao động

2000

2005

2008

2009

Cả nước

12,2

19,3

32,8

37,4

vùng KTTĐ Bắc Bộ

11,7

21,7

36,2

41,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững - 13

Nguồn: [37]

Năng suất lao động cụ thể của ba ngành kinh tế vùng KTTĐ Bắc Bộ được thể hiện qua bảng 2.4:


Bng 2.4. Năng suất lao động các ngành vùng KTTĐ Bắc Bộ

Đơn vị: triệu đồng



2000

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Năng suất

Lao động


11,7


18,2


21,7


26,1


30,5


36,2


41,9

Nông nghiệp

3,5

4,9

5,7

6,7

8,0

10,5

12,8

Công nghiệp

28,3

32,7

37,9

44,0

49,7

56,0

62,2

Dịch vụ

20,3

31,1

34,5

38,9

42,0

46,5

51,3

Nguồn: Vụ kinh tế địa phương và vùng lãnh thổ - Bộ kế hoạch đầu tư. Tính riêng cho khu vực công nghiệp trong vùng, năng suất lao động liên tục tăng từ 28,3 triệu đồng năm 2000 tăng lên 37,9 triệu đồng năm 2005, và đạt 62,2 triệu đồng năm 2009.

144.6

129.4

117.8

105.1 103.8

88.2

53.7

49.7

56

62.2

37.9

44

28.3

32.7

30.1

34.8

15

20.3

22.6

24.6

26.1

160


140


120


100


80


60


40


20


0

2000 2004 2005 2006 2007 2008 2009


Vùng KTTĐ BB VKTTĐ PN VKTTĐ MT


Hình 2.7. Năng suất lao động công nghiệp vùng KTTĐ BB và các vùng trọng điểm khác

Nguồn: Vụ kinh tế địa phương và vùng lãnh thổ - Bộ Kế hoạch đầu tư. So với 2 khu vực nông nghiệp và dịch vụ, công nghiệp trong vùng luôn dẫn đầu về năng suất lao động.


2.2.1.2. Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã từng bước đảm bảo được yêu cầu hài hoà với phát triển bền vững về kinh tế, ngày càng khẳng định được vai trò trụ cột trong đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng.

* Đóng góp của phát triển công nghiệp vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong vùng

Trong các năm qua, sự phát triển của ngành công nghiệp đã thực sự

trở thành động lực lớn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng vai trò quyết định tăng trưởng kinh tế trong toàn vùng KTTĐ Bắc Bộ. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP toàn vùng luôn chiếm tỷ trọng cao. Nếu như năm 2000, 2003, tỷ trọng công nghiệp trong GDP của vùng chiếm 36,2 và 41,3% thì đến

năm 2009, 2010 lần lượt chiếm 45,6 và 45,5%. Công nghiệp đã trở thành

ngành có tỷ trọng lớn nhất từ 36,2% năm 2000 lên 45,5% năm 2010, cao hơn mức chung của cả nước. So với vùng Đồng bằng Sông Hồng, công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ chiếm 91,2% về giá trị sản lượng. Năm 2010, trong 7 địa phương của Vùng, Hà Nội là địa phương đứng đầu với giá trị sản xuất công nghiệp 79.585,1 tỷ đồng; Vĩnh Phúc là 24.454,9 tỷ đồng; Hải phòng là

32.423,7 tỷ đồng [ Phụ luc 1].

Sự phát triển

mạnh mẽ của khu vực

công nghiệp đã góp phần quan

trọng trong việc gia tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ và cả nước nói chung. Sự phát triển công nghiệp trong vùng đã kéo theo sự hình thành các dịch vụ mới trên địa bàn phục vụ cho

đời sống sinh hoạt của người lao động cũng như các doanh nghiệp công

nghiệp. Trong đó, lĩnh vực phát triển nhất là dịch vụ cho thuê nhà trọ; tiếp đến là dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí và dịch vụ thương mại... Các ngành mới này không chỉ giúp tạo việc làm cho người lao động của địa phương mà


còn giúp họ có thêm nguồn thu nhập hàng ngày, thúc đẩy quá trình chuyển

dịch cơ

cấu kinh tế

địa phương. Tỷ

trọng ngành dịch vụ

hiện nay chiếm

44,6%. Cùng với quá trình đó, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm mạnh, hiện

nay chỉ

còn chiếm dưới 10% GDP của toàn Vùng. Như vậy, tỷ

trọng các

ngành phi nông nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ đã đạt 90%, có thể được xét vào ngưỡng của các nước phát triển.


45.4

46.2

45.6 45.5

43.6

42.4

41.3

40.9

%

48


46

44


42

40


38

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010


Hình 2.8. Tỷ trọng GO công nghiệp trong GDP vùng KTTĐ Bắc Bộ

Ngun: Niên giám Thống kê các địa phương

Bên cạnh việc góp phần chuyển dịch cơ

cấu kinh tế

theo hướng

công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Phát triển công nghiệp trong vùng làm cho cơ cấu lao động cũng có nhiều thay đổi. Một bộ phận lớn người dân làm nông nghiệp trước đây đã chuyển sang làm công nhân cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. Một bộ phận khác thì chuyển từ hoạt động nông nghiệp

sang cung cấp các dịch vụ

cho lao động của các cơ

sở sản xuất công

nghiệp như cho thuê nhà trọ, mở các cửa hàng dịch vụ như giải khát, cơm bình dân, cắt tóc…Ở Thành phố Hà Nội, những lao động nhập cư chủ yếu là lao động ngoại tỉnh. Trước đây, công việc của họ gắn liền với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, bây giờ chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp, trong đó đông đảo nhất vẫn là các ngành dệt may, sản xuất


hàng gia dụng, bán hàng, thợ cơ khí, thực phẩm chế biến, dịch vụ vận tải. Theo số liệu thống kê, có 24,2% trong số họ hoạt động trong các ngành liên quan tới các nghề thủ công có kỹ thuật, 11% trong nhóm thợ kỹ thuật vận hành, lắp ráp máy móc thiết bị [36]. Tại Bắc Ninh, tính tới cuối năm 2010, lao động ngành điện tử là 4.760 người chiếm 32,3% tổng số lao động; ngành chế biến nông sản thực phẩm, dệt may là 3.859 người chiếm 26,3%; ngành điện,

cơ khí là 1.253 người chiếm 8,6%; ngành vật liệu xây dựng là 645 người

chiếm 4,4%; còn lại là các ngành nghề khác [45]. Theo khảo sát của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, tại tỉnh Vĩnh Phúc, cơ cấu lao động đã có rất nhiều chuyển biến từ khi các khu công nghiệp được hình thành và đi vào hoạt động. Đầu tiên là một bộ phận nông dân đã chuyển sang làm công nhân, đặc biệt là những lao động trẻ. Bên cạnh đó, do nhu cầu thực phẩm nấu ăn cho công nhân khu công nghiệp đã tạo cơ hội cho nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chuyển từ trồng lúa sang trồng rau quả, chăn nuôi. Khu công nghiệp tạo điều kiện cho người dân phát triển các hình thức dịch vụ, việc làm mới như cho thuê nhà, buôn bán tạp hoá, quần áo, thực phẩm, sửa chữa xe máy…

Sự phát triển của công nghiệp trong vùng cũng đã mang lại những

nguồn thu đáng kể

cho ngân sách các địa phương.

Tính đến cuối tháng

6/2011, vùng KTTĐ Bắc Bộ có 54 KCN được thành lập, chiếm 20% KCN trong cả nước với tổng diện tích đất tự nhiên là 13.670 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt trên 8.055 ha, chiếm 60% tổng diện tích đất tự nhiên và đã cho thuê 3.503 ha, tỷ lệ lấp đầy KCN là 44% [19]. Tại các tỉnh tập trung nhiều KCN, nguồn thu ngân sách đều tăng mạnh qua các

năm. Nếu như nộp ngân sách của các doanh nghiệp trong KCN tỉnh Bắc

Ninh năm 2005 chỉ là 51 tỷ đồng, thì đến năm 2009 đã tăng lên đến 800 tỷ

đồng. Nộp ngân sách của các doanh nghiệp trong những KCN ở Hà Nội

cũng đạt 1,2 tỷ đồng/ha năm 2009, tăng 10% so với năm 2008. Thu ngân


sách từ các KCN ở Vĩnh Phúc chiếm đến 80% thu ngân sách của toàn tỉnh. Số liệu ghi nhận được trong 6 tháng đầu năm 2011 cho thấy, doanh thu của các KCN trong vùng KTTĐ Bắc Bộ đạt hơn 7200 triệu USD, chiếm khoảng 35% tổng doanh thu các KCN cả nước [19]. Nguồn thu ngân sách tăng là cơ sở để chính quyền địa phương tăng đầu tư vào hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của cộng đồng dân cư, thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội [36, tr 71-72].

* Đóng góp của phát triển công nghiệp vào phát triển tầng kinh tế - xã hội

kết cấu hạ

Bên cạnh các đóng góp về con số trong GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, sự phát triển công nghiệp ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đã có những tác động rất lớn đến việc phát triển về số lượng và cải thiện về chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của các địa phương. Cùng với các đầu tư về kết cấu hạ tầng để phát triển công nghiệp là sự cam kết đầu tư hạ tầng từ phía nhà nước hoặc các thành phần kinh tế khác như:

đường giao thông, hệ thông...

thống cung cấp điện, nước sạch, Bưu chính viễn

Đặc biệt, sự hiện diện của các KCN kéo theo những dự án đầu tư về kết cấu hạ tầng cả bên trong và bên ngoài hàng rào khu công nghiệp, góp phần tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại và có giá trị lâu dài cho các địa phương vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng như của quốc gia. Tại các địa phương có khu công nghiệp ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, các đường quốc lộ chính đặc biệt đã được chính phủ quan tâm đầu tư nâng cấp và mở rộng nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ tại các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh

Phúc, Hà Nội, nơi hình thành nhiều KCN như KCN Tiên Sơn, KCN Yên

Phong, KCN Quế Võ, KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn, KCN Nam Sách, KCN Đại An, KCN Phúc Điền, KCN Kim Hoa, KCN Khai Quang, KCN Bình Xuyên,


KCN Bá Thiện, KCN Nội Bài, KCN Bắc Thăng Long, KCN Nam Thăng Long

... Chính phủ đã đầu tư vào các con đường huyết mạch như các tuyến đường quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 18, tuyến đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài v.v... Hầu hết các tuyến đường này đã được mở rộng và cải tạo mặt đường tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lưu thông hàng hoá cũng như giúp cho người dân trong các vùng đi lại được thuận tiện và với chi phí thấp hơn. Như vậy, nhờ vào sự phát triển công nghiệp mà hệ thống đường giao thông tại các tỉnh đã được đầu tư mở rộng và nâng cấp, diện mạo hạ tầng nông thôn của nhiều địa phương đã thay đổi một cách nhanh chóng.

Phát triển công nghiệp trong vùng KTTĐ Bắc Bộ đã góp phần hình thành nhiều khu đô thị mới, nâng cấp kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội góp phần mang lại văn minh đô thị, cải thiện đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội cho các khu vực rộng lớn được đô thị hoá. Nhiều khu đô thị mới được hình thành là kết quả của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nhanh. Dọc theo các quốc lộ 1A, 2A, 5, 10, 18A, một dải các KCN đã được hình thành và việc hình thành các KCN này đã mang lại cho các tỉnh có KCN một diện mạo đô thị mới.

Ví dụ, tình trạng đô thị hoá dọc quốc lộ 5 ngay cả ở những nơi không phải là thành phố, thị trấn gắn liền với việc hình thành và phát triển các KCN dọc quốc lộ 5 gồm các KCN Đài Tư, Sài Đồng B, Như Quỳnh A, Như Quỳnh B, Phố Nối A và B, Thăng Long II, Minh Đức, Phúc Điền, Đại An, Phía Tây thành phố Hải Dương, Việt Hoà - Kenmark, Nam Sách, Lai Cách, Nomura Hải Phòng đã làm cho quốc lộ 5 giống như đường đô thị. Tương tự, hàng loạt khu đô thị mới xuất hiện bên cạnh các KCN, cả do nhà đầu tư phát triển hạ tầng KCN, lẫn cả do các nhà phát triển pháp nhân và cá nhân khác, dọc quốc lộ 1A ở Gia Lâm, Từ Sơn, Tiên Du, Quế Võ. Trong và ngoài các khu đô thị

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 03/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí