Thành Lập Các Khu Công Nghiệp Nông Nghiệp Góp Phần Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm


gần 18.000 tỷ đồng chiếm tỷ trọng gần 39%, nợ xấu trên 1,8% (sau khi đã bán nợ khoảng trên 5.000 tỷ đồng cho Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Quản lý Tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam (VAMC - Vietnam Asset Management Company) thuộc NHNN Việt Nam [50,51,52,53]. Để thực hiện giải pháp chọn Agribank làm ngân hàng chủ lực cho vay KTNo cần sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách tập trung nguồn vốn từ các NHTM để tăng nguồn vốn cho Agribank như các nước đã làm. Agribank trở thành ngân hàng chủ lực chuyên cho vay KTNo sẽ góp phần quan trọng tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

3.3.2.7. Thành lập các khu công nghiệp nông nghiệp góp phần tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm

Đến nay chưa có được một khu “công nghiệp Nông nghiệp nông thôn” nào như khu các công nghiệp mà hầu như tỉnh nào cũng có. Để phát triển KTNo trước hết ở Vùng KTTĐ cần thiết thành lập các khu công nghiệp nông nghiệp, trong đó bao gồm những doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp cổ phần nông thôn có tầm vóc trên thị trường trong và ngoài nước. Những doanh nghiệp này là những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong KTNo làm nền tảng cho KTNo hiện đại. Thành lập các doanh nghiệp lớn trong các khu nông nghiệp công nghiệp sẽ góp phần quan trọng giải quyết vấn đề đảm bảo nông dân có việc làm, có thu nhập, có nhà ở, được học hành, đào tạo nghề, được chăm lo y tế, sức khỏe, được hưởng nước sạch, nâng dần giá trị cuộc sống. Cần tăng cường vốn đầu tư xây dựng nông nghiệp nông thôn, nông dân Vùng KTTĐ tương xứng với mục tiêu đề ra. Khu công nghiệp nông nghiệp sẽ tạo cơ hội phát triển mạnh lĩnh vực KTNo theo hướng sản xuất lớn hiện đại. Đây chính là điều kiện, là cơ sở góp phần tăng cường TDNH phát triển KTNo vùng KTTĐ.

3.3.2.8. Thành lập Ban phát triển Đồng bằng sông Cửu Long


Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL cần có một nhạc trưởng chỉ huy thống nhất, đủ sức để có tiếng nói quyết định trong phát triển. Trước đây Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cũng chỉ dừng lại ở việc triển khai, theo dõi thực hiện các chủ trương của Chính Phủ trong phát triển ĐBSCL (Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ hiện đã giải thể). Vùng KTTĐ


vùng ĐBSCL có Hội đồng chung luân phiên từng nhiệm kỳ thường là một năm, do Chủ tịch UBND từng tỉnh trong Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL luân phiên nhau làm Chủ tịch. Với cơ chế như hiện nay vắng bóng cấp có thực quyền chỉ huy chung toàn Vùng KTTĐ trong phát triển, dẫn đến tình trạng mạnh tỉnh nào có kế hoạch phát triển riêng của tỉnh đó theo kiểu cát cứ, làm suy yếu nguồn lực chung của toàn Vùng. Việc triển khai các chiến lược, các kế hoạch chung mỗi tỉnh một kiểu nên chồng lấn lên nhau. Sản xuất bị chia cắt, không ít dự án của tỉnh này lại làm ảnh hưởng, thiệt hại đến các tỉnh khác. Chẳng hạn vùng Tứ giác Long Xuyên, việc ngọt hóa Bán đảo Cà Mau để làm lúa ba vụ đã ảnh hưởng đến nguồn nước, làm cho việc xâm mặn, nổi phèn của các tỉnh ở hạ nguồn sông Tiền, sông Hậu nặng nề hơn. Cần có sự thống nhất lãnh đạo, do vậy nên thành lập Ban phát triển ĐBSCL dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Ban này có đủ quyền lực chỉ đạo, điều hành, phân bổ nguồn lực cho phát triển cả vùng ĐBSCL theo kế hoạch khi đã được Thủ tướng thay mặt Chính phủ quyết định. Ban có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, các kế hoạch của các tỉnh thành kế hoạch thống nhất trên cơ sở phản biện của những nhà khoa học, nhà quản lý, của xã hội để trình Chính phủ phê duyệt. Khi Chính phủ đã phê duyệt thì Ban Phát triển ĐBSCL sẽ là tư lệnh chỉ huy, triển khai, phân bổ nguồn lực để phát huy sức mạnh tổng hợp của Vùng KTTĐ và toàn vùng ĐBSCL phát triển đồng bộ chung. Thành lập Ban phát triển ĐBSCL sẽ tạo cơ sở góp phần tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

3.3.2.9. Chú trọng để chính sách, cơ chế quản lý vĩ mô đối với kinh tế nông nghiệp thật sự đi vào cuộc sống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Các chủ trương chính sách đúng đắn, hợp lòng dân đã có tác động rõ rệt đến phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Vùng KTTĐ. Trên bình diện cả nước cho thấy những thành tựu dưới sự tác động của chính sách quản lý vĩ mô như tăng trưởng kinh tế những năm qua ở mức khá, cụ thể là 6,24% (năm 2011); 5,25% (năm 2012); 5,42% (năm 2013); 5,98% (năm 2014); 6,53% (năm 2015) và 6,7%

(năm 2016). Cũng trong thời gian này việc kiềm chế, kiểm soát loạt phát có những thành công, cụ thể, năm 2011 lạm phát cao ở mức 18,13%, năm 2012 ở mức 6,81%, năm 2013 là 6,04%, năm 2014 là 1,84%, năm 2015 ở mức thấp chỉ 0,63% và năm

Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long - 27


2016 là 1,84% [142]. Tuy nhiên cũng còn tình trạng chính sách chưa đi vào cuộc sống thực tế như, chính sách ruộng đất, mức hạn điền, chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách khoa học công nghệ,… Cho nên có lúc ngân hàng nói thừa vốn nhưng nông dân nói không vay được vốn; vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp rất chậm chạp và thậm chí còn phiến diện. Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ còn hạn chế, biểu hiện chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa chính sách tăng trưởng tín dụng với chính sách tài khóa trong hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu. Hạn chế này làm ảnh hưởng đến hiệu quả của vốn tín dụng và ngược lại. Hạn chế trong cân đối thu, chi ngân sách dẫn đến nợ công tăng cao, tính đến cuối năm 2016 nợ công của Việt Nam là 63,7% GDP, năm 2017 còn có thể tăng cao hơn nữa [142]. Nợ công tăng cao trong khi trong nền kinh tế có hàng chục dự án đầu tư hàng ngàn tỷ đồng kém hiệu quả, chi sai vốn ngân sách hàng ngàn tỷ đồng, tham nhũng đã làm xói mòn nghiêm trọng nguồn vốn đầu tư phát triển KTXH thời gian qua.

Những khuyến nghị mang tính giải pháp khắc phục những nguyên nhân hạn chế trong quản lý vĩ mô sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất KTNo Vùng KTTĐ tương xứng với công sức, tiền bạc, của cải bỏ ra, làm cho KTNo Vùng KTTĐ góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình đưa Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL sớm trở thành động lực thúc đẩy ĐBSCL và nền kinh tế đất nước phát triển. Thực hiện tốt việc nhanh chóng đưa cơ chế, chính sách đối với KTNo thực sự đi vào cuộc sống sẽ góp phần thúc đẩy tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

3.3.3. Một số khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam


3.3.3.1. Chú trọng nâng cao tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng


Thực tế cho thấy việc nhân danh cạnh tranh, nhân danh bí quyết công nghệ đã làm cho không ít tổ chức kinh tế trong đó có ngân hàng có những hoạt động mang lại tổn hại cho những tổ chức KTXH khác. Trong thế giới phẳng dưới sự tác động của công nghiệp 4.0 thì việc ứng dụng công nghệ không còn là bí quyết, cạnh tranh không là đối thủ mà là sự chia sẻ, liên kết, hợp tác để cùng phát triển. Do đó


tính hệ thống, nhất là trong hoạt động ngân hàng càng cần được coi trọng để tránh thiệt hại, rủi ro. Tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam nói chung và các chi nhánh NHTM địa bàn Vùng KTTĐ nói riêng còn khá hạn chế, dẫn đến cạnh tranh thiếu chiều sâu hoặc hiểu sai lệch vấn đề này. Minh chứng thực tế đó là sự khác nhau về hệ thống công nghệ thông tin nên khó kết nối với nhau, bài học về tốn kém để kết nối hệ thống máy rút tiền tự động hay máy giao dịch tự động (ATM), các cuộc chạy đua lãi suất huy động, thiếu liên kết, hợp vốn giữa các ngân hàng, lôi kéo khách hàng của nhau bằng cách lách điều kiện tín dụng, thiếu chia sẻ thông tin về rủi ro tín dụng, về khách hàng dẫn đến cùng một tài sản nhưng khách hàng phù phép vay được ở nhiều ngân hàng khác nhau, chẳng hạn như trường hợp các doanh nghiệp Vihaco, Công ty cổ phần (CTCP) Thực phẩm Đại Dương (Cà Mau), CTCP Tập đoàn Phú Cường (Cà Mau) cùng hệ thống Công ty của tập đoàn Phú Cường (Kiên Giang), Công ty thuỷ sản Thuận An (An Giang), CTCP thủy sản Đông Nam, CTCP Chế biến thực phẩm Sông Hậu, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Thiên Mã (Cần Thơ) đều nợ xấu tại hai, ba ngân hàng, số tiền năm sáu mươi, thậm chí đến hàng trăm tỷ đồng. Do đó cần chú trọng hơn nữa tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng nhằm tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

Như vậy để nâng cao tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn Vùng cần thực hiện liên kết với nhau về thông tin tín dụng, thông tin khách hàng, thông tin rủi ro, liên kết trong đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, liên kết trong huy động và cho vay phù hợp với đặc điểm KTNo đang chuyển bước sang công nghệ cao. Những dẫn dắt trên nhằm đưa ra khuyến nghị NHNN Việt Nam cần có những giải pháp thiết thực nâng cao tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, nhằm tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

3.3.3.2. Chú trọng đồng bộ hóa và nâng cao khả năng khai thác tối ưu hệ thống công nghệ thông tin

Không ai cả, chỉ có NHNN đứng ra chỉ đạo mới có thể đồng bộ hóa được hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng. Mặc dù các NHTM đều đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng và được coi là


ngành có sự phát triển nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động. Tuy nhiên đến nay cũng đã bộc lộ những điểm yếu của nó như tính đồng bộ chưa cao, tính bảo mật và an toàn có vấn đề, để mất tiền trong tài khoản … bên cạnh đó là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cũng như về mặt pháp lý, chính sách quản lý chưa theo kịp sự biến đổi phát triển nhanh của công nghệ thông tin. Chẳng hạn đầu năm 2016 NHNN đã yêu cầu các ngân hàng phát hành thẻ phải chuyển đổi thẻ ATM từ thẻ từ sang thẻ chip (thẻ gắn vi mạch điện tử) có độ bảo mật cao hơn, nghĩa là an toàn hơn, nhưng đến nay sau hơn hai năm hầu như vẫn chưa thấy ngân hàng nào thực hiện được. Lý do chậm trễ có thể là do bộ chuẩn mực chung của thẻ chip nội địa chưa ban hành, bên cạnh đó việc chuyển đổi cần một khoản chi phí không nhỏ, rẻ nhất cũng phải 1 USD/thẻ, hiện Việt Nam có trên 77.000 thẻ ATM. Kèm theo đó là chi phí các ngân hàng phải bỏ ra để thay thế hoặc nâng cấp hệ thống chấp nhận thẻ là máy ATM và máy POS để tương thích với thẻ chip. Lưu ý các ngân hàng cần liên kết với nhau trong chuyển đổi để tránh tình trạng mỗi ngân hàng một kiểu dẫn đến lại mất rất nhiều tiền để thống nhất chung.

Thực hiện giải pháp này các ngân hàng cần chú trọng liên kết để đồng bộ hóa công nghệ (cả phần cứng và phần mềm) thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng. Lựa chọn công nghệ nền tảng hiện đại dạng mở để có thể thay thế, bổ sung, kết nối mà vẫn liên lạc không bị chắp vá. Có thể các ngân hàng thông qua hình thức thuê tài chính (finance leasing) để đầu tư ngay và thường xuyên tiếp cận công nghệ hiện đại và để tăng cường tính đồng bộ cao mà không phải cấp bách bỏ ra một khối lượng vốn lớn lập tức để đầu tư. Gắn liền với mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động ngân hàng là tăng cường cơ sở dự phòng và quản trị rủi ro công nghệ thông tin, cần coi trọng đặc biệt cơ sở dự phòng và quản trị rủi ro công nghệ thông tin, coi đó là sự sống còn của từng ngân hàng và hệ thống ngân hàng. Chỉ phê duyệt sản phẩm dịch vụ ngân hàng công nghệ mới khi đi kèm với nó là phương án cơ sở dự phòng và phương án quản trị rủi ro có hiệu quả. Nếu đủ trình độ kiểm soát và độ tin cậy cao có thể thuê chuyên gia trình độ cao về công nghệ thông tin tư vấn chọn lựa, điều chỉnh công nghệ phù hợp với bản chất hoạt động của ngân hàng, cài đặt, hướng dẫn sử dụng và bảo trì trong suốt thời gian sử dụng.


Không ai khác con người là đối tượng tương tác trực tiếp với công nghệ, kể cả công nghệ 4.0, ngân hàng “không nhân viên” nhưng không thể thiếu các chuyên viên kỹ thuật cao. Tuy nhiên để đạt đến trình độ đó Việt Nam có lẽ là tầm nhìn hướng đến những năm 2040 hoặc 2050. Bước đầu có lẽ cẩm nang hướng dẫn chi tiết để nhân viên ngân hàng có thể vận hành dễ dàng, thành thạo, và nhanh chóng công nghệ mới phục vụ cho công việc là cần thiết. Ngân hàng công nghệ cao sẽ là cơ sở đáp ứng tăng cường TDNH phát triển KTNo (công nghệ cao) Vùng KTTĐ.

3.3.4. Những khuyến nghị khác


3.3.4.1. Tích cực chủ động sống chung với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao khả năng gia tăng lợi ích kinh tế xã hội

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khó lường với không ít những hệ lụy nghiêm trọng đối với KTNo nhất là sản xuất nông nghiệp và người dân Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Do đó, cần phải có giải pháp nhanh chóng thích nghi với tư tưởng, quan điểm “thuận thiên” chủ động chung sống “hòa bình” với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao khả năng gia tăng lợi ích KTXH.

Trước hết, cần có nhận thức biện chứng khoa học không còn là chống lũ, hạn, mặn, chống biến đổi khí hậu mà là sống chung với lũ, hạn, mặn, với biến đổi khí hậu. Khoa học cần nghiên cứu để đưa ra phương thức chung sống và thích ứng với quy luật giữa bảo tồn với phát triển. Trong phát triển tất yếu sẽ có những can thiệp không mong muốn vào tự nhiên, do vậy cần có giải pháp sao cho hài hòa giữa phát triển với bảo vệ môi trường. Thứ hai là cần tăng cường chất lượng công tác dự báo khí tượng thủy văn, nguồn nước… để có được những thông tin có độ chính xác cần thiết phục vụ chỉ đạo, điều hành chung. Thứ ba là cần chủ động tiến hành cụ thể xây dựng đầm, hồ trữ nước mưa theo quy hoạch ở những vùng cần thiết bằng phương pháp truyền thống (tự nhiên) kết hợp với công nghệ mới. Cần nghiên cứu quy hoạch sửa đổi bờ bao theo dạng mở để lũ lụt tự nhiên vô ra, chỉ đóng bờ bao ngăn lũ khi chưa thu hoạch mùa màng, những bờ bao không còn cần thiết có thể kiên quyết bỏ. Các đập, cống ngăn mặn mở để lấy nước mặn, nước lợ ở nồng độ thích hợp cho nuôi trồng thủy sản, chỉ đóng kín ngăn chặn khi mặn tiêu cực. Thứ tư


là chuyển đổi cơ cấu và bố trí cây trồng vật nuôi thích nghi với biến đổi khí hậu ở Vùng KTTĐ và ĐBSCL là những vấn đề mang tính quốc gia, quốc tế mà các nhà khoa học cần tích cực tham gia thực hiện. Chuyển đổi những diện tích lúa ven biển không hiệu quả, thường xuyên bị mặn uy hiếp sang nuôi trồng thủy sản. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bố trí thời vụ hợp lý để giảm lượng nước tưới. Trồng rừng và bảo vệ rừng để hạn chế độ bốc hơi, chống xói mòn và giữ nước mặt … là những giải pháp cần nhanh chóng thực hiện. Thứ năm là tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin liên quan để các cơ quan và nhân dân cho dù thế nào cũng tích cực, chủ động thực hiện nội dung chung sống với tự nhiên một cách tối ưu. Cuối cùng cần thống nhất cao với quan điểm không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế của Chính phủ Việt Nam đã được khẳng định. Tuy nhiên những tác động bị động khó tránh khỏi như thủy điện của các quốc gia khác trên dòng Mê Kông, xâm lấn dòng chảy… là những chuyện phải đương đầu, vì vậy cần tìm cách thích nghi hạn chế tác động xấu giúp cho tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.

3.3.4.2. Tăng cường ứng dụng các biện pháp đảm bảo môi trường sinh thái


Để giải quyết những thách thức về môi trường trong phát triển KTNo nhất là sản xuất nông nghiệp, các giải pháp sản xuất thân thiện với môi trường ở các tỉnh Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL đang là đòi hỏi cấp bách. Ngành KTNo cần ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả với sử dụng ít hơn các tài nguyên đang trở nên khan hiếm, đồng thời góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Bên cạnh nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp đảm bảo môi trường sinh thái cần tăng cường công tác giám sát, tuân thủ và thực thi Luật Bảo vệ môi trường. Chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người tiêu dùng, hướng họ đến thói quen sử dụng “nông sản sạch” cũng là yếu tố quan trọng để hỗ trợ, thúc đẩy người nông dân phát triển một nền KTNo bền vững gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Đây chính là giải pháp cần thiết để đảm bảo cho tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.


3.3.4.3. Tăng cường tính chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp

Tăng cường tính chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực KTNo là đòi hỏi cấp thiết trong môi trường kinh tế mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng trên quy mô toàn cầu và khu vực. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa nông sản để tự tin vươn lên trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Trong đó chú trọng các vấn đề về xuất xứ và chất lượng của sản phẩm, sự thân thiện môi trường của sản phẩm. Đồng thời, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu KTNo nhất là phân ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp tự nhiên, nông nghiêp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao có giá trị thị trường cao, đó chính là sức sống cho hàng hóa nông sản và tăng thu nhập cho người nông dân, những người sản xuất trong lĩnh vực KTNo. Hơn nữa, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi thu hút các nguồn vốn vay ưu đãi từ các chương trình tín dụng chính sách nhằm giúp KTNo tiếp cận được vốn, có đủ chi phí đầu tư mua sắm trang thiết bị, ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao vào sản xuất hiệu quả để tăng sức cạnh tranh cho nông sản hàng hóa. Thực hiện tốt việc tang cường tính chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực KTNo sẽ góp phần góp phần tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí