Công Nghiệp Hỗ Trợ Trong Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Bắc Bộ Còn Kém Phát Triển.


từ những năm 1955-1973 đã bắt đầu đi vào chiều sâu, mức đầu tư vào vốn và lao động tăng chậm, TFP tuy còn thấp song cũng đã chiếm cơ cấu khá trong toàn bộ tăng trưởng GDP. Nếu so sánh với các nước đang phát triển và các vùng lãnh thổ mà sau này trở thành các nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs), thì vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung còn thua rất xa xét về cơ cấu đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP. Chẳng hạn

như Hàn Quốc, đóng góp TFP vào tăng trưởng GDP từ những năm 1960-

1973 đạt tới 42,3%; Hông Kông (1960-1970) đạt 47%; Đài Loan (1955-

1960) đạt 59,5%. Như vậy, trong giai đoạn 10 năm (2001-2010), vùng

KTTĐ Bắc Bộ có cơ cấu đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng GDP còn thấp hơn mức trung bình của các nước đang phát triển từ những năm 1955-1973 (trung bình các nước đang phát triển đạt mức đóng góp TFP là 31,7% so với cả nước Việt Nam là 12,5%, vùng KTTĐ Bắc Bộ là 26,3%) [19].


100%

80%

60%

40%

20%

0%


26.3

47

42.3

42.6

23.2

59.5

19.6

32.7

21.7

51.2

20

33.4

24.9

24.4

35.7

TFP

Lao động Vốn

Vùng


Honkong


Hàn


Đài Loan


Ireland

KTTĐ BB 2001-2010

1960-1970 quốc1960- 1955-1960 1953-1965

1973


Hình 2.10. So sánh đóng góp của các yếu tố đầu vào cho tăng trưởng của vùng KTTĐ Bắc Bộ với một số nước.

Ngun: Các quốc gia nghèo khó trong một thế giới thịnh vượng - Chenary và Cohen (2000) - NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2003 và [19].


Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng, sự tăng trưởng công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ đạt được trong thời gian qua chủ yếu do tăng vốn đầu tư và số lượng lao động chứ không phải là do nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư, trình độ công nghệ và chất lượng lao động. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững trong hiện tại và tương lai của

công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ. Tăng trưởng công nghiệp rất khó có thể

duy trì ở mức cao nếu không có sự chuyển dịch sang các nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến dựa vào hiệu quả sử dụng vốn, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.

2.2.2.3. Công nghiệp hỗ trợ trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ còn kém phát triển.

Theo đánh giá của JETRO, tỉ lệ nội địa hoá của các nhà sản xuất

Nhật Bản tại Việt Nam chỉ là 22,6%, trong khi tỷ lệ này ở Malaysia và Thái Lan là 45%. Điều này cho thấy ngành CNHT của Việt Nam nói chung, vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng vẫn kém phát triển. Theo giáo sư Trần Văn Thọ, CNHT của Việt Nam quá yếu, các sản phẩm CNHT của doanh nghiệp nhà nước sản xuất phần lớn là sản phẩm có chất lượng thấp và giá thành cao (do công nghệ lạc hậu và quản lý kém,..) trong khi khu vực tư nhân và hộ gia đình cá thể lại hạn chế về vốn và công nghệ. Các doanh nghiệp FDI muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá để giảm giá thành sản xuất nhưng không tìm được nguồn cung cấp CNHT đáng tin cậy nên họ vẫn chủ yếu vẫn phải

nhập khẩu linh phụ

kiện từ

nước ngoài hoặc tự

sản xuất. Hầu hết các

công ty điện tử có tầm cỡ quốc tế đang đầu tư sản xuất kinh doanh tại

vùng KTTĐ Bắc Bộ đều cho rằng rất khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà

liên kết và mặt hàng hỗ

trợ

trong nước. Công ty Fujitsu Việt phải nhập

khẩu 100% linh kiện phụ tùng và nguyên vật liệu từ nước ngoài; Công ty

Panasonic Việt Nam, Công ty Sanyo Việt Nam chỉ mua được thùng các


tông, xốp chèn từ các doanh nghiệp Việt Nam. Công ty Canon, mặc dù đã đầu tư hàng trăm triệu USD xây dựng các nhà máy sản xuất linh kiện ở Hà Nội, Bắc Ninh cũng không tìm được nhà cung cấp linh kiện Việt Nam. Hơn 30 nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng khác cho Canon là các doanh nghiệp FDI. Công ty Canon đã khảo sát hơn 20 doanh nghiệp sản xuất ốc vít trong nước, nhưng không thể tìm được loại ốc vít đạt yêu cầu. Công ty xe máy Honda Vĩnh Phúc mặc dù có tỷ lệ nội địa hoá cao nhất (khoảng 66% năm 2002) song vai trò của doanh nghiệp nội địa của Việt Nam vẫn rất nhỏ và hầu như linh kiện do tự họ sản xuất hoặc mua từ các doanh nghiệp FDI khác.

2.2.2.4. Tác động làm giảm thâm hụt thương mại trong vùng của kim ngạch xuất khẩu công nghiệp còn yếu; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nghèo nàn, chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển.

Nghiên cứu tình hình xuất nhập khẩu của vùng KTTĐ Bắc Bộ những

năm qua cho thấy công nghiệp có đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu,

nhưng vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn có mức thâm hụt thương mại lớn, chiếm tới 75% tổng thâm hụt thương mại của cả nước năm 2008 và có xu hướng tăng lên.[42, tr.203].

Bng 2.6: Thâm hụt thương mại của vùng KTTĐ Bắc Bộ và cả nước 2000-2008



2000

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Vùng

KTTĐ BB

-2.322,9

-4.047,9

-6.272,8

-8.176,6

-8.882,7

-10.914,9

-13.940,7

Cả nước

-1.153,8

-5.106,5

-5.483,8

-4.314,0

-5.064,9

-14.120,8

-17.510,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững - 15

Nguồn: [42]

Điều này cho thấy rằng các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của vùng vẫn chủ yếu là các sản phẩm gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.


Nhìn chung, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trong vùng còn

nghèo nàn. Nhiều tuyến giao thông quan trọng chưa được nâng cấp; hệ thống cảng biển, cảng hàng không trong vùng đang bị quá tải. Là vùng KTTĐ, song tỷ lệ đường cao tốc quá thấp chưa tương xứng với yêu cầu. Tỷ lệ đường được trải mặt nhựa đối với quốc lộ là 90%, đường tỉnh là 73,3%, đường giao thông nông thôn là 33%, tuy cao hơn so với cả nước, song tỷ lệ đường đất còn cao. Hệ thống cầu qua các sông lớn, đặc biệt

là hệ thống cầu qua sông Hồng và sông Đuống, còn yếu và thiếu. Các

tuyến đường vành đai chậm được hoàn thiện nên một lượng lớn hàng hoá, hành khách trung chuyển qua đầu mối Hà Nội phải đi vào nội thành, gây ách tắc giao thông. Hiện tượng vi phạm hành lang đường bộ rất phổ biến.

Bên cạnh đó, hệ thống công viên vui chơi giải trí của vùng đang bị thu

hẹp dần trong các thành phố

lớn khi hệ thống nhà

ở, khu công nghiệp và

đường giao thông được xây dựng nhiều hơn. Số lượng trường học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, đặc biệt còn thiếu hụt các cơ sở giáo dục cho độ tuổi nhỏ (tiểu học) trong các khu đô thị và khu công nghiệp. Mặc dù số lượng bệnh viện được tăng lên trong 5 năm (2005 - 2010) và sự xuất hiện của các phòng khám tư nhân nhưng không đáp ứng nổi nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, tình trạng quá tải vẫn tiếp tục diễn ra, đặc biệt là ở các khu vực thành thị.

2.2.2.5. Phát triển công nghiệp đang tiếp tục làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường, công tác bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

* Về thất thoát trong khai thác tài nguyên khoáng sản

Vùng KTTĐ Bắc Bộ có một số loại khoáng sản: than đá, vật liệu

xây dựng, khoáng chất công nghiệp và kim loại. Trong vùng đã phát hiện và


tính trữ lượng được 307 mỏ và điểm khoáng sản. Nổi bật nhất trong nguồn

tài nguyên khoáng sản đang khai thác của vùng là than đá ở Quảng Ninh.

Tuyến mỏ than Quảng Ninh dài 150 km, từ đảo Kế Bào (Vân Đồn) đến Mạo Khê (Đông Triều). Tổng trữ lượng địa chất đã tìm kiếm, thăm dò có thể khai thác là 3,8 tỷ tấn đã được khai thác từ hơn 100 năm nay và cho phép khai thác 30-40 triệu tấn/năm. Theo Vin Tư vn phát trin, tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác khoáng sản của vùng KTTĐ Bắc Bộ còn rất lớn, nhất là ở các mỏ hầm lò, các mỏ do địa phương quản lý. Một điều tra nghiên cứu của Vin Tư vn phát trin cho biết, tổn thất tài nguyên khi khai thác than hầm lò từ 40-60%; khai thác quặng kim loại 15-30%; vật liệu xây dựng 15-20% [90]. Đối với loại mỏ vừa và nhỏ (chiếm đa số), sự thất thoát không dừng lại ở một vài chục phần trăm mà nguy cơ mất mỏ rất nghiêm trọng.

Tổn thất trong ngành mỏ chủ yếu phản ánh trình độ công nghệ khai thác và chế biến. Các mỏ khai thác khoáng sản trong nước hiện được thiết kế dựa trên công nghệ khai thác chế biến lạc hậu trong nước nên mất mát tài nguyên là không tránh khỏi.

Ngoài những vấn đề thất thoát khai thác khoáng sản còn đang gây

những tác động tiêu cực không nhỏ tới môi trường sinh thái, ước tính diện tích bị ảnh hưởng bởi các chất thải đất đá trong hoạt động khoáng sản có thể lên tới hàng trăm hecta vào năm 2020. Đó là chưa kể đến diện tích sau khai thác chưa được phục hồi. Ảnh hưởng đầu tiên rõ rệt nhất là làm biến đổi dòng chảy (lấp sông, suối) và thay đổi địa hình địa mạo, gây xói lở đất nghiêm trọng. Các chất rò rỉ từ các bãi thải, khu khai thác còn làm ô nhiễm nguồn nước. Những mất mát này là vô giá không dễ gì lấy lại được.

* Về xử lý nước thải

Ô nhiễm về nước thải công nghiệp ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đang là

vấn đề

nan giải và ngày càng trở

nên nghiêm trọng hơn. Hiện tại, vùng

KTTĐ Bắc Bộ có 24 KCN đã vận hành đầy đủ với quy mô bình quân mỗi


KCN là 230 ha, lượng nước thải công nghiệp thải ra từ 3 nghìn đến 10

nghìn m3/ngày đêm, ước tính tổng lượng nước thải của các KCN vùng

KTTĐ Bắc Bộ bình quân khoảng 150- 200 nghìn m3/ngày đêm.

Ô nhiễm các dòng sông do tác động của phát triển công nghiệp ở

vùng KTTĐ Bắc Bộ hiện cũng đã ở mức báo động. Môi trường lưu vực

sông Cầu, sông Nhuệ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mặc dù đã có những nỗ lực phân công xử lý ô nhiễm ba hệ thống sông này, nhưng đến nay vẫn chưa có một mô hình nào có tính khả thi cao.

Sông Nhuệ nhận nguồn thải và nước mưa trong tổng diện tích lưu

vực là 107.503 ha. Trên diện tích đó, khu vực ảnh hưởng của Hà Nội là

20.093 ha, bao gồm một phần diện tích của huyện Thanh Trì và Từ Liêm. Tại Hoàng Liệt, nước bị ô nhiễm rất nặng, hàm lượng COD (nhu cầu oxy

hoá) trung bình đạt từ 180 - 200 mg/l; BOD (nhu cầu oxy sinh hoá) trung

bình đạt 100-150 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn A từ 10 - 20 lần, vượt quá tiêu chuẩn B từ 8 - 15 lần. Hàm lượng oxy hoà tan thấp dưới 4,0 mg/l, nước có màu đen đặc, có váng và có mùi hôi, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.

Mật độ tập trung cao của các KCN thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng khiến cho ô nhiễm trở nên nặng nề hơn. Tại các điểm có nhiều KCN, cụm

công nghiệp như Đông Anh, Sóc Sơn (Hà Nội); Nam cầu Kiều, An Hồng

(Hải Phòng), Đông Mai, Cái Lân (Quảng Ninh); Nam Sơn - Hạp Lĩnh, Quế Võ II, Thuận Thành (Bắc Ninh); Việt Hoà, Cộng Hoà, Lai Vu (Hải Dương); Thị xã Hưng Yên, Vĩnh Khúc (Hưng Yên), Khai Quang, Chấn Hưng (Vĩnh Phúc) đều đang nằm trong tình trạng quá tải về khả năng chịu đựng của môi trường. Với lượng nước thải công nghiệp khá lớn như vậy nhưng hiện nay,

toàn vùng mới có 8/24 KCN nói trên đã xây dựng xong trạm xử lý nước thải tập trung trong KCN; trong đó có 6 trạm xử lý đã đi vào vận hành tại các KCN là: Nội Bài, Thăng Long, Nomura, Đình Vũ, Quế Võ; Nam Sách. Mặc


dù vậy, tỷ lệ này vẫn cao hơn so với tỷ lệ của cả nước, với 40/200 KCN đã xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tổng công suất các trạm xử lý nước thải đã được xây dựng ở vùng KTTĐ Bắc Bộ hiện vào khoảng 45.000 m3/ngày đêm, công suất trung bình mỗi trạm đạt 5.400 m3/ngày đêm. Trong đó, trạm xử lý có công suất lớn nhất là tại KCN Nomura - Hải Phòng (10.800 m3/ngày đêm). Như vậy năng lực xử lý nước thải công nghiệp của cả vùng hiện mới đáp ứng được khoảng 30% yêu cầu. Mặc dù vậy, chất lượng nước thải sau xử lý nói chung chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là nước thải nguy hại sau xử lý nhiều nơi còn chưa đạt tiêu chuẩn qui định. Các chỉ số về: BOD, COD, Coliform, Penol, phốt pho,

các chỉ số về kim loại nặng... đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, gây ô

nhiễm môi trường, đặc biệt là nước thải từ các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, thuộc da, ngành hoá chất có độ độc hại cao.

* Về xử lý chất thải rắn công nghiệp

Trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ, lượng rác thải công nghiệp chiếm khoảng 20% tổng lượng rác thải, phần lớn tập trung ở các KCN. Khu vực Đồng bằng sông Hồng mà hạt nhân là các tỉnh vùng KTTĐ Bắc Bộ hiện chiếm đến 30% lượng rác thải công nghiệp của cả nước. Tỷ lệ gia tăng khối lượng chất thải công nghiệp khoảng trên 10%/năm. Trong đó đáng chú ý là khối lượng chất thải nguy hại trong chất thải công nghiệp chiếm khoảng 25%.

Hiện nay, chưa có địa phương nào trong vùng KTTĐ Bắc Bộ xây dựng được khu xử lý tập trung rác thải công nghiệp. Mới chỉ có Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng được khu xử lý rác thải tập trung cho sản xuất công nghiệp vào năm 2015. Việc thu gom và vận chuyển rác thải chỉ thực hiện trong phạm vi từng nhà máy; số lượng doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng với đơn vị xử lý chất thải theo đúng Quy chế quản lý chất thải nguy hại còn rất hạn chế, chỉ


chiếm 15 - 20%. Việc xử lý rác thải công nghiệp chủ yếu thực hiện bằng những lò đốt tương đối đơn giản với vốn đầu tư khá khiêm tốn; rác thải ra khỏi nhà máy gần như chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu.

Bên cạnh đó, nhiều cơ sở công nghiệp chưa phân loại rác thải và có thiết bị xử lý phù hợp mức độ nguy hại; rác thải công nghiệp thông thường được thu gom chung với chất thải rắn nguy hại còn khá phổ biến, do đó chỉ có những loại rác thải ít gây ô nhiễm mới xử lý được, còn lại các rác thải công nghiệp nguy hại thì việc xử lý bằng hệ thống xử lý rác thải thông thường đều không có tác dụng. Do đó, khi vận chuyển ra ngoài cơ sở sản xuất, các loại rác thải, nhất là rác thải công nghiệp nguy hại vẫn còn nguyên tính nguy hại của nó. Trong các địa phương vùng KTTĐ Bắc Bộ, Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc là các địa phương có số lượng rác thải công nghiệp nhiều nhất, đây là nơi tập trung các nhà máy sản xuất bao bì, hoá chất, nhựa... lượng chất thải rắn chủ yếu là nhựa, hoá chất, chất dẻo, cao su... là những chất khó phân huỷ, gây độc hại cho môi trường nước mặt, nước ngầm và đất.

* Về ô nhiễm không khí

Mức độ ô nhiễm không khí do phát triển công nghiệp trong vùng, cụ thể là tại một số KCN đã vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Hệ thống lọc khí, bụi và hạn chế tiếng ồn từ các doanh nghiệp công nghiệp trong vùng còn khá hạn chế, nhiều nơi chỉ trang bị hình thức và mang tính đối phó. Các cơ sở

sản xuất công nghiệp sử dụng nhiên liệu dầu FO (dầu ma zút), DO (dầu

Diesel) cho các nồi hơi, lò sấy, lò nung đều không đạt tiêu chuẩn về các chỉ số ô nhiễm không khí. Do đó, khí thải do các cơ sở sản xuất thải trực tiếp vào môi trường đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh và sức khoẻ của người dân.

* Môi trường làng nghề

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/10/2022