mới được chỉnh trang quy hoạch đầy đủ với các trung tâm thương mại, các công trình thấp tầng như biệt thự, trường học, nhà trẻ, nhà chung cư …được xây dựng với kiến trúc đa dạng và phong phú. Ngoài ra các khu đô thị này còn đảm bảo hệ thống cây xanh và hồ nước. Sự phát triển của các KCN đã khiến cho nhiều địa phương cải thiện được một loạt các tiêu chí về đô thị như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, mật độ dân số, hệ thống công trình hạ tầng đô thị, kiến trúc và cảnh quan đô thị, v.v… Kết quả là xã trở thành thị trấn, phường,
thị trấn thành thị xã, hoặc cấp đô thị được nâng lên. Điều này thấy rất rõ ở
Vĩnh Phúc. Năm 2004 xã Khai Quang đã trở thành phường Khai Quang của thị xã Vĩnh Yên và thị trấn Phúc Yên (huyện Bình Xuyên) thành thị xã Phúc Yên; năm 2006, thị xã Vĩnh Yên trở thành thành phố Vĩnh Yên, v.v… Đây là nhờ sự đóng góp tích cực của sự phát triển công nghiệp, mà trực tiếp là các KCN như: Kim Hoa, Khai Quang, Bình Xuyên, Bá Thiện và các KCN khác của tỉnh Vĩnh Phúc.[36, tr.73-75].
Cũng trong xu hướng phát triển mạnh mẽ về kinh tế nói chung,
công nghiệp nói riêng mà từ năm 2006 cho đến năm 2010, đã có 93
trường phổ thông các cấp với 1959 phòng học trong vùng KTTĐ Bắc
Bộ được xây dựng; hệ thống giáo dục mầm non cũng được quan tâm
với đầu tư
mở rộng thêm 59 trường, 2688 lớp học. Số
giường bệnh
được tăng lên gần như
gấp đôi, từ
25.068 giường bệnh năm 2002 lên
đến 48.441 giường bệnh năm 2010. Đến cuối năm 2009, toàn vùng có 381 bưu cục và hơn 1.000 điểm Bưu điện văn hoá xã, bán kính phục vụ bình quân 1,1 km/điểm phục vụ. Mỗi tỉnh trong vùng đều có 1 bưu cục trung tâm và hệ thống các bưu cục cấp khu vực được phân bố đều khắp các quận huyện. Toàn vùng đã có 100% số xã có điểm Bưu điện văn hoá xã và có báo đến trong ngày [19].
* Đóng góp của công nghiệp vào kim ngạch xuất khẩu
Phát triển công nghiệp trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ đã đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu cho vùng và cả nước. Các số liệu được ghi nhận tại các KCN trong vùng vào năm 2008 cho thấy, các KCN của một số địa phương vùng KTTĐ Bắc Bộ có đóng góp nhiều nhất vào kim ngạch xuất khẩu là Hà Nội với giá trị 1.624 triệu USD và ít nhất cũng là Quảng Ninh với 136 triệu USD. Con số xuất khẩu sản phẩm công nghiệp trên chiếm 26,5% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội và 9,2% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh.
Bảng 2.5: Đóng góp của các KCN vào kim ngạch xuất khẩu một số địa phương vùng KTTĐ Bắc Bộ năm 2008
Kim ngạch Xuất khẩu (Tr.USD) | Kim ngạch xuất khẩu/ha (1000 USD/ha) | |
Hà Nội | 1.624 | 1.883,4 |
Quảng Ninh | 136 | 536,5 |
Vĩnh Phúc | 164 | 298,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Kiện Phát Triển Nổi Bật Của Vùng Kttđ Bắc Bộ Cho Phát Triển Công Nghiệp Theo Hướng Bền Vững
- Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Công Nghiệp Vùng Kinh Tế
- Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững - 13
- Công Nghiệp Hỗ Trợ Trong Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Bắc Bộ Còn Kém Phát Triển.
- Nguyên Nhân Của Các Hạn Chế Và Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Phát Triển Công Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Bắc Bộ Theo Hướng Bền Vững
- Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Phát Triển Công Nghiệp Vùng
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Nguồn: [41]
Qua bảng 2.5 ta thấy, mỗi ha đất KCN đóng góp gần 1,9 triệu USD
xuất
khẩu
cho Hà Nội,
298,2 nghìn USD cho Vĩnh Phúc và 536,5 nghìn
USD cho Quảng Ninh.
Trong 6 tháng đầu năm 2011,
giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp
KCN trong Vùng đạt 4,3 tỷ USD, chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu của các KCN cả nước. Riêng Hà Nội, các KCN đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD năm 2010, năm 2011 tăng 12,5%, đóng góp 45% vào kim ngạch xuất khẩu của thành phố.
2.2.1.3. Các doanh nghiệp công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã nhận thức được tầm quan trọng, mạnh dạn áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn và bước đầu mang lại những hiệu quả tích cực
trong việc sử
dụng hiệu quả
tài nguyên và tiết kiệm nguyên nhiên liệu
trong sản xuất.
Năm 2009 - 2010, Bộ Công
thương đã đề ra nhiệm vụ bảo vệ môi
trường 2010 đó là "Triển khai chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công
nghiệp". Theo khảo sát của Trung tâm Sản xuất sạch hơn Bộ Công
thương, năm 2010, số lượng các doanh nghiệp công nghiệp trong vùng
KTTĐ Bắc Bộ đi đầu trong nhận thức cũng như thực hiện các hoạt động sản xuất sạch hơn trong đơn vị mình. Toàn vùng có 305 doanh nghiệp công nghiệp trong số 1671 doanh nghiệp được khảo sát nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn, 216 cơ sở sản xuất công nghiệp đã áp dụng sản xuất sạch hơn. Đặc biệt, qua áp dụng các biện pháp sản xuất
sạch hơn, doanh nghiệp công nghiệp ở các địa phương như Hà Nội, Hải
Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh đã bước đầu mang lại hiệu quả đáng ghi nhận khi đã giảm được lượng tiêu thụ nguyên nhiên liệu trong sản xuất các sản phẩm công nghiệp. Tại Hà Nội, có 16 doanh nghiệp được khảo sát giảm được trên 5% tiêu thụ năng lượng, nguyên nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm; Con số này tại Hải Phòng là 11, Hải Dương 5 và Quảng Ninh 9 [89].
2.2.1.4. Phát triển công nghiệp đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy quá trình dịch chuyển lao động, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cho người lao động và xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn trong các địa phương vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
* Về giải quyết việc làm trong lĩnh vực công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động
Dân số vùng KTTĐ Bắc Bộ năm 2010 là 14,5 triệu người, đứng thứ hai về quy mô trong số bốn vùng KTTĐ của cả nước. Vùng KTTĐ Bắc Bộ có mật độ dân số rất cao, lên tới 933 người/km2. Đây là một trong những
thách thức của vùng trong việc giải quyết việc làm, đặc biệt ở khu vực
nông thôn khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm xuống và tỷ lệ lao động trong khu vực này vẫn còn rất cao và trong độ tuổi trẻ.
Thông qua phát triển công nghiệp, những năm qua vùng KTTĐ Bắc
Bộ đã giải quyết được một khối lượng lớn việc làm, giảm tỷ lệ thất
nghiệp, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động cũng như thu hút lao động từ nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá. Năm 2004, lao động trong công nghiệp là 1632,5 nghìn người, đến năm 2009, con số này đã tăng đến 2.539,1 nghìn người. Tốc độ tăng lao động trong công nghiệp của vùng đạt 20,2% năm giai đoạn 2004 - 2009 [Phụ lục 2].
Tốc độ tăng trưởng lao động công nghiệp cao đã kéo theo sự chuyển
dịch cơ cấu lao động toàn vùng theo hướng giảm tương đối tỷ trọng lao
động trong các lĩnh vực nông nghiệp; tăng tỷ trọng lao động trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp của vùng từ chỗ chiếm 50,8% năm 2004 đã giảm xuống 32,8% năm 2009. Cùng với
nó, tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ cũng tăng lên tương 29,9% và 37,3% [Phụ lục 2].
ứng là
Như vậy, có thể thấy quy mô tạo việc làm ở vùng KTTĐ Bắc Bộ rất
lớn. Sự
gia tăng nhanh các doanh nghiệp công nghiệp cũng như
sự phát
triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp mũi nhọn đã thu hút một lực
lượng lớn lao động, trong đó có nhiều lao động nông thôn, đồng thời nhu cầu về lao động ở nhiều lĩnh vực nhất là lao động kỹ thuật có xu hướng ngày một tăng. Tỷ lệ tạo công ăn việc làm/1 ha đất công nghiệp đã cho thuê trong các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ là 83 lao động/ha, cao hơn mức trung
bình của cả nước là 77 lao động/ha gần bằng vùng KTTĐ Phía Nam. Tính
đến tháng 6/2011, riêng các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ đã giải quyết việc làm cho khoảng 380.000 lao động trực tiếp và 500.000 lao động thời vụ [19].
* Thu nhập của người lao động ở các cơ sở sản xuất công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ
Từ khi thực hiện Đề án cải cách chính sách tiền lương giai đoạn
2008 - 2012, Chính phủ đã 5 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và lương tối thiểu theo vùng đối với người lao động trong các doanh nghiệp. Tốc độ tăng lương bình quân toàn giai đoạn 2003 - 2012 đạt 15,37%/năm.
Theo kết quả khảo sát “Tiền lương, thu nhập và mức sống tối thiểu của
người lao động trong các doanh nghiệp” được Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) tiến hành cuối tháng 6/2012, cho thấy, tiền lương cơ bản của người lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ trung bình là 2,43 triệu đồng/tháng. Tiền lương thực nhận của công nhân là 2,86 triệu đồng/tháng, cao hơn mức lương cơ bản từ 10 - 20%. Xét về tổng thu nhập của công nhân (gồm các khoản làm thêm
giờ, phụ cấp, trợ cấp, thưởng, hỗ trợ đi lại, hỗ trợ nhà ở…) và chưa bao
gồm tiền ăn giữa ca, mức trung bình là 3,62 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập trên của công nhân là một bước tiến bộ không nhỏ trong lộ trình cải cách tiền lương của đất nước, góp phần từng bước nâng cao đời sống của công nhân công nghiệp cả nước nói chung và của vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng.
2.2.2. Những hạn chế trong phát triển công nghiệp theo hướng
bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
2.2.2.1. Tăng trưởng công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ
chưa tương
xứng với vai trò là vùng động lực phát triển của cả thương trước những biến động bên ngoài.
nước và dễ bị
tổn
Tốc độ tăng GO công nghiệp của vùng còn thấp hơn so với tốc độ
tăng GO bình quân của toàn vùng
Đồng bằng sông Hồng
trong giai đoạn
2001-2010 (17,6%). Tỷ trọng GO công nghiệp theo giá hiện hành năm 2010
của vùng KTTĐ Bắc Bộ mới chỉ chiếm 21,7% của toàn quốc, trong khi tỷ
lệ này của vùng KTTĐ Phía Nam là 54,5% [19]. Bên cạnh đó, dưới tác
động của suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009, công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ chứng kiến sự sụt giảm dần về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2009, khi giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 chỉ tăng 8,24% so với năm 2008. Trong khi năm 2007, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 22,3% so với năm 2006. Từ năm 2011 đến 2012, công nghiệp ở hầu hết các địa phương trong vùng cũng gặp nhiều khó khăn, thử thách. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội chỉ đạt 12,2% năm 2011 và 5,1% năm 2012 [23], [24]. Con số tương ứng của Hải Phòng là
10,02% (2011), 5,7% (2012) [75], [76] và của Hưng Yên là 15,54% (2011),
9,1% (2012) [77], [78]. Tại Vĩnh Phúc, nếu như tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 23,2% thì đến năm 2011 chỉ đạt 16,67% [25],
[26] và sụt giảm nghiêm trọng vào năm 2012. Điều này chứng tỏ rằng,
công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ chưa có sự đột phá trong tăng trưởng, rất dễ bị tổn thương trước những biến động kinh tế quốc tế.
2.2.2.2. Mô hình tăng trưởng công nghiệp vẫn ở trình độ thấp, công
nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn phát triển theo chiều rộng, dựa chủ yếu vào
sự đóng góp của yếu tố vốn; Năng suất lao động, hiệu quả sản xuất công
nghiệp, giá trị gia tăng công nghiệp trong vùng tăng chậm và có xu hướng giảm.
Trong giai đoạn 2001-2009 tỷ lệ VA/GO của vùng KTTĐ Bắc Bộ
có xu hướng giảm dần từ 26,9% năm 2005 xuống còn 24% vào năm 2009
và tỷ lệ VA/GO này cũng thấp hơn so với mức bình quân chung của cả
nước. Nếu xét tỷ lệ VA/GO theo các ngành công nghiệp thấy rằng
ngành công nghiệp
khai thác có giá trị
cao nhất (62,9%), tiếp theo đến
ngành điện nước (43,16%), sản xuất vật liệu xây dựng (32,62%). Ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin có giá trị tỷ lệ này thấp nhất
(13,81%) do chủ yếu là lắp ráp giản đơn. Như vậy, rõ ràng mặc dù có tốc độ tăng trưởng khá và cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước, nhưng giá trị gia tăng thấp và tỷ lệ VA/GO có xu hướng giảm dần, biểu
hiện chất lượng tăng trưởng của công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ trong
các năm qua còn thấp. Giá trị gia tăng thấp thường là một biểu hiện đặc trưng cho thời kỳ đầu phát triển công nghiệp hoá dựa vào gia công và khai thác khoáng sản. Việc lạm dụng khai thác quá mức tài nguyên, khoáng sản nếu không được nhận diện và điều chỉnh kịp thời sẽ tạo ra các mầm mống thiếu bền vững trong tương lai.
Xem xét năng suất lao động chung và năng suất lao động trong công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng cho thấy, mặc dù duy trì được mức tăng cao liên tục giai đoạn 2000-2009. Tuy nhiên, năng suất lao động chung của vùng mới cao hơn năng suất lao động trung bình của cả nước rất ít. Tốc độ tăng năng suất lao động của vùng cũng không đều, thậm chí còn có xu hướng giảm và chưa có những đột phá rõ rệt so với cả nước.
9.1
9.8
7.9
6.4
8
8.4
6.2
6.4
4.2
12
10
cả nước
VKTTĐ BB
8
6
4
2
0
2005 2006 2007 2008 2009
Hình 2.9. Tốc độ tăng NSLĐ vùng KTTĐ BB và cả nước
Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư
So với các vùng KTTĐ khác trong cả nước, năng suất lao động công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ cao hơn năng suất của vùng KTTĐ Miền Trung nhưng luôn thấp hơn năng suất lao động của vùng KTTĐ Phía Nam. Điều này một lần nữa phản ánh thực trạng là ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, yếu
tố công nghệ, kỹ thuật, trình độ lao động, hiệu suất lao động chưa vượt
trội và cũng chưa có những bước tiến đáng kể.
Hiện nay chưa có số liệu tính toán cụ thể về hệ số ICOR đối với khu vực công nghiệp trong vùng, nhưng chúng ta có thể thấy được hiệu quả sử dụng vốn trong khu vực này khi nhìn vào tỷ lệ vốn đầu tư cho công nghiệp trong mối tương quan với tỉ lệ đóng góp của khu vực này vào GDP
qua các năm. Trong giai đoạn 2000-2008, vùng KTTĐ Bắc Bộ dành trên
50% vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp, tuy nhiên tỷ trọng đóng góp
của công nghiệp vào GDP vùng tăng không đáng kể. Qua bảng 2.2, có thể thấy rằng, nếu loại trừ sự khác biệt về công nghệ thì giá trị hệ số ICOR cho thấy hiệu quả đầu tư tính cho một đơn vị gia tăng GDP của vùng KTTĐ Bắc Bộ mặc dù luôn cao hơn mức chung trong cả nước, nhưng xu hướng giảm dần cũng xuất hiện rõ rệt. Hệ số ICOR trong vùng (theo giá hiện hành) tăng từ 4,6 năm 2001 lên 5,3 năm 2008 [42]. Điều này chứng tỏ hiệu quả đầu tư trong các ngành kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đang có dấu hiệu giảm sút.
Vấn đề nổi lên hiện nay đó là vấn đề chất lượng tăng trưởng công nghiệp liên quan đến tỷ trọng đóng góp của TFP còn thấp. So sánh với các nước trên thế giới, cơ cấu đóng góp của TFP cho tăng trưởng vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn đạt thấp hơn so với nhiều nước. Ví dụ Airơlen, cơ cấu đóng góp của TFP cao hơn nhiều so với vùng KTTĐ Bắc Bộ (42,6% so 26,3%); Hàn Quốc cũng có cơ cấu đóng góp của TFP đạt cao hơn vùng KTTĐ Bắc Bộ (31% so với 26,3%). Điều này cho thấy, nền kinh tế các nước nói trên