Điều Kiện Phát Triển Nổi Bật Của Vùng Kttđ Bắc Bộ Cho Phát Triển Công Nghiệp Theo Hướng Bền Vững


Phòng - Quảng Ninh là hành lang kinh tế ven biển với cụm cảng cửa ngõ ra biển lớn nhất của miền Bắc, địa bàn là nơi tập trung hầu hết các cơ sở công nghiệp quan trọng của khu vực phía Bắc. Vùng KTTĐ Bắc Bộ có vị trí, vai trò là vùng hạt nhân, địa bàn động lực thúc đẩy phát triển KT - XH, đô thị hoá và công nghiệp hoá của cả khu vực Đồng bằng sông Hồng và tác động lôi kéo các khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ phát

triển đồng thời có ảnh hưởng lan toả quan trọng đến quá trình phát triển

trên phạm vi cả nước.

2.1.1.2. Điều kiện phát triển nổi bật của vùng KTTĐ Bắc Bộ cho phát triển công nghiệp theo hướng bền vững

* Điều kiện thuận lợi

Điều kiện tự nhiên

Nằm ở vị trí tiếp cận thuận lợi thị trường miền Bắc và thị trường lớn Trung Quốc; nguồn lao động dồi dào, cần cù, tay nghề khéo léo và có kỹ thuật; đất đai phần lớn là đồng bằng thuận lợi cho triển khai xây dựng hạ tầng và phát triển khu công nghiệp; tài nguyên khoáng sản có một số loại như than đá, sắt, măng gan, ti tan, vàng, đất hiếm, đá vôi, sét, cao lanh, trong đó than đá chiếm gần 90%, măng gan 42%, ti tan 64%, [19]. Trữ lượng

tài nguyên khoáng sản tạo cho vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển

nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp yêu cầu lao động kỹ thuật cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Vùng có tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế biển với đường bờ biển chạy dài gần 300 km, có một số vũng, vịnh có thể xây dựng cảng biển nước sâu, phát triển khu công nghiệp đóng tàu trọng tải lớn, phát triển khu kinh tế ven biển và biển đảo. Ngoài ra, trong vùng biển còn có nguồn

lợi thuỷ sản phong phú, tiềm năng sa khoáng dồi dào và triển vọng khai

Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững - 11

thác dầu khí để phát triển các ngành công nghiệp khai thác biển.


Vùng có thế

mạnh nổi trội về

phát triển kinh tế

du lịch, nguồn tài

nguyên du lịch phong phú và đặc sắc do thiên nhiên ưu đãi và bề dày văn hoá lịch sử đem lại. Tài nguyên du lịch nhân văn, trong vùng tập trung gần một nửa số di tích lịch sử, văn hoá vật thể và phi vật thể được Nhà nước xếp hạng trong cả nước, các tỉnh, thành phố trong vùng có nhiều di tích như Hà Nội (38 di tích) và Bắc Ninh (15 di tích), ngoài ra còn có nhiều lễ hội truyền thống, phong tục tập quán lao động, sinh hoạt hội hè của dân cư vùng châu

thổ sông Hồng. Tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, bao gồm đầy đủ các

cảnh quan sinh thái đồng bằng, núi rừng, bờ biển và biển đảo trong đó, ở

nhiều nơi có thể xây dựng các khu du lịch sinh thái, nghỉ mát bãi biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí có tầm cỡ quốc gia, quốc tế như vịnh Hạ Long, Vân Đồn, Cát Bà, Đồ Sơn, Ba Vì, Suối Hai, Tam Đảo. Đây là lợi thế to lớn trong việc nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân và lao động công nghiệp trong toàn vùng.

Điều kiện kinh tế

Trong thời kỳ 2001-2010, tốc độ tăng GDP của toàn vùng KTTĐ Bắc Bộ đạt 12,0%, gấp hơn 1,65 lần so với tốc độ tăng của cả nước cùng thời

kỳ (7,26%); trong đó giai đoạn 2006-2010, dù nền kinh tế toàn cầu gặp

khủng hoảng và đà tăng trưởng của nền kinh tế trong nước bị chững lại, tốc độ tăng GDP vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn đạt ở mức 11,94% (gấp 1,7 lần so cả nước) [4].


14

14.7

13.3

12

10

8

6

4

2

11.7 11.7

12.1

12.6

12.1

13.3

11.94

10.5

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

16


Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP vùng KTTĐ BB 2001-2010 (giá hiện hành)

Ngun: Bộ kế hoạch và đầu tư Khu vực kinh tế tăng trưởng mạnh nhất trong cả giai đoạn 2001-2010 là công nghiệp - xây dựng, đạt 14,4% bình quân năm; tiếp đến là khu vực dịch vụ đạt tốc

độ tăng trưởng 12,4% bình quân năm; khu vực nông nghiệp chỉ đạt 3,3% bình

quân, thấp hơn so với tốc độ tăng ở khu vực này của cả nước (3,6%) [19].


CN

DV NN

Cơ cấu GDP năm 2000


19,2

36,2


44,6

CN

DV NN

Cơ cấu GDP năm 2010


9.4

45.5


44,6


Hình 2.2. Cơ cấu GDP theo ngành vùng KTTĐ Bắc Bộ năm 2000 và 2010

Nguồn: [19]

Với tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 khối ngành, ngành công nghiệp

- xây dựng cũng có đóng góp lớn nhất đối với tăng trưởng của toàn vùng trong giai đoạn 2001-2010, đạt 50,7%. Chính vì vậy, ngành công nghiệp đã vươn lên thay thế ngành dịch vụ, trở thành ngành có tỷ trọng lớn nhất từ 36,2% năm 2000 lên 45,5% năm 2010. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm nhanh gần 10% trong cả giai đoạn 2001-2010, từ 19,2% năm 2000 xuống còn 9,4% năm 2010 [19].

Như vậy, khối ngành phi nông nghiệp ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đã tăng lên, đạt hơn 90,6%, vùng có thể được xét vào ngưỡng của các nước phát triển trên thế giới [42]. Trong số các địa phương của vùng KTTĐ Bắc Bộ, trong giai đoạn 2001-2010, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hưng Yên có tốc độ chuyển dịch kinh tế nhanh nhất do có tốc độ phát triển ngành công nghiệp cao, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến. Trong khi đó, tính đến


năm 2010, các địa phương có tỷ trọng dịch vụ cao đó là Hà Nội (52,13%), Hải Phòng (52,98%), và Quảng Ninh (36,9%) [19].

Tốc độ

tăng trưởng cao là yếu tố

quan trọng để

tăng mức

GDP/người của vùng từ

418 USD năm 2000 (gấp 1,04 lần cả

nước) lên

mức 1468 USD năm 2010 (gấp 1,24 cả

nước) và trở

thành vùng có

GDP/người cao thứ hai sau vùng KTTĐ Phía Nam.

Điều kiện văn hoá, xã hội

Vùng KTTĐ Bắc Bộ là trung tâm lớn nhất cả nước về giáo dục - đào tạo với nhiều trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp, các viện - trung tâm nghiên cứu có chức năng đào tạo cùng với hệ thống các trường phổ thông và mẫu giáo. Thế mạnh nổi bật nhất của vùng là nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ các nhà khoa học, nhà giáo và nhà văn hoá hàng đầu cả nước về qui mô và trình độ. Đây là lợi thế để vùng phát triển các dịch vụ nghiên cứu triển khai KH&CN, giáo dục và đào tạo…

Kết cấu hạ tầng được hiện đại hoá: gần như toàn bộ các hộ gia đình ở vùng KTTĐ Bắc Bộ được sử dụng điện từ hệ thống điện lưới quốc gia. Hầu hết các hộ gia đình của vùng ở nông thôn sống trong các thôn, xóm có đường thuận tiện cho phương tiện đi lại.

Với những

ưu thế

về bề

dày truyền thống lịch sử

văn hoá, vùng

KTTĐ Bắc Bộ là nơi có số lượng lớn nhất và mật độ dày nhất các làng nghề truyền thống (chiếm khoảng 50% của cả nước), đền chùa và các di tích miếu mạo của cả nước.

Vùng KTTĐ Bắc Bộ có 145 bệnh viện, chiếm 15% số bệnh viện của cả nước và 34% số bệnh viện của cả 4 vùng KTTĐ. Số bác sỹ trên 1 vạn dân của vùng KTTĐ Bắc Bộ là 7,84 bác sỹ, cao nhất cả nước và hơn hẳn so với 3 vùng KTTĐ còn lại (bình quân là 6 bác sỹ) [19]. Số dược sỹ cao cấp của vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng ở vị trí cao hơn so với các vùng KTTĐ khác.

* Những khó khăn


Vùng KTTĐ Bắc Bộ là vùng có quĩ đất so với đầu người thấp nhất

trong cả nước, mật độ dân cư rất cao bình quân 933 người/km2. Dân số

nông nghiệp còn khá lớn chiếm trên 50% dân số, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người chưa đến 500 m2, do đó gây khó khăn trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang sản xuất công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Điều kiện khí hậu gió mùa có mùa đông lạnh làm hạn chế đến khả năng và chu kỳ sinh trưởng của nhiều loại cây trồng vật nuôi trong sản

xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Thời tiết hàng năm thường có

mưa bão lớn ở khu vực ven biển, kèm theo lũ lụt, triều dâng, ở trong đồng bằng là nước lũ trên các sông gây áp lực lên đê điều, gây khó khăn, cản trở đến sinh hoạt cũng như phát triển nhiều ngành công nghiệp chế biến.

Vùng có diện tích phần lớn là đồng bằng, phần phía Bắc và phía Tây của vùng nằm trong khu vực chuyển tiếp của vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc nên mang tính chất của nhóm đồi núi, đất dốc làm hạn chế đến canh tác. Phần đồng bằng gồm chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa cũ nằm trong đê, đất chua hàm lượng mùn thấp, sử dụng đất để canh tác đòi hỏi phải đầu tư khá nhiều cho hệ thống thuỷ lợi kênh mương, đê kè và phải cải tạo đất tốn khá nhiều công sức, ít thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, gây khó khăn trong cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản.

Khu vực ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh, nguồn nước ngầm cho

sinh hoạt và sản xuất hạn chế

cả về

trữ

lượng và chất lượng, gây khó

khăn đến phát triển các điểm dân cư đô thị, các khu công nghiệp.

Dân cư có truyền thống văn hoá lúa nước lâu đời nhưng một bộ phận lớn còn mang nặng tâm lý sản xuất nhỏ, bảo thủ, thoả mãn sớm, tác phong công nghiệp trong lao động và sinh hoạt chưa hình thành rõ nét trong xã hội


làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực và cản trở khai thác hiệu quả nguồn lực con người cho phát triển công nghiệp của vùng.

Bên cạnh đó, hệ thống công viên vui chơi giải trí của vùng đang bị thu hẹp dần trong các thành phố lớn khi hệ thống khu, cụm công nghiệp,

nhà ở và đường giao thông được xây dựng nhiều hơn. Đây là một điều

đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống và không gian sinh tồn của người dân trong vùng nói chung, của lao động công nghiệp nói riêng.

2.1.2. Khái quát cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp theo

hướng bền vững trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

2.1.2.1. Cơ chế, chính sách chung

Công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ

là một bộ

phận cấu thành

quan trọng của công nghiệp cả nước. Do vậy, mỗi cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước và các bộ ngành đều có tác động đến sự phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trong vùng. Trong giai đoạn 1991 đến nay, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương chính sách liên quan phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, bao gồm: các văn kiện,

chỉ

thị, nghị

quyết của Đảng, các văn bản pháp luật của Quốc hội, các

quyết định, nghị định, chiến lược của Chính phủ và các bộ ngành….[Phụ lục 3].

Có thể khẳng định rằng, hệ thống chủ trương, chính sách và pháp luật của Việt Nam liên quan đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững chung của đất nước, tạo môi trường pháp lý, thể chế quan trọng cho các

hoạt động phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp theo

hướng bền vững nói riêng trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ.


Tuy nhiên, việc vận dụng và thực thi các chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước ở từng địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ còn có nhiều thiếu sót. Nguyên nhân của tình trạng này là do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận doanh nghiệp,

trình độ và trách nhiệm quản lý của một số cơ quan có thẩm quyền, sự

phối hợp giữa các cơ quan quản lý vẫn còn hạn chế.

2.1.2.2. Các chính sách riêng đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Quyết định số 747/TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 11 tháng 9 năm 1997 về việc phê duyt quy hoch tng thphát trin kinh tế - xã hi vùng KTTĐ Bc Bthi kỳ 1996 - 2010. Quyết định đã đưa ra một số mục

tiêu chủ

yếu nhằm xây dựng vùng KTTĐ Bắc Bộ

trở

thành một trong

những vùng kinh tế phát triển nhanh, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với các vùng khác trong cả nước với tỷ trọng GDP so với GDP cả nước đạt 18 - 19% vào năm 2010; tổng giá trị xuất khẩu tăng với nhịp độ 28 - 30% thời kỳ 1995 - 2000 và 20% thời kỳ 2001 - 2010 và chiếm tỷ trọng 30% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Quyết định cũng xác định nhiệm vụ phát triển chủ yếu về công nghiệp như: nhịp độ tăng trưởng bình quân 16,5%/ năm suốt cả thời kỳ 1995 - 2010; phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường…

Đồng thời phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực tạo nguyên vật

liệu trên cơ sở tài nguyên và lợi thế của vùng; phát triển các ngành công nghiệp có khả năng bố trí phân tán nhằm giải quyết việc làm, phát triển những nhà máy có quy mô vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến, hiện đại….

Quyết định Số 145/2004/QĐ của thủ tướng chính phủ, ngày 13 tháng

8 năm 2004, v

phương hướng chủ

yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng

KTTĐ Bc Bđến năm 2010 và tm nhìn đến năm 2020. Quyết định này đã đưa ra những mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội như: tốc độ


tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 bằng 1,3 lần, và giai đoạn 2011 - 2020 bằng 1,25 lần mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Tăng tỷ trọng đóng góp trong GDP của cả nước từ 21% năm 2005 lên 23 - 24% vào năm 2010 và 28 - 29% vào năm 2020. Tỷ trọng đóng góp

vào GDP cả nước

năm 2020 của

vùng KTTĐ Bắc Bộ là

28-29%. Cùng

với các mục tiêu trên, các mục tiêu phát triển khoa học công nghệ, kiểm

soát tốc độ tăng dân số, giảm nghèo, giảm thất nghiệp... được nêu chi tiết

như những mục tiêu quan trọng cần phải đạt được theo tiến trình phát

triển kinh tế. Để đạt được các mục tiêu trên, Quyết định 145 đã xác định các phương hướng mới có tính đột phá trong phát triển công nghiệp: Phát triển các ngành kỹ thuật cao; xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp

hỗ trợ mà vùng KTTĐ Bắc Bộ có lợi thế cạnh tranh để tăng giá trị gia tăng

của sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả trong hội nhập; xây dựng mới khu sinh dưỡng công nghiệp, trung tâm đào tạo nghề trình độ cao cho cả vùng đặt tại Vĩnh Phúc….

Nghị

quyết số

54-NQ/TW, ngày 14-9-2005 của Bộ Chính trị về phát

triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Quyết định 191/2006/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2006, về việc ban

hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị

quyết số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Chính trị về phát

triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng

sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Ngày 20/7/2007 Bộ Công nghiệp đã có Quyết định số 31/2007/QĐ- BCN, phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ

đến năm 2015, có xét đến năm 2020.

Quan điểm phát triển

nêu rõ: Phát

triển công nghiệp với tốc độ cao, hiệu quả và bền vững, đảm bảo tính liên

Ngày đăng: 03/10/2022