Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Công Nghiệp Vùng Kinh Tế


kết vùng, hình thành được các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế; Phát triển công nghiệp kết hợp chặt chẽ với sự phát triển các ngành KT-XH khác, với BVMT và đảm bảo an ninh, quốc phòng. Vùng KTTĐ Bắc Bộ trở thành một trong những

trung tâm kinh tế phát triển nhanh của

đất

nước;

bình quân tăng trưởng

công nghiệp

giai đoạn

2006-2010 đạt 14,19%/năm; giai đoạn 2011-2015

đạt 13,81%/năm, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu GDP năm

2015 chiếm 52,9%, trong đó công nghiệp chiếm tương ứng là 41,14% và

45,52%; Tốc độ tăng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn 2006-2010 là 14,86%, giai đoạn 2011-2015 là 13,75%; Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006-2010 là 19,85%, giai đoạn 2011-2015 là 18,09%. Quyết định 31 cũng đã đưa ra những định hướng quan trọng và quy hoạch phát triển cho từng ngành công nghiệp trong vùng.

Về phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, ngày 22 tháng 09 năm 2008

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1336/QĐ-TTg phê duyệt Quy

hoạch thoát nước 3 vùng KTTĐ Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020; ngày 25 tháng 01 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định

số 05/2011/QĐ-TTG phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải

vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 8064/QĐ-BCT, ngày 27 tháng 12 năm 2012, phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Quyết định số 15/2007/QĐ-BBCVT của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, viễn thông, ngày 15 tháng 06 năm 2007 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghệ thông tin và truyền thông vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Quyết định số1440/QĐ-TTg, ngày 06 tháng 10 năm 2008 phê duyệt Quy hoạch xây dựng xử lý chất thải rắn 3 vùng KTTĐ: Bắc Bộ, miền Trung và


phía Nam đến năm 2020, trong đó, vùng KTTĐ Bắc Bộ được xác định hai khu xử lý chất thải rắn liên tỉnh là Nam Sơn và Sơn Dương tại Hà Nội và Quảng Ninh.

Từ các văn bản liên quan trực tiếp đến vùng KTTĐ Bắc Bộ trên có

thể

thấy rằng,

các quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 747/TTg, số

145/2004/QĐ-TTg, số 191/2006/QĐ-TTg, Nghị quyết của Bộ Chính trị số

54-NQ/TW, Quyết định số

31 của Bộ

Công nghiệp ( nay là Bộ

công

thương) ...là những văn bản chủ đạo định hướng tiến trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp theo hướng bền vững nói riêng của vùng KTTĐ Bắc Bộ trong suốt thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngoài ra, tiến trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp theo hướng bền vững ở vùng KTTĐ Bắc Bộ còn bị chi phối bởi các chủ trương, chính sách và pháp luật khác của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách, định hướng phát triển của các Bộ, ngành và địa phương có liên quan. Đến nay, chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng, các chủ trương, chính sách trên đã tạo ra môi trường, cơ sở pháp lý quan trọng, định hướng cho công nghiệp ở vùng KTTĐ Bắc Bộ phát triển theo hướng bền vững trên một số mặt nhất định. Các chính sách, định hướng trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp trong vùng KTTĐ Bắc Bộ phát triển theo hướng bền vững, tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ và hội nhập tích cực vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, xét theo yêu cầu, nội dung phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, các chính sách trên còn bộc lộ không ít những hạn chế, thiếu sót. Trong các định hướng, chính sách hiện hành vấn đề phát huy các tiềm năng, thế mạnh của vùng về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, truyền thống lịch sử, văn hoá và vị trí địa lý; yêu cầu phát triển cân đối, hài hoà giữa các địa phương và các khu vực lãnh thổ chưa được đặt ra đúng mức. Trong các chủ

trương, chính sách trên, vấn đề chất lượng tăng trưởng công nghiệp trong

vùng và những ảnh hưởng của phát triển công nghiệp đến môi trường và xã


hội chưa được nhấn mạnh và quan tâm đúng mức. Những biện pháp tích cực khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, nâng cao hàm lượng chất xám, năng suất lao động trong các sản phẩm công nghiệp mặc dù đã được đề cập nhưng còn mờ nhạt và chưa có trọng tâm cụ thể.

Các giải pháp đưa ra trong các định hướng, chính sách vẫn chưa chú trọng việc phát triển các doanh nghiệp công nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; hiệu quả đầu tư, hiệu quả sản xuất công nghiệp; đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí và bảo vệ môi trường,... những lĩnh vực còn nhiều yếu kém trong thời gian vừa qua. Cùng với nó, các biện pháp về tạo việc làm đầy đủ, nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng mạng lưới an sinh xã hội cho công nhân trong vùng cũng chưa được quan tâm đầy đủ. Các chính sách về phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường chưa được đặt ra đúng mức, nhất là việc phát triển mạng lưới thu gom, xử lý chất thải; hệ thống các công viên cây xanh, mặt nước.

Cho đến nay, tất cả các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ đều xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp cũng như các chính sách liên quan trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ. Tuy

nhiên, các quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng và quy hoạch, kế hoạch

phát triển của các địa phương đôi khi còn chưa thống nhất hữu cơ với

nhau; các quy hoạch, kế hoạch chưa thể hiện được triệt để quan điểm phát triển bền vững. Trong các quy hoạch, kế hoạch do các địa phương ban hành thông thường còn chung chung, chưa định lượng được đầy đủ các chỉ tiêu phát triển, nhất là các chỉ tiêu về môi trường và xã hội, giữa các mục tiêu phát triển đôi khi còn mâu thuẫn nhau, các biện pháp, chế tài còn yếu, các nguồn lực bảo đảm chưa rõ nét; tính liên kết, phối hợp trong tổ chức thực hiện chưa được đặt ra một cách thoả đáng.

2.2. Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp vùng kinh tế


trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững

2.2.1. Những mặt đạt được chủ yếu trong phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững

2.2.1.1. Công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã duy trì được quy mô và tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định trong giai đoạn 2001- 2010; Chất lượng tăng trưởng công nghiệp trong vùng từng bước được cải thiện.

* Về giá trị và tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp

Giai đoạn 2001-2005, sản xuất công nghiệp trong vùng KTTĐ Bắc Bộ tăng bình quân 16,5%/năm. Đây là mức tăng trưởng cao đáng ghi nhận sau những năm chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Nếu năm 2001 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 45.430,6 tỷ đồng thì đến năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 85.112,4 tỷ đồng (giá so sánh 1994). Các tỉnh, thành phố có giá trị sản xuất công nghiệp lớn trong vùng năm 2005 là Hà Nội: 34.559,9 tỷ đồng, Hải Phòng:17.625,3 tỷ đồng, Vĩnh Phúc: 9.706,2 tỷ đồng, Quảng Ninh 8.066,9 tỷ đồng [3], [Phụ lục 1].


90000

80000

70000

60000

50000

40000

30000

20000

10000

0


45430,6


54274.1


60700.6


71304.4

85112.4



GO

2001 2002 2003 2004 2005


Hình 2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ 2001-2005

Nguồn: Niên giám Thống kê 2006 Giai đoạn 2006-2010 công nghiệp trong Vùng tiếp tục đạt được tăng trưởng cao với mức tăng bình quân đạt 16,2%/ năm, trong đó giá trị sản


xuất công nghiệp toàn vùng đạt 193.862,1 tỉ đồng vào năm 2010 [Phụ lục 1].


0

193862.1

2

5

168937.8

156065.6

136168.6

111285.9

1

0

85112.4

1

45430.6

71304.4

54274.610700.6

5

5

0

0

%

tỷ đồng

25 250000


2 00000


gGO

GO

1 50000


1 00000


0000


2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Hình 2.4. Qui mô và tốc độ tăng GO công nghiệp theo giá so sánh giai đoạn 2001-2010 của vùng KTTĐ Bắc Bộ

Nguồn: Niên giám Thống kê 2001-2010

Tính chung giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng GO công nghiệp của

vùng KTTĐ Bắc Bộ đạt 16,4% bình quân năm, đứng thứ hai trong số các vùng KTTĐ, sau vùng KTTĐ Miền Trung. Các tỉnh đạt tốc độ tăng GO cao

nhất trong số 7 địa phương của vùng giai đoạn 2001-2010 là: Vĩnh Phúc

21,4%, Bắc Ninh 25,2% và Hà Nội 22,2% [19].

* Về chuyển dịch cơ cấu công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ

- Cơ cấu sản phẩm công nghiệp

Vùng KTTĐ Bắc Bộ có cơ cấu ngành công nghiệp tương đối phù

hợp với tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cao và tiếp

tục tăng lên trong những năm gần đây. Năm 2006 công nghiệp chế biến, chế tạo của vùng chiếm 79,15% và đến năm 2010 thì con số này đã lên tới 86,7%. Trong khi đó tỉ trọng của công nghiệp khai khoáng giảm dần.


Điều này khẳng định xu hướng chuyển dịch cơ vùng đang theo xu hướng tích cực.

cấu công nghiệp trong

Bng 2.1: Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ

Đơn vị tính: %


Năm

Ngành

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số

100

100

100

100

100

Công nghiệp khai

khoáng

11,12

11,07

10,60

8,76

8,2**

Công nghiệp chế

biến, chế tạo

79,15

79,56

80,76

82,61

86,7*

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và

nước

9,73

9,37

8,64

8,63

8,23

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững - 12

Nguồn: Niên giám Thống kê 2006-2011

Trong vùng đã tập trung phát triển một số ngành công nghiệp có hàm

lượng công nghệ

cao như

dụng cụ

chính xác, máy tính, thiết bị điện, xe

động cơ. Đây là những ngành có tốc độ phát triển cao nhất trong những

năm gần đây và điều này cũng chứng tỏ

rằng cơ

cấu công nghiệp trong

vùng tiếp tục chuyển biến theo chiều hướng tiến bộ.

- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

Trong giai đoạn 2006-2009, khu vực công nghiệp nhà nước tăng 5,1%/năm, công nghiệp ngoài nhà nước tăng 19,8%/năm, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,0%/năm. Chỉ tính năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) của vùng đạt trên 168,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,0% giá trị công nghiệp cả nước, trong đó, tỷ trọng công nghiệp nhà nước chiếm 22,03%, công nghiệp ngoài nhà nước chiếm 30,43% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 47,54% [87].


** Cả nước: 10,3% năm 2006 xuống 9,1% năm 2010‌

* Tỷ trọng công nghiệp chế biến cả nước từ 84,1% (năm 2006) lên 85,5% (năm 2010)


Khu vực công nghiệp ngoài nhà nước tăng cao do các cơ chế, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện để thu hút thêm nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất và do sự năng động của các doanh nghiệp công nghiệp thuộc khu vực này trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Khu vực

công nghiệp có vốn

đầu tư

nước ngoài tiếp tục có tăng

trưởng cao nhất chiếm tỷ trọng 47,54%, cao nhất trong các khu vực kinh

tế. Đây là khu vực có năng lực cạnh tranh khá ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu, nhất là các doanh nghiệp mới được đầu tư trong những năm gần đây do được đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tương đối cao; đồng thời phát huy được lợi thế thương hiệu và thị trường của công ty mẹ ở nước ngoài.

- Cơ cấu công nghiệp theo địa phương trong vùng

Công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Các tỉnh còn lại chiếm tỉ trọng không đáng kể. Ba

tỉnh, thành phố này chiếm tới 79-80% GDP ngành công nghiệp của vùng,

đóng góp gần 90% ngân sách và thu hút trên 90% vốn đầu tư nước ngoài của toàn vùng KTTĐ Bắc Bộ.


2009; 49,3

2008; 43,4

19,8

2010, 51.5

20,9

20,1

24,6

20,7

,3


2,

7


11

18,

4


,3

10

60


50


40

Hà nội Hải phòng

Quảng Ninh

Còn lại

30


20


10


0


Hình 2.5. Cơ cấu công nghiệp theo địa phương ở Vùng KTTĐ BB

Nguồn: Niên giám Thống kê 2008-2010


Công nghiệp nông thôn phát triển mạnh, nhất là các làng nghề truyền thống, hiện nay toàn vùng có trên 500 làng nghề, chiếm gần 1/3 số làng nghề của cả nước, tập trung vào các loại hình sản xuất chế biến nông sản thực phẩm, dệt nhuộm, giày da, tái chế chất thải, sản xuất hàng mây tre

đan, sơn mài, đồ

gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ

kim khí, gốm sứ...

Trên địa bàn một số địa phương trong vùng đã hình thành các cụm công

nghiệp có quy mô vừa và nhỏ

do uỷ

ban nhân dân cấp tỉnh, Thành phố

thành lập, bước đầu đạt được những thành tựu đáng khích lệ.

* Về hiệu quả sản xuất công nghiệp

Với vị thế là vùng KTTĐ, là đầu tàu về phát triển kinh tế cho toàn miền Bắc, vùng KTTĐ Bắc Bộ đã được Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng đã thu hút được 3.778 dự án FDI với số vốn đăng ký là 49,09 tỷ USD tính đến tháng 9 năm 2012 [74, tr.68]. Lượng vốn ODA được ký kết giai đoạn 2006 -2010 của vùng đạt 4,055 tỷ USD [4]. Lượng vốn đầu tư lớn thực sự là ưu thế lớn và động lực quan trọng cho các địa phương trong vùng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng.

Bng 2.2. Hệ số ICOR của vùng KTTĐ Bắc Bộ và cả nước giai đoạn 2000 - 2008


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Vùng KTTĐ BB

4,1

5,5

4,0

4,0

3,5

4,5

4,0

4,6

5,3

Cả nước

5,0

5,1

5,3

5,3

5,2

4,8

5,0

5,3

6,9

Nguồn: [37].

Bảng 2.2 cho thấy, hệ số ICOR ở vùng KTTĐ Bắc Bộ luôn thấp hơn so với cả nước. Điều này phần nào phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho phát triển các ngành kinh tế, trong đó có công nghiệp của Vùng. Với hệ

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 03/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí