Những Công Trình Nghiên Cứu Về Lợi Ích, Quan Hệ Lợi Ích Trong Phát Triển Nền Kinh Tế Nói Chung Và Trong Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Hữu Cơ Nói Riêng

12


(4) năng lực nông nghiệp xanh và tiến triển để đáp ứng mục tiêu nông nghiệp xanh. Từ việc đánh giá năm sản phẩm nông nghiệp Indonesia gồm bốn sản phẩm nông nghiệp định hướng xuất khẩu như: cacao, cà phê, dầu cọ, cao su và gạo - sản phẩm lương thực hàng đầu của đất nước, các tác giả đã đưa ra những khuyến nghị chính sách đối với Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu sản xuất nông nghiệp xanh.

A. N. Sarkar (2015), Organic farming, sustainable agriculture and green marketing for fostering green economy (Tạm dịch: Nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp bền vững và marketing xanh để thúc đẩy nền kinh tế xanh) [61]. Tác giả đã làm rõ sự phát triển của NNHC từ một phong trào nhỏ bé, phi tổ chức đã trở thành mô hình sản xuất lý tưởng và ngày càng phổ biến trên thế giới. Theo tác giả, hiện nay chúng ta có thể tìm thấy sản phẩm hữu cơ ở hầu hết các cửa hàng thực phẩm và đó là ngành phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm. Các doanh nghiệp lớn trong ngành chế biến thực phẩm và kinh doanh bán lẻ như: General Mills, Wal-Mart … đều có tham vọng thâm nhập vào thị trường thực phẩm hữu cơ. Thông qua bài viết, tác giả đã phân tích các lĩnh vực NNHC và nông nghiệp phát triển khác, bao gồm: sự phát triển và lợi ích của canh tác hữu cơ đối với nông nghiệp truyền thống; sự liên kết NNHC với chuỗi cung ứng thực phẩm xanh và chuỗi giá trị thực phẩm; sự bền vững lâu dài và chất lượng môi trường, dán nhãn sinh thái và tiếp thị xanh cho các sản phẩm NNHC, triển vọng trong tương lai... Từ đó, tác giả đưa ra những khuyến nghị về các chính sách, về đầu tư cho sản xuất NNHC, đăng ký quy trình sản xuất NNHC đối với người sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ và xây dựng chuỗi giá trị nông sản hữu cơ.

John P. Reganold & Jonathan M. Wachter (2016), Organic agriculture in the twenty-first century (Tạm dịch: Nông nghiệp hữu cơ trong thế kỷ XXI) [71]. Các tác giả cho rằng: có rất nhiều ý kiến khác nhau về lợi ích của NNHC, trong đó một số nhà nghiên cứu coi sự phát triển NNHC là một cách

13


tiếp cận không hiệu quả đối với an ninh lương thực và là nguyên nhân làm suy giảm diện tích canh tác trong tương lai. Việc áp dụng sản xuất NNHC ở quy mô quá lớn có thể đe dọa đến các khu rừng, vùng đất ngập nước và đồng cỏ thế giới. Tuy nhiên, bằng biện pháp thống kê, các tác giả đã chỉ rõ số lượng trang trại hữu cơ, diện tích đất canh tác, số tiền tài trợ nghiên cứu dành cho canh tác hữu cơ và quy mô thị trường cho thực phẩm hữu cơ đã tăng lên đều đặn; doanh số bán thực phẩm hữu cơ và đồ uống đang tăng nhanh, tăng gần gấp năm lần từ năm 1999 đến 2013 lên 72 tỷ USD; con số này dự kiến vào năm 2018 sẽ tăng gấp đôi. Đồng thời các tác giả cũng chỉ ra các báo cáo quốc tế gần đây hầu hết đều công nhận NNHC là một hệ thống canh tác đổi mới, cân bằng nhiều mục tiêu bền vững và sẽ có tầm quan trọng ngày càng tăng trong an ninh hệ sinh thái và thực phẩm toàn cầu. Từ đó các tác giả cho rằng nên xem xét hiệu suất của các hệ thống canh tác hữu cơ trong bối cảnh cần nâng cao tính bền vững trong phát triển nông nghiệp và các thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu, môi trường và xem xét một số rào cản đối với việc áp dụng các hệ thống canh tác hữu cơ và các chính sách cần thiết để vượt qua chúng.

Aziz Nurbekov, Uygun Aksoy, Hafiz Muminjanov and Alisher Shukurov (2018), Organic Agriculture in Uzbekistan: Status, practices and prospects (Tạm dịch: NNHC ở Uzbekistan: Hiện trạng, thực tiễn và triển vọng) [64]. Tác giả đã phân tích để làm rõ nông nghiệp đóng vai trò chính trong nền kinh tế Uzbekistan, với diện tích khoảng 4,5 triệu ha là đất trồng trọt, thu hút 44% dân số, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 1,7%, đóng góp 18% vào GDP và cung cấp việc làm cho khoảng 15 triệu người. Tác giả cũng chỉ rõ thị trường các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ nội địa của Uzbekistan đang ở giai đoạn sơ khai. Việc thiếu Luật hữu cơ và các tiêu chuẩn sản xuất NNHC, cũng như thiếu các chính sách hỗ trợ đã cản trở sự phát triển của nông nghiệp nói chung trong đó có sự phát triển của NNHC. Chính phủ Uzbekistan đã ban hành chính sách phát triển NNHC, thúc đẩy các hệ thống sản xuất bền vững

14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.


thân thiện với môi trường để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế. Phát triển NNHC (OA) và thúc đẩy thực hành nông nghiệp tốt (GAP) được công nhận là con đường đầy hứa hẹn để cải thiện khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước và phát triển tiềm năng xuất khẩu.

Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội - 3

Helga Willer and Julia Lernoud (2019), The World of Organic Agriculture. Statistics and Emerging Trends 2019 (Tạm dịch: Thế giới nông nghiệp hữu cơ - Thống kê và Xu hướng mới nổi, 2019) [69]. Báo cáo đã đánh giá về kết quả và chỉ ra những xu hướng phát triển NNHC toàn cầu đến năm 2019 để cho thấy sự tăng trưởng liên tục trong sản xuất hữu cơ và bán hàng hữu cơ. Thống kê cho thấy hiện nay trên thế giới có tổng cộng 69,8 triệu ha đất sản xuất NNHC, trong đó Australia có diện tích đất NNHC lớn nhất (35,6 triệu ha), tiếp theo là Argentina (3,4 triệu ha) và Trung Quốc (3 triệu ha). Châu Âu cũng đang cho thấy một xu hướng tích cực, với 14,6 triệu ha đất hiện đang được dành riêng cho hữu cơ. Thị trường toàn cầu cho thực phẩm hữu cơ đạt 97 tỷ USD trong năm 2017 (khoảng 90 tỷ euro), trong đó Mỹ là thị trường hàng đầu với 40 tỷ euro giá trị, tiếp theo là Đức (10 tỷ euro), Pháp (7,9 tỷ euro) và Trung Quốc (7,6 tỷ euro). Bên cạnh đó, báo cáo cũng cung cấp thông tin về thị trường thực phẩm hữu cơ toàn cầu, thông tin về các tiêu chuẩn và quy định, chính sách hữu cơ và các xu hướng hiện tại và mới nổi trong NNHC ở các nước Châu Phi, Châu Á, Châu Âu,... Điều đó cho thấy sự đóng góp của NNHC vào các mục tiêu Phát triển Bền vững và NNHC là xu hướng của sản xuất nông nghiệp trong tương lai.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về lợi ích, quan hệ lợi ích trong phát triển nền kinh tế nói chung và trong phát triển kinh tế nông nghiệp hữu cơ nói riêng

B.B.Radaev (1971), Lợi ích kinh tế trong chủ nghĩa xã hội [65]. Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích khá rõ bản chất của lợi ích kinh tế, nhận diện hệ thống lợi ích kinh tế đặc thù của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa và đi

15


sâu phân tích vai trò của lợi ích kinh tế như một động lực phát triển xã hội trong điều kiện chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (cũ). Ông cũng khẳng định mối quan hệ biện chứng của lợi ích kinh tế với lợi ích tinh thần, lợi ích kinh tế riêng và lợi ích chung của xã hội, từ đó tác giả chỉ ra rằng nếu điều tiết hợp lý hệ thống các mối quan hệ lợi ích kinh tế này sẽ tạo động lực phát triển của xã hội.

Laprinmenco (1978), Những vấn đề lợi ích trong chủ nghĩa Mác - Lênin [72]. Trong tác phẩm này, tác giả đã đưa ra quan niệm về lợi ích mang tính triết học “là mối quan hệ xã hội khách quan của sự tự khẳng định xã hội của chủ thể”. Về bản chất của lợi ích, tác giả cho rằng nghiên cứu quá trình tự khẳng định bản thân trong đời sống xã hội sẽ hiểu được bản chất và nội dung lợi ích khách quan của chủ thể, bởi vì hoạt động tự khẳng định bản thân trong xã hội là nhân tố quan trọng nhất của những hoạt động có mục đích của con người và nội dung của lợi ích kinh tế chính là phương thức tự khẳng định xã hội của nó, thể hiện trước hết ở phương thức thỏa mãn những nhu cầu vật chất của chủ thể. Tác giả cũng phân tích mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích để soi sáng quá trình hình thành quan hệ lợi ích trong xã hội. Tác giả cho rằng: lợi ích kinh tế là một hiện tượng có thực, là biểu hiện của các mối quan hệ kinh tế khách quan. Tính khách quan của lợi ích thể hiện ở chỗ, nó xuất hiện bên ngoài chủ thể, không phụ thuộc vào nhận thức của chủ thể, lợi ích cũng mang tính lịch sử cụ thể và tính giai cấp.

Claire Kremen, Albie Miles (2012), Ecosystem Services in Biologically Diversified versus Conventional Farming Systems: Benefits, Externalities, and Trade-Offs (Tạm dịch: Các dịch vụ hệ sinh thái trong các hệ thống canh tác đa dạng sinh học so với các hệ thống canh tác thông thường: Lợi ích, Ngoại tác và Sự đánh đổi) [67]. Các tác giả đã nghiên cứu, so sánh các hệ thống canh tác đa dạng sinh học với các hệ thống canh tác thông thường khi sử dụng hệ thống các tiêu chí về quản lý và hệ sinh thái như: đa dạng sinh học; chất lượng đất; quản

16


lý dinh dưỡng; Sức chứa nước; kiểm soát cỏ dại, bệnh tật và sâu bệnh; dịch vụ thụ phấn; cô lập carbon; hiệu quả năng lượng và giảm tiềm năng nóng lên; khả năng chống chịu và chống chịu với biến đổi khí hậu; và năng suất cây trồng. Kết quả cho thấy, so với các hệ thống canh tác thông thường, các hệ thống canh tác đa dạng hỗ trợ đa dạng sinh học, chất lượng đất, cô lập carbon và khả năng giữ nước trong đất bề mặt, hiệu quả sử dụng năng lượng và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Thông qua phân tích và so sánh các tác giả đã chỉ rõ việc ứng dụng đa dạng sinh học mang lại nhiều lợi ích hơn cho người nông dân, sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao hơn, kiểm soát tốt hơn cỏ dại, bệnh tật và sâu bệnh, năng suất có giảm không đáng kể so với canh tác thông thường nhưng lại tạo ra ít tác hại về môi trường và xã hội hơn.

1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG NƯỚC

1.2.1. Những công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nguyễn Văn Mấn, Trịnh Văn Thịnh (2002), Nông nghiệp bền vững - cơ sở và ứng dụng [30]. Nhóm tác giả khẳng định xây dựng nền nông nghiệp bền vững là mục tiêu và xu hướng của mỗi quốc gia cũng như của toàn cầu hiện nay. Mục đích của phát triển nông nghiệp bền vững trước hết là kiến tạo một nền nông nghiệp bền vững về mặt sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con người đồng thời không làm đất đai bị thoái hóa, bạc màu, không gây ô nhiễm môi trường và có khả năng thích ứng tốt với biến đổi khí hậu. Không những thế, nông nghiệp bền vững còn hướng tới đảm bảo công bằng xã hội, giữ được các truyền thống sản xuất có ý nghĩa văn hóa của dân tộc. Bằng việc phân tích và lập luận, các tác giả đã đưa ra khái niệm về nông nghiệp bền vững, theo đó “nông nghiệp bền vững là hệ thống trong đó con người tồn tại và sử dụng những nguồn năng lượng không độc hại, tiết kiệm và tái sinh năng lượng, sử dụng nguồn tài nguyên phong phú của thiên nhiên mà không liên tục phá hoại những nguồn tài nguyên đó.

17


Nông nghiệp bền vững không chỉ bảo vệ những hệ sinh thái đã có trong tự nhiên mà còn tìm cách khôi phục những hệ sinh thái đã bị suy thoái”. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra những nguyên lý của nông nghiệp bền vững.

Trần Thị Lan Hương (2008), “Cách mạng xanh Châu Phi và những vấn đề đ t ra trong phát triển nông nghiệp ở Châu Phi” [24]. Trong bài viết này, tác giả đã đề cấp tới hai giai đoạn của Cách mạng Xanh trong nông nghiệp được thực hiện tại châu Phi. Giai đoạn đầu được thực hiện từ những năm 1960 đến 2005 và mang lại những tác động tích cực cho các nước châu Phi. Giai đoạn hai được thực hiện từ tháng 9/2006 tới nay, thông qua Quỹ Rockerfeller và Bill & Melinda Gates phát động Liên minh vì cuộc Cách mạng Xanh ở châu Phi (AGRA) với 2 chương trình trọng điểm là chương trình phát triển hạt giống cho châu Phi (PASS) và chương trình cải tạo độ màu mỡ đất đai ở châu Phi (Chương trình hợp tác quản lý độ phì nhiêu của đất - ISFM) nhằm tăng sản lượng cây trồng, quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên đất nông nghiệp, tạo thêm độ phì nhiêu cho đất đai và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai cho sản xuất nông nghiệp trước thách thức của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Vũ Văn Nâm (2009), “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam” [31]. Tác giả đã trình bày vai trò của phát triển nông nghiệp bền vững, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân nông thôn, đồng thời nêu những kinh nghiệm xây dựng và phát triển nông nghiệp theo xu hướng bền vững của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. Bên cạnh đó, chỉ ra những mặt đã đạt được, những mặt còn hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, đưa ra định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Nguyễn Quốc Hùng (2011), An ninh lương thực và phát triển nền nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam [22]. Thông qua bài viết, tác giả phân tích vai trò

18


quan trọng của an ninh lương thực, khẳng định những tiến bộ nổi bật trong sản xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa gạo, đồng thời chỉ ra những thách thức đối với an ninh lương thực của nước ta trong điều kiện mới. Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, chú ý phát triển NNHC nhằm đảm bảo an ninh lương thực và giữ vững thế cạnh tranh trong tương lai của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (2011), “Hướng tới nền kinh tế xanh, lộ trình cho phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo” (tài liệu dịch từ báo cáo của UNEP) [57]. Báo cáo của UNEP nêu rõ: Để đạt được mục tiêu chính sách kinh tế xanh và bảo vệ môi trường cần phải chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế, hướng tới phát triển “nền kinh tế xanh”. Xét về dài hạn đây là hướng tiếp cận phù hợp với xu thế phát triển chung của hệ thống kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia phát triển sau, do vậy để rút ngắn khoảng cách phát triển và tiếp cận với một nền kinh tế hiện đại, văn minh và phát triển bền vững cần hướng tới một “Nền kinh tế xanh”. Để tìm được mô hình phát triển và cơ cấu ngành nghề phù hợp với “Nền kinh tế xanh” trong điều kiện hiện nay của Việt Nam cần phải một mặt tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Mặt khác cần học tập cách thức tiến hành của các quốc gia đã thực hiện trước đó đạt được kết quả tốt để từ đó có lộ trình và bước đi phù hợp.

Nguyễn Thế Đặng (2012), Giáo trình nông nghiệp hữu cơ [10]. Trong cuốn sách này, tác giả và các cộng sự đã chỉ rõ hình thức sản xuất NNHC mặc dù mới xuất hiện, nhưng đến nay đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và đã có những nghiên cứu và tổng kết đưa ra cả ở phạm vi trong nước và quốc tế. Từ những kết quả nghiên cứu đó, một chuyên ngành khoa học mới đã ra đời, đó là nghiên cứu về NNHC và đã được đưa vào để giảng dạy trong các trường đại học chuyên ngành nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam. Thông qua giáo trình, tác giả và các cộng sự cung cấp cho người đọc những

19


kiến thức cơ bản nhất về NNHC và kỹ thuật trồng trọt trong NNHC để tiếp cận và thực hiện việc chuyển giao cho sản xuất.

Phạm Bảo Dương (2013), Phát triển sản xuất rau hữu cơ một hướng đi mới của nông nghiệp Việt Nam [7]. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả trình bày cơ sở lý luận về sản xuất rau hữu cơ: khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rau hữu cơ để từ đó đi đến khẳng định sản xuất hữu cơ bền vững có vai trò tạo sản lượng chất lượng cao và bền vững, cải thiện và bảo vệ môi trường. ngoài ra, tác giả cũng nghiên cứu những kinh nghiệm trên thế giới về sản xuất hữu cơ, những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực này tại, các nước châu Âu, Mỹ La tinh để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về sản xuất hữu cơ nói chung, sản xuất rau hữu cơ nói riêng là mô hình sản xuất hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế và ngày càng được nhiều nước trên thế giới hướng tới. Tác giả cũng đưa ra khuyến nghị về việc Nhà nước cần sớm công nhận các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ về mặt pháp lý thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và trong các chính sách phát triển, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thống nhất trên phạm vi cả nước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ nhằm tạo điều kiện phát triển bền vững nông nghiệp; thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ nói chung và rau hữu cơ nói riêng để từ đó có chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ cho sản xuất rau hữu cơ; tăng cường công tác khuyến nông và hỗ trợ kỹ thuật cho người nông dân tiếp cận với các phương pháp sản xuất rau hữu cơ tiên tiến trên thế giới; hoàn thiện các loại hình tổ chức sản xuất rau hữu cơ.

Trần Ngọc Ngoạn (2013), “Tác động kinh tế - xã hội và môi trường của sự phát triển nông nghiệp xanh” [35]. Đây là công trình đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm các tác giả do tiến sĩ Trần Ngọc Ngoạn là chủ nhiệm đề tài. Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp xanh và bước đầu làm rõ cách tiếp cận trong đánh

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí