Nguyên Nhân Của Các Hạn Chế Và Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Phát Triển Công Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Bắc Bộ Theo Hướng Bền Vững


Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển và được mở

rộng, bên cạnh nhiều lợi ích kinh tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất

lượng môi trường và sức khoẻ của người dân. Hầu hết các làng nghề đều không có hệ thống xử lý chất thải và thường xả thải trực tiếp ra môi trường xung quanh, đã làm gia tăng vấn đề ô nhiễm lưu vực sông, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, cảnh quan nông thôn, ảnh hưởng đến năng suất và hệ sinh thái nông nghiệp. Trong khoảng 68% tổng lượng chất thải rắn làng nghề phát sinh từ các tỉnh miền Bắc thì có khoảng 54% phát sinh từ Bắc Ninh và Hà Nội. Đây là hồi chuông báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trong vùng.

2.2.2.6. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong thời gian qua còn chậm; tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn do người dân mất đất để phát triển công nghiệp còn lớn; thu nhập bình quân, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân còn thấp và nghèo nàn.

Mặc dù trong giai đoạn 2004-2009, vùng KTTĐ Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng lao động trong công nghiệp cao, tuy nhiên lao động vẫn tập

trung chủ yếu trong nông nghiệp với 32,8% năm 2009 [Phụ lục 2]. Công

nghiệp trong vùng chỉ chiếm chưa đến 30% lực lượng lao động, trong khi

đó, tỷ lệ lao động trong công nghiệp của vùng KTTĐ Phía Nam chiếm

32,6%. Đặc biệt, giai đoạn 2005-2009 là thời kỳ phát triển rất mạnh của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

các KCN ở nhiều địa phương thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ, nhất là Vĩnh

Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Hà Nội, nhưng sự phát triển của lao động trong khu vực công nghiệp chưa thực sự tạo ra ấn tượng cho

Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững - 16

bức tranh di chuyển lao động của vùng.

Xét trong nội bộ

ngành công

nghiệp, lao động trong vùng KTTĐ Bắc Bộ tập trung rất đông vào lĩnh vực

công nghiệp chế

biến, đặc biệt là các ngành như

dệt may, da giày, chế

biến gỗ, chế biến thực phẩm - đồ uống, số lao động tập trung trong các


ngành này luôn chiếm khoảng 54% tổng lao động công nghiệp của vùng. Trong khi đó, chỉ có 10% lao động của vùng làm việc trong những ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử, vi tính.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, mỗi một ha đất nông

nghiệp giải quyết việc làm cho 13 - 15 lao động và mỗi hộ bị thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp sẽ có 1,5 người thất nghiệp. Như vậy, việc lấy đất phát triển các KCN trong vùng hiện nay đang gây ra tình trạng thất nghiệp lớn ở nông thôn. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp công nghiệp

thường

yêu cầu

lao động có kỹ thuật, có tay nghề,

trong khi phần lớn

nông dân và con em họ lại

chưa được

đào tạo

nghề.

Do đó việc

tuyển

dụng người

dân vào làm việc

trong các doanh nghiệp công nghiệp gặp

nhiều khó khăn. Tại các địa phương như: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, có 73,75% số người bị thu hồi đất không có trình độ chuyên môn. Trong đó, số người được đào tạo tay nghề sau khi bị thu hồi đất chỉ chiếm 0,22%. Trong đó, Nhà nước đào tạo 0,03%; đơn vị nhận đất đào tạo 0,03%; gia đình tự

đào tạo 0,16%. Tỷ lệ thất nghiệp trước và sau khi thu hồi đất tăng từ

5,22% lên 9,1%; làm thuê, xe ôm tăng từ 4,76% lên 8,4%; buôn bán tăng từ 10,88% lên 13,6% và số người bị thu hồi đất được nhận vào làm trong khu vực công nghiệp chỉ có 2,79% [36].

Mặc dù mức lương tối thiểu tăng liên tục trong thời gian qua nhưng với tình hình kinh tế hiện nay, thì mức lương tối thiểu chưa đáp ứng được cuộc sống tối thiểu của người lao động. Theo tính toán của nhiều nhà nghiên cứu, mức chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày của một lao động độc

thân khoảng 2,058 triệu đồng/tháng, còn lao động nuôi con nhỏ khoảng

3,498 triệu đồng/tháng. Tiền lương tối thiểu theo vùng chỉ mới đáp ứng

được 40 - 60% mức chi tiêu của người lao động. Trong giai đoạn các loại chi phí sinh hoạt tăng cao như hiện nay, mức thu nhập trung bình là 2,43


triệu đồng/tháng chỉ mới đáp ứng được nhu cầu cơ bản về đời sống của người lao động, nhất là với lao động là người nơi khác đến và phải thuê nhà trọ.

Bên cạnh nguồn thu nhập từ

lương, một bộ

phận người lao động

trong các doanh nghiệp công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ có nguồn thu

nhập phụ

là tiền thưởng. Mặc dù vậy, tiền thưởng chủ

yếu chỉ có ở

những thời

điểm doanh nghiệp làm ăn phát đạt,

công nhân phải làm

việc với cường độ cao, tăng ca và vào các dịp lễ, tết. Các dịp khác, số tiền thưởng chỉ mang tính tượng trưng, động viên cho người lao động và tăng sự gắn bó của họ với doanh nghiệp. Tuy một số lao động có mức thưởng

khá cao, chủ yếu

là cán bộ quản

lý và những người có tay nghề,

nhưng

nhìn chung với

đa số công nhân, thu nhập từ lương

vẫn

là nguồn

thu

chính, các khoản lệ.

thu khác thường nhỏ, chỉ có tính chất động viên, khích

* Đời sống vật chất của người lao động trong công nghiệp

- Chỗ ở cho công nhân

Sự gia tăng nhanh về số lượng của các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp đã tạo ra lực hút mạnh đối với lao động nhập cư đến làm việc tại các KCN trong vùng KTTĐ Bắc Bộ. Tuy nhiên, bên cạnh số ít doanh nghiệp chăm lo đến đời sống ăn, ở cho người lao động, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm hoặc chăm lo chưa thoả đáng đến vấn đề nhà ở cho công nhân, trong khi đa số lao động có độ tuổi còn trẻ, mức thu nhập chưa cao, chưa đủ điều kiện mua nhà nên gặp nhiều khó khăn trong ổn định cuộc sống. Điều này đang ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người lao động. Hiện nay, trong số 7 tỉnh vùng KTTĐ Bắc Bộ, chỉ mới có Hà Nội, Quảng Ninh đã hoàn thành thực hiện thí điểm đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân trong các KCN thuê tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh; Xã Phú


Nghĩa, huyện Chương Mỹ

và thành phố

Cẩm Phả. Mô hình này dù mới

được đưa vào hoạt động nhưng đã chứng minh được ưu thế khi góp phần tích cực trong việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho công nhân. Mặc dù vậy, so với nhu cầu nhà ở của người lao động thì qui mô thí điểm này còn quá

nhỏ, cần được nhân rộng. Ở các địa phương khác, hiện chưa có các khu

nhà ở tập trung cho người lao động, phần lớn lao động đến từ các tỉnh khác hoặc lao động có nhà xa đều phải tự tìm thuê nhà trọ tại khu vực dân cư gần nơi làm việc. Các cơ sở nhà trọ này được người dân địa phương xây dựng một cách tự phát, tạm bợ để cho thuê nên chưa bảo đảm được các điều kiện sinh hoạt như: nước sạch, vệ sinh và an ninh trật tự… Doanh nghiệp có nhà ở dành cho lao động gần như không có mà chỉ có một số ít phòng ở dành cho một số đối tượng lao động có vị trí đặc biệt được ưu đãi trong doanh nghiệp. Số liệu ở Hưng Yên năm 2008 cho thấy, số lao động làm việc trong các KCN ở tại nhà riêng chiếm 45%, số còn lại, đa số phải thuê nhà trọ để ở tạm là 54%. Chỉ có chưa đến 1% số lao động được ở nhà do doanh nghiệp xây dựng. Theo khảo sát của Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh năm 2012 về tình hình nhà ở của công nhân tại 4 địa điểm: KCN Cái Lân (Hạ Long), Công ty TNHH Everbest Việt Nam (Cẩm Phả), KCN Kim Sơn (Đông Triều) và Chi nhánh Công ty TNHH Sao Vàng (Uông Bí) thì tại 4 địa điểm trên có gần 12.000 lao động trực tiếp làm việc. Trong đó có

6.000 lao động đã có nhà riêng, còn lại 6.000 lao động chưa có nhà ở, đang phải ở nhờ người quen hoặc thuê trọ nhà dân với giá bình quân từ 300.000 -

500.000 đồng/phòng [100]. Hầu hết lao động ngoại tỉnh phải thuê nhà trọ của tư nhân, điều kiện tối thiểu về vệ sinh, điện, nước, ăn ở không đảm

bảo; diện tích chật hẹp, bình quân từ 3 - 4m2/người. Theo Liên đoàn lao

động tỉnh Vĩnh Phúc, đến tháng 9 năm 2012, có khoảng 30% công nhân trong tỉnh phải tự thuê nhà ở trong khu dân cư và sinh hoạt trong những khu


nhà trọ, môi trường vệ sinh không đảm bảo, đời sống văn hóa, tinh thần thiếu thốn. Đặc biệt, tại 2 KCN Bình Xuyên, Khai Quang có khoảng 40.000 công nhân của hơn 200 doanh nghiệp, trong số đó có hơn 70% số công nhân phải thuê nhà trọ [101].

- Các phương tiện phục vụ đời sống

Với mức thu nhập thấp và điều kiện nhà ở khó khăn hiện nay, người

lao động rất thiếu điều kiện để

đáp

ứng những nhu cầu vật chất nói

chung. Hầu hết người lao động không có tích luỹ nhiều về tài sản do phần lớn thu nhập phải dành cho việc thuê nhà, sinh hoạt và các khoản chi tiêu hàng ngày. Phần thu nhập tiết kiệm được không nhiều, chủ yếu

để gửi về

giúp đỡ

gia đình

ở quê. Bên cạnh đó, người công nhân ít

được hưởng những quyền lợi về

chăm sóc y tế từ

phía nội bộ

doanh

nghiệp. Khi ốm đau hay cần được chăm sóc sức khỏe, nhiều công nhân thường phải chịu hầu hết các chi phí tại các cơ sở y tế vì doanh nghiệp

của họ

không thực hiện nghĩa vụ

đóng bảo hiểm cho công nhân. Như

vậy, chúng ta có thể thấy rằng, đời sống vật chất của người lao động trong vùng KTTĐ Bắc Bộ còn rất nhiều khó khăn.

* Đời sống tinh thần của công nhân công nghiệp

Do thời gian lao động chiếm hầu hết thời gian trong ngày của công

nhân, thời gian còn lại để

phục vụ

sinh hoạt và nghỉ

ngơi nên các hoạt

động vui chơi, giải trí, thể thao với công nhân nói chung còn rất thiếu thốn. Các hoạt động như: xem phim tại rạp, học tập... với người lao động gần như không có. Số liệu tại Hưng Yên năm 2008 cho thấy, bình quân có đến 46,2% số lao động nam và 47% lao động nữ được hỏi trả lời “không làm gì” khi được nghỉ ngơi sau giờ làm việc. Số dành thời gian này để xem tivi, nghe đài là 33,3%, để đi chơi là 17,9% và dành để làm nghề phụ là 16% [40]. Đa số công nhân cho rằng, nếu có các hoạt động văn hoá - văn nghệ,


thể dục - thể thao thì cũng chỉ diễn ra tại địa bàn cư trú, nhưng do thu nhập

thấp, lại chịu áp lực về thời gian làm việc nên ít lao động có điều kiện

tham gia. Hơn nữa, tại nơi cư trú số lượng thiết chế văn hoá, thể dục - thể thao lại quá ít ỏi và nghèo nàn, họ không có phương tiện và địa điểm để tổ chức sinh hoạt văn hoá lành mạnh. Điều này đã khiến hầu hết công nhân không cập nhật được thông tin, kiến thức, đồng thời cũng làm cho một bộ phận công nhân dễ mắc vào các tệ nạn xã hội. Như vậy, có thể thấy đời sống tinh thần của người công nhân trong vùng cũng rất nghèo nàn. Chính những khó khăn trên là một nguyên nhân quan trọng khiến khá nhiều lao động công nghiệp ở xa các cơ sở công nghiệp, sau một thời gian làm việc đã trở về nơi cư trú hoặc về gần nhà làm việc với mong muốn có được điều kiện ăn ở tốt hơn. Điều này khiến các doanh nghiệp công nghiệp bị xáo trộn nhiều về lao động và tăng chi phí đào tạo, tuyển dụng lao động

mới, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó ảnh hưởng

tiêu cực đến doanh thu, lợi nhuận và cuối cùng là tác động xấu đến quá trình phát triển công nghiệp trong toàn vùng.

2.3. Nguyên nhân của các hạn chế và những vấn đề đặt ra trong phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững

2.3.1. Nguyên nhân của các hạn chế

* Nguyên nhân chủ quan

- Các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương trong vùng chưa nhận thức đầy đủ về yêu cầu phát triển bền vững trong hoạch định và thực thi các chính sách phát triển công nghiệp. Còn chạy theo lợi ích ngắn hạn, cục bộ, tư duy theo nhiệm kỳ, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan có trách

nhiệm cùng với

tình trạng cát cứ

theo địa giới hành chính của các địa

phương trong vùng. Việc tuân thủ quy hoạch tổng thể, dài hạn trong phát


triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng còn chưa

thực sự

được quan tâm chú trọng. Đây là nguyên nhân cơ

bản của tình

trạng kém chất lượng và kém bền vững trong hoạt động phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ những năm qua. Chạy theo lợi ích ngắn hạn, cục bộ là nguyên nhân của việc khai thác tài nguyên quá mức, không chú trọng đến chất lượng, phát triển mất cân đối trong nhiều phân ngành công nghiệp và các địa phương trong Vùng.

- Thiếu sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong vùng trong công tác quy hoạch phát triển công nghiệp. Quy hoạch chủ yếu chú ý đến mặt lượng trong phát triển theo từng địa phương, chưa chú ý đúng mức về mặt chất lượng, khả năng thu hút công nghệ cao trên phạm vi toàn vùng.

Chưa quan tâm giải quyết đúng mức mối quan hệ giữa quy hoạch phát

triển công nghiệp với việc xử lý các vấn đề môi trường, xã hội, chuẩn bị nguồn nhân lực, phát triển hệ thống giao thông và mạng lưới dịch vụ...

- Chậm chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển công nghiệp. Các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ chậm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, áp dụng kém hiệu quả các chính sách kinh tế vĩ mô. Những chính sách đầu tư mới phát huy tác dụng đối với việc sử dụng các nguồn lực cho tăng trưởng công nghiệp theo chiều rộng mà chưa tạo điều kiện cho sự phát triển các phân ngành và các sản phẩm công nghiệp chủ lực có giá trị gia tăng cao, phù hợp với xu thế tái cấu trúc nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang diễn ra hiện nay. Bên cạnh đó, các địa phương trong vùng còn lúng túng, chưa rõ

ràng trong việc xác định các ngành công nghiệp nhọn.

ưu tiên và lĩnh vực mũi

- Năng lực thực thi các quy định về môi trường và đảm bảo các điều kiện xã hội cho người lao động còn nhiều hạn chế. Một số địa phương

và doanh nghiệp công nghiệp trong vùng

thường chỉ

quan tâm và tập

trung vào mục tiêu phát triển sản xuất mà thiếu quan tâm đến vấn đề


xã hội và môi trường. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp vì khả năng tài

chính hạn chế

đã không thực hiện đầy đủ

các biện pháp bảo vệ

môi

trường, đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động, các chính sách đãi ngộ và bảo hộ lao động cho công nhân...

- Tính bền vững của những liên kết bên trong vùng KTTĐ Bắc Bộ

còn nhiều hạn chế. Điều đó được thể hiện ở tính kết nối giữa các tỉnh,

thành phố trong vùng chưa cao. Sự hợp tác và cạnh tranh giữa các ngành

công nghiệp và các doanh nghiệp công nghiệp trong vùng nhằm làm cho

công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ phát triển theo hướng bền vững chưa

phản ánh được tiềm năng vốn có của nó.

* Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh những nguyên nhân trên, công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian qua phát triển chưa bền vững còn có nguyên nhân khách quan.

Thnht là do trình độ phát triển kinh tế của đất nước còn thấp so với các nước, do đó chính sách phát triển công nghiệp trên địa bàn vùng

KTTĐ Bắc Bộ

trong thời gian đầu phải dựa vào lợi thế

sẵn có về

tài

nguyên và lao động rẻ. Bên cạnh đó, do hạn chế về vốn, kinh nghiệm quản lý, trình độ lao động nên công nghiệp trong vùng chỉ có thể phát triển sản xuất những sản phẩm giá trị gia tăng thấp, tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu ở công đoạn gia công lắp ráp, chế biến thô.

Thứ

hai,

công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ

phát triển trong bối

cảnh phải đáp ứng yêu cầu tạo nhiều việc làm, giảm đói nghèo cho một bộ phận lớn là dân cư nông thôn trong vùng và cả nước, do đó các mục tiêu bảo vệ môi trường có lúc, có nơi còn chưa được quan tâm đúng mức.

Thba, nhân lực của vùng KTTĐ Bắc Bộ tuy có số lượng đông nhưng tỷ lệ chưa được đào tạo còn cao, ý thức kỷ luật và tác phong lao động công nghiệp còn nhiều hạn chế, thiếu lao động có tay nghề, nhất là đối với các

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 03/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí