Những "khoảng Trống" Trong Nghiên Cứu Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Trên Phạm Vi Một Tỉnh, Thành Phố


trọng trong ba phần của đề tài: Phần I Sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức; Phần II: Kinh nghiệm từ sự phát triển kinh tế tri thức các nước; Phần III: Phát triển kinh tế tri thức để rút ngắn quá trình CNH, HĐH ở nước ta. Trong phần III, tác giả đã đánh giá thực trạng nền kinh tế Việt Nam, qua đó đưa ra định hướng phát triển KTTT ở Việt Nam, những yếu tố đảm bảo cho sự thành công của CNH rút ngắn.

Phạm Văn Dần trong luận án tiến sĩ triết học Lý luận hình thái kinh tế - xã hội với sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay [22] đã xác định cơ sở khoa học của đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta hiện nay gồm 7 đặc điểm cơ bản để chỉ ra sự khác nhau của quá trình CNH, HĐH hiện nay với các kiểu CNH đã có trong lịch sử; 4 điều kiện cơ bản thực hiện CNH, HĐH. Qua đó nêu lên những nội dung cụ thể của việc vận dụng các quy luật cơ bản của lý luận hình thái kinh tế - xã hội để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Lê Kim Chung trong luận án tiến sĩ kinh tếCông nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản ở duyên hải Nam Trung Bộ [11] đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn tiến hành CNH, HĐH ngành thủy sản, đặc biệt là xác định những nội dung có tính quy luật về CNH, HĐH ngành thủy sản nói chung và ở duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng. Luận án đề xuất 3 phương hướng cơ bản nhằm định hướng quá trình CNH, HĐH ngành thủy sản đến năm 2010 và đưa ra các giải pháp cơ bản: huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, ứng dụng khoa học CN hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện các chính sách kinh tế vĩ mô, đây chính là đòn bảy thức đẩy ngành thủy sản của vùng sớm khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn.

Lê Hữu Đốc trong luận án tiến sĩ kinh tế Công nghiệp thành phố Đà Nẵng thực trạng và giải pháp phát triển [39] đã nêu nguyên tắc, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp ở một địa phương, xác định vị trí, vai


trò của ngành kinh tế trọng điểm trong phát triển kinh tế, chỉ ra 7 tiêu chí và phương pháp xác định ngành công nghiệp trọng điểm dưới góc độ kinh tế phát triển. Luận án cũng đã phân tích sự phát triển công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng qua các giai đoạn theo các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu, những lợi thế và hạn chế để phát triển công nghiệp của thành phố; đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu để phát triển nhanh, bền vững công nghiệp thành phố trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với xây dựng nền kinh tế tri thức.

Cao Quang Xứng trong luận án tiến sĩ kinh tế Tác động của kinh tế tri thức đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam [116] đã phân tích tác động của KTTT tới phát triển kinh tế xã hội và quá trình CNH, HĐH của các nước đi sau. Phân tích thực trạng tiến trình CNH, HĐH của nước ta dưới sự tác động của KTTT trong những năm gần đây; khẳng định nước ta cần phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tận dụng cơ hội của nền KTTT trong thời gian tới.

1.2.3. Các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành

Tác giả Chu Văn Cấp trong bài viết Tìm hiểu vấn đề: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, trong văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng" [7] đã khẳng định xu thế toàn cầu hóa kinh tế và sự phát triển KTTT, đòi hỏi các nước đi sau CNH, HĐH phải đồng thời thực hiện 2 quá trình: vừa xây dựng nền công nghiệp theo hướng hiện đại, vừa phải phát triển KTTT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Để đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở nước ta hiện nay cần phải hoàn thiện thế chế kinh tế thị trưởng định hướng XHCN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Phạm Ngọc Tuấn trong bài Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam [96] đã cho rằng CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT phải trở thành đường lối phát triển có tính chiến lược của nước ta. Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT có thể hiểu là


Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng - 4

một phương thức CNH mới trong điều kiện của cuộc cách mạng KH&CN, của xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế đang gia tăng mạnh mẽ. Tác giả cũng khẳng định muốn rút ngắn quá trình CNH, HĐH thì phải nắm bắt, khai thác, sử dụng các thành tựu khoa học và CN hiện đại, cùng với những yếu tố của nền KTTT.

Nguyễn Trọng Chuẩn trong bài Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và sự phát triển bền vững [10] cho rằng dưới góc nhìn lịch sử, sự đánh giá của Đảng về tính tất yếu, vị trí, vai trò của công cuộc CNH đất nước từ Đại hội III (1960) đến Đại hội XI (2011) là nhất quán và xuyên suốt. Chúng ta không thể sớm thoát khỏi tình trạng lạc hậu, kém phát triển nếu không tiến hành CNH theo hướng hiện đại và không từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên để kinh tế phát triển bền vững, thực hiện thành công CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển KTTT phải kết hợp hài hòa, có hiệu quả 3 mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.

Đinh Thế Phong trong bài Công nghệ: con đường duy nhất để công nghiệp hóa ở thế kỷ 21 [67] trên cơ sở luận giải 3 đặc điểm chỉ sự khác biệt giữa công nghiệp hóa kinh điển và công nghiệp hóa thế kỷ 21 đã khẳng định: nếu không nghiên cứu, phát hiện quy luật và tìm cách hợp lý để "lách", nghiên cứu các "đứt đoạn" hay còn gọi là các cửa sổ trong sự tiến hóa của CN thì không thể CNH thành công.

1.3. NHỮNG "KHOẢNG TRỐNG" TRONG NGHIÊN CỨU CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC TRÊN PHẠM VI MỘT TỈNH, THÀNH PHỐ

Các công trình và bài viết nêu trên đã tập trung vào nghiên cứu những vấn đề liên quan đến CNH, HĐH và KTTT trên phạm vi một quốc gia. Những vấn đề được phân tích và đã làm rõ ở đây là: CNH trong điều kiện mới của cách mạng KH&CN là gì? CNH, HĐH chỉ thuần túy về mặt kinh tế hay CNH,


HĐH cả về mặt xã hội? Vì sao một nước đang phát triển lại có thể thực hiện được con đường CNH rút ngắn? Để thực hiện thành công con đường đó cần phải làm gì? Vai trò của nhà nước trong CNH, HĐH? Một số tác động của CNH, HĐH về mặt kinh tế, xã hội cũng được một số tác giả bàn luận.

Riêng vấn đề KTTT đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu kể từ giữa những năm 90 thế kỷ XX lại đây. Những vấn đề lý thuyết như nhận thức KTTT là gì? Đặc điểm, sự khác biệt và tính hơn hẳn của KTTT so với kinh tế công nghiệp. Tiêu chuẩn để xác định một nền kinh tế đạt trình độ KTTT và con đường để hướng đến sự phát triển nền kinh tế này đối với một quốc gia, kể cả quốc gia công nghiệp phát triển và quốc gia đang phát triển.

Tổng hợp các nghiên cứu về CNH, HĐH, phát triển KTTT như đã trình bày ở trên cho thấy các công trình nghiên cứu về CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức còn rất ít. Chỉ có một vài công trình nghiên cứu về vấn đề này như tác giả Đặng Hữu [44,45], Cao Quang Xứng [116] trên phạm vi cả nước, chưa có công trình nào nghiên cứu về CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT trên địa bàn một tỉnh, thành phố ở Việt Nam, đây là vấn đề vẫn còn đang "bỏ ngỏ". Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, việc bổ sung vào khoảng trống các vấn đề nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT được luận án xác định là hướng phát triển tiếp theo.

Những nội dung còn trống khi nghiên cứu về CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức cần tiếp tục nghiên cứu:

- Cần làm rõ thế nào là CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT? Những căn cứ lý luận và thực tiễn của việc gắn CNH, HĐH với phát triển KTTT ở nước ta trong đó có thành phố Đà Nẵng.

- Chỉ ra những nhân tố khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến tiến trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT trên phạm


vi một tỉnh, thành phố ở Việt Nam để có giải pháp thích hợp.

- Nội dung của CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT bao gồm những gì? nó được tiến hành trong cơ chế nào?. Những công cụ cần thiết để thực hiện quá trình gắn kết đó trên địa bàn một tỉnh, thành phố?

- Cần có những tổng kết, đánh giá khách quan, khoa học về thực trạng tiến hành CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây; làm rõ những thành công, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân làm căn cứ xác định phương hướng và giải pháp thúc đẩy tiến trình này trên địa bàn những năm tới.

Trên cơ sở hệ thống hóa khung lý thuyết và nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT trên phạm vi một tỉnh, thành phố Việt Nam, tham khảo kết quả của các công trình, bài viết trong nước và trên thế giới, nghiên cứu sinh lựa chọn và thực hiện đề tài luận án "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng" dưới góc độ Kinh tế chính trị. Đây là hướng và đối tượng nghiên cứu mới, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố mà nghiên cứu sinh được biết cho tới nay. Với đối tượng nghiên cứu này, tác giả luận án mong muốn góp phần vào lời giải cho vấn đề bức thiết hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC TRÊN PHẠM VI MỘT TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM


2.1. QUAN NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

2.1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tri thức

2.1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa

Khi nghiên cứu ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp: hiệp tác giản đơn, phân công công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí, C. Mác cho rằng đây là quá trình chuyển nền kinh tế từ chủ yếu là nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp. Ông viết: "Cái máy điểm xuất phát của cuộc cách mạng công nghiệp, đã thay thế người lao động chỉ sử dụng có mỗi một dụng cụ, bằng một cơ cấu sử dụng ngay một lúc nhiều công cụ như nhau hoặc cùng loại và do một động lực làm cho chuyển động" [56, tr.542]; "Vậy là nền đại công nghiệp phải nắm lấy những tư liệu sản xuất đặc trưng của nó, tức là bản thân máy móc, và dùng máy móc để sản xuất ra máy móc. Nhờ thế, nó đã tạo ra được cho mình một cơ sở kỹ thuật thích hợp và đứng vững trên đôi chân của mình" [56, tr.554]. Dựa trên cơ sở phân tích sự phát triển của máy móc tự động, C.Mác đã chỉ rõ vai trò ngày càng quan trọng của KH&CN, khẳng định trong xã hội công nghiệp máy móc sẽ dần thay thế cho lao động cơ bắp, lao động trực tiếp trở thành lao động thứ yếu. Từ đó rút ra những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn về tăng năng suất lao động xã hội, xã hội hóa lao động, cách mạng kỹ thuật trong quá trình chuyển biến của nền sản xuất xã hội từ sản xuất nhỏ, thủ công, phân tán lên sản xuất lớn, cơ khí hóa, tập trung.

Cuối thế kỷ thứ XVIII, cuộc Cách mạng công nghiệp được diễn ra ở nước Anh với sự xuất hiện "chiếc thoi bay" trong lĩnh vực se sợi. Nước Anh


trở thành quê hương của Cách mạng công nghiệp, là nơi tiến hành CNH đầu tiên. Manchester là thành phố công nghiệp đầu tiên trên thế giới. Kể từ đây, nhân loại bước vào một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn CNH. Sau Anh là lần lượt các nước: Pháp vào đầu thế kỷ XIX, Mỹ, Ðức vào giữa thế kỷ XIX, Nhật, Nga và nhiều nước châu Âu khác vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã trở thành nước công nghiệp.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (giữa thế kỷ XX), nhiều nước thuộc Thế giới thứ ba tiến hành quá trình này với Chiến lược CNH riêng của mình. Một số dựa theo mô hình CNH của Liên xô (cũ), một số dựa theo mô hình của Mỹ. Ðến nay, một số nước đã thực hiện CNH rút ngắn thành công, trở thành nước công nghiệp. Tuy nhiên, còn không ít quốc gia trong đó có Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, đang trong giai đoạn tiến hành CNH.

Do thời điểm lịch sử tiến hành CNH ở các nước không giống nhau nên đã có những quan niệm khác nhau về CNH. Việc nhận thức đúng phạm trù CNH trong một giai đoạn phát triển cụ thể của đất nước là rất cần thiết, nó không chỉ có ý nghĩa về lý luận mà còn trong hoạch định và thực thi chính sách phát triển.

Quan niệm giản đơn nhất về CNH cho rằng: "CNH là đưa đặc tính công nghiệp cho một hoạt động, trang bị (cho một vùng, một nước) các nhà máy, các loại công nghiệp..." [46, tr.48]. Quan niệm được khái quát từ thực tiễn CNH ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, đối tượng CNH ở đây là ngành công nghiệp, còn sự phát triển của các ngành khác chỉ là hệ quả của phát triển công nghiệp.

G.A.Cudơlốp và S.P.Perơvusin các nhà khoa học Liên Xô (cũ), từ thực tiễn tiến hành CNH nửa đầu thế kỷ XX, đã nêu quan niệm về CNH gắn với tính chất chế độ xã hội ở Liên Xô lúc bấy giờ:

CNH xã hội chủ nghĩa là phát triển đại công nghiệp, trước hết là phát triển công nghiệp nặng, nhằm bảo đảm cải tạo toàn bộ nền kinh


tế quốc dân trên cơ sở kỹ thuật cơ khí tiên tiến, bảo đảm hình thức kinh tế xã hội chủ nghĩa chiến thắng hình thức kinh tế tư bản chủ nghĩa và hàng hóa nhỏ, bảo đảm cho nước nhà không bị lệ thuộc về kinh tế và kỹ thuật vào thế giới tư bản chủ nghĩa, tăng cường khả năng quốc phòng [83, tr.12].

Theo quan niệm của Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), thì "CNH là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển một cơ cấu kinh tế nhiều ngành với kỹ thuật hiện đại" [83, tr.50]. Với quan niệm này, CNH là quá trình phát triển bao gồm mọi mặt, mọi ngành kinh tế nhằm đạt tới không chỉ mục tiêu kinh tế mà còn cả mục tiêu xã hội.

Ở Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960) xác định: "CNH là quá trình thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện sự phân công mới về lao động xã hội và là quá trình tích lũy xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng" [83, tr.15]. Quan niệm đã nói lên mục tiêu, nội dung, tính chất xã hội chủ nghĩa của quá trình CNH, nhưng dường như đã đồng nhất CNH với cuộc cách mạng kỹ thuật.

Ngoài những quan niệm trên, trong kho tàng tri thức của nhân loại còn có những quan niệm khác về CNH dựa trên một số mục tiêu nhất định về trình độ phát triển của tư liệu lao động, phương thức tổ chức sản xuất, thu nhập quốc dân, cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp, cơ cấu lao động, mức độ phát triển công nghiệp chế tác, loại công cụ sản xuất, các hàm sản xuất cơ bản, phương thức sản xuất...

Tuy có những quan niệm khác nhau về CNH, nhưng về cơ bản các quan niệm trên vẫn có những điểm chung và có thể được hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa hẹp, CNH là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) lên nền kinh tế lấy công nghiệp làm chủ đạo, từ chỗ tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm chủ yếu giảm dần và nhường chỗ cho lao

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 23/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí