động có thể lưu thông dễ dàng trên thị trường, khơi thông các rào cản làm phân mảng thị trường giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, tạo điều kiện để lao động nông thôn có cơ hội tốt hơn tham gia vào các ngành nghề công nghiệp.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho thị trường lao động. Trước hết là xây dựng các trung tâm, các cơ sở giao dịch lao động, cung cấp các trang thiết bị, điều kiện làm việc cần thiết cho các cơ sở này; cải tạo cơ sở dịch vụ giới thiệu việc làm.
- Tăng cường công tác tào đạo và đào tạo lại người lao động. Đứng trước vấn đề trình độ chuyên môn và tay nghề lao động thấp và sự bất hợp lý trong cơ cấu kỹ năng lao động, chính Phủ Trung Quốc đã đề ra nhiều chính sách thúc đẩy công tác đào tạo nguồn nhân lực. Trung Quốc đã cho phép thành lập một số lượng lớn các trường đại học và trường dạy nghề dân lập, các lớp đào tạo sinh viên có thu học phí (đáp ứng 50% nhu cầu chi phí đào tạo cao đẳng của Trung Quốc).
Thái Lan
Chính phủ Thái Lan đã thực hiện nhiều chính sách vĩ mô linh hoạt và thích hợp, nhằm khắc phục những lệch lạc trong chính sách tăng trưởng quá thiên về mặt kinh tế, mà ít chú ý tới các khía cạnh xã hội. Trong những năm 1990, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện điều chỉnh sự mất cân đối do
chính sách phát triển công nghiệp tập trung có trọng điểm ở thủ đô
Bangkok và các tỉnh xung quanh gây ra, thông qua chương trình phát triển
các cơ sở công nghiệp tại vùng kém phát triển, nhằm giãn sự tập trung của các cơ sở công nghiệp tại thủ đô Bangkok ra ngoài vùng và hạn chế sự ra đời của các cơ sở công nghiệp mới trong vùng này.
Thái Lan thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động sản xuất hàng xuất khẩu, hạn chế sự đầu tư quá mức vào các
Có thể bạn quan tâm!
- Tiêu Chí Phát Triển Công Nghiệp Theo Hướng Bền Vững
- Các Nhân Tố Thuộc Về Quan Hệ Sản Xuất Và Kiến Trúc Thượng Tầng
- Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững - 9
- Điều Kiện Phát Triển Nổi Bật Của Vùng Kttđ Bắc Bộ Cho Phát Triển Công Nghiệp Theo Hướng Bền Vững
- Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Công Nghiệp Vùng Kinh Tế
- Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững - 13
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
ngành đòi hỏi nhiều vốn và các ngành “sốt nóng”, bởi vì đó là những ngành có thể làm tăng sự bất bình đẳng trong xã hội và tạo nên tình trạng phát triển kinh tế kiểu “bong bóng”.
* Các biện pháp nghiệp
Trung Quốc
giải quyết vấn đề môi trường trong phát triển công
Lồng ghép chính sách bảo vệ môi trường với chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Trung Quốc là một trong những nước đi đầu trong việc xây dựng Chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững, trong đó công tác bảo vệ môi trường được quan tâm lồng ghép và thực hiện đồng thời với phát triển kinh tế - xã hội. Trong các kỳ kế hoạch hàng năm hay dài hạn
của Nhà nước Trung Quốc cũng như của các địa phương đều dành một
phần hoặc một chương mục riêng viết về phương hướng, nhiệm vụ và
biện pháp PTBV, bảo vệ
môi trường, sử
dụng tiết kiệm và hợp lý các
nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tăng đầu tư phát triển công nghiệp môi trường
Từ cuối năm 2008, kể từ khi cuộc khung hoang tài chin
h quôc
tế lan
rông trên toàn cầu đến nay, Trung Quôc
đa tăng cương đâu
tư vao
nganh
công nghiệp môi trương. Theo con số thông kê, trong 4000 tỷ nhân dân tê
dung để kích cầu trong nươc Trung Quôc, có 300 tỷ nhân dân tệ đã đâu tư
trực tiếp vào nganh liên quan tơi
bao
vệ môi trương [88]. Ngoai
ra, Trung
Quốc còn cho phép doanh nghiêp
bao
vệ môi trương niêm yêt
để huy đông
vốn đầu tư
hoặc thu hut
vôn
đâu
tư xa
hôị , khiên
nganh công nghiêp
nay
không ngừng được thị trường hoa và phát triển mạnh mẽ.
Hạn chế đầu tư vào những ngành sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu:
Từ năm 2005, Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách ưu đãi đầu tư, kể cả
đầu tư nước ngoài theo hướng hạn chế những dự án sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu và ô nhiễm môi trường, nhất là trong lĩnh vực dệt may, chế biến
thực phẩm. Chính phủ
Trung Quốc đã có chính sách hỗ
trợ
các doanh
nghiệp sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu đầu tư ra nước ngoài.
Thái Lan
Để đảm bảo phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, Chính
phủ Thái Lan đã kết hợp các vấn đề kinh tế và vấn đề môi trường ngay từ
khâu lập kế
hoạch, tập trung chủ
yếu vào các vấn đề
môi trường quan
trọng như
bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, hạn chế
ô nhiễm công
nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các yêu cầu về môi trường, khuyến khích tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.
Bên cạnh đó, Thái Lan đã áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường. Những biện pháp chủ yếu được áp dụng là nâng cao hiểu biết về môi trường cho doanh nghiệp và các nhà quản lý; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, ban hành các quy định về bao bì đóng gói, nhãn sinh thái, áp dụng các phương pháp sản xuất sạch, sử dụng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp như tín dụng (quỹ môi trường), cung cấp thông tin, kỹ thuật và chuyên môn, khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn môi trường như ISO 14000…
1.3.2. Bài học cho phát triển công nghiệp theo hướng bền vững ở
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam
Là một nước đang phát triển, đi sau trong phát triển công nghiệp, Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng rất cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về phát triển công nghiệp theo hướng bền
vững. Từ kinh nghiệm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của
các nước được đề
cập trên đây, có thể
rút ra một số
bài học cho vùng
KTTĐ Bắc Bộ như sau:
* Bài học từ thành công của các nước.
Về duy trì tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp.
Phải coi trọng ngay từ đầu việc bảo đảm hài hoà giữa các mặt kinh tế, xã hội, môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp thông qua việc xây dựng quy hoạch phát triển và xây dựng chiến lược phát triển bền vững; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, có năng suất lao động cao hơn, có đóng góp lớn hơn cho tăng trưởng, thân thiện với môi
trường; coi trọng việc giải quyết thoả đáng vấn đề nâng cao chất lượng
tăng trưởng công nghiệp, bao gồm phát triển nhân lực, khoa học - công nghệ, tái cơ cấu ngành công nghiệp; phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ.
Về bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp.
Để tránh những hậu quả
nặng nề về
môi trường, bảo đảm cho
hướng phát triển bền vững về môi trường, kinh nghiệm của các quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan cho thấy cần phải
quan tâm đến vấn đề
BVMT ngay từ
đầu của quá trình phát triển. Các
KCN tập trung trong vùng KTTĐ Bắc Bộ cần có hạ tầng môi trường hoàn
chỉnh bao gồm điện, đường giao thông, hệ thống cấp và thoát nước, hệ
thống thu gom và xử lý các chất thải... mới được phép kinh doanh. Bên
cạnh đó, cần nâng cao năng lực BVMT của doanh nghiệp và vai trò kiểm soát, hỗ trợ của Nhà nước. Trong đó, vai trò của Nhà nước hết sức quan trọng. Nếu không có sự kiểm soát và hỗ trợ, quan tâm của Nhà nước, các
doanh nghiệp công nghiệp sẽ ít chú trọng hoặc gặp khó khăn trong việc
nâng cao năng lực BVMT của mình. Kinh nghiệm của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo được nêu ở trên đã khẳng định rõ điều này. Kinh nghiệm các nước Trung Quốc, Thái Lan cũng chỉ rõ, cần áp dụng nhiều biện
pháp bảo vệ, hạn chế và xử lý ô nhiễm môi trường cũng như đẩy mạnh phát triển công nghiệp môi trường và khai thác, sử dụng tài nguyên hiệu quả, hợp lý.
Về giải quyết các vấn đề xã hội trong phát triển công nghiệp.
Chính sách phát triển công nghiệp ở vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam cần cân nhắc đầy đủ các yếu tố về xã hội như tăng cường giải quyết việc
làm, mở rộng an sinh xã hội; có chính sách tiền lương phù hợp với công
nhân công nghiệp. Thực hiện và tạo lập sự bình đẳng hơn trong chính sách phân phối thu nhập nhằm xoá đói giảm nghèo và giảm sự chênh lệch thu nhập.
* Bài học từ những mặt chưa thành công của các nước.
Kinh nghiệm của Singapo cho thấy, việc thực thi các chính sách BVMT cần có lộ trình và sự phối hợp chặt chẽ với các chính sách khác để công nghiệp phát triển theo hướng bền vững nhưng không làm gia tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như gây ra tình trạng thiếu hụt công nhân lành nghề.
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Việc thúc đẩy phát triển công nghiệp một cách nhanh chóng với chất lượng ngày càng nâng cao là yêu cầu thực sự cấp bách khi mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 đang tới rất gần. Tuy nhiên, kinh nghiệm của phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của Hàn Quốc đã chỉ ra rằng, bên cạnh việc coi trọng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa công nghiệp, cũng cần chú ý đến nhu cầu của thị trường nội địa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ để không bị lệ thuộc quá mức vào đầu tư quốc tế và thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, cũng cần đặc biệt chú ý đến việc tổ chức phân bố công nghiệp hợp lý giữa thành thị và nông thôn, có chính sách giải quyết việc làm cho người nông dân bị ảnh hưởng từ phát triển công nghiệp.
Tăng trưởng công nghiệp nhanh với việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị vắt kiệt và môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Đây là những cái giá rất đắt phải trả cho công cuộc công nghiệp hoá nhanh, chỉ chú trọng tới sự
tăng trưởng về hội.
mặt lượng, mà thiếu quan tâm tới mặt môi trường và xã
Kết luận chương 1
Trong chương 1, nghiên cứu sinh đề cập đến những vấn đề cốt lõi nhất để làm cơ sở cho việc nghiên cứu luận án. Tác giả đã khái quát các nội dung cơ bản của phát triển công nghiệp trên một vùng lãnh thổ và nội dung phát triển bền vững, từ đó xây dựng khái niệm, làm rõ nội dung, các tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Nghiên cứu sinh đã nghiên cứu, khái quát và chỉ ra các nhân tố thuộc về lực lượng sản
xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tác động đến quá trình
phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.
Nghiên cứu sinh cũng lựa chọn hai nhóm nước: nhóm các nước phát
triển và mới công nghiệp hóa và nhóm các nước đang phát triển để
khảo sát kinh nghiệm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, cả kinh nghiệm thành công và những kinh nghiệm chưa thành công, từ đó
rút ra các bài học cho vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam. Đó là các bài học
về giải quyết các vấn đề
xã hội trong phát triển công nghiệp;
về bảo
vệ môi trường trong phát triển công nghiệp; về duy trì tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
2.1. Khái quát vị
trí, vai trò, điều kiện phát triển và cơ
chế,
chính sách tác động đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
2.1.1. Vị trí, vai trò và điều kiện phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
2.1.1.1. Vị trí, vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Vùng KTTĐ Bắc Bộ
nằm
ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, bao
gồm 7 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương và Hưng Yên. Vùng có diện tích 15.593 km2 chiếm 4,7% diện tích cả nước, dân số 14,46 triệu người, chiếm 16,6% dân số cả nước, trong đó dân số đô thị chiếm tỷ lệ 32% [19].
Vùng KTTĐ Bắc Bộ có vị trí và vai trò trọng yếu về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và an ninh- quốc phòng của cả nước. Đặc biệt, là vùng đất kinh đô xưa hiện nay là Thủ đô Hà Nội với hơn 1000 năm tuổi, trung tâm đầu não về chính trị, tiêu biểu về kinh tế - văn hoá - xã hội, khoa học - công nghệ của cả nước. Nằm trong vòng cung biển Đông - biển Hoa Nam, Trung Quốc - biển Nhật Bản, có đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc. Vùng KTTĐ Bắc Bộ có vị trí địa chính trị - kinh tế và tiềm
năng mở
rộng giao lưu quốc tế về
kinh tế
thương mại, văn hoá và đối
ngoại quan trọng nhất của Việt Nam ở khu vực phía Bắc và vịnh Bắc Bộ
trong quan hệ với các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á và Trung Quốc,
vừa là khu vực thị trường lớn vừa là khu vực có những quốc gia và nền kinh tế lớn.
Vùng KTTĐ Bắc Bộ
có Thủ
đô Hà Nội là đầu mối giao thương
đường bộ, đường sắt, đường hàng không trong nước và quốc tế; có Hải