Những Công Trình Nghiên Cứu Về Lợi Ích, Quan Hệ Lợi Ích Trong Phát Triển Nền Kinh Tế Nói Chung Và Trong Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Hữu Cơ Nói Riêng 13373

20


giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của phát triển nông nghiệp xanh. Các tác giả cũng nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển nông nghiệp xanh đã đạt được những kết quả tích cực để rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp xanh của Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá kết quả của phát triển nông nghiệp nước ta và những tác động về kinh tế - xã hội và môi trường, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp xanh ở nước ta hiện nay, đưa ra những đề xuất để xây dựng các chỉ số giám sát tăng trưởng xanh.

Nguyễn Hùng Cường, Lê Thái Bạt, Bùi Sĩ Nam, Nguyễn Ngọc Tân (2013), “Tiếp cận kinh tế xanh trong phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng xanh trong quy hoạch vùng nông nghiệp chè an toàn ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” [5]. Đây là bài viết tham gia Hội thảo khoa học quốc gia Tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng xanh. Trong bài viết này, các tác giả đã nêu bật tính cấp thiết của phát triển “kinh tế xanh”, “tăng trưởng xanh” đối với nền kinh tế nước ta nói chung và đối với tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Đối với Thái Nguyên, các tác giả đi sâu vào nghiên cứu tăng trưởng xanh trong quy hoạch vùng nông nghiệp chè an toàn của Tỉnh và cho rằng đây là một nhiệm vụ cấp bách của ngành nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất chè của tỉnh nói riêng. Việc áp dụng các quy trình sản xuất tiến bộ như: Global GAP, VietGAP, GMP, HACCP trong quá trình sản xuất kinh doanh mặt hàng chè an toàn, sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên, nhất là tài nguyên đất.

Nguyễn Trọng Hoài (2014), “Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh: Tiếp cận hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Đồng bằng sông Cửu Long” [19]. Tác giả đã nghiên cứu hành vi của nông dân tại hai tỉnh An Giang và Bến Tre khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhận thức về ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới vấn đề môi trường sống, các chính sách của chính quyền địa phương tác động tới hành vi của người nông dân khi sử

21


dụng thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt lớn giữa định hướng và thực tế sản xuất nông nghiệp hướng đến tăng trưởng xanh. Chính quyền các địa phương đã nhận thức tầm quan trọng của tăng trưởng xanh trong nông nghiệp và ban hành những chính sách hỗ trợ như truyền thông giáo dục và các biện pháp hỗ trợ trực tiếp nhằm thúc đẩy, điều chỉnh hành vi của người nông dân trong quá trình sản xuất và chế biến nông sản hướng đến tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, người nông dân vẫn gia tăng lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất do thói quen, tư duy và trình độ nhận thức của người nông dân; do đó quản lý dịch hại tổng hợp - IPM chưa thực sự phổ biến và chưa phát triển đồng bộ. Vì vậy, tình hình suy giảm chất lượng môi trường tại Đồng bằng sông Cửu Long đang có chiều hướng gia tăng, người nông dân đang trực tiếp đối mặt với những hậu quả tiêu cực từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy cách và mục tiêu tăng trưởng xanh trong nông nghiệp ngày càng xa vời.

Ngô Thị Lan Hương (2016), Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững từ năm 2001 đến năm 2013 [23]. Cuốn sách khẳng định vai trò của nông nghiệp là nền tảng có tính chiến lược trong thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Những năm gần đây, chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được Đảng bộ Thành phố chú trọng, định hướng phát triển nông nghiệp bền vững đã được khởi động, khuyến khích phát triển nhằm xây dựng một nền nông nghiệp mới, tạo bộ mặt nông thôn mới. Tác giả đã phân tích, đánh giá những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của Đảng bộ Thành phố Hà Nội và bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, đó là: Phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn vị trí, vai trò của nông nghiệp bền vững trong bối cảnh mới; coi trọng công tác chỉ đạo chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng

22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.


sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu nhằm tăng cường hơn nữa chất lượng sản xuất nông nghiệp; công tác chỉ đạo bảo đảm an toàn thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu; coi trọng việc gắn kết chặt chẽ vấn đề tăng trưởng kinh tế nông nghiệp với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.

Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội - 4

Khuất Đăng Long (2016), “Về phát triển nông nghiệp xanh, lợi ích, nhận thức và lựa chọn” [28]. Tác giả bài báo dựa trên những tài liệu đã công bố để chứng minh lợi ích của nông nghiệp xanh cũng như các mối liên hệ giữa phát triển thực tiễn nông nghiệp xanh với những vấn đề kinh tế, sinh thái, môi trường và dân sinh. Thông qua việc phân tích tác giả khẳng định nông nghiệp xanh chỉ thành công khi nó không chỉ đảm bảo được an ninh lương thực, mà còn tạo ra được một hệ sinh thái lành mạnh và hài hòa với thiên nhiên. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra những kiến nghị về chính sách phát triển thực hành nông nghiệp xanh của Chính phủ, cụ thể như: không trợ giá cho những hạng mục gây ô nhiễm môi trường, làm tăng lượng khí thải; Áp đặt thuế thích hợp cho việc sử dụng thuốc hóa học trừ cỏ, trừ sâu và các nhiên liệu hóa thạch khác; Thiết lập hình phạt do việc chất thải khí và chất thải ô nhiễm nước trong thực hành canh tác nông nghiệp độc hại; Ưu tiên thu mua hàng hóa qua việc “sản xuất xanh”; Tài trợ cho nghiên cứu và phát triển, cung cấp thông tin và trợ giúp kỹ thuật, dịch vụ kiểm tra hàng hóa, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống lũ lụt và khô hạn, bể chứa khí và carbon thải trong nhà kính;...

Nguyễn Đăng Nghĩa, Nguyễn Thị Hồng Minh, Phạm Phương Thảo (2016), Xu hướng phát triển nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp sạch tại Việt Nam [34]. Trong báo cáo này nhóm tác giả đã khái quát về sản xuất NNHC trên thế giới và tại Việt Nam được thể hiện qua mô hình phân tích SWOT, đồng thời dự báo tốc độ phát triển NNHC tại Việt Nam trong thời gian tới. NNHC là một phương pháp sản xuất mà quản lý trang trại và môi trường trong trang trại như một hệ thống đơn lẻ, được sử dụng dựa trên kiến thức khoa học và truyền thống để làm tăng sức mạnh cho hệ sinh thái nông

23


nghiệp. Trong đó các trang trại hữu cơ chú trọng vào việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng và việc quản lý hệ sinh thái hơn là những đầu tư từ bên ngoài như phân hóa học và các hoá chất nông nghiệp. Nhóm tác giả đã tiến hành phân tích xu hướng phát triển NNHC trên cơ sở số liệu sáng chế quốc tế với các nội dung như: Tình hình nộp đơn đăng ký sáng chế theo thời gian, theo quốc gia, theo bảng phân loại sáng chế quốc tế IPC... để chứng minh cho xu hướng phát triển mạnh mẽ của NNHC trong thời gian gần đây.

Huỳnh Trường Vĩnh (2018), “Hậu Giang: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp” [60]. Tác giả đã chỉ ra sơ lược những kết quả đã đạt được trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế như: hệ thống cơ chế chính sách cho nông nghiệp công nghệ cao chưa được ban hành đầy đủ và chưa có hướng dẫn cụ thể; nguồn nhân lực có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn thiếu; Trình độ dân trí ở một số nơi trong tỉnh còn thấp, do đó việc đưa các tiến bộ KH&CN tới nông thôn, vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn; số đơn vị đủ điều kiện ứng dụng, chuyển giao các thành tựu KH&CN trong tỉnh còn ít, lại chưa được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu thực tế nên hiệu quả hoạt động chưa cao.

Phạm S (2019), “Nông nghiệp hữu cơ: xu hướng tất yếu tham gia chuỗi nông sản toàn cầu” [36]. Cuốn sách đã hệ thống lại lịch sử phát triển của nền NNHC trên thế giới, đưa ra một số quy định và chứng nhận NNHC phổ biến nhất. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng phân tích thực trạng phát triển NNHC ở Việt Nam nói chung, đi sâu vào NNHC ở Lâm Đồng nói riêng. Trong đó, hạn chế lớn nhất chính là diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn quá thấp, chỉ chiếm chưa đến 5% diện tích canh tác của cả ngành nông nghiệp. Trên cơ sở đó, cuốn sách đề xuất một số giải pháp phát triển NNHC ở Việt Nam.

1.2.2. Những công trình nghiên cứu về lợi ích, quan hệ lợi ích trong phát triển nền kinh tế nói chung và trong phát triển kinh tế nông nghiệp hữu cơ nói riêng

24


Đào Duy Tùng, Phạm Thành, Vũ Hữu Ngoạn, Lê Xuân Tùng, Nguyễn Duy Bảy (1982), Bàn về các lợi ích kinh tế [49]. Các tác giả tập trung phân tích, làm rõ các vấn đề liên quan đến lợi ích kinh tế để từ đó đưa ra các khái niệm lợi ích kinh tế, lợi ích kinh tế của xã hội, đồng thời khẳng định tính khách quan của lợi ích kinh tế, chỉ rõ vai trò của lợi ích kinh tế đối với hoạt động vật chất của con người. Trên cơ sở phân tích lý luận, các tác giả đưa ra những quan điểm mang tính phương pháp để hướng tới giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế giữa cá nhân, tập thể và xã hội.

Chu Văn Cấp (1984), Lợi ích kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (những hình thức kết hợp và phát triển chúng trong lĩnh vực kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam) [2]. Tác giả đã phân tích về các lợi ích kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Theo tác giả, trong thời kỳ quá độ lên CNXH do tồn tại nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế đan xen lẫn nhau. Vì vậy mỗi thành phần kinh tế sẽ theo đuổi một lợi ích riêng. Trên cơ sở phân tích, tác giả đã đưa ra nhiều hình thức để kết hợp các lợi ích kinh tế trong thời kỳ quá độ, đông thời khẳng định, chỉ có sự kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế mới tạo được động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Hoàng Văn Luận (2000), Lợi ích động lực của sự phát triển bền vững [29]. Tác giả đã nghiên cứu, khảo sát nhu cầu và những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu làm cơ sở để nghiên cứu về vấn đề lợi ích. Theo tác giả, lợi ích là một khái niệm mang tính lịch sử - xã hội dùng để chỉ phần giá trị của nhu cầu được thỏa mãn thông qua trao đổi hoạt động với các chủ thể nhu cầu khác trong những điều kiện lịch sử nhất định. Hoạt động để thỏa mãn nhu cầu của con người gồm có: Hoạt động tạo ra của cải vật chất cụ thể và hoạt động trao đổi các của cải vật chất để đáp ứng tốt nhất và đầy đủ nhất nhu cầu của mình. Lợi ích không những chỉ xuất hiện trong mối quan hệ giữa các chủ thể có cùng nhu cầu giống nhau và có chung đối tượng thỏa mãn nhu cầu. Đây là nội dung cơ bản nhất để tiến hành khảo sát về lợi ích. Tác giả

25


cũng đưa ra nhóm giải pháp để giải quyết hài hòa lợi ích, để lợi ích thực sự là động lực của sự phát triển bền vững.

Đặng Quang Định (2010), Thống nhất lợi ích kinh tế giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay [11]. Tác giả luận án đã làm rõ thực chất và những nhân tố cơ bản tác động đến của sự thống nhất lợi ích kinh tế giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Từ việc phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện sự thống nhất lợi ích kinh tế giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức từ cơ sở kinh tế và sự bất cập của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội và trình độ nhận thức của các giai cấp, tầng lớp tác giả đã chỉ rõ một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm tăng cường sự thống nhất lợi ích kinh tế giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.

Ngô Tuấn Nghĩa (2011), Bảo đảm quan hệ lợi ích hài hòa về sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam [33]. Nội dung cuốn sách phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của quan hệ lợi ích trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực và thế giới về cùng lĩnh vực. Tác giả phân tích biểu hiện của quan hệ lợi ích trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam kể từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế và thực hiện mở cửa hội nhập (1986 đến nay). Trong đó chỉ ra những mâu thuẫn, xung đột lợi ích trong quan hệ lợi ích trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Việt Nam hiện nay, tìm hiểu nguyên nhân của chúng nhằm tạo tiền đề cho việc đưa ra những giải pháp tương ứng. Tác giả đã đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp bảo đảm hài hòa quan hệ lợi ích về sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.

Đặng Quang Định (2012), Vai trò của lợi ích đối với sự phát triển xã hội [12]. Tác giả trình bày các quan niệm về lợi ích, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm... sự hình thành và vai trò của lợi ích đối với sự phát triển xã hội. Quan

26


điểm của Đảng trong việc giải quyết vấn đề lợi ích tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, trong quan hệ với các nước trên thế giới.

Trần Thị Lan (2012), Quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất nông dân để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới ở Hà Nội [26]. Theo tác giả, lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, phản ánh phần giá trị để thỏa mãn nhu cầu của chủ thể, được quy định bởi các quan hệ kinh tế nhất định và được hiện thực hóa bằng các khoản thu nhập cũng như quyền sử dụng các nguồn lực, yếu tố vật chất cần thiết để duy trì hoạt động và không ngừng tái tạo ra thu nhập bảo đảm cho chủ thể kinh tế tồn tại, hoạt động và phát triển. Tác giả cũng đã luận giải các vấn đề lý luận về lợi ích kinh tế, phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết các mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế, nảy sinh trong thu hồi đất của nông dân để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới ở Hà Nội. Tác giả cũng đã đề ra các giải pháp cơ bản giải quyết các mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế, nảy sinh trong thu hồi đất của nông dân để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới ở Hà Nội trong tình hình hiện nay.

Đỗ Huy Hà (2013), Giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay [15]. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về quá trình đô thị hóa cùng với đó là hiện tượng thu hẹp diện tích đất để sản xuất nông nghiệp dẫn đến việc người nông dân không còn hoặc còn rất ít đất để canh tác. Khi bị mất đất, người nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nghề để mưu sinh vì họ đã quen với sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó, do trình độ văn hóa còn thấp và sự thay đổi cách sống, lề thói, phong tục tập quán, kéo theo nhiều hệ lụy không đáng có. Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế trong quá trình đô thị hóa, tác giả cho người đọc thấy được những kết quả, thành tựu về giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế, đồng thời cũng thấy được những hạn chế, khó khăn trong việc giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế phát sinh trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội. Tác giả cũng đưa

27


ra một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh ở Hà Nội.

Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam (2013), Hội thảo quốc gia Nông nghiệp hữu cơ - Thực trạng và định hướng phát triển [58]. Trong cuốn Kỷ yếu này, các nhà khoa học tập trung luận giải sự cần thiết phải phát triển nền NNHC để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, các nhà khoa học cũng đi sâu vào thực trạng phát triển NNHC ở Việt Nam trong giai đoạn hiện tại. Đồng thời cũng chỉ ra mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và các chủ thể tham gia sản xuất, kinh doanh NNHC, chưa thực sự được quan tâm đúng mức, còn phát triển tự phát, quy mô nhỏ. Do đó, các mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp hữu cơ vẫn còn lỏng lẻo.

Nguyễn Thị Minh Loan (2017), Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội [27]. Tác giả đã chỉ ra cơ cấu lợi ích kinh tế bao gồm: Lợi ích kinh tế trực tiếp (Tiền công, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã hội, bảo hiểm); Lợi ích kinh tế gián tiếp (Điều kiện môi trường làm việc; đào tạo nâng cao tay nghề; đảm bảo đời sống tinh thần). Tác giả cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá thực trạng của việc thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2000-2014. Tác giả cũng đã đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó tập trung 3 nhóm giải pháp, trong đó nhấn mạnh vào giải pháp tăng cường sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế của người lao động và giải pháp nâng cao ý thức chấp hành luật pháp Việt Nam của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí