Những Quan Điểm Và Phương Hướng Cơ Bản Nhằm Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn Tỉnh Thừa Thiên Huế


nhiều, đặc biệt là các dự án bảo tồn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống mang đậm nét văn hóa Huế. Các dự án được sự tài trợ của UNESSCO, của các nước và các tổ chức phi chính phủ khác là cú huých mạnh mẽ để các làng nghề phát triển đồng thời kéo theo sự phát triển của công nghiệp nông thôn.

Thứ tư, Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã được chính phủ quy hoạch phát triển, là mắc xích quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội miền trung nói riêng và cả nước nói chung. Với lợi thế đó, Thừa Thiên Huế sẽ được đầu tư về kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, là đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, là cơ hội để mở rộng thị trường ra các tỉnh trong khu vực cũng như cả nước.

Thứ năm, Thừa Thiên Huế đã được Bộ Chính trị rất quan tâm và đã kết luận: “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hoá, du lịch; khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á; có quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc, có hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng được nâng cao rõ rệt, có đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện” [5, tr. 3]. Với kết luận này của Bộ Chính trị đã tạo tiền đề cho việc xây dựng các chính sách phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế theo định hướng đã nêu trong kết luận.

Thứ sáu, Thừa Thiên Huế có tỉnh lỵ thành phố Huế được Nhà nước công nhận là thành phố Festival (thành phố Lễ hội). Festival văn hóa được tổ


chức định kỳ hai năm một lần vào mùa hè các năm chẵn, Festival làng nghề truyền thống được tổ chức định kỳ hai năm một lần vào các năm lẻ. Các Festival này được tổ chức liên tục tại thành phố Huế là một cơ hội rất lớn để các cơ sở sản xuất, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng mang nét văn hóa độc đáo của xứ Huế đến du khách, doanh nghiệp qua đó trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tìm cơ hội hợp tác sản xuất kinh doanh với các đối tác. Tuy nhiên, đây cũng chính là môi trường cạnh tranh đối với nhiều sản phẩm làng nghề Thừa Thiên Huế vì các Festival ở Huế cũng là dịp các cơ sở sản xuất khác trong nước trưng bày, giới thiệu sản phẩm vì vậy nó cũng là thách thức cho công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế trong quá trình phát triển.

Thứ bảy, chính sách phát triển công nghiệp nông thôn được thực hiện một cách nhất quán từ trung ương đến địa phương. Hệ thống chính sách trực tiếp cũng như có liên quan đến công nghiệp nông thôn rõ ràng đang trở thành động lực cho sự phát triển của nó. Công tác khuyến công, khuyến nông, khuyến khích phát triển các ngành nghề ở nông thôn đang được đẩy mạnh giúp cho các chủ thể sản xuất mạnh dạn hơn trong việc đổi mới kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, phát triển công nghiệp nông thôn.

3.2. Những quan điểm và phương hướng cơ bản nhằm phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế

Phát triển công nghiệp nông thôn là vấn đề quan trọng được Chính phủ cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm. Nghị quyết Đại hội XIII nhiệm kỳ 2005 - 2010 khẳng định: phát triển nhanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng,… khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế đầu tư và phát triển với nhiều quy mô, loại hình, chú trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là sản xuất công ngiệp, tập trung cho công nghiệp chế biến, sử dụng nhiều lao động, khôi phục ngành nghề truyền thống, sản xuất hàng xuất khẩu,… [15, tr.29].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.


Như vậy, phát triển công nghiệp nông thôn đã được xác định là một yêu cầu tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Thừa Thiên Huế.

Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế - 9

Phát triển công nghiệp nông thôn là một quá trình lâu dài không thể nóng vội, phải thực hiện từng bước vững chắc. Để công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế phát triển bền vững, trong thời gian tới cần quán triệt một số quan điểm, định hướng cơ bản sau:

Thứ nhất, phát triển công nghiệp nông thôn phải đảm bảo hài hòa với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Công nghiệp nông thôn với tư cách một bộ phận của công nghiệp nói chung và đồng thời là một bộ phận cấu thành của kinh tế nông thôn cũng như nền kinh tế địa phương, do đó cần đặt sự phát triển của nó trong sự phát triển tổng thể ngành công nghiệp cũng như sự quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Để đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa phát triển công nghiệp nông thôn với sự phát triển kinh tế xã hội phải đặt nó trong quy hoạch tổng thể của ngành công nghiệp để tạo nên sự hài hòa trong sự phát triển của nền công nghiệp quốc gia đồng thời phải đảm bảo hài hòa với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh tạo nên sự cân đối trong cơ cấu kinh tế địa phương, nhằm thực hiện tốt chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sự phát triển của công nghiệp nông thôn luôn gắn chặt với chính sách dành cho nó. Các chính sách phát triển kinh tế xã hội, chính sách đầu tư, chính sách đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ… cho công nghiệp nông thôn cần được xây dựng theo hướng có nhiều ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp nông thôn.

Thứ hai, phát triển công nghiệp nông thôn trên cơ sở nhiều thành phần

Thực trạng công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế cho thấy, các cơ sở sản xuất tồn tại dưới hình thức hộ sản xuất, hợp tác xã và doanh nghiệp tư


nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Điều đó cho thấy chỉ có hai thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp nông thôn ở Thừa Thiên Huế. Trong thời gian tới cần thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu, kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế khác tạo nên sức mạnh cho công nghiệp nông thôn phát triển. Đồng thời tăng cường sự liên kết giữa các cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp nông thôn.

Thứ ba, phát triển công nghiệp nông thôn trên cơ sở đa dạng hóa các ngành nghề, quy mô và công nghệ

Sự đa dạng hóa ngành nghề sản xuất ở nông thôn sẽ cho phép khai thác tận dụng các nguồn lực sẵn có cho sự phát triển của công nghiệp nông thôn. Đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ tạo nên sự phong phú trong khu vực kinh tế nông thôn. Nông lâm, ngư nghiệp phát triển sẽ cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nông thôn, nó đảm bảo cho sự ổn định của thị trường nguyên liệu, đặc biệt là các vùng nguyên liệu tập trung là yếu tố rất cần thiết cho sự phát triển ổn định của công nghiệp bảo vệ môi trường nông thôn. Thương mại dịch vụ phát triển sẽ giúp quá trình sản xuất diễn ra nhanh hơn, tăng tốc độ chu chuyển vốn của các cơ sở sản xuất.

Trong các ngành nghề nông thôn cần chú trọng đặc biệt đến các làng nghề truyền thống là yếu tố cơ bản của công nghiệp nông thôn, sự lan tỏa của nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các ngành nghề thủ công trên địa bàn nông thôn. Đồng thời với thế mạnh về du lịch ở Thừa Thiên Huế thì phát triển các làng nghề gắn với du lịch sẽ giúp công nghiệp nông thôn mở rộng thị trường qua thông qua khách du lịch.

Xét về quy mô, công nghiệp nông thôn có quy mô nhỏ và vừa, chủ yếu là quy mô nhỏ. Quy mô nhỏ sẽ thích hợp với trình độ phát triển thấp của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế, vì trình độ lao động, vốn, kỹ thuật công nghệ còn hạn chế. Kết hợp công nghệ cổ truyền với công nghệ hiện đại vừa


nhằm sử dụng tốt cơ sở vất chất hiện có vừa đổi mới được công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại và bảo vệ môi trường sinh thái.

Thứ tư, phát triển công nghiệp nông thôn phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường

Trong giai đoạn hiện nay, các cơ sở sản xuất luôn bị chi phối bởi các quy luật của kinh tế thị trường. Phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội để làm thước đo các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó phát triển công nghiệp nông thôn phải đảm bảo tuân thủ các quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu. Các cơ sở công nghiệp nông thôn cần sản xuất cái thị trường cần chứ không phải sản xuất cái mà họ có, họ làm được. Đặt trong cơ chế thị trường, muốn tồn tại và phát triển, các cơ sở sản xuất buộc phải cân nhắc vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào. Thực tế đã có nhiều cơ sở sản xuất nắm bắt được nhu cầu của thị trường, làm ăn phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, tạo nhiều việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn. Nhưng cũng có một số cơ sở yếu kém phải ngừng sản xuất, thậm chí phá sản.

Thứ năm, phát triển công nghiệp nông thôn phải đảm bảo khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có của địa phương đồng thời thu hút thêm nguồn lực từ bên ngoài để nâng cao hiệu quả sản xuất

Sự phát triển của công nghiệp nông thôn gắn chặt với điều kiện về lao động, nguyên liệu, vốn, công nghệ và cả thị trường ở nông thôn. Sử dụng lao động, nguyên liệu, vốn, công nghệ sẵn có ở nông thôn sẽ tiết kiệm cho quá trình sản xuất. Đồng thời trong quá trình phát triển, quy mô công nghiệp nông thôn sẽ tăng lên nên các nguồn lực tại chỗ sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu nên cần thu hút thêm nguồn lực từ bên ngoài. Việc khai thác tổng hợp các nguồn lực này làm tăng hiệu quả của quá trình sản xuất, là điều kiện cho công nghiệp nông thôn phát triển.

Thứ sáu, phát triển công nghiệp nông thôn phải gắn liền với công tác bảo vệ môi trường sinh thái


Phát triển công nghiệp nông thôn tất yếu dẫn đến quá trình đô thị hóa nông thôn. Do đó để nông thôn phát triển bền vững phải chú trọng công tác bảo vệ môi trường vì trong quá trình phát triển công nghiệp nông thôn tất yếu phải khai thác tài nguyên đồng thời việc sản xuất luôn tạo ra chất thải gây ô nhiễm môi trường, nên cần chú ý công tác vệ môi trường sinh thái nhằm đảm bảo tính bền vững trong quá trình phát triển.‌

3.3. Một số giải pháp cơ bản phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế

Phát triển công nghiệp nông thôn được xác định là một trong vấn đề bức thiết hiện nay của Thừa Thiên Huế, để đảm bảo cho quá trình phát triển đó ổn định, bền vững cần tập trung thực hiện một số giái pháp sau:

3.3.1. Lập quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp nông thôn, tạo nhiều ngành nghề sản xuất

Quy hoạch và kế hoạch là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, để điều hành nền kinh tế quốc dân theo quy luật kinh tế khách quan. Qua việc thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch kinh tế- xã hội nói chung, Nhà nước nắm và có kế hoạch sử dụng tiềm năng của các nguồn lực ở địa phương phục vụ yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc đề ra các giải pháp kỹ thuật công nghệ, huy động sử dụng nguồn vốn, nhân lực, thị trường... phù hợp với thực tế khách quan.

Quy hoạch là một trong những biện pháp giúp cho sự phát triển ổn định của công nghiệp nông thôn. Đây là giải pháp mang tính tổng thể cho sự phát triển lâu dài của công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn cần đặt trong tổng thể quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội của ngành công nghiệp và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.


Về phía Bộ Công nghiệp, năm 2007 đã ra Quyết định số 29/2007/QĐ- BCN về Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2015, có xét đến năm 2020.

Trong những năm qua, Thừa Thiên Huế đã thực hiện công tác quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tổng thể của ngành công nghiệp của vùng cũng như sự phát triển kinh tế xã hội ở Thừa Thiên Huế.

Tất cả các cơ sở công nghiệp nông thôn đều tập trung tại vùng nông thôn, nơi có hệ thống kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế cả số lượng và chất lượng. Sự phát triển còn mang tính tự phát, nên công tác quy hoạch xây dựng công nghiệp nông thôn còn nhiều khó khăn, bất cập. Vì vậy, công tác quy hoạch cho sự phát triển của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế phải đảm bảo các nội dung sau:

Thứ nhất, quy hoạch các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề

Việc quy hoạch này nhằm tách các cơ sở sản xuất khỏi khu vực dân cư sinh sống, đưa công nghiệp nông thôn vào sản xuất tập trung thành từng khu vực, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất. Cần tổ chức điều tra tình hình sản xuất của các cơ sở, nhu cầu thực tế của từng huyện đồng thời phải có tầm nhìn dài hạn trong quy hoạch tránh phải điều chỉnh nhiều lần gây lãng phí thời gian, công sức, tiền của của nhân dân.

Trong giai đoạn hiện nay, có 10 cụm công nghiệp làng nghề đã hoàn thành và đưa vào sử dụng bước đầu mang lại hiệu quả như cụm công nghiệp làng nghề xã Hương Sơ, thành phố Huế; cụm Hương Vinh, Xước Dũ huyện Hương Trà; cụm Thủy Lương, Thủy Phương, Mỹ Lương huyện Hương Thủy; cụm Phú Đa huyện Phú Vang; cụm Mỹ Xuyên huyện Phong Điền; cụm La Sơn huyện Phú Lộc; cụm Hưng Hòa huyện Nam Đông. Sắp tới, tỉnh tiếp tục quy hoạch thêm 10 cụm công nghiệp, làng nghề để đưa công nghiệp nông thôn vào sản xuất tập trung. Trong quy hoạch cần tính đến yếu tố phát triển của công nghiệp nông thôn, trong tương lai các cơ sở đó sẽ phát triển thành


những cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, vì vậy, cần có cách nhìn phát triển trong quy hoạch đảm bảo sự tiết kiệm, tránh lãng phí.

Thứ hai, quy hoạch các vùng nguyên liệu

Các vùng nguyên liệu tập trung là nhân tố cơ bản nhằm ổn định nguồn nguyên liệu cho công nghiệp nông thôn. Đây là yếu tố đầu vào rất quan trọng để phát triển sản xuất. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay ở nước ta khoảng 35% số cơ sở ngành nghề nông thôn thiếu nguyên liệu nghiêm trọng, chỉ duy trì sản xuất cầm chừng, ở Thừa Thiên Huế công nghiệp nông thôn thiếu khoảng 25% nguyên liệu so với nhu cầu sản xuất. Sự ổn định của các vùng nguyên liệu sẽ giúp các cơ sở chủ động kế hoạch sản xuất. Cần quy hoạch các vùng nguyên liệu ở những diện tích thích hợp với việc nuôi, trồng nhưng chưa sử dụng ở vùng gò đồi, vùng đầm phá, hạn chế việc lấy đất đang sử dụng để khoanh vùng phát triển nguyên liệu.

3.3.2. Phát triển công nghiệp nông thôn trên cơ sở nhiều thành phần

Quá trình phát triển kinh tế tất yếu dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành nên sự đa dạng của các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh.

Trình độ phát triển công nghiệp nông thôn quy định các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế cũng như hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Thực tế công nghiệp nông thôn Việt Nam cho thấy, đa số các cơ sở sản xuất tồn tại dưới hình thức kinh tế tư nhân gồm các hộ sản xuất, doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn; kinh tế tập thể tồn tại dưới mô hình hợp tác xã. Sự đa dạng hình thức sở hữu và tổ chức sản xuất kinh doanh sẽ huy động được tối đa các nguồn lực thúc đẩy công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế phát triển.

Hiện tại, trong công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế, xét về số cơ sở thì kinh tế tư nhân chiếm 96,83%, hợp tác xã chiếm 0,33%, doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 2,84%. Hầu hết các cơ sở vẫn còn

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 03/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí