Một Số Chỉ Tiêu Về Lao Động Trong Các Hộ Sản Xuất Trong Công Nghiệp Nông Thôn Thừa Thiên Huế


Bảng 2.2.1. Một số chỉ tiêu về lao động trong các hộ sản xuất trong công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế



STT


Chỉ tiêu


Đơn vị

Ngành sản xuất, chế biến thực phẩm

Ngành sản xuất vật

liệu xây dựng

Ngành sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công

mỹ nghệ


Bình quân

1

Tuổi trung bình chủ cơ sở

Năm

40,4

42,2

43,7

42,1

2

Nam

%

67,00

100,00

88,00

85,00

3

Trình độ học vấn

Lớp/12

7,74

8,40

8,35

8,15

4

Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh

Năm

15,24

25,70

15,45

16,37

5

Tổng số lao động

Người

4,10

7,12

3,43

4,42

6

Số lao động tham gia các lớp đào tạo nghề

và quản lý tập trung

%

0,00

0,00

0,00

0,00

7

Lao động thuê ngoài

Người

2,50

4,50

1,83

2.43

8

Số lao động thường xuyên

Người

2,54

3,70

2,83

2,74

9

Số lao động thời vụ

Người

1,56

3,42

0,60

1,86

10

Thời gian làm việc thường xuyên

Ngày

260,00

223,50

242,25

241,92

11

Tiền công lao động làm thuê

1.000đ/tháng

615

750

690

685

12

Số người có hợp đồng lao động và đóng

BHXH

Người

0,00

0,00

0,00

0,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế - 6

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra.


40


Nhìn chung, lao động trong các hộ sản xuất thuộc công nghiệp nông thôn ở Thừa Thiên Huế còn hạn chế về mặt số lượng, chất lượng cũng như thu nhập. Các quan hệ kinh tế thiếu chặt chẽ về mặt pháp lý mà chủ yếu theo quan hệ thân thuộc hay do người thân giới thiệu theo kiểu “lệ làng”.

2.2.3. Cơ cấu ngành nghề và công nghệ sản xuất

* Về cơ cấu các ngành nghề

Công nghiệp nông thôn ở Thừa Thiên Huế cũng như cả nước có thể khái quát thành ba nhóm ngành nghề sau: nhóm chế biến lương thực, thực phẩm. Nhóm này có số cơ sở sản xuất nhiều nhất, gồm 3.407 cơ sở, chiếm 45,0%; nhóm sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ gồm 3.141 cơ sở, chiếm 41,5%; nhóm sản xuất vật liệu xây dựng gồm 1.022 cơ sở, chiếm 13,5%. Cơ cấu ngành nghề công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế thể hiện qua Biểu 2.2.1.

Nhóm sản xuất thực phẩm bao gồm các ngành như xay xác, làm bún, nấu rượu, ép dầu lạc, làm bánh tráng (bánh đa), làm bánh kẹo, làm nước mắm, chế biến thủy, hải sản…

Biểu 2.2.1. Cơ cấu ngành nghề trong công nghiệp nông thôn

Thừa Thiên Huế



41.50%

45.00%



13.50%


Nhóm ngành sản xuất chế biến thực phẩm


Nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng


Nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Nhóm sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ nhóm này có thể chia thành các nhóm nhỏ hơn như: nhóm sản xuất các sản phẩm từ gỗ như làm bàn


ghế, giường, tủ, chạm trổ, khắc gỗ, gỗ mỹ nghệ; nhóm sản xuất các sản phẩm từ mây, tre, lá, sợi như mây, tre đan, chổi đót, đệm bàng, dệt, thêu, may mặc, giày da, làm nón, vẽ - in tranh giấy, nhang; nhóm sản xuất các sản phẩm làm từ đất như gốm, sứ gia dụng; nhóm kim khí như rèn, gò, hàn, cơ khí và sửa chữa cơ khí nhỏ… và chế tác vàng bạc.

Nhóm khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm sản xuất sản xuất gạch, ngói, vôi, khai thác cát, sỏi, đá chẻ…

Ngành nghề của công nghiệp nông thôn rất đa dạng, đặc biệt là sự tồn tại của các làng nghề truyền thống cũng như sự du nhập các ngành nghề mới từ các địa phương khác đã làm phong phú thêm bức tranh công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế.

* Về công nghệ sản xuất

Đối với nhóm ngành sản xuất thực phẩm, công nghệ sản xuất chủ yếu là lao động thủ công theo phương pháp cổ truyền. Trong những năm gần đây, một số cơ sở đã mạnh dạn đổi mới trang thiết bị sản xuất nhưng vẫn còn rất hạn chế.

Công nghệ sản xuất nhóm ngành sản xuất chế biến thực phẩm chủ yếu sử dụng công nghệ cổ truyền, ít được cơ khí hóa. Quy trình sản xuất không thay đổi mà vẫn giữ tập quán cũ, hơn nữa vốn sản xuất nhỏ, thị trường tiêu thụ không ổn định nên các chủ cơ sở sản xuất này chưa mạnh dạn đầu tư thiết bị sản xuất mới.

Công nghệ sản xuất ở nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu là thủ công. Một số cơ sở sản xuất có số lượng lao động nhiều đã chú ý đến việc đổi mới thiết bị sản xuất, tuy chỉ có 30% số cơ sở thực hiện đổi mới công nghệ nhưng cũng chỉ ở mức cơ khí hóa ở một số khâu nhất định.


Biểu 2.2.2. Cơ cấu công nghệ của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế


60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%


ngành sản xuất chế biến thực phẩm


ngành sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ


thủ công

bán cơ khí cơ khí


ngành sản xuất vật liệu xây dựng


Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Tất cả các lò sản xuất gạch nung ở xã Bao Vinh, xã Nam Thanh huyện Hương Trà, nung vôi ở Lăng Cô huyện Phú Lộc theo phương pháp truyền thống, không đủ điều kiện về vốn để đổi mới công nghệ. Các cơ sở sản xuất blô đã đổi mới khâu trộn nguyên liệu từ bằng tay sang trộn bằng máy nhưng đổ khuôn vẫn bằng phương pháp thủ công.

Công nghệ sản xuất nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng mỹ nghệ cũng sử dụng công nghệ cổ truyền là chủ yếu. Các cơ sở sản xuất chủ yếu chỉ đổi mới công nghệ ở khâu gia công nguyên liệu, sử dụng máy cưa, bào, khoan, tiện. Quy trình sản xuất các sản phẩm từ gỗ được chú ý đổi mới, song ở các sản phẩm mây, tre, bàng, dệt, làm nón vẫn sử dụng phương pháp thủ công.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do các cơ sở sản xuất đã quen với tập quán sản xuất nhỏ, nguồn vốn ít ỏi trong lúc đó lại không dám mạo hiểm vay vốn sản xuất hoặc không đáp ứng đủ các thủ tục để vay vốn theo yêu cầu của các tổ chức tín dụng đã làm cho công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế thiếu vốn đầu tư thiết bị sản xuất, chậm phát triển.


2.2.4. Tình hình thị trường

Thị trường là một trong những nhân tố quan trọng của bất kỳ quá trình sản xuất nào. Thị trường của công nghiệp nông thôn được xét trên hai bình diện: thị trường nguyên liệu và thị trường sản phẩm.

Thị trường công nghiệp nông thôn thể hiện qua Bảng: 2.3

* Thị trường nguyên liệu

Thị trường nguyên liệu của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế chủ yếu là thị trường địa phương. Nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng 100% nguyên liệu trong tỉnh; nhóm ngành sản xuất chế biến thực phẩm nguyên liệu trong tỉnh đáp ứng được 90,5% nhu cầu; trong lúc đó nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ sử dụng nguyên liệu trong tỉnh khoảng 82,5%. Qua khảo sát cho thấy, nhóm ngành sản xuất chế biến thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ thiếu khoảng 25% nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất.

Mặc dù chưa đáp ứng nhu cầu tại chỗ nhưng nguông nguyên liệu cho công nghiệp nông thôn ở Thừa Thiên Huế còn được bán ra thị trường khác. Điều này đặt các cơ sở công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế vào thế khó khăn, buộc phải cạnh tranh với các cơ ở sản xuất ở tỉnh khác. Có thể thấy rằng nguyên liệu của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế chưa phát triển, chưa đáo ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh.

Hình thức thu mua nguyên liệu của các nhóm ngành sản xuất cũng khác nhau. Nguyên liệu nhóm ngành sản xuất, chế biến thực phẩm chủ yếu do cơ sở sản xuất tự thu gom, số lượng nguyên liệu được cung cấp theo hợp đồng cho nhóm ngành này khá nhỏ, khoảng 7,3%, trong lúc đó con số này ở nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng tương ứng là 47,5% và 82,6%.

Nguyên nhân của sự khác nhau này do sự dồi dào và giá trị của nguyên liệu. Nguyên liệu cho nhóm ngành sản xuất, chế biến thực phẩm khá dồi dào, giá trị nhỏ nên dễ mua trực tiếp ở các chợ hoặc mối quan hệ mua – bán trước


đây giữa các cơ sở sản xuất với các hộ gia đình và những người cung cấp nhỏ lẻ. Nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ núi rừng, nguồn cung cấp này hiện nay khá hạn chế do chính sách quản lý chặt tài nguyên và việc quy hoạch trồng và khai thác chưa hiệu quả. Đặc biệt, các sản phẩm mỹ nghệ có đòi hỏi cao về chất lượng của nguyên liệu cũng như giá cả cao nên phải thực hiện hợp đồng để đảm bảo quyền lợi kinh tế của các đối tác. Ở nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng, giá cả nguyên liệu rất cao, do đó việc cung cấp nguyên liệu phải thực hiện thông qua các đơn đặt hàng.

* Thị trường sản phẩm

Thị trường sản phẩm của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế chưa phát triển mạnh, chủ yếu bó hẹp trong địa phương.

Sản phẩm của nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu tiêu thụ tại địa phương chỉ đưa ra tiêu thụ Quảng Trị một lượng nhỏ. Nguyên nhân do nhu cầu về vật liệu xây dựng ở Thừa Thiên Huế cao, trong lúc năng lực cung cấp hạn chế nên tiêu thụ ở bên ngoài chỉ một lượng ít

Sản phẩm nhóm ngành sản xuất, chế biến thực phẩm ngoài việc được tiêu thụ tại thị trường nội tỉnh thì một số sản phẩm mang đặc trưng của Huế, đặc biệt là sản phẩm của các làng nghề, còn được bán ra một số tỉnh khác như mè xững, tôm chua, nước mắm, rượu, bánh đa... Tuy nhiên, số lượng bán ra ngoại tỉnh còn rất hạn chế, khoảng 4,5%.

Sản phẩm của nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ có thị trường tiêu thụ đa dạng hơn hai nhóm ngành trên. Các sản phẩm gia dụng thông thường được tiêu thụ tại địa phương. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cao cấp, tinh xảo được tiêu thụ ở những thị trường khó tính trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài, đó là các sản phẩm gỗ mỹ nghệ, gỗ khảm trai, khảm xà cừ của các làng nghề mộc Mỹ Xuyên, Xước Dũ… có thị trường tiêu thụ khá ổn định ở thành phố Hội An, Hồ Chí Minh, Đà Lạt… và xuất khẩu tại chỗ cho du khách nước ngoài và xuất sang một số nước và khu vực như Mỹ,


Tây Ban Nha, Đài Loan... tuy nhiên số lượng tiêu thụ này khoảng 3%. Thị trường tiêu thụ của nhóm sản phẩm này bị cạnh tranh rất mạnh bởi các sản phẩm đồng dạng của các vùng lân cận cũng như sản phẩm thay thế của công nghiệp lớn. Ngay cả các mặt hàng lưu niệm bày bán ở các quầy lưu niệm phục vụ cho du khách thì lượng sản phẩm xuất xuất từ Huế khoảng 30%, tức là “thua trên sân nhà” Đây là tình trạng chung thể hiện sự yếu kém của hàng thủ công mỹ nghệ Huế cũng như công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế nói chung.

Bảng 2.2.2. Cơ cấu thị trường công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế

Đơn vị tính: %



STT


Chỉ tiêu

Nhóm ngành

chế biến thực phẩm

Nhóm ngành

vật liệu xây dựng

Nhóm hàng tiêu dùng mỹ nghệ

1

Thị trường nguyên

liệu

100

100

100

1.1

Trong tỉnh

90,5

100

82,5

1.2

Ngoài tỉnh

9,5

-

17,5

2

Hình thức mua

100

100

100

2.1

Trực tiếp

92,7

17,4

52,5

2.2

Hợp đồng

7,3

82,6

47,5

3

Thị trường tiêu thụ

100

100

100

3.1

Trong tỉnh

94,5

100

97,0

3.2

Ngoài tỉnh

4,5

-

3,0

4

Hình thức bán hàng

100

100

100

4.1

Trực tiếp

80,2

75,5

86,5

4.2

Gián tiếp

19,8

24,5

13,5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra


Kênh tiêu thụ hàng hóa của các sản phẩm công nghiệp nông thôn khá đơn giản, người sản xuất bán trực tiếp cho khách hàng là chủ yếu, các sản phẩm xuất khẩu phải thông qua hiệp hội thủ công mỹ nghệ Thừa Thiên Huế.

Nghiên cứu thị trường công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế cho thấy trình độ thị trường còn kém phát triển, thị trường đầu vào còn hạn chế và không ổn định. Nguyên nhân cơ bản của vấn đề này do công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế còn kém phát triển, năng suất, chất lượng của sản phẩm cũng như mẫu mã, bao bì còn hạn chế, sức cạnh tranh yếu. Các cơ sở công nghiệp nông thôn chưa thật sự hội nhập với cơ chế thị trường.

2.2.5. Tình hình vốn sản xuất

Vốn là một trong những nhân tố hàng đầu của quá trình sản xuất. Theo thống kê mới nhất của Bộ NN&PTNT, đến tháng 6 năm 2009, hơn 80% cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhỏ làm nghề thủ công truyền thống đang thiếu vốn, kỹ thuật và thiết bị sản xuất. Các cơ sở công nghiệp nông thôn ở Thừa Thiên Huế cũng nằm trong tình trạng đó.

Vốn sản xuất của các cơ sở công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế tương đối nhỏ. Tính trung bình một cơ sở sản xuất trong công nghiệp nông thôn có vốn khoảng 134.527.800 đồng, trong đó các cơ sở nhóm ngành sản xuất chế biến lương thực có vốn bình quân thấp nhất là 79.578.500 đồng, nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng là 136.769.400 đồng, nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công có số vốn trung bình cao nhất đạt 187.235.600 đồng.

* Về cơ cấu vốn phân theo tính chất chu chuyển

Vốn cố định chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của các cơ sở công nghiệp nông thôn. Cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động trung bình của các cơ sở sản xuất là 43,0% và 57,0%.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 03/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí