Cơ Cấu Vốn Của Các Cơ Sở Sản Xuất Công Nghiệp Nông Thôn Thừa Thiên Huế


Bảng 2.2.3. Cơ cấu vốn của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế

(Tính bình quân cho một cơ sở)



TT


Chỉ tiêu


Nhóm ngành sản xuất chế biến thực phẩm


Nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng

Nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, thủ

công mỹ nghệ


Bình quân

Số lượng

1.000 đồng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

1.000 đồng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

1.000 đồng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

1.000 đồng

Tỷ lệ (%)

Tổng số vốn

79.578,5

100

136.769,4

100

187.235,6

100

134.527,8

100

1. Phân theo tính chất

79.578,5

100

136.769,4

100

187.235,6

100

134.527,8

100

1.1

Vốn cố định

28.250,4

35,5

43.902,6

32,1

101.481,7

54,2

57.878,2

43,0

1.2

Vốn lưu động

51.328,1

64,5

92.866,8

67,9

85.753,9

45,8

76.649,6

57,0

2. Phân theo nguồn hình thành

79.578,5

100

136.769,4

100

187.235,6

100

134.527,8

100

2.1

Vốn tự có

71.461,5

89,8

86.711,8

63,4

157.652,4

84,2

105.275,2

78,3

2.2

Vốn vay

8.117,0

10,2

50.057,6

36,6

29.583,2

15,8

29.252,6

21,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế - 7

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra


48


* Về cơ cấu vốn phân theo nguồn gốc

Vốn của các cơ sở sản xuất được hình thành từ hai nguồn vốn tự có và vốn vay. Vốn tự có của các cơ sở chủ yếu do tích lũy lại chiếm 78,3%, vốn vay chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ: 21,7%. Nguồn vay vốn chủ yếu là từ các quan hệ thân quen trong gia đình, người thân, vốn vay từ ngân hàng không đáng kể.

Qua nghiên cứu cơ cấu nguồn gốc của vốn cho thấy phần lớn vốn các cơ sở sản xuất kinh doanh phải tự túc, lượng vốn vay rất ít thể hiện sự chậm phát triển của vốn trong công nghiệp nông thôn ở Thừa Thiên Huế.

Nguyên nhân của tình trạng này là do trình độ phát triển của công nghiệp nông thôn còn hạn chế. Sự kém phát triển đó thể hiện ở quy mô vốn còn nhỏ cũng như cơ cấu vốn tự có và vốn vay. Khi được hỏi về vấn đề này, các chủ cơ sở sản xuất đều cho rằng tình trạng kinh doanh không đảm bảo bền vững, sợ không bán được sản phẩm nhanh để trả lãi, họ sợ phải mang nặng gánh nợ khó trả, số còn lại cho rằng họ không đáp ứng đầy đủ các thủ tục cho vay ngay khi có chính sách kích cầu của Chính phủ.

2.2.6. Tình hình môi trường sinh thái

Quá trình sản xuất không thể tách rời môi trường sinh thái. Môi trường sinh thái là một chỉ tiêu quan trọng của sự phát triển bền vững nói chung và phát triển của công nghiệp nông thôn nói riêng. Hiện nay, sản xuất công nghiệp nông thôn Việt Nam đang nằm trong tình trạng không đảm bảo môi trường sinh thái. Ở Thừa Thiên Huế, công nghiệp nông thôn cũng rơi vào tình trạng không đảm bảo môi trường sinh thái trong sản xuất.

Nhóm ngành sản xuất chế biến thực phẩm gây ô nhiễm bởi nước thải, mùi hôi, bã nguyên liệu của quá trình sản xuất, một số nghề gây ô nhiễm loại này gồm sản xuất bột lọc (tinh bột sắn), bún, bánh đa, nước mắm. Các cơ sở xay xác gây ra bụi, tiếng ồn. Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đều không có thiết bị xử lý nước thải mà chủ yếu là thải xuống hố tự đào hoặc ra các nguồn


nước. Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của các cơ sở chế biến, dù nhận thức được vấn đề môi trường là quan trọng, song các cơ sở sản xuất không đủ điều kiện đầu tư thiết bị xử lý môi trường. Theo số liệu điều tra, có đến 66% cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm gây ô nhiễm nước thải nhưng chưa có biện pháp xử lý.

Nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng gây ô nhiễm bởi khói, bụi, tiếng ồn trong quá trình vận chuyển nguyên liệu và sản xuất. Các cơ sở sản xuất gạch nung, vôi nung đốt nhiên liệu theo kiểu thủ công truyền thống thải nhiều bụi, khói nhưng không có biện pháp khắc phục gây ô nhiễm trong khu dân cư thường bị người dân phản ứng. Công tác di dời các lò nung gạch, nung vôi gặp nhiều khó khăn nên vấn đề môi trường vẫn chưa giải quyết dứt điểm điển hình là các làng nghề sản xuất gạch nung ở Bao Vinh. Hiện có tới 40% có sở sản xuất vật liệu xây dựng gây ô nhiễm môi trường.

Nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường bởi bụi, khói, tiếng ồn, mùi sơn… trong số đó, bụi là yếu tố gây tác hại lớn nhất đến vấn đề ô nhiễm. Hầu hết, các cơ sở sản xuất đồ gỗ, các lò rèn sản xuất theo phương pháp thủ công nên không có thiết bị xử lý môi trường.

Nhìn chung, các chất thải sản xuất đều thải ra môi trường theo các kiểu khác nhau. Chất thải lỏng, khí, bụi được các cơ sở sản xuất thải trực tiếp ra môi trường. Các chất thải rắn thì các có sở gom lại và chờ cơ quan vệ sinh môi trường thu gom.

Nguyên nhân của tình trạng nói trên do hầu hết các cơ sở sản xuất này đã có từ lâu đời, phương pháp sản xuất cổ truyền được công nhận từ trước nên khi có văn bản mới quy định về các tiêu chuẩn môi trường sản xuất thì cả các cơ sở sản xuất cũng như chính quyền địa phương đều lúng túng. Mâu thuẫn trong quá trình giải quyết vấn đề này là mối quan hệ giữa việc làm trong các ngành nghề và môi trường. Nếu giải quyết ngay vấn đề môi trường thì phải


đóng cửa nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn làm cho sản xuất thu hẹp, lao động nông thôn sẽ thất nghiệp, nhưng nếu bảo vệ các cơ sở sản xuất thì ô nhiễm môi trường kéo dài.

Vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường ở các cơ sở công nghiệp nông thôn là tất yếu đòi hỏi có sự nỗ lực từ hai phía là Nhà nước và các cơ sở sản xuất. Nhà nước có quy định rõ ràng về tiêu chuẩn môi trường đối với các cơ sở sản xuất cũng như chế tài đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Các cơ sở sản xuất phải tự nỗ lực tìm cách hạn chế việc gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn cần hỗ trợ các cơ sở sản xuất trong việc đầu tư các thiết bị bảo vệ môi trường. Có thể nói vấn đề môi trường không thể không giải quyết nhưng cũng không thể giải quyết nhanh được mà cần phải thực hiện từng bước vừa đảm bảo duy trì sản xuất, vừa bảo vệ môi trường.

2.2.7. Chính sách cho công nghiệp nông thôn

Chính sách kinh tế là yếu tố không thể thiếu cho quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của công nghiệp nông thôn, Chính phủ, các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành nhiều văn bản về ngành nghề nông thôn nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng như:

Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ Về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn,

Nghị định Số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ Về phát triển ngành nghề nông thôn;

Quyết định Số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2007 của thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012;

Mục tiêu của các chính sách này nhằm mục tiêu động viên và huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân


đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công theo quy hoạch phát triển công nghiệp của cả nước và từng địa phương; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập quốc tế.

Thông tư số 116 /2006/TT- BNN, ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP;

Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài chính Về Hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP;

Theo các thông tư này xác định các ngành nghề và hoạt động sau được ưu tiên hỗ trợ về mặt tài chính: chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản; sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ; xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh; xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn; tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề, tư vấn sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn.

Quyết định số 29/2007/QĐ-BCN, ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Bộ Công nghiệp Về Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2015, có xét đến năm 2020;

Mục tiêu của Quyết định này nhằm phát triển công nghiệp Vùng này với tốc độ cao, hiệu quả và bền vững, phát huy được lợi thế của từng tỉnh trong vùng. Đảm bảo tính liên kết vùng trên cơ sở phân bố hợp lý về không


gian lãnh thổ, về cơ cấu các ngành công nghiệp. Hình thành được một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế, đưa Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung trở thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước, bảo đảm vai trò hạt nhân tăng trưởng và thúc đẩy phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế cũng ban hành nhiều văn bản liên quan đến phát triển công nghiệp nông thôn, đó là:

Quyết định số 1390/QĐ-BND ngày 01 tháng 6 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Về việc phê duyệt nhiệm vụ đề án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2006 - 2010;

Quyết định số 1445/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 và định hướng đến năm 2020;

Quyết định số 608 /QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Dự án Khuyến nông và Hỗ trợ phát triển sản xuất tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 - 2010;

Quyết định số 661/QĐ- UBND ngày 28 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Về việc phê duyệt đề án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015; đây là quyết định kế tiếp Quyết định Số 1390/QĐ-BND ngày 01 tháng 6 năm 2006 về phát triển các làng nghề truyền thống và tiểu thủ công nghiệp nhằm khôi phục, phát triển nghề và làng nghề một cách bền vững; đa dạng hóa sản xuất theo hướng sản xuất tập trung trong các cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất hợp lý của các hộ gia đình trong làng nghề. Phát triển nhiều loại hình tổ chức sản xuất tùy theo lợi thế và đặc thù của từng


nghề. Gắn sản xuất của làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống và các loại hình dịch vụ khác để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Sản phẩm của các làng nghề ngày càng tinh xảo, độc đáo, chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Sở Công nghiệp (nay đã sáp nhập với Sở Thương mại thành Sở công thương) cũng đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đã được Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp thông qua năm 2007. Mục tiêu của quy hoạch này nhằm tạo tiền đề cần thiết và động lực để công nghiệp nông thôn phát triển ổn định, hài hòa trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Các văn bản nói trên thể hiện sự nhận thức của các cơ quan công quyền và chuyên môn về việc phát triển công nghiệp nông thôn nói chung và công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế nói riêng.

Từ các chính sách đó, các huyện và thành phố Huế xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp nông thôn mà trọng tâm các làng nghề làm hạt nhân để phát triển công nghiệp nông thôn. Các chính sách đó đã tác động tích cực đến sự phát triển của công nghiệp nông thôn trong những năm vừa qua và sẽ tạo đà cho sự phát triển trong giai đoạn sắp tới.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về các ngành nghề ở nông thôn cũng như các làng nghề truyền thống còn bất hợp lý, khi thì chồng chéo, khi thì bị bỏ rơi. Hiện nay, các làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế, động lực chính của công nghiệp nông thôn, chịu sự quản lý của ba cơ quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Công thương; Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch. Từ việc có nhiều cơ quan quản lý nên có lúc quá chặt gây chồng chéo nhưng cũng có lúc lại quá lỏng do sợ mang tiếng “lấn sân”.

Mặt khác, từ chính sách đến thực tiễn luôn có độ trễ nhất định. Chính độ trễ này làm chậm lại sự phát triển của công nghiệp nông thôn. Trong quá trình thực hiện các chính sách còn gặp nhiều khó khăn, công tác cải cách hành


chính chậm, đã cản trở con đường thâm nhập của chính sách vào sự pt của công nghiệp nông thôn. Hơn nữa, nhận thức từ phía người dân với tư cách là chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Tâm lý làm ăn nhỏ lẻ, không dám mạo hiểm trong sản xuất kinh doanh, sự nắm bắt thông tin về chính sách còn chậm của họ cũng là nguyên nhân làm cản trở sự phát triển của công nghiệp nông thôn.‌

2.3. Đánh giá chung về công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế

2.3.1. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế trong thời gian qua

* Một số thành tựu chủ yếu trong quá trình phát triển của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế trong thời gian qua

Thứ nhất, sự phát triển của công nghiệp nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng hiệu quả hơn.

Trong những năm qua, công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế đã có bước phát triển khá. Từ năm 2000 đến nay, số cơ sở công nghiệp nông thôn tăng thêm 30%, trung bình 3,3%/năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm dần, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên đáng kể. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế phù hợp với sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế thể hiện qua Biểu 2.3.1.

Năm 2000, tỷ trọng của công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ trong GDP của tỉnh tương ứng là 30,9%, 24,1% và 45,0%; năm 2005 các con số này tương ứng là: 35,9%, 21,0% và 43,1% đến năm 2008 thì các tỷ lệ này là: 36,5%, 18,2% và 45,35% [44, tr.59].

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 03/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí