Một Số Khó Khăn Của Các Cơ Sở Sản Xuất Công Nghiệp Nông Thôn Thừa Thiên Huế


Biểu 2.3.1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2000 đến 2008


50.00%


40.00%


Công nghiệp, xây dựng Nông nghiệp

Dịch vụ

30.00%


20.00%


10.00%


0.00%

năm 2000 năm 2005 năm 2008


Nguồn:

1. Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Huế 2008.

2. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008, phương hướng, nhiệm vụ năm 2009, Huế 2009.

Thứ hai, sự phát triển của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế đã góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh.

Sư phát triển của công nghiệp nông thôn đã làm các ngành nghề sản xuất tăng nhanh, đặc biệt là sự khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống cùng với sự ra đời và du nhập của các làng nghề thủ công mới ở địa phương khác vào tỉnh Thừa Thiên Huế làm cho ngành nghề ở nông thôn tăng lên, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống cho nhân dân.

Sự phát triển đó của công nghiệp nông thôn đã huy động được nguồn vốn lớn vào sản xuất, mở rộng thị trường, tạo việc làm và thu nhập cho một số lượng lớn lao động ở nông thôn. Hiện nay, các cơ sở công nghiệp nông thôn đã tạo ra trên 28 nghìn việc làm với mức thu nhập bình quân 685.000đồng/người/tháng.


Thứ ba, sự phát triển của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế tạo thúc đẩy sự phát triển văn hóa xã hội ở nông thôn. Sự phát triển đó đã tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn. Nó đã tác động tích cực đến phát triển y tế, giáo dục cho con em nông thôn.

Thứ tư, sự phát triển của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế đã góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn được mở rộng đầu tư tạo đà cho sự phát triển kinh tế nông thôn, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị.

* Một số hạn chế cần khắc phục trong quá trình phát triển của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế còn có một số hạn chế sau:

Thứ nhất, sự phát triển của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế còn chậm. Công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế quy mô còn nhỏ do đó sự tác động của nó đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn yếu. Do đó, cần mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất lao động để công nghiệp nông thôn thực sự là động lực góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hiệu quả hơn.

Một số khó khăn của các cơ sở sản xuất thể hiện qua Bảng 2.3.1 như

sau:


Bảng 2.3.1. Một số khó khăn của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế

Đơn vị tính: %



STT


Khó khăn

Nhóm ngành sản xuất chế biến thực phẩm

Nhóm ngành sản xuất vật

liệu xây dựng

Nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng,

thủ công mỹ nghệ


Bình quân

1

Thiếu vốn

75,0

45,5

67,5

62,7

2

Thiếu nhà xưởng

60,5

38,5

75,0

58,2

3

Thiếu năng lực lý

80,0

78,2

76,5

78,2


4

Thiếu thiết bị công nghệ


40,0


50,0


34,0


41,3


5

Thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm


25,5


15,5


20,8


20,6


6

Thiếu thiết bị xử lý môi trường


66,0


40,0


90,0


65,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế - 8

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Thứ hai, các ngành nghề trong công nghiệp nông thôn còn yếu. Vốn sản xuất nhỏ, kỹ thuật công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ lao động còn thấp nên chất lượng sản phẩm không cao, mẫu mã chậm cải tiến, sự hạn chế trong trình độ quản lý,… đã làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp nông thôn. Sự yếu kém này là một cản trở làm chậm lại tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế.


Thứ ba, thu nhập của lao động trong công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế còn thấp nên sự cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân ở nông thôn còn hạn chế. Sự tiếp cận các dịch vụ y tế giáo dục cũng như các sinh hoạt trong đời sống văn hóa của người dân ở nông thôn còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ tư, sự phát triển của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế thiếu tính bền vững. Sự không ổn định của thị trường, nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn phải sản xuất cầm chừng. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch muộn, kỹ thuật công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường là những khó khăn tạo nên tính bất ổn đó.

Có thể nói, công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế đang rơi và trạng thái lẩn quẩn như sau:



Công nghiệp nông thôn kém phát triển

Công tác quy hoạch muộn

Vốn sản xuất kinh doanh nhỏ

Kỹ thuật sản xuất lạc hậu

Thị trường nhỏ hẹp

Vòng lẩn quẩn của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế

Bốn yếu tố: quy hoạch muộn, vốn sản xuất kinh doanh nhỏ, kỹ thuật công nghệ sản xuất lạc hậu, thị trường nhỏ hẹp làm cho công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế phát triển chậm. Để phát triển công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế cần có cú huých phá vỡ vòng lẩn quẩn này.


2.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với quá trình phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay

Qua việc phân tích thực trạng cũng như những những thành tựu, hạn chế nói trên có thể thấy một số vấn đề đặt ra cho sự phát triển của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế trong thời gian tới như sau:

* Về công tác quy hoạch phát triển

Hiện tại công tác quy hoạch phát triển đang được tiến hành, song quá trình thực hiện tương đối chậm. Do đó, trong thời gian tới cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng, đặc biệt là đẩy nhanh quá trình hoàn thiện kết cấu hạ tầng ở các cụm công nghiệp làng nghề, xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện cho công nghiệp nông thôn phát triển.

* Về nguồn lực phát triển công nghiệp nông thôn

Những nguồn lực phục vụ cho việc phát triển công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế bao gồm nhân lực, vốn, kỹ thuật công nghệ. Hiện tại các nguồn lực này còn hạn chế, chưa khai thác được các tiềm năng phát triển. Trong thời gian tới cần tăng cường các nguồn lực này cho công nghiệp nông thôn.

Nguồn lao động cho công nghiệp nông thôn khá dồi dào về số lượng, song chất lượng còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp, trình độ quản lý cũng như khả năng thích ứng với cơ chế thị trường, do đó cần nâng cao trình độ lao động về kỹ thuật cũng như kỷ luật và quản lý cho công nghiệp nông thôn.

Vốn sản xuất cũng là hạn chế của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế, trong thời gian tới cần thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn trong và ngoài nước để đổi mới ký thuật công nghệ, nâng cao sức sản xuất, mở rộng quy mô, tạo đà cho sự phát triển của công nghiệp nông thôn.

Công nghệ sản xuất cũng là một yếu tố hạn chế của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế. Công nghệ sản xuất lạc hậu đã làm tăng chi phí sản


xuất, giảm năng suất lao động, khó cải tiến mẫu mã, bao bì làm cho sản phẩm khó thâm nhập, không tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Trong thời gian tới, tăng cường đầu tư, cải tiến công nghệ sản xuất là vấn đề cốt lõi để công nghiệp nông thôn phát triển bền vững.

* Về thị trường

Thị trường là nhân tố không thể thiếu của quá trình sản xuất. Hiện nay thị trường của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế còn hạn chế trên cả hai bình diện: thị trường nguyên liệu và thị trường sản phẩm. Cần mở rộng thị trường ra các vùng lân cận.

Thị trường nguyên liệu hiện nay thiếu khoảng 25% so với nhu cầu, các vùng nguyên liệu đã quy hoạch không cung ứng đủ cho nhu cầu, đặc biệt là ở các nhóm ngành sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ. Sắp tới cần xây dựng vùng nguyên liệu ổn định đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp nông thôn.

Thị trường sản phẩm của công nghiệp nông thôn còn rất hạn chế. Sản phẩm chủ yếu được tiêu dùng tại địa phương, rất khó đưa ra tiêu thụ ở bên ngoài và bị cạnh tranh ngay tại địa phương. Do đó, cần nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở công nghiệp nông thôn, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đến các tỉnh khác. Một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ mang nét đặc trưng của Huế tiếp tục duy trì và mở rộng ra thị trường quốc tế.

* Về môi trường sinh thái

Môi trường sinh thái là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của quá trình sản xuất. Hiện nay, môi trường sinh thái ở các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế đang ở tình trạng ô nhiễm khá nặng. Vì thế trong thời gian tới cần đầu tư thêm thiết bị, cải thiện môi trường sản xuất, hạn chế ô nhiễm.

Tóm lại, trong những năm qua, công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế đã có bước phát triển khá, song sự phát triển đó còn hạn chế nhiều mặt và


mang tính không ổn định. Để đảm bảo cho sự phát triển của công nghiệp nông thôn trong thời gian tới cần có phương hướng, giải pháp phù hợp nhằm khơi dậy tiềm năng của các nguồn lực của địa phương thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển ổn định, bền vững.


Chương 3‌

QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂNCÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

TRONG THỜI GIAN TỚI


3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội và tác động của nó đến việc phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế chịu sự tác động bởi bối cảnh kinh tế xã hội như sau:

Thứ nhất, sự phát triển công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu và đầy đủ hơn với nền kinh tế thế giới. Đây là cơ hội để thu hút đầu tư từ bên ngoài cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở sản xuất trong công nghiệp nông thôn, đặc biệt là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp. Tuy nhiên, từ cuối năm 2007 đến nay, nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào tình trạng suy thoái đã gây khó khăn cho nền kinh tế nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng.

Thứ hai, Thừa Thiên Huế nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây, EWEC (East-West Economic Corridor), nối liền miền trung Việt Nam với các nước Lào, Myanma, Thái Lan sẽ thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trng hành lang này với Thừa Thiên Huế. Hành lang kinh tế này chính thức thông tuyến vào ngày 20 tháng 12 năm 2006 đã tạo cơ hội cho các nước trong khu vực này nói riêng cũng như các nước khác thu hút nhiều nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội. Đây là cơ hội cho Thừa Thiên Huế thu hút thêm đầu tư nói chung và đầu tư vào công nghiệp nông thôn nói riêng nhằm thúc đẩy nông thôn phát triển.

Thứ ba, Thừa Thiên Huế là vùng có nhiều làng nghề với 69 làng nghề truyền thống nằm trên con đường di sản được UNESSCO quan tâm đầu tư

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 03/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí