Tính Tất Yếu Phải Phát Triển Các Khu Công Nghiệp Ở Vùng Nông Thôn


- Kinh tế hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả. Sản xuất với quy mô nhỏ không đồng nghĩa với lạc hậu và năng suất thấp. Kinh tế hộ nông dân vẫn có khả năng cho năng suất lao động cao hơn các xí nghiệp nông nghiệp có quy mô lớn. Đặc biệt kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế hợp nhất với đặc điểm sản xuất nông nghiệp mà đối tượng sản xuất chủ yếu là cây trồng và vật nuôi. Thực tế phát triển sản xuất nông nghiệp trên thế giới đã chứng minh cho chúng ta thấy rò: kinh tế nông hộ có quy mô nhỏ chủ yếu sử dụng lao động gia đình gắn bó với vật nuôi và cây trồng là đơn vị sản xuất có hiệu quả. [11]

1.1.1.4. Tính tất yếu phải phát triển các khu công nghiệp ở vùng nông thôn

Trong những năm qua, các KCN tập trung trong vùng là nhân tố động lực đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của vùng, biến vùng thuần nông thành vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phổ biến trên 10%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP với tốc độ khá nhanh. Nhiều tỉnh thuần nông trước đây nhờ phát triển KCN sẽ nhanh trở thành những tỉnh công nghiệp như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương... Bộ mặt nông thôn đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại. Nhiều nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có quy trình sản xuất công nghiệp hiện đại, công nghệ cao được xây dựng và phát triển thu hút hàng chục tỉ USD và hàng nghìn tỉ đồng của các nhà đầu tư trong nước. Các KCN đã và đang thu hút hàng trăm nghìn lao động nông thôn, tạo ra thị trường sức lao động mới để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội trong vùng. Hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng mới và nâng cấp, nhất là khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo giảm.

Tại sao phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn? Vì nông nghiệp, nông thôn là khu vực đông dân cư nhất, lại có trình độ phát


triển nhìn chung là thấp nhất so với các khu vực khác của nền kinh tế. Nông dân chiếm hơn 70% dân số và hơn 76% lực lượng lao động cả nước, đóng góp từ 25% đến 27% GDP của cả nước…

Hơn thế nữa, Đảng ta coi đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, còn vì nông dân, nông thôn Việt Nam có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của đất nước trước đây và trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Khu vực nông nghiệp, nông thôn hiện có tài nguyên lớn về đất đai và các tiềm năng thiên nhiên khác: hơn 7 triệu ha đất canh tác, 10 triệu ha đất canh tác chưa sử dụng; các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm nông - lâm - hải sản (như cà-phê, gạo, hạt tiêu...). Nông nghiệp, nông thôn còn giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp các nguồn nguyên, vật liệu cho phát triển cụm công nghiệp - dịch vụ.

Bộ mặt nông thôn Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có nhiều đổi mới, từ chỗ bị thiếu ăn, phải nhập khẩu gạo, đến nay đã và đang xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan). Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế, yếu kém, mà nhiều năm nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu. Chẳng hạn, vốn đầu tư cho khu vực này vẫn thấp (chiếm 11% - 12% tổng đầu tư toàn xã hội); sản phẩm nông nghiệp lại chủ yếu thiên về số lượng, chứ chưa nâng cao về chất lượng, giá thành nông sản còn cao, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất còn thấp; sản lượng nông sản tuy tăng nhưng chi phí đầu vào vẫn tăng cao (chi phí cho sản xuất 1ha lúa tăng từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng), trong khi giá các mặt hàng nông sản trên thị trường quốc tế lại giảm. Trong khi đó, các chính sách và biện pháp mà Nhà nước đã áp dụng cho phát triển nông nghiệp những năm gần đây chưa tạo bước đột phá mạnh. Trình độ dân trí của một bộ phận nông dân (nhất là vùng sâu, vùng xa) chưa được cải thiện, đời sống, xã hội nông thôn mặc dù có sự chuyển biến song chưa mạnh và không đồng đều. Tình trạng đó dẫn đến sự chênh lệch giữa khu vực thành thị


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

và nông thôn ngày càng lớn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng thế giới (WB) (năm 2003) hệ số chênh lệch giữa thành thị và nông thôn còn là 3,65 lần.

Thêm nữa, kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và trong khu vực (như Xin-ga-po, Thái Lan, Trung Quốc, Thụy Điển, Tây Ban Nha...) đều cho thấy bài học: công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế đất nước.

Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên - 4

Tóm lại, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn chính là từng bước để phát triển nông thôn Việt Nam theo hướng hiện đại, xóa dần khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Để làm được điều này, cần rất nhiều giải pháp, trong đó một giải pháp quan trọng là phải phát triển dịch vụ và du lịch. Với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, du lịch phát triển sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn mà không cần phải đào tạo công phu, từ đó góp phần từng bước nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hiện nay tỷ lệ hộ kinh tế làm dịch vụ trong nông thôn mới chỉ chiếm 11,2%. Tiếp tục khuyến khích phát triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàng loạt vấn đề: tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.1.1.5. Tác động của các khu công nghiệp tới đời sống hộ nông dân

Tác động đến đất đai

Quá trình phát triển nhanh các khu công nghiệp đã làm diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, nhu cầu về sử dụng đất chuyên dùng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và đất đô thị tăng lên rất nhanh. Điều này đã dẫn đến tình trạng “nuốt chửng” những diện tích đất nông nghiệp vốn rất cần thiết cho một


đô thị như: sản xuất lương thực, thực phẩm, tạo mảng không gian xanh có vai trò “giải độc” cho môi trường sống, tạo khu nghỉ ngơi cho người dân…Việc thu hồi đất nông nghiệp đã tác động tới đời sống của các hộ dân vì họ thiếu phương tiện lao động và kế sinh nhai truyền thống, trong đó có nhiều hộ rơi vào tình trạng bần cùng hoá.

Để phục vụ các khu công nghiệp, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình quân mỗi năm có 73 nghìn ha đất nông nghiệp được thu hồi, trong 5 năm từ năm 2001 - 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã lấy là gần 370 nghìn ha. Hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc là nơi được thu hồi đất nhiều nhất, trong đó những địa phương đứng đầu là: Tiền Giang (20,3 nghìn ha), Đồng Nai (19,7 nghìn ha), Bình Dương (16,6 nghìn ha), Hà Nội (7,7 nghìn ha), Vĩnh Phúc (5,5 nghìn ha)... Điều đó tác động tới đời sống khoảng 2,5 triệu người với gần 630 nghìn hộ nông dân. Số liệu cho thấy, trung bình cứ mỗi ha đất thu hồi, sẽ làm hơn 10 lao động nông dân mất việc. Do thiếu trình độ, sau khi thu hồi đất có tới 67% số nông dân vẫn giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp, 13% chuyển sang nghề mới, 20% không có việc làm hoặc có việc nhưng không ổn định, 53% số hộ nông dân bị thu hồi đất có thu nhập sụt giảm so với trước đây nên đời sống gặp nhiều khó khăn.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới, năm 2007 xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo. Dù vậy không có nghĩa là chúng ta không có nguy cơ mất cân đối an ninh lương thực trong tương lai, nhất là thiếu lương thực cục bộ ở khu vực dân cư nghèo, khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, dân số tăng, tình hình thiên tai, dịch bệnh, giá lương thực tăng cao... Mục tiêu hàng đầu của nước ta là giữ diện tích lúa ít nhất ở mức 3,8 triệu - 4 triệu ha, sản lượng đạt khoảng 36 triệu tấn/năm như hiện nay thì an ninh lương thực của Việt Nam được bảo đảm. Tuy nhiên, sản lượng này cũng chỉ cung cấp cho dân số khoảng 100 triệu người, trong khi dân số của Việt Nam dự báo sẽ vào


khoảng 120 triệu người vào giữa thế kỷ XXI. Bởi vậy, nếu không giữ được một diện tích trồng lúa ổn định thì nguy cơ mất cân đối an ninh lương thực trong nước là điều sẽ xảy ra. [8]

Tác động tới môi trường

Việc hình thành các KCN nhằm tạo điều kiện để các chủ doanh nghiệp đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, song thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã nhập dây chuyền công nghệ lạc hậu hàng chục năm. Điều này, không chỉ làm giảm sức cạnh tranh, mà còn khiến hoạt động sản xuất không ổn định, gây ô nhiễm môi trường.

Việc xử lý chất thải của các nhà máy trước khi thải ra môi trường đang làm đau đầu các nhà quản lý. Theo ước tính, mỗi KCN thải khoảng từ 3.000 -

10.000 m3 nước thải/ngày đêm. Như vậy, tổng lượng nước thải công nghiệp

của các KCN trên cả nước lên khoảng 500.000 - 700.000m3/ngày đêm.

Ngay cả ở những KCN đã có trạm xử lý nước thải tập trung, thì chất lượng thực tế của các công trình này vẫn còn hạn chế, chưa đạt được những tiêu chuẩn quy định, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở một số KCN tập trung các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, thuộc da, ngành hoá chất… độc hại cao.

Ngoài ra, tại các KCN, ô nhiễm khí bụi và tiếng ồn là loại hình ô nhiễm khó kiểm soát và không được quan tâm. Khí thải của các cơ sở sản xuất chứa nhiều chất độc hại được xả trực tiếp vào môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân quanh vùng.

Theo kết quả quan trắc, nồng độ chất SO2, CO và NO2 gần KCN hoặc trong các KCN đang gia tăng. Nồng độ bụi tại ven các trục giao thông chính đều đã vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 6 lần. Tại nhiều nhà máy cơ khí, luyện kim, công nghiệp hoá chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến khoáng sản… trong KCN, nồng độ bụi và khí độc hại (điển hình là khí SO2) trong không khí, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 5 lần.


Cùng với đó, người dân đang phải gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ việc phát triển các KCN ở địa phương, sự ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, sự thoái hoá đất đai do những chất thải độc hại từ KCN gây ra…

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng ô nhiễm môi trường trong KCN, trong đó phải nói đến công tác quy hoạch các KCN còn nhiều điểm không hợp lý, như việc bố trí một số KCN gần đường giao thông, khoảng cách quá gần khu dân cư. Do đó, ô nhiễm trong KCN dễ dàng gây những ảnh hưởng không tốt tới môi trường xung quanh. Thêm vào đó là nhận thức về việc bảo vệ môi trường trong các KCN của các cấp chính quyền địa phương chưa cao, chưa đánh giá đúng mức vấn đề môi trường đối với việc phát triển bền vững. Các cơ quan Nhà nước ở địa phương và Trung ương chưa có chế tài và giám sát chặt chẽ việc xây dựng KCN theo quy hoạch và theo đúng dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, trong báo cáo khả thi, các hạng mục xử lý nước thải, chất thải và bảo vệ môi trường, trên thực tế không được triển khai. Mặt khác, chi phí xây dựng hệ thống xử lý chất thải cùng với việc chưa có cơ chế hỗ trợ thoả đáng từ phía Nhà nước, là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư chậm triển khai các hệ thống này.

Chất thải công nghiệp cũng đang là mối nguy cơ đe dọa tới cuộc sống của một số địa phương có KCN đóng trên địa bàn. Chất thải công nghiệp chưa được xử lý kỹ càng, sẽ gây ô nhiễm trầm trọng tới nguồn nước, không khí, tiếng ồn…. Về vấn đề này đã có khá nhiều địa phương phải trả giá; đời sống người dân thật sự bị đe dọa. Nếu chúng ta không đánh giá đúng và không đưa ra những giải pháp hữu hiệu, tổ chức tốt việc phòng chống ô nhiễm thực tại này sẽ gây những tác hại khôn lường.

Tác động tới lao động

Việc phát triển khu công nghiệp đã tạo ra một kênh thu hút lao động rất có tiềm năng và hiệu quả, góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho lao


động tại chỗ (kể cả số lao động của những hộ gia đình bị thu hồi đất) và lao động nhập cư.

Những năm gần đây, lực lượng lao động trong khu công nghiệp gia tăng mạnh mẽ gắn liền với sự gia tăng của các khu công nghiệp thành lập mới và mở rộng. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn ít, thiếu đồng bộ, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực thấp, đang là rào cản cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, văn minh và bền vững. Tại các khu công nghiệp, phần lớn lao động vừa mới thoát ra khỏi đồng ruộng hoặc các trường phổ thông chưa qua đào tạo ngành nghề cơ bản. Tình trạng thiếu việc làm trong thời vụ đang là khó khăn hiện nay ở nông thôn. Năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn. Mức hưởng thụ của người nông dân còn thấp, khoảng cách thu nhập và đời sống giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng. Giá cả leo thang đang là những vấn đề bức xúc, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người nông dân.

Tác động tới kinh tế hộ nông dân

Sản xuất nông nghiệp ở các địa phương vẫn theo phương thức cũ, nhỏ lẻ, phân tán nên hiệu quả kinh tế thấp và có nguy cơ kém bền vững trước thiên tai dịch bệnh và biến động của thị trường. Diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh do quá trình phát triển các khu công nghiệp, từ đó làm hạn chế cơ hội để nâng cao thu nhập từ ngành chính là trồng trọt, trong khi khả năng phát triển chăn nuôi, thủy sản và các ngành nghề phi nông nghiệp còn hạn chế. Các sản phẩm rau quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm có sức cạnh tranh thấp.

Người nông dân bị thu hồi đất cho công nghiệp hóa, hay đô thị hóa cũng rơi vào tình trạng tư liệu sản xuất bị mất hoặc giảm đi, trong lúc chưa chuẩn bị kịp các điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp. Phần đông nông dân có tiền (tiền đền bù do bị thu hồi đất) cũng khó tìm phương án nào cho hiệu quả


để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh làm cho nó sinh sôi nảy nở. Nhiều hộ nông dân đang rơi vào cảnh thua thiệt trước "vòng xoáy" của các quy luật thị trường, nhất là ở những nơi hợp tác xã không còn tồn tại, chính quyền cơ sở lại yếu kém, thì không biết dựa vào đâu? Bởi vậy, sự nghiệt ngã của tình cảnh "nghèo thì nghèo thêm, giàu thì giàu nhanh hơn" đang là tác nhân chính khoét sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị. Đây là nguyên nhân chính của hiện tượng số người tự do di cư ra thành thị kiếm việc làm đang tăng lên. Họ luôn trong tâm lí lo sợ rủi ro, bởi vậy, tư duy "ăn chắc, mặc bền" vẫn là phổ biến, có đồng nào đổ vào "xây nhà xây cửa" chắp vá, cơi nới một cách manh mún và rất tốn kém.

Tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sự phát triển của các KCN đã đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Trong quá trình đó, cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng của khu vực nông nghiệp và gia tăng nhanh tỉ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng, góp phần làm thay đổi về cơ cấu diện tích gieo trồng và cơ cấu giá trị sản xuất. Các loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp, sử dụng nhiều lao động đang có xu hướng giảm dần diện tích. Các loại cây cần ít lao động hơn và cho giá trị kinh tế cao hơn đang được tăng dần diện tích canh tác. Trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp thì xu hướng chung là giảm dần tỉ trọng của ngành trồng trọt và tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.

Tác động tới xã hội nông thôn

Năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn. Mức hưởng thụ của người nông dân còn thấp, khoảng cách thu nhập và đời sống giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng. Giá cả leo thang đang là những vấn đề bức xúc, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người nông dân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022