MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cao su là nguồn nguyên liệu thiết yếu cho nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm phục vụ đời sống từ giao thông vận tải, ô tô, y tế, thể thao, xây dựng và vật dụng cá nhân, gia đình…
Việt Nam hiện là nước sản xuất và xuất khẩu cao su hàng thứ ba trên thế giới. Với 941.300 ha (VRA, 2019), ngành cao su Việt Nam đã đem lại việc làm cho hơn
400.000 lao động vùng nông thôn và khoảng 100.000 lao động cho sản xuất, chế biến cao su và gỗ cao su, chưa tính đến số việc làm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ liên quan đến ngành cao su.
Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành cao su Việt Nam đạt 7,1 tỷ USD, trong đó, giá trị xuất khẩu các sản phẩm cao su ước đạt 2,4 tỷ USD, xuất khẩu cao su khoảng 2,3 tỷ USD và , xuất khẩu sản phẩm gỗ cao su đạt khoảng 2,4 tỷ USD, đóng góp gần 3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (VRA, 2020).
Trong những năm qua ngành cao su đã đạt nhiều thành quả đáng ghi nhận về an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, … góp phần tích cực trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên ngành cao su Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong xu hướng phát triển và sự cạnh tranh gay gắt hiện nay trên thế giới:
(i) Mức độ phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cao su của Việt Nam thấp, hiện có khoảng cách khá lớn so với các nước Thái Lan, Mã Lai và In-đô-nê- xi-a.
(ii) Giá xuất khẩu cao su Việt Nam thấp hơn so với giá xuất khẩu của các nước trong khu vực;
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030 - 1
- Phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030 - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Trong Nước Về Ngành Cao Su Trong Quá Trình Cnh, Hđh Nông Nghiệp, Nông Thôn
- Những Khoảng Trống Trong Nghiên Cứu Về Lý Luận Và Thực Tiễn
- Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Ngành Cao Su Trong Quá Trình Cnh, Hđh Nông Nghiệp, Nông Thôn Việt Nam
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
(iii) Việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tổ chức quản lý ngành hàng còn nhiều hạn chế;
(iv) Hiệu quả chuỗi giá trị và khả năng cạnh tranh của của ngành hàng so với một số nước trong khu vực còn yếu kém;
(v) Sự tham gia của ngành cao su vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành cao su.
Trên thế giới và trong nước đã có nhiều nghiên cứu về ngành cao su ở nhiều giác độ như về sản xuất cao su, giống cao su, thị trường tiêu thụ, năng lực cạnh tranh …, nhưng có rất ít đề tài nghiên cứu cao su trên cơ sở:
(i) Lý luận về phát triển ngành;
(ii) Lý luận về chuỗi giá trị ngành cao su;
(iii) Nghiên cứu sự phát triển ngành cao su không chỉ trong khâu sản xuất kinh doanh cao su (trồng, khai thác, tiêu thụ mủ cao su) mà còn trong các khâu khác trong chuỗi cung ứng cao su như chế biến, xuất khẩu sản phẩm cao su công nghiệp, gỗ cao su;
(iv) Nghiên cứu về sự phát triển ngành cao su với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
Do đó, việc nghiên cứu một cách đầy đủ về mặt lý luận và thực tiễn mối quan hệ nhiều mặt của việc phát triển ngành cao su và quá trình CNH, HĐH nông thôn để có những giải pháp tổng thể và toàn diện cho sự phát triển ngành cao su trong tình hình hiện nay có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết.
Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên tác giả chọn đề tài: “Phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đến năm 2030” để làm luận án tiến sĩ.
2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
2.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN:
2.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
(1) Báo cáo nghiên cứu khoa học “Rural Development through Rural Industrialization: Exploring the Chinese Experience” (Phát triển nông thôn thông qua Công nghiệp hóa nông thôn: Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc), của Sanjeev Kumar, 2007 [92] về công nghiệp hóa nông thôn ở Trung Quốc.
Kinh nghiệm của Trung Quốc đối phó với nghèo đói và nâng cao tiêu chuẩn sống của người dân thông qua phát triển các các xí nghiệp tại các làng và thị trấn nhỏ (TVEs) đã thành công rộng rãi và có thể cung cấp những bài học hữu ích cho các nước đang phát triển. Phát hiện chính của tác giả là việc làm cho người dân ở nông thôn, thông qua việc phát triển các DN nhỏ và vừa ngành chế biến thực phẩm tại nông thôn (tác giả gọi là các hương trấn xí nghiệp (TVEs)) đã tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập và phúc lợi cho người dân nông thôn, góp phần phát triển nhanh kinh tế địa phương và thay đổi bộ mặt nông thôn (Sanjeev Kumar, 2007) [92].
Việc tư nhân hóa các hương trấn xí nghiệp (TVEs) đã ảnh hưởng và tác động rất lớn đến sự đóng góp cho phát triển nông thôn. Ngoài ra, kinh nghiệm của Trung Quốc còn đưa ra các bài học quan trọng, nhất là về tạo việc làm, vị trí địa lý, sáng kiến và về vai trò quan trọng của chính quyền địa phương ở các nước đang phát triển, bao gồm cả vấn đề công nghiệp hóa nông thôn của Ấn Độ.
(2) Báo cáo nghiên cứu “Industrialization in Malaysia: Changing role of Government and Foreign Firms” (Công nghiệp hóa ở Mã Lai: Vai trò thay đổi của Chính phủ và các DN nước ngoài) của Bethuel Kinyanjui Kinuthia, 2009 [66], nghiên cứu về công nghiệp hóa ở Mã Lai, cho thấy để công nghiệp hóa thành công, các nước đang phát triển cần sự linh hoạt, năng động của Chính phủ nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và các DN nước ngoài. Cách tiếp cận này sẽ giúp tạo ra lợi ích lớn hơn nhiều so với việc các nước đang phát triển chọn định hướng phát triển theo sự điều tiết hoàn toàn theo thị trường hoặc của Chính phủ.
Báo cáo này xem xét vai trò của Chính phủ và các công ty nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa Mã Lai. Các nhà kinh tế đã có những quan điểm khác nhau về vai trò của Chính phủ trong công nghiệp hóa. Một số người tin rằng thế giới đang phát triển đầy rẫy những thất bại của thị trường và cách duy nhất để các nước nghèo có thể thoát khỏi cạm bẫy nghèo đói là nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của Chính phủ. Những người khác phản đối quan điểm này cho rằng thất bại của nền kinh tế từ sự can thiệp quá nhiều của Chính phủ và cho rằng thị trường sẽ dẫn dắt
nền kinh tế. Thực tế đã khác với quan điểm từ hai phía. Từ một quốc gia phụ thuộc vào nông nghiệp và hàng hóa nguyên liệu vào những năm sáu mươi, Mã Lai đã trở thành một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu được thúc đẩy bởi các ngành công nghiệp dựa trên tri thức và thâm dụng vốn. Nền kinh tế thị trường kết hợp với các chính sách điều chỉnh linh động của Chính phủ đã duy trì môi trường kinh doanh hiệu quả, đã biến quốc gia này thành một quốc gia năng động trong sản xuất và xuất khẩu với tính cạnh tranh cao.
Chính phủ linh hoạt tạo điều kiện cho sự phát triển của các khu vực kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài. Cách tiếp cận này đã tạo ra lợi ích lớn hơn so với những cách tiếp cận nếu các nước đang phát triển chấp nhận quỹ đạo phát triển hoàn toàn dựa vào thị trường hoặc Chính phủ.
(3) Bài báo khoa học “Rural Industrialisation: Challenges and Proposition” (Công nghiệp hóa nông thôn: Những Thách thức và Đề nghị) của K. Sundar and T. Srinivasan, 2009 [84] nghiên cứu về công nghiệp hóa nông thôn, cho thấy tại Ấn Độ tăng trưởng của nền sản xuất lương thực đã giảm xuống 1,2% suốt từ 1990 – 2007, thấp hơn tốc độ tăng trưởng dân số trung bình hằng năm là 1,9%. Lực lượng lao động tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau ở vùng nông thôn đang di cư một cách nhanh chóng sang các khu đô thị gây ra ô nhiễm cao, giá đất tăng, mật độ dân số cao… và đã có những kiến nghị về chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn để khắc phục tình trạng đang trở nên tồi tệ ở các khu đô thị như sau: Cần xây dựng một chính sách công nghiệp nông thôn toàn diện để giải quyết các vấn đề và thách thức khác nhau mà các DN nông thôn phải đối mặt. Việc bảo lưu một số hoạt động công nghiệp cần được thực hiện dành riêng cho các ngành công nghiệp nông thôn. Các ngành công nghiệp có tính chất thâm dụng lao động cần được bảo trợ ở khu vực nông thôn. Cần có mã lao động riêng cho những lao động tự do chưa vào các tổ chức. Lực lượng lao động tự do không có tổ chức phải được chuyển đổi thành lực lượng lao động có tổ chức thông qua cơ chế tự trợ giúp. Cần xác định lại các ngành công nghiệp nông thôn để nhận được các hỗ trợ, ưu tiên của Chính phủ và các định chế tài chính. Cần phân định vai trò của Chính phủ trung ương và các bang trong việc xúc tiến các ngành công nghiệp nông thôn. Các tổ chức tài chính
thuộc các loại hình khác nhau có thể tiếp tục hỗ trợ các ngành công nghiệp, các DN nhỏ như một phần nghĩa vụ xã hội của họ.
2.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Nghiên cứu về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam là một nội dung được rất nhiều tập thể, các nhà khoa học nghiên cứu.
(1) Cuốn sách “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” của Phạm Ngọc Dũng, 2011 [37] đã đề cập tới vai trò quan trọng của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH, HĐH đất nước, làm rò những vấn đề lý luận và thực tiễn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong phát triển bền vững. Thực trạng kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay cũng như nguyên nhân nảy sinh vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc đã được tác giả phân tích một cách cụ thể. Từ đó, nhằm xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, các giải pháp hợp lý có tính thực tiễn cao đã được đưa ra theo hướng chú trọng đến ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến để có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại trên cơ sở một cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp.
(2) Cuốn sách “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư” của TS. Phạm Thuyên , 2019 [38]
Thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam đã được làm rò trong quá trình CNH, HĐH đất nước từ khi đổi mới đến nay: hướng tăng tỷ trọng và giá trị của công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng và giá trị của nông nghiệp thể hiện trong sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tỷ trọng lao động. Đô thị hóa diễn ra khá nhanh. Có sự cải thiện đáng kể trong sự phát triển con người. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong thành tựu đạt được về mặt kinh tế
- xã hội trong quá trình thực hiện CNH, HĐH, như còn nhiều bất hợp lý về cơ cấu các ngành kinh tế trong quá trình đô thị hóa, về tốc độ phát triển và quy mô của nền
kinh tế. Những tồn tại, hạn chế này xuất phát từ những nguyên nhân chính như: chưa xuất phát từ thực trạng đất nước và bối cảnh quốc tế, tư duy nhận thức, thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn; còn chịu ảnh hưởng mô hình kế hoạch hóa tập trung về CNH, HĐH nền kinh tế; có biểu hiện chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế trong vận hành thể chế kinh tế thị trường; yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong quá trình CNH, HĐH còn thấp; việc đáp ứng nhu cầu đẩy nhanh CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn xuất phát từ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện.
(3) Bài báo khoa học “CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay”, Nguyễn Văn Giàu, 2015 [34] cho thấy sau hơn 30 năm đổi mới kể từ Đại hội VI của Đảng (12/1986), nền kinh tế của đất nước đã đạt nhiều thành tựu. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp làm chậm tiến độ HĐH, CNH nông nghiệp, nông thôn như sau:
Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu. Chất lượng quy hoạch chưa thực sự hợp lý, thiếu sự liên kết, thống nhất giữa các loại quy hoạch, chưa gắn kết chặt chẽ với nguồn lực thực hiện.
Việc nghiên cứu và kinh phí đầu tư cho ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp vẫn còn hạn chế.
Chính sách phát triển ngành nông nghiệp và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường chưa đồng bộ, chưa đầy đủ.
Việc triển khai thực hiện mô hình chuỗi sản xuất, thương mại, chế biến và phân phối sản phẩm khép kín, mô hình liên kết trong nông nghiệp ……Tất cả những vấn đề này cùng với thể chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp cần được rà soát và hoàn thiện để có thể đẩy nhanh quá trình HĐH, CNH nông nghiệp, nông thôn, một số giải pháp được đề xuất
(4) Bài báo khoa học “Vai trò của công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay”. Nguyễn Thị Phương Thảo, 2016 [35] cho rằng để quá trình công nghiệp hóa, nông nghiệp nông thôn phát
huy được vai trò đối với kinh tế - xã hội đất nước, thời gian tới cần có một số giải pháp sau:
Thứ nhất, Nhà nước cần phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo, cần có một số cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn.
Thứ hai, Nhà nước cần đầu tư hơn nữa phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tăng cường áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm phát huy thế mạnh tự nhiên của từng địa phương, thỏa mãn yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong nước và quốc tế.
Thứ ba, Nhà nước cần có những chính sách nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết tốt các vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình phát triển.
Thứ tư, Nhà nước cần có các chính sách tăng cường bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn, hướng tới phát triển bền vững.
2.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGÀNH CAO SU TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
2.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước về ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
1) Luận án Tiến sĩ của Goldthorpe, 2009 “Resource – Based Industrializatioin Peninsular Malaysia: A case study of the Rubber Products Manufacturing Industry” (Công nghiệp hóa dựa vào tài nguyên: Trường hợp ngành công nghiệp chế biến sản phẩm cao su bán đảo Mã Lai) [73]
Tác giả đã thu thập các dữ liệu trên Internet từ các trang web, các thư mục thương mại của Tổng cục cao su Mã Lai và Hiệp hội các nhà sản xuất sản phẩm cao su Mã Lai đã xuất bản và từ khảo sát 340 công ty sản xuất trong các lĩnh vực cao su. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành chế biến cao su của Mã Lai là một ví dụ điển hình của một ngành công nghiệp dựa trên một nguồn tài nguyên nông nghiệp. Sự đóng góp của ngành công nghiệp sản xuất cao su chiếm 13 phần trăm doanh thu xuất khẩu trong năm 2008 theo các số liệu thống kê của Chính phủ. Điều đó cho thấy rằng việc sản xuất hàng hóa từ cao su đã đóng vai trò quan trọng trong chương
trình công nghiệp hoá và phát triển kinh tế của Mã Lai. Ngành chế biến sản phẩm cao su Mã Lai rất khác biệt về quyền sở hữu, quy mô DN và doanh số xuất khẩu. Phần lớn các công ty địa phương (chiếm khoảng 80%) có quy mô nhỏ và vừa thuộc sở hữu của các nhà đầu tư tư nhân gốc Trung Quốc, chỉ một số ít DN thuộc sở hữu của tư nhân gốc Malay và Ấn Độ, hoặc được kiểm soát bởi các công ty niêm yết. 20% còn lại trong ngành cao su là các công ty có sự tham gia của vốn ở nước ngoài với tư cách là công ty con thuộc sở hữu của các công ty nước ngoài hoặc liên doanh với Mã Lai. Goldthorpe lập luận rằng trong thế kỷ qua, một loạt những khám phá công nghệ dẫn đến sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp chế biến cao su trên toàn thế giới như sản xuất lốp xe, linh kiện kỹ thuật, găng tay và các sản phẩm y tế... Việc sản xuất các sản phẩm cao su đã đóng một phần quan trọng trong việc chuyển đổi của đất nước Mã Lai từ nền kinh tế sản xuất hàng hóa nguyên liệu sang nền kinh tế công nghiệp dựa trên những tác động từ các chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa linh hoạt của Chính phủ.
(2) Báo cáo nghiên cứu “Can Cooperatives Improve the Incomes of Rubber Smallholders in Thailand? A Case Study in Chumphon Province” (Hợp tác xã có thể cải thiện thu nhập tiểu điền cao su Thái Lan? Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Chumphon) của Angthong Suttipong và Fujita Koichi, 2017. [61]
Nghiên cứu này đánh giá tác động về chế biến và tiếp thị của các hợp tác xã cao su đối với phúc lợi kinh tế của các hộ sản xuất cao su ở Thái Lan năm 2017 tại huyện Pathio của tỉnh Chumphon. Kết quả nghiên cứu thấy rằng lợi nhuận trên mỗi đơn vị diện tích rai (rai= 0,16 ha) thu được từ sản xuất cao su của các thành viên cao hơn đáng kể so với những người không phải là thành viên hợp tác xã. Lý do chính cho điều này là do hợp tác xã có thể cung cấp cao su với giá cao hơn so với mặt bằng giá bán của các DN tư nhân vì hợp tác xã sản xuất cao su tờ xông khói có chất lượng cao hơn khu vực tư nhân. Do đó hợp tác xã có thể mua cao su tờ chưa xông khói của các thành viên hợp tác xã với giá cao hơn so với giá mua của các các công ty tư nhân mua của các hộ sản xuất cao su không phải là thành viên. Phân tích hồi quy cho thấy rằng lợi nhuận của các thành viên hợp tác xã trên mỗi rai (= 0,16 ha) cao hơn 1.407 baht so với các hộ sản xuất cao su không phải là thành viên.