Các Công Trình Nghiên Cứu Trong Nước Về Ngành Cao Su Trong Quá Trình Cnh, Hđh Nông Nghiệp, Nông Thôn


Người ta cũng thấy rằng các hộ gia đình thành viên hợp tác xã có tổng thu nhập cao hơn 50% so với hộ gia đình không phải là thành viên và một yếu tố quan trọng là có thể thu nhập nhiều hơn từ các hoạt động nông nghiệp phi cao su như trồng xen và chăn nuôi. Các thành viên sẽ thuê lao động khai thác cao su và sẽ phân bố lao động trong gia đình của họ cho các cơ hội việc làm khác, đặc biệt là trong các hoạt động nông nghiệp ngoài cao su.

Theo thực tế khảo sát, các nhà quản lý những nhà máy sản xuất lốp xe sẵn sàng mua nhiều hơn cao su tờ có chất lượng cao từ các hợp tác xã theo đúng mức giá của chủng loại đó. Với lợi thế đó, các nhà máy sơ chế của những hợp tác xã có công suất thấp, khoảng 10-15 tấn mỗi ngày nên tăng công suất lớn hơn để Chính phủ có cơ sở hỗ trợ hợp tác xã mở rộng công suất nhà máy và hợp tác xã có thể kết nạp thêm những thành viên mới.

(3) Báo cáo nghiên cứu “Sustainability and Competitiveness in Thai Rubber Industries” (Khả năng bền vững và tính cạnh tranh của ngành cao su Thái Lan) của Adam Tanielian, 2018. [58]

Chawananon (2014) [58] đã nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa sản xuất cao su và giá, lượng mưa, tỷ giá hối đoái trên đô la Mỹ, giá gạo, lượng mưa, doanh số bán xe của Mỹ và GDP (Gross Domestic Product) bình quân đầu người ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa nhu cầu cao su và GDP bình quân đầu người của Mỹ, khi GDP bình quân đầu người tăng, doanh số bán ô tô thường tăng, điều này tạo ra nhu cầu cao hơn về cao su. Chawananon cũng nhận thấy rằng nhu cầu về cao su thường không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về giá, nghĩa là giá cao su co giãn không làm thay đổi nhu cầu cao su. Cao su nhân tạo (cao su tổng hợp) không tạo ra mối đe dọa hiện hữu đối với sản xuất cao su vì cao su là tài nguyên tái tạo trong khi cao su nhân tạo có nguồn gốc từ dầu hỏa, không thể tái tạo và có thể trở thành mặt hàng khan hiếm trong thế kỷ 21. Do đó, cao su về bản chất là bền vững trong dài hạn, vấn đề là làm thế nào quản lý ngành cao su hiệu quả về kinh tế và đảm bảo vấn đề môi trường sinh thái.

Các chủ trang trại nhỏ có thể giảm thiểu biến động giá cao su bằng cách xen canh, trồng thêm các loại cây trồng khác vào vườn cây, nhưng họ không thể luôn


luôn thực hiện được những thay đổi đó do thiếu kiến thức và kỹ năng. Trình độ học lực của nông dân thường bị hạn chế, điều này làm cho họ không thể khám phá và thực hiện các kế hoạch cải tiến như áp dụng công nghệ hoặc sử dụng các phương pháp canh tác tối ưu mà không có sự hỗ trợ của Chính phủ hoặc bên ngoài khác. Nông dân cảm thấy vô cùng khó chịu khi các ngành công nghiệp hạ nguồn như sản xuất săm lốp, cao su kỹ thuật, sản phẩm đồ nhúng v.v… vẫn luôn tiếp tục cải thiện tỷ suất lợi nhuận. Một biện pháp khắc phục đáng tin cậy cho các vấn đề mà nông dân cao su Thái Lan đối mặt trong vài thập kỷ qua là áp dụng các công nghệ tiên tiến hoặc đơn giản là áp dụng phương pháp canh tác phù hợp và khoa học hơn.

(4) Bài báo khoa học “Factors Affecting Free Labor Movement Amongst Rubber Industry Workers Within the ASEAN Economic Community – AEC” (Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch lao động tự do của công nhân ngành cao su trong cộng đồng kinh tế ASEAN-AEC) của Preecha Nobnorb và Wanno Fongsuwan, 2014. [89]

Mục đích của nghiên cứu này là xác định các biến số của các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch lao động tự do giữa công nhân ngành cao su các nước trong cộng đồng kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy Thái Lan là nhà sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới, chiếm khoảng một phần ba nguồn cung của thế giới. Trong hai thập kỷ qua, sản lượng cao su Thái Lan tăng hơn gấp đôi từ 1,6 lên 3,8 triệu tấn, trong đó khoảng 90% là dùng cho việc xuất khẩu. Ngành cao su ở Thái Lan có tầm quan trọng về kinh tế và xã hội do có giá trị sản xuất, doanh thu lớn từ việc xuất khẩu cao su và tạo việc làm trong lĩnh vực này. Khoảng 6 triệu người làm việc tại các đồn điền cao su (Thai Rubber Association, 2007), trong khi khoảng 0,6 triệu người làm việc trong các ngành sản xuất công nghiệp cao su. Do sự gia tăng cả về diện tích trồng trọt và sản xuất nên nhu cầu lao động trong nước ngày càng trở nên khó khăn hơn, vì vậy ngành cao su Thái Lan phải tuyển dụng người lao động nhập cư để đáp ứng những thiếu hụt. (Preecha Nobnorb và Wanno Fongsuwan, 2014). [89].

Tác giả kết luận, đối với các bên liên quan, từ các nhà quản lý đến Chính phủ, nếu không có kế hoạch và đào tạo phát triển kỹ năng tốt, sẽ có tình trạng thiếu lao

Phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030 - 4


động nghiêm trọng trong tương lai. Chính phủ cần mở rộng phạm vi bảo vệ của luật lao động để bảo vệ người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp để họ nhận được tiền lương và các lợi ích được ưu đãi hơn hoặc ít nhất tương đương với tiêu chuẩn như những người lao động các ngành nghề khác. Người quản lý, nhà tuyển dụng cần phải có nhận thức và kiến thức đầy đủ về phúc lợi của người lao động để thực hiện các chế độ và trả lương cho người lao động đúng quy định pháp luật.

(5) Bài báo khoa học về quá trình công nghiệp hóa ngành cao su tại Ấn Độ “Rubber-Based Industrialisation in Kerela - An Assessment of Missed Linkages” (Công nghiệp hóa dựa trên cao su ở Kerala - Đánh giá về những mối liên kết còn thiếu) của Tharian George K. and Toms Josepp, 1992. [96]

Về công nghiệp hóa ngành cao su Ấn Độ, Tharian George và Toms Josepp đã chọn nơi khảo sát là bang Kerala, vùng có diện tích trồng cao su lớn nhất Ấn độ, cung cấp khoảng 90% sản lượng cao su của nước này. Tác giả nhận thấy nguyên nhân vấn đề của ngành cao su Ấn Độ là do sự liên kết, hỗ trợ trong các khâu sản xuất, chế biến trong chuỗi sản xuất sản phẩm cao su ở bang Kerala là rất thiếu và không tập trung (Tharian George K. and Toms Josepp, 1992) [96].

Về sơ chế, với 92% sản lượng cao su sơ chế ở Kerala là cao su khối, cao su ly tâm và cao su tờ nhưng ngành các công nghiệp phụ trợ như sản xuất thiết bị sơ chế cao su rất hạn chế. Kerala chỉ sản xuất được các trục cán cao su và thùng lò sấy, tất cả các thiết bị còn lại của dây chuyển sản xuất hầu như đều phải nhập khẩu.

Tác giả đã chỉ ra rằng ngành công nghiệp cao su Ấn độ sản xuất không tập trung và thiếu sự liên kết, hỗ trợ giữa các khâu trong chuỗi sản xuất, thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ liên bang, đặc biệt là việc tổ chức tiếp thị, tiêu thụ cao su sơ chế và vốn vay cho ngành công nghiệp chế biến cao su. Ngoài ra ngành cao su Ấn độ cũng chưa tận dụng nguồn gỗ cao su nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp gỗ cũng như những ngành sản xuất liên quan khác từ vườn cây cao su như sản xuất dầu hạt cao su, nuôi ong lấy mật v.v… Tác giả cho rằng đó là những nguyên nhân chính về sự yếu kém và phát triển chậm chạp của ngành công nghiệp cao su ở Ấn độ những năm đầu thập niên 90, cần có những giải pháp để phát triển ngành cao su


vì cây cao su có nhiều chức năng và ngành cao su có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa.

(6) Báo cáo nghiên cứu “State of Indian Non-Tyre Manufacturing Industry” (Hiện trạng của ngành công nghiệp cao su ngoài săm lốp) của Vinod Simon, 2016 [107]

Báo cáo thống kê năm 2016, tổng doanh thu năm tài chính 2014-2015 của ngành công nghiệp cao su ngoài săm lốp Ấn Độ là 4,8 tỷ USD, tăng trưởng bình quân từ năm 2009-2015 của ngành này là 7,6%/năm. Ấn Độ có 5254 cơ sở chế biến sản phẩm cao su ngoài săm lốp trải dài ở 9 bang, bang Kerala có 853 cơ sở chế biến, là bang có số lượng cơ sở chế biến nhiều nhất so với các bang khác tại Ấn Độ (Vinod Simon, 2016) [107].

Những khó khăn của ngành công nghiệp cao su ngoài săm lốp là các cơ sở sản xuất phần lớn nhỏ, siêu nhỏ và trung bình; một số lượng hàng hóa cao su ngoài săm lốp khá lớn được nhập khẩu từ nhiều nước; thiếu lao động có tay nghề, kỹ năng cao; thiếu công nghệ, kỹ thuật; hệ thống thuế chưa phù hợp, mức thuế nhập khẩu nguyên liệu cao, nhưng thuế nhập khẩu sản phẩm thành phẩm thấp; giá nguyên vật liệu không ổn định.

Những giải pháp đề xuất cho ngành công nghiệp cao su ngoài săm lốp: Thay đổi tư duy sản xuất; Tập trung đổi mới, sáng tạo; Phát triển kỹ năng, tay nghề người lao động; Ứng dụng công nghệ hiện đại để có thể cạnh tranh cả thị trường nội địa và xuất khẩu; Trang bị lại máy móc, thiết bị hiện đại; Tiếp cận được nguồn vốn vay lãi suất thấp; Điều chỉnh, hợp lý hóa chính sách thuế để khuyến khích đầu tư phát triển; Hình thành và tạo điều kiện cho các Trung tâm Nghiên cứu&Phát triển.

(7) Báo cáo nghiên cứu “World Natural Rubber Production Scenario” (Kịch bản sản suất cao su thiên niên thế giới) của Sheela Thomas, 2016 [94], cho thấy trong giai đoạn hiện nay ngành cao su rất khó khăn khi giá cao su rất thấp, tất cả các thành phần trong chưỗi cung ứng cao su đều khó khăn, đặc biệt là cao su tiểu điền (CSTĐ) - thành phần dễ bị thương tổn nhất. Những nguyên nhân chính là cung vượt cầu, tồn kho lớn và giá cao su thấp. Chính phủ các nước đã có nhiều biện pháp để hỗ trợ ngành, tuy nhiên cần hợp tác với nhau chặt chẽ hơn để quản lý nguồn


cung cao su phù hợp với nhu cầu thị trường; nâng cao chất lượng, hiệu quả sản phẩm; ứng dụng các công nghệ trong xây dựng và phát triển sản phẩm công nghiệp cao su để tăng tiêu thụ cao su nội địa, gia tăng giá trị chuỗi sản phẩm ngành cao su. Cần có một sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia sản xuất cao su với nhau và sự liên kết giữa tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng để phát triển ngành cao su bền vững (Sheela Thomas, 2016) [94].

(8) Báo cáo nghiên cứu “Potential of Rubberwood as Green Material in Building Structure” (Tiềm năng của gỗ cao su như là nguyên liệu xanh trong kết cấu xây dựng) của Jalaluddin Harun, 2015 [82].

Vấn đề khai thác và duy trì các nguồn tài nguyên cho thế hệ tương lai, vấn đề môi trường và phát triển bền vững là mối quan tâm toàn cầu hiện nay. Gỗ là nguồn nguyên vật liệu quan trọng trong xây dựng và nhiều lĩnh vực trong đời sống, có tác động to lớn đến môi trường. Jalaluddin Harun khẳng định gỗ cao su là nguồn nguyên liệu xanh, thân thiện với môi trường, có nhu cầu lớn, hiệu quả kinh tế cao, có thể sử dụng đa dạng trong ngành xây dựng, đồ gỗ gia dụng và nhiều lĩnh vực khác (Jalaluddin Harun, 2015) [82]. Vấn đề phải bảo đảm đó là nguồn gỗ hợp pháp, có truy xuất nguồn gốc rò ràng để gỗ cao su thực sự là nguồn nguyên liệu xanh, phục vụ ngành công nghiệp xây dựng và đồ gỗ gia dụng thân thiện môi trường và phát triển bền vững.

(9) Báo cáo nghiên cứu “Estimation CO2 Fixation by rubber plantation” (Ước tính sự cố định CO2 của vườn cây cao su), của Alchemi Putri Juliantika Kusdiana, Aprizal Alamsyah, Sherly Hanifarianty và Thomas Wijaya, Viện nghiên cứu cao su In-đô-nê-xia, 2015 [60].

Sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng trên toàn thế giới. Điều này chủ yếu là do nồng độ khí nhà kính trong khí quyển không ngừng tăng lên, đặc biệt là khí CO2. Cây cao su có tiềm năng hấp thụ CO2 từ không khí thông qua quá trình quang hợp có thể giảm hàm lượng CO2 trong không khí.. Vòng đời của cây cao su là 30 năm, với khoảng thời gian dài này sẽ giúp cây cao su tích lũy lượng CO2 đáng kể.


Thí nghiệm được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Sembawa, Nam Sumatra với hai giống cao su RRIM 600 và GT1 trồng từ năm 1979 và các vườn cây 33 năm tuổi.

Việc ước tính sự cố định CO2 bằng dòng cao su GT1 và RRIM 600 được thực hiện bằng đo sinh khối và hàm lượng C hữu cơ trong sinh khối. Các mẫu được lấy là 10 cây cho mỗi dòng cao su. Mẫu cây được chọn ngẫu nhiên với các kích thước chu vi khác nhau.

Sinh khối cây được đo bằng cách phân chia cây thành thân, cành, lá và rễ. Thân là phần chính của cây không có cành. Thân được cắt thành khúc dài 2m để dễ dàng hơn trong việc cân. Đồng thời đo chu vi hoặc chu vi thân và cành để tính trữ lượng gỗ. Lá được tách ra và cân ở trạng thái tươi sau đó lấy mẫu để xác định hàm lượng nước và xác định hàm lượng C hữu cơ. Gốc cũng được làm sạch đất bám trên bề mặt và được cân.

Kết quả cho thấy cây có chu vi càng lớn thì hàm lượng C hữu cơ càng nhiều. Hiệu quả kinh tế của gỗ dòng RRIM 600 cao hơn GT 1 do RRIM 600 có trữ lượng gỗ lớn hơn. Dựa trên nồng độ hữu cơ C và trọng lượng sinh khối, RRIM 600 cố định trung bình CO2 của dòng RRIM 600 và GT1 ở mức 39,056 và 31,167 tấn mỗi ha mỗi năm (Alchemi Putri Juliantika Kusdiana và cộng sự, 2015) [60].

(10) Báo cáo nghiên cứu “Carbon sequestration potential of rubber-tree plantation in Thailand”, 2019 (Tiềm năng hấp thụ carbon của vườn cây cao su ở Thái Lan) của D Satakhun, C Chayawat, J Sathornkich, J Phattaralerphong, P Chantuma, P Thaler, F Gay, Y Nouvellon, và P. Kasemsap, [71]. Hội nghị quốc tế về nghiên cứu và đổi mới vật liệu. Chuỗi hội nghị IOP: Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu.

Nghiên cứu cho rằng cao su (Hevea brasiliensis Müll. Arg.) là một trong những cây trồng kinh tế quan trọng nhất ở khu vực nhiệt đới trên toàn thế giới. Các đồn điền cao su cung cấp mủ cao su tự nhiên và gỗ cao su cho một số ngành công nghiệp hạ nguồn. Có khoảng 3 triệu ha cao su đang trồng ở Thái Lan, mang lại thu nhập chính cho khoảng 6 triệu người. Ngoài việc cung cấp mủ và gỗ, các đồn điền cao su có tiềm năng lớn để cô lập các-bon trong khí quyển vào sinh khối và đất.


Tiềm năng của các đồn điền cao su trong việc cô lập các-bon trong đất và sinh khối thực vật trong mối quan hệ với sản lượng mủ là chỉ số quan trọng để minh chứng tính thân thiện với môi trường của cao su tự nhiên.

Nghiên cứu đã được thực hiện và quan sát trong 4 năm, bắt đầu từ năm 2013 để ước tính về tiềm năng hấp thụ CO2 của một đồn điền cao su 19 năm tuổi, giống RRIM 600 tại Trung tâm Nghiên cứu Cao su Chachoengsao. Kết quả cho thấy Lượng CO2 hấp thụ hàng năm từ 2013 đến 2016 nằm trong khoảng từ 28,0 đến 43,1 tấn CO2 /ha/ năm và trung bình là 36,7 tấn CO2 /ha/ năm. Năm 2016, Thái Lan có 2,95 triệu ha rừng trồng cao su, sản xuất 4,342 triệu tấn mủ cao su. Do đó, ước tính tiềm năng hấp thụ CO2 của các đồn điền này là khoảng 108 triệu tấn CO2/năm. Ngoài ra, người ta ước tính rằng các đồn điền cao su ở Thái Lan đã cô lập khoảng 24,9 kg CO2 để tạo ra mỗi ki-lo-gram mủ cao su tự nhiên. Tiềm năng hấp thụ carbon lớn này kết hợp với các dữ liệu, thông tin về sản xuất mủ cao su cho thấy cao su rất thân thiện với môi trường. Những khảo sát này có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với việc quản lý tiềm năng hấp thụ các-bon ở Thái Lan mà còn cho việc thiết lập chiến lược tiếp thị để nâng cao khả năng cạnh tranh của cao su, đặc biệt là so với cao su nhân tạo ít thân thiện với môi trường (D Satakhun, 2019) [71].

(11) Cuốn sách “The World Rubber Industry" (Ngành cao su thế giới) của Barlow C. và cộng sự, 1994, [65] đã đưa ra khung lý thuyết về phát triển ngành cao su bao gồm 3 yếu tố chính là cung, cầu và tiếp thị sản phẩm cao su (tương tác với nhau trên thị trường). Nguồn cung có động lực không chỉ bởi giá cao su mà còn từ năng lực sản xuất (qui mô các nhà máy cao su và đất trồng trọt), giá các đầu vào (giá đất, giá lao động, vốn và các yếu tố cần thiết khác), công nghệ (ứng dụng các kỹ thuật tác động đến hiệu quả sản xuất). Những yếu tố này ảnh hưởng đến việc sản xuất các loại cao su.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu bao gồm mức thu nhập (mức sống của dân số nói chung), giá cao su; giá sản phẩm thay thế (như giá sản phẩm các loại nhựa có thể thay thế cao su), giá hàng hóa cuối cùng; công nghệ (ứng dụng khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất), sở thích của người tiêu dùng.


2.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

(1) Nghiên cứu về phát triển sản xuất cao su của Việt Nam

- Bài báo khoa học “Đánh giá hiện trạng sản xuất cao su nông hộ tại tỉnh Quảng Bình” của Hoàng Bích Thủy và Trần Thị Thu Hà, 2017. [25]

Bài báo trình bày hiện trạng sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Quảng bình, đánh giá hiệu quả và việc tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su của các nông hộ trồng cao su. Ngoài các thông tin thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu, tác giả đã tiến hành phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn nông hộ (30 hộ/xã). Kết quả cho thấy: (i) Giống có tỷ lệ số hộ trồng phổ biến nhất (> 30 %) trên địa bàn tỉnh trong cơ cấu 12 giống là RRIM 600; (ii) Quy mô và chất lượng vườn cây giai đoạn 2011–2015 có chất lượng vườn cây cao su tốt hơn so với 3 giai đoạn trước như giai đoạn 1993–1997 (Chương trình 327); giai đoạn 2000–2006 (Dự án đa dạng hóa nông nghiệp); giai đoạn 2007–2010 (Chương trình phát triển cao su tiểu điền); (iii) Ở giai đoạn vườn cây cao su kiến thiết cơ bản, việc trồng xen các loại cây ngắn ngày (như dưa hấu, ngô, lạc…) là lựa chọn của đa số nông hộ; (iv) Bón phân chuồng hoai cho cao su trồng mới ở hai huyện Bố Trạch và Lệ Thủy được thực hiện với từ 96,67 % đến 100 % nông hộ và thực hiện bón phân NPK ở thời kỳ kiến thiết cơ bản với trên 90 % số nông hộ; (v) Tình trạng bị nhiễm bệnh phấn trắng và héo đen đầu lá là phổ biến ở cả 2 huyện (chiếm tỷ lệ 26,67–50,00 %). Về hiệu quả kinh tế của cây cao su, tình trạng phổ biến là nông hộ trồng cao su chưa thu được lãi trong 8 năm kiến thiết cơ bản và năm đầu khai thác. Tuy nhiên, nông hộ có thể thu được 40–50 triệu đồng/ha/năm bình quân với trồng xen cây ngắn ngày. Như vậy, nông hộ thu được từ 120–150 triệu đồng trong 3 năm đầu. Sau 9 năm trồng, có thể thu lãi ước tính là 60–62 triệu/ha.

- Luận văn Thạc sỹ “Phát triển cây cao su ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum” của Phan Đình Mạnh, 2011.[41]

Tác giả cho rằng sự gia tăng các yếu tố đầu vào thông qua khai hoang, phục hóa để gia tăng diện tích cây trồng, quy mô sản xuất, khối lượng sản phẩm, gia tăng giá trị cao su sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sẽ quyết định sự phát triển về

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí