Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế- Xã Hội Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Chế Biến Thủy Sản




̅ √


1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu trong chế biến thủy sản

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hệ cơ tương đối ổn định hợp thành. Cơ cấu kinh tế theo ngành thể hiện mối quan hệ t lệ giữa các ngành; vị trí và tỉ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế. Cơ cấu ngành phản ánh trình độ phân công lao động xã hội nói chung của nền kinh tế và trình độ phát triển chung của lực lượng sản xuất. Xét ở khía cạnh công nghiệp, cơ cấu công nghiệp theo ngành là t trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống ngành công nghiệp. Cơ cấu trong ngành chế biến thủy sản được [74] phân loại thành chế biến và đóng hộp thu sản, chế biến và bảo quản thu sản đông lạnh, chế biến và bảo quản thu sản khô, chế biến và bảo quản nước mắm, và chế biến, bảo quản thu sản và các sản phẩm từ thủy sản khác.

Thuật ngữ "chuyển dịch cơ cấu" được sử dụng để mô tả tập hợp các thay đổi cơ cấu được cho là cần thiết để tiếp tục tăng trưởng [112]. Bản chất của sự chuyển đổi cơ cấu không chỉ là sự tích tụ vốn vật chất và con người, mà còn là sự thay đổi về thành phần nhu cầu, sản xuất, việc làm và thương mại [201]. Chủng loại sản phẩm và tổ chức chế biến được [83] đề cập để phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành chế biến cà phê, còn cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường (Nội địa/Xuất khẩu) được đề cập trong ngành gỗ [35] và trong các nghiên cứu về phát triển ngành theo định hướng xuất khẩu thì chỉ tiêu về cơ cấu mặt hàng chế biến xuất khẩu được sử dụng [36], [1].

Như vậy có thể nói, chuyển dịch cơ cấu trong chế biến thủy sản là tập hợp những thay đổi cơ cấu về sản xuất và thương mại được cho là cần thiết để tiếp tục phát triển ngành. Sự chuyển dịch này dựa trên cơ cấu hiện có hoặc chưa có để cải thiện, thay đổi, phát triển cơ cấu mới tiên tiến hoàn thiện và phù hợp hơn, và được [97, 165] xem xét ở các nội dung cơ cấu sản phẩm, phương thức tổ chức sản xuất và thị trường tiêu thụ. (1) Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến thủy sản theo hướng nâng cao t trọng các sản phẩm giá trị gia tăng cao, nâng cao chất lượng và an toàn


thực phẩm [9, 10], hoặc có thể cho ra sản phẩm mới hay loại bỏ những sản phẩm không còn phù hợp, hoặc có thể tăng hay giảm t trọng của một sản phẩm nào đó [60]. Hay nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm sản xuất từ chế biến các sản phẩm thủy sản giản đơn (sơ chế và ướp lạnh) sang các sản phẩm chế biến tinh hơn (như đông lạnh, đóng gói và sản phẩm giá trị gia tăng) để nâng cao giá trị gia tăng từ mỗi đơn vị được chế biến; gia tăng hàm lượng khoa học công nghệ trong chế biến, đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. (2) Chuyển dịch từ phương thức sản xuất, chế biến với quy mô nhỏ sang quy mô lớn hơn, có hiệu quả hơn. (3) Chuyển dịch cơ cấu thị trường tiêu thụ nội địa sang thị trường xuất khẩu. Các nội dung này được [60], [33] đánh giá thể hiện qua sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm thủy sản chế biến tinh; t trọng đầu tư công nghệ, trình độ và kinh nghiệm vận hành máy móc thiết bị thông qua cơ cấu giá trị sản xuất ở khu vực cá thể và doanh nghiệp; t trọng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.

Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, chuyển dịch phương thức sản xuất trong chế biến thủy sản một phần nhờ vào áp dụng công nghệ tự động hóa. Tự động hóa có thể giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hệ thống điều khiển tự động có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm thủy sản; tự động tiếp nhận, đông lạnh, phân loại, cắt, rửa, đóng gói và bảo quản các sản phẩm thủy sản cũng như các sản phẩm thủy sản được chế biến bởi các điều kiện dây chuyền lạnh không đủ có thể là yếu tố cản trở tiêu thụ và buôn bán thủy sản [149]. Hay nói cách khác, phát triển lĩnh vực chế biến thủy sản và các điều kiện dây chuyền lạnh sẽ cải thiện tiêu thụ và xuất khẩu thủy sản [168].

Các tiêu chí đánh giá: (1) Tỷ trọng sản phẩm chế biến và sự thay đổi tỷ trọng sản phẩm chế biến, (2) Tỷ trọng sản phẩm chế biến theo các phương thức sản xuất và sự thay đổi tỷ trọng sản phẩm chế biến theo các phương thức sản xuất, (3) Tỷ trọng sản phẩm tiêu thụ trên các thị trường và sự thay đổi tỷ trọng sản phẩm tiêu thụ trên các thị trường.


1.3.3. Liên kết trong chế biến thủy sản

Liên kết là chỉ các mối quan hệ cụ thể giữa các bên liên quan đến chế biến thủy sản. Liên kết nhằm cải tiến chất lượng và thiết kế sản phẩm mới, nó cho phép các nhà sản xuất đạt được giá trị gia tăng, hoặc thông qua đó đa dạng hóa sản phẩm [189]. Các mối liên kết có thể có cả liên kết chính chức và phi chính thức; liên kết theo chiều dọc (mối quan hệ giữa các bên theo chiều dọc) hoặc theo chiều ngang (quan hệ giữa các bên tham gia cùng cấp) [159], hoặc liên kết đa chủ thể [87]. Sự liên kết có thể bắt đầu từ những việc như thiết lập hệ thống thông tin thị trường, chia sẻ kinh nghiệm và thông tin, hỗ trợ thu mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm. Các mối liên kết trong ngành thủy sản có thể là liên kết giữa người sản xuất (người nuôi trồng thủy sản; người đánh bắt thủy sản)- người chế biến- người tiêu thụ [64], [90]. Cụ thể hơn, trong chuỗi cung sản phẩm nuôi tôm, cơ sở chế biến thủy sản mua nguyên liệu trực tiếp từ hộ nuôi tôm hoặc từ công ty thu mua sơ chế/ thu gôm lớn/ đại lý [59] (hay từ Thương lái, chủ vựa [64]) về chế biến. Sản phẩm chế biến được tiêu thụ ở thị trường trong nước và thông qua nhà nhập khẩu nước ngoài để tiêu thụ ở thị trường nước ngoài [73]. Bên cạnh đó, các tác nhân như cơ quan quản lý thủy sản, các hội và hiệp hội ngành hàng ở Trung ương và địa phương, các viện, trường, các tổ chức tín dụng và các tổ chức quốc tế liên quan tham gia với vai trò hỗ trợ chuỗi. Cơ sở chế biến ngoài mối liên kết với các trung gian (đại lý, hợp tác xã, tổ hợp tác) để mua nguyên liệu [26] còn có mối liên kết với nông dân để giải quyết vấn đề đầu vào của cơ sở, đầu ra của nông dân, giảm chi phí sản xuất làm cho chi phí thấp hơn và thu nhập sẽ được tăng lên. Mặt khác, mở rộng khối lượng giao dịch thông qua liên minh nông dân là một trong các biện pháp để cơ sở chế biến mua được nguyên liệu thô ổn định [130] bởi công nghiệp chế biến thủy sản yêu cầu phải có đủ số lượng sản phẩm chất lượng cao để làm nguyên liệu. Nếu nguồn nguyên liệu có sự thay đổi do những cú sốc bất ngờ, chẳng hạn như dịch bệnh ở các trang trại nuôi trồng thu sản, tắc nghẽn hậu cần về logistics hoặc các vấn đề về công nghiệp mà doanh nghiệp không có phương án tích trữ, dự phòng khi có cung cấp nguyên liệu thô [193] thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh


vì thế xây dựng mối quan hệ hiệu quả giữa nuôi trồng và chế biến là điều quan trọng [221]. Hình thức liên kết giữa cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu hay với nông dân thông qua hợp đồng [49], [28], [26]. Hiệu quả lớn nhất do hợp đồng mang lại cho nông dân là có được nơi tiêu thụ sản phẩm, tiếp theo như nhận được vật tư phục vụ cho nhu cầu sản xuất cũng như tiếp thu được các tiến bộ kỹ thuật do doanh nghiệp chế biến chuyển giao, được bao tiêu sản phẩm với giá ổn định và thậm chí giá bán còn có thể cao hơn giá thị trường. Về phía doanh nghiệp, khi liên kết họ sẽ có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất, đồng thời giá cả mua nguyên liệu cũng ổn định. Hình thức liên kết này còn đảm bảo tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc xuất xứ [28].

Tóm lại, liên kết trong ngành công nghiệp nói chung, ngành chế biến thủy sản nói riêng đều mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia. Trong phạm vi nghiên cứu này, mối liên kết giữa đầu vào- cơ sở chế biến (như (i) nông hộ, ngư dân với cơ sở chế biến, (ii) Thương lái với cơ sở chế biến, (iii) Chủ vựa với cơ sở chế biến) và liên kết giữa cơ sở chế biến- tiêu thụ (như (i) cơ sở chế biến- siêu thị, đại lý, (ii) cơ sở chế biến- nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu). Tiêu chí đánh giá: Số lượng và tỷ lệ cơ sở chế biến có tham gia liên kết; Các hình thức liên kết và mức độ liên kết.

1.3.4. Nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường trong chế biến thủy sản

Hiệu quả là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (như lao động, vốn, máy móc) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng. Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó. Thuật ngữ hiệu quả thường được sử dụng đồng nghĩa với năng suất, thước đo phổ biến nhất liên quan đến đầu ra của một số đầu vào duy nhất [158]. Đồng thời, hiệu quả còn được đề cập để so sánh giữa giá trị thực hoặc quan sát của đầu vào và đầu ra với các giá trị tối ưu của đầu vào và đầu ra được sử dụng trong một quy trình sản xuất cụ thể [157]. Nghiên cứu của Wrugler (2000) [219] là một trong những nghiên cứu tiên phong


cung cấp phương pháp đo lường hiệu quả với t lệ giữa mức gia tăng đầu tư so với mức gia tăng giá trị đầu ra.

Hiệu quả kinh tế phản ánh việc sản xuất các sản phẩm đầu ra nhất định với chi phí tối thiểu, hoặc việc sử dụng các đầu vào nhất định để tối đa hóa doanh thu hoặc phân bổ đầu vào và đầu ra để tối đa hóa lợi nhuận [152]. Hiệu quả kinh tế là mức độ thành công của các chủ thể sản xuất trong việc phân bổ các yếu tố nguồn lực để sản xuất ra sản phẩm nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó [22]. Việc phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực làm tăng hiệu quả kinh tế [192]. Hiệu quả kinh tế được đánh giá chủ yếu về mặt tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh [5], [16], [57]. Tùy thuộc vào từng mục đích, phạm vi nghiên cứu mà có sự lựa chọn, sử dụng phù hợp các chỉ tiêu như lợi nhuận [35], [38], lợi nhuận/vốn kinh doanh, doanh thu [35], lợi nhuận ròng/ tổng tài sản (ROA), lợi nhuận ròng/doanh thu (ROS), lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) [42], [150]; giá trị sản xuất (GO) [79]. Đối với ngành phản ánh hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu như năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn [27] sẽ phù hợp hơn.

Hiệu quả xã hội không những phản ánh mối quan hệ giữa kết quả các lợi ích về xã hội do sản xuất mang lại với chi phí bỏ ra [5], [16], [57] mà còn phản ánh mức độ giải quyết các vấn đề xã hội (xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, thất nghiệp, thu nhập,vv) khi phát triển ngành, lĩnh vực nào đó. Ngành chế biến thủy sản phát triển sẽ kéo theo sự gia tăng các chỉ tiêu phát triển. Trong đó có sự gia tăng phúc lợi xã hội dưới các mặt đó là giải quyết việc làm, gia tăng thu nhập của người lao động, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của địa phương. Hiệu quả xã hội được [83], [30] đánh giá qua tổng số lao động tham gia sản xuất chế biến, thu nhập của người lao động. Tương tự, các chỉ tiêu gia tăng về số lượng việc làm hay giải quyết việc làm, về thu nhập người lao động cũng [35], [67] được đề cập sử dụng trong các nghiên cứu. Thêm vào đó, các chuyên gia và những người có chuyên môn sâu cho rằng xuất khẩu góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định t giá, kiểm soát lạm phát, tạo hiệu ứng lan toả thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động. Từ đó chất


lượng cuộc sống của họ được tốt hơn, góp phần xóa đói giảm nghèo và còn hạn chế được các tệ nạn xã hội. Vì thế, sự đóng góp kim ngạch xuất khẩu của ngành thể hiện ở mặt hiệu quả xã hội.

Hiệu quả kinh tế - xã hội là một phạm trù thống nhất có quan hệ mật thiết với nhau, là tiền đề thúc đẩy nhau cùng phát triển. Nâng cao hiệu quả xã hội được dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế. Mặt khác, giải quyết tốt các vấn đề xã hội lại là điều kiện để thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao hơn. Nâng cao hiệu quả kinh tế là cơ sở để nâng cao lợi nhuận, từ đó người sản xuất không chỉ tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có mà còn tích luỹ vốn để đầu tư tái sản xuất mở rộng, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả kinh tế là góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động [57], [78], điều đó góp phần nâng cao hiệu quả xã hội. Nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua việc đánh giá hiệu quả của các cơ sở chế biến bằng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả để nâng cao các chỉ tiêu theo hướng tích cực nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

- Tiêu chí đánh giá Hiệu quả kinh tế:

+ Năng suất lao động

+ Năng suất vốn

- Tiêu chí đánh giá Hiệu quả xã hội:

+ Giải quyết việc làm

+ Thu nhập bình quân của lao động

+ Đóng góp của ngành CBTS vào kim ngạch xuất khẩu của địa phương

Trong đó:

- Năng suất lao động thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một đơn vị sản xuất hay của một phương thức sản xuất, được [11] tính bằng Giá trị sản xuất công nghiệp/ Số lượng lao động.

- Năng suất vốn thể hiện mức độ hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp được tính bằng Giá trị sản xuất công nghiệp/ Vốn sản xuất kinh doanh [11].


- Giải quyết việc làm được [67] thể hiện qua số lao động tham gia làm việc tại các doanh nghiệp.

- Thu nhập của người lao động: Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người là chỉ tiêu kinh tế xã hội quan trọng phản ánh mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư [43]. Trong ngành công nghiệp hay doanh nghiệp thì là chỉ tiêu thu nhập bình quân một lao động. Thu nhập bình quân càng lớn thì chứng tỏ mức sống càng cao và góp phần nâng cao đời sống của người lao động [43, 63].

Bảo vệ môi trường là những hoạt động ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm (không khí, nguồn nước, tiếng ồn…) làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân. Chỉ số nâng cao năng lực bảo vệ môi trường EPI có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá hiệu quả bảo vệ môi trường, trong đó có đề cập đến môi trường không khí. Hoạt động xử lý chất thải của các doanh nghiệp chế biến thủy sản được sử dụng tổng hợp tất cả các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu, kiểm soát và xử lý triệt để các nguồn gây ô nhiễm. Trong các doanh nghiệp khác nhau, điều kiện sản xuất khác nhau, mức độ kiểm soát được môi trường có thể khác nhau nhưng nhìn chung cần tập trung giải quyết các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ các chất thải rắn và các phụ phẩm nước thải, khí thải [21, 45, 65]; tiếng ồn, độ ẩm (liên quan đến chế biến thủy sản đông lạnh) cũng được đề cập ảnh hưởng đến môi trường. Những phương pháp giải quyết nguồn ô nhiễm môi trường được đề cập. Phương pháp thu gom, phân loại, bảo quản và vận chuyển, giải pháp xử lý chất thải rắn thu được (chế biến tận dụng; bán làm thức ăn cho người, gia súc, dùng chế biến bột cá, làm nước mắm hoặc bỏ,..) [21, 65]. Phương pháp xử lý nước thải thông qua việc giảm thiểu ô nhiễm nước thải (như sản xuất sạch hơn trong quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm và thu gom chất thải rắn ngay từ đầu), xử lý nước thải (có hệ thống xử lý, công suất thực tế/công suất đầu tư của hệ thống xử lý nước thải, sử dụng phương pháp sinh học, cơ học, hóa học, chất lượng nước thải). Phương pháp xử lý khí thải và mùi; tiếng ồn xung quanh khu vực đặt nhà máy, tiếng ồn trong phân xưởng; độ


ẩm cho phép nơi làm việc của công nhân tại các phân xưởng chế biến đông lạnh [65, 71, 86].

Đánh giá công tác bảo vệ môi trường được thực hiện bằng các tiêu chuẩn được quy định bởi các cơ quan chức năng thì việc đánh giá thông qua cộng đồng cũng rất quan trọng. Mỗi người đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường, để bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn cần phải huy động được sự tham gia của cộng đồng trong việc chia sẻ thông tin hoặc phản ánh những vấn đề môi trường diễn ra xung quanh, cụ thể là những người dân sinh sống xung quanh các khu công nghiệp, các công ty, doanh nghiệp sản xuất, chế biến để các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện và có giải pháp xử lý cơ sở chế biến gây ô nhiễm - vì lợi ích riêng làm ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng. Bên cạnh quyết tâm đẩy lùi ô nhiễm môi trường của Chính phủ, thì cần có những hành động tích cực của người dân góp một phần quan trọng bảo vệ cuộc sống và bảo tồn môi trường.

Như vậy, trong phạm vi luận án này công tác bảo vệ môi trường của công nghiệp chế biến thủy sản được đánh giá thông qua các tiêu chí như: Xử lý chất thải, khí thải và tiếng ồn, mức độ ảnh hưởng của chất thải, khí thải, tiềng ồn đến người dân xung quanh.

Bảng 1.1. Tổng hợp tiêu chí đánh phát triển CNCB thủy sản


Nội dung

Tiêu chí đánh giá

Nguồn tham khảo


Tăng trưởng về quy mô

Gia tăng số lượng cơ sở chế biến Gia tăng quy mô cơ sở chế biến


[83], [35], [36], [221]

Gia tăng kết quả chế biến (Giá trị sản xuất công nghiệp và Tốc độ phát triển của giá trị

sản xuất công nghiệp)

[11], [83], [66]

[44], [35], [11]

Chuyển dịch cơ cấu

T trọng sản phẩm chế biến và sự thay đổi t

trọng sản phẩm chế biến

[97], [165], [36], [1],

[83], [35].

T trọng sản phẩm chế biến theo các phương

thức sản xuất và sự thay đổi t trọng sản

[97], [165], [83]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh - 6

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí