Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Công Nghiệp Chế Biến Thủy Sản


Nội dung

Tiêu chí đánh giá

Nguồn tham khảo


phẩm chế biến theo các phương thức sản xuất


T trọng sản phẩm tiêu thụ trên các thị trường và sự thay đổi t trọng sản phẩm tiêu

thụ trên các thị trường


[97], [165], [35]

Liên kết

trong chế biến

Số lượng và t lệ cơ sở chế biến có tham gia liên kết; các hình thức liên kết và mức độ liên kết

[221], [90] [59], [64],

[73]


Nâng cao Hiệu quả kinh tế- xã hội và

Bảo vệ môi trường

Năng suất lao động CBTS và tốc độ tăng

năng suất lao động CBTS

[11], [63], [48], [27]

Năng suất vốn CBTS và tốc độ tăng NSV

CBTS

[11],[63] ,[48], [27]

Giải quyết việc làm

[96], [83], [30], [35],

[67]

Thu nhập bình quân một lao động

[63] ,[48], [83], [30],

[35]

Đóng góp kim ngạch xuất khẩu của địa

phương

Khảo sát chuyên gia

(2019)

Xử lý chất thải, khí thải, tiếng ồn

[21, 45, 65]

Mức độ ảnh hưởng của chất thải, khí thải, tiếng ồn đến người dân xung quanh

Khảo sát chuyên gia (2019)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh - 7

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến thủy sản

Ngoài tập hợp các nội dung và tiêu chí để đánh giá sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy sản (Bảng 1.1). Các nhân tố tác động đến sự phát triển ngành cũng được nhận diện và phân tích trong nhiều nghiên cứu cả về định tính và định lượng.


Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng được các tác giả đề cập đến thông qua bảng tổng hợp của Jonathan Pincus (2011) [37] cho thấy các nhân tố được chia thành hai nhóm chính, đó là nhóm ảnh hưởng thuận chiều với tăng trưởng và nhóm ảnh hưởng ngược chiều với tăng trưởng. Nhóm ảnh hưởng ngược chiều với tăng trưởng gồm các biến như tham nhũng, bất ổn chính trị, sự phân mảng do ngôn ngữ sắc tộc, bất bình đẳng, t giá hối đoái thực, mức giá, tôn giáo và chiến tranh. Nhóm ảnh hưởng thuận chiều với tăng trưởng gồm các biến như tự do hóa thương mại, tự do hóa tài khoản vốn, dân chủ, giáo dục kỹ thuật, sinh sản thấp, tiêu dùng của Chính phủ ít, pháp trị, tăng trưởng chứng khoán, vĩ độ, quyền sở hữu trí tuệ, cơ sở hạ tầng xã hội (thể chế) và phát triển hạ tầng xã hội.

Michael Porter được xem là một người đi tiên phong về lý thuyết cạnh tranh và chiến lược phát triển. Trong lý thuyết về lợi thế cạnh tranh Porter (1985) [184] đưa ra mô hình gồm năm nguồn lực cạnh tranh quyết định khả năng sinh lời của ngành: sự xuất hiện của những đối thủ mới tiềm năng, mối đe dọa của sản phẩm thay thế, năng lực đàm phán của nhà cung cấp, của người mua và sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu. Sức mạnh cạnh tranh của năm lực lượng thay đổi theo từng ngành và theo sự phát triển của mỗi ngành. Porter (1990) [164] lập luận rằng khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực của ngành công nghiệp để đổi mới và phát triển. Porter cũng cho rằng các quốc gia có nhiều khả năng thành công nhất trong các ngành công nghiệp hoặc các phân đoạn công nghiệp, nơi mà 'kim cương' quốc gia là thuận lợi nhất. Mô hình kim cương có bốn yếu tố liên quan:

(1) điều kiện các yếu tố sản xuất, (2) điều kiện nhu cầu, (3) các ngành liên quan và hỗ trợ, và (4) chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc và sự cạnh tranh, và hai thông số ngoại sinh (1) chính phủ và (2) yếu tố ngẫu nhiên. Bốn yếu tố này ảnh hưởng lẫn nhau và những thay đổi trong bất kỳ yếu tố nào có thể có hiệu quả trên các điều kiện yếu tố khác. Ngoài ra, hai yếu tố bên ngoài cũng gián tiếp có tác động đến bốn yếu tố và thông qua ảnh hưởng của chúng, cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.


Nghiên cứu của Moon và cộng sự [169], [170] đã vận dụng và phát triển từ mô hình kim cương của Porter xây dựng mô hình kim cương kép tổng quát là một cách tốt hơn để liên kết đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của chính phủ đối với khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, các ngành và quốc gia. Nghiên cứu của Kulapa (2009) [150] cũng đã áp dụng mô hình kim cương của Porter và mô hình kim cương kép cho ngành công nghiệp cá ngừ đóng hộp Thái Lan, kết quả cũng đã đưa ra được các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của ngành.

Khung phân tích với các nhân tố và cách tiếp cận linh hoạt mô hình của Porter có thể áp dụng ở phạm vi quốc gia, vùng, địa phương, cụm ngành hay từng tổ chức, doanh nghiệp. Cụm ngành là một tiếp cận được sử dụng nhiều trong việc phân tích các ngành hay sản phẩm để phát triển cho một địa phương. Khi kết hợp với mô hình kim cương của Porter, nhìn vào chúng ta sẽ thấy được mình cần làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nhằm thúc đẩy ngành phát triển.

Năng lực cạnh tranh của một ngành được thúc đẩy bởi chính sách của chính phủ. Khả năng cạnh tranh của ngành ở một mức độ lớn chủ yếu do cải thiện lợi thế cạnh tranh của ngành. Cụ thể, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt những nguồn lực sẵn có của địa phương là tài nguyên, lao động, và tạo ra một môi trường kinh doanh tốt trong một ngành sản xuất nhất định, sao cho ngành sản xuất đó có được lợi thế cạnh tranh để thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào ngành và từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành.

Như nghiên cứu của Lưu Tiến Dũng và cộng sự [120] về những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, kết quả đã chỉ ra rằng có 5 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngành, trong đó có các yếu tố: năng lực cạnh tranh của ngành, chính sách thuế và ưu đãi thuế, sự ổn định của môi trường chính sách, và quy mô của nhu cầu; và ba yếu tố có tác động gián tiếp bao gồm chất lượng, chi phí và khả năng cung ứng. Nghiên cứu của Meysam Jafari Eskandari và các cộng sự [121] về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành thực phẩm cũng đã sử dụng mô hình lực lượng cạnh tranh của Michael Porter. Nghiên cứu trình bày các chiến lược cải thiện tình hình cạnh tranh của ngành


thực phẩm với dữ liệu thứ cấp thu thập được và dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn mở với một số chuyên gia trong ngành công nghiệp thực phẩm có thể kết luận rằng mỗi lực lượng của Porter đóng vai trò trong việc cải thiện khả năng cạnh tranh. Ngoài 5 yếu tố cạnh tranh của Porter, có thể kể đến những yếu tố quan trọng nhất làm nên thành công của doanh nghiệp như: chất lượng và giá cả hợp lý, công nghệ hiện đại, đội ngũ quản lý mạnh, nhà đầu tư giàu và sự hỗ trợ của chính phủ [121]. Các chuyên gia và nhà quản lý ngành công nghiệp thực phẩm còn cho rằng sự thành công ngày càng tăng của các sản phẩm thực phẩm phụ thuộc vào việc cung cấp chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh. Sự phát triển của ngành tôm Indonesia cũng được nghiên cứu, phân tích dựa trên lý thuyết mô hình kim cương của Porter [216].

Trên cơ sở tiếp cận mô hình của Porter trong lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia và kết quả của các công trình nghiên cứu trong, ngoài nước như [41], [82], [122], [120], [156], [121], [140], [194], [216], [215], [221] kết hợp với kết quả

nghiên cứu định tính, đặc điểm của ngành, tác giả đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh bao gồm (i) Nguồn cung ứng nguyên liệu, (ii) Thị trường tiêu thụ, (iii) Sự cạnh tranh trong ngành, (iv) Dịch vụ hỗ trợ và Hiệp hội, và (v) Các chính sách nhà nước. Biến phụ thuộc trong mô hình là Sự phát triển công nghiệp chế biến thủy sản. Mô hình nghiên cứu lý thuyết (Hình 1.2) và các giả thuyết nghiên cứu được trình bày như dưới đây:

Nguồn cung ứng nguyên liệu

Thị trường tiêu thụ


Sự cạnh tranh trong ngành


Dịch vụ hỗ trợ và Hiệp hội

SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Các chính sách Nhà nước

Hình 1.2. Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản


1.4.1. Nguồn cung ứng nguyên liệu

Nguyên liệu thuộc nhóm điều kiện nhân tố bởi ở góc độ kinh tế đối với ngành công nghiệp chế biến thủy sản thì điều kiện nhân tố chính là các yếu tố sản xuất, tài nguyên hoặc yếu tố đầu vào là những gì sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản lượng (hay dịch vụ hàng hóa hoàn chỉnh). Đối với bất kỳ ngành công nghiệp nào để phát triển phải có nguồn cung cấp nguyên liệu thường xuyên và nhất quán. Một trong những vấn đề chính mà ngành sản xuất thực phẩm phải đối mặt là thiếu nguồn cung nguyên liệu. Nguyên liệu thủy sản là yếu tố đầu vào chính của công nghiệp chế biến thủy sản do doanh nghiệp tự cung cấp hoặc được cung cấp bởi người bán như nông hộ nuôi trồng, ngư dân khai thác hoặc các thương lái, vựa (gọi chung là đơn vị trung gian). Khi các nhà cung cấp đầu vào nhìn thấy được cơ sở chế biến có nhu cầu lớn, ít quyền lựa chọn hơn thì họ có thể tăng giá hoặc giảm chất lượng hàng hóa [121], điều đó có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của cơ sở nói riêng và sự phát triển ngành công nghiệp chế biến nói chung. Ngành công nghiệp chế biến thủy sản cũng giống như những ngành sản xuất khác, nguyên liệu đầu vào là yếu tố cần thiết, nếu thiếu thì quá trình sản xuất sẽ bị ngưng lại, trì trệ [44]. Điều đó cho thấy rằng nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành [36]. Theo các cách tiếp cận được các nghiên cứu trước đây, Fafanyo Asiseh et al. (2010) [94] đã đưa ra giả thuyết rằng sự phát triển của ngành sản xuất sản phẩm sữa phụ thuộc vào việc tiếp cận thị trường đầu vào và đầu ra, mức độ sẵn có của nguyên vật liệu đầu vào được đo bằng giá trị sản phẩm sữa tươi. Cả hai biến thị trường đầu vào và đầu ra đều được đưa ra giả thuyết có tác động tích cực đến các quyết định về vị trí và sự tăng trưởng của các ngành sản xuất thực phẩm. Trước đó, Sadettin Turhan et al. (2007) [203] cũng cho rằng sự tăng trưởng của các cơ sở sản xuất thực phẩm bị ảnh hưởng bởi sự sẵn có và khả năng tiếp cận của các thị trường đầu vào và đầu ra nông nghiệp. Vị trí các cơ sở chế biến gần với thị trường đầu vào để giảm thiểu chi phí vận chuyển do tính chất cồng kềnh và khả năng dễ hỏng cao của nguyên liệu thô.

Ngoài ra, theo Ida Bagus Suryaningrat (2016) [200] hầu hết các doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến sử dụng nhiều hơn một nhà cung cấp nguyên


liệu để đạt được nhiều lựa chọn thay thế và đảm bảo nhiều hơn để thu mua số lượng lớn nguyên liệu thô. Họ đều sử dụng hệ thống hợp đồng mua sắm nguyên vật liệu để giảm rủi ro do số lượng lớn yêu cầu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Sự liên tục và nguồn nguyên liệu thô được xác định là yếu tố rất mạnh và mạnh trong việc thu mua nguyên liệu thô của ngành chế biến này. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp cũng nên chú ý hơn đến các yếu tố chi tiết của các thành phần cơ bản trong việc mua sắm các yếu tố nguyên liệu thô là: tài nguyên, số lượng, chất lượng, sự liên tục, sức mua, xử lý nguyên liệu, lưu trữ, lập lịch nguyên liệu, hàng tồn kho, năng lực và tổ chức bởi nó cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chế biến. Số lượng, sức mua và chất lượng được xác định là yếu tố trung bình, có xu hướng trở thành yếu tố mạnh; và ngành công nghiệp trái cây đã nêu những yếu tố này trong hệ thống hợp đồng nhằm để duy trì mối quan hệ lâu dài của các hoạt động thu mua nguyên liệu thô. Điều này phù hợp với Jack G.A.J. và cộng sự (2007) [209] rằng hệ thống hợp đồng với các nhà cung cấp là đảm bảo cung cấp nguyên liệu với đúng khối lượng, đúng số lượng, chất lượng phù hợp, đúng nơi và đúng thời điểm. Và một số nghiên cứu khác [82], [172] cũng cho rằng nguyên liệu là yếu tố không thể tách rời với hoạt động chế biến; nguyên liệu cần đảm bảo về số lượng, chất lượng để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, các thành tố được đề cập đến là cơ sở chế biến gần nguồn nguyên liệu, đủ số lượng và chất lượng nguyên liệu, chi phí thu mua nguyên liệu. Trước đó, Dickson (1966) [117] kết luận rằng chất lượng, phân phối là những tiêu chí quan trọng nhất. Weber và cộng sự (1991) [217], dựa trên một đánh giá toàn diện về phương pháp đánh giá nhà cung cấp, phỏng đoán rằng giá là yếu tố được xếp hạng cao nhất, kế đến là phân phối và chất lượng. Muhammad Muzaffar Hussain & Chairman cho rằng một trong những nhân tố làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy sản là phát triển các nhà máy chế biến thủy sản quá mức so với nguồn nguyên liệu thô hiện có [140].

Giả thuyết H1: Nguồn cung ứng nguyên liệu có tác động tích cực đến sự phát triển ngành CNCBTS tại tỉnh Trà Vinh.


1.4.2. Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ thuộc nhóm điều kiện nhu cầu trong mô hình kim cương của Porter. Đối với doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ hay thị trường đầu ra là thị trường liên quan trực tiếp đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vì thế khi có những thay đổi dù rất nhỏ của thị trường này đều ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau đối với sự thành công của tiêu thụ sản phẩm. T lệ tăng trưởng của nhu cầu trong nước có thể quan trọng [170] bởi nhu cầu trong nước tăng trưởng nhanh sẽ dẫn đến việc đầu tư các công nghệ mới của quốc gia tăng nhanh hơn. Điều đó làm cho các khoản đầu tư hiện có trở nên dư thừa và phải xây dựng các cơ sở lớn hơn để sử dụng của chúng hiệu quả hơn.

Nhu cầu sử dụng sản phẩm thủy sản ngày càng gia tăng đã dẫn đến sự cạnh tranh trong ngành CNCBTS. Điều này đã khuyến khích các công ty, doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ với quy mô sản xuất lớn hơn, sản phẩm chất lượng hơn phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng [172], đa dạng về chủng loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường [154]. Thị hiếu của người tiêu dùng thể hiện nhu cầu của thị trường đối với từng loại sản phẩm trên thực tế và có thể điều chỉnh hàng hóa vớí giá cả hợp lý [82]. Mỗi người tiêu dùng đều ưa chuộng những sản phẩm đáp ứng tốt và phù hợp với họ. Để đáp ứng nhu cầu này, người sản xuất cần nghiên cứu linh hoạt thay đổi cơ cấu sản phẩm, chủng loại, kích cỡ sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Thật vậy, sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm, đa dạng về chủng loại góp phần ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường [82], [154]. Cơ cấu sản phẩm hợp lý sẽ dễ dàng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sự đa dạng, phong phú của sản phẩm đáp ứng nhu cầu của nhiều loại khách hàng [68], [15]. Khi ấy, số lượng người mua sản phẩm càng nhiều thì sức thương lượng của người mua sẽ giảm [121], đó là lợi thế của doanh nghiệp chế biến nói riêng và của ngành chế biến nói chung. Sức mạnh thị trường của người mua là những yếu tố rất quan trọng đối với sự thành công cạnh tranh của ngành công nghiệp thực phẩm nông nghiệp [122].

Giá cả và dịch vụ [121] là một trong những yếu tố áp lực bởi lựa chọn chủ yếu của khách hàng dựa vào giá cả mặt hàng và các dịch vụ kèm theo. Giá cả hàng


hóa có tác động đến tiêu thụ bởi nó có thể thúc đẩy hay hạn chế cung cầu sản phẩm trên thị trường. Khi doanh nghiệp sản xuất xác định được giá đúng cho từng phân khúc thị trường sẽ thu hút được nhiều khách hàng, tiêu thụ được nhiều hàng hóa.

Chất lượng sản phẩm có tác động đến điều kiện cầu [122]. Chất lượng sản phẩm ngày càng được quan tâm cùng với sự mở rộng nhu cầu về sản phẩm cá trong những thập k gần đây [126]. Chất lượng sản phẩm cần được chú trọng bởi vì tâm lý người tiêu dùng khi mua hàng trước hết họ nghĩ đến sản phẩm đó chất lượng như thế nào, có an toàn cho sửa khỏe của họ khi sử dụng không?, đặc biệt, hàng lương thực, thực phẩm. Chất lượng sản phẩm tốt có thể thu hút được khách hàng, tạo dựng được uy tín và có thể tạo nên vị thế vững chắc của sản phẩm trên thị trường. Nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành vì thế chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm của ngành công nghiệp chế biến thủy sản cần được chú ý, cụ thể từ khâu nguyên liệu, tiêu chuẩn hóa hệ thống quản lý chất lượng về sản xuất, ứng dụng công nghệ chế biến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng [215]. Có thể nói, các sản phẩm cùng loại nhưng được sản xuất từ các cơ sở chế biến khác nhau sẽ có chất lượng khác nhau và sản phẩm của đơn vị nào có chất lượng cao hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Khi khách hàng biết đến chất lượng sản phẩm và có lòng tin vào chất lượng thì họ sẽ mua hàng. Điều đó cho thấy doanh nghiệp không chỉ bán được hàng, duy trì được thị trường truyền thống mà còn mở rộng được thị trường mới, củng cố thêm vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Bên cạnh đó, chất lượng của sản phẩm là yếu tố quyết định đến thương hiệu của doanh nghiệp mà thương hiệu cũng là tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh.

Sự gia tăng thị phần sẽ có ảnh hưởng đáng kể đối với một thị trường. Khi cầu thị trường tăng trưởng sẽ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các sáng kiến mới vào sản xuất [44]. Thị trường được thành hai nhóm: thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Sự tăng trưởng thị phần và kim ngạch xuất khẩu cho biết triển vọng phát triển của thị trường xuất khẩu [34] và có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành [36]. Song song đó, quy mô thị trường trong nước cũng có tác động [122]. Sự gia tăng thị phần đối với thị trường trong nước là yếu tố quan trọng kéo

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí