Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh - 3


4. Tổng quan nghiên cứu đề tài

4.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Nghiên cứu của Kulapa (2009)[150] với mục tiêu là (1)kiểm tra sự phát triển của thị trường cá ngừ thế giới và vị trí của Thái Lan trên thị trường. (2) Xem xét kết quả tổ chức- cấu trúc của ngành cá ngừ Thái Lan và điều tra tính cạnh tranh quốc tế giữa Thái Lan và các nước khác. (3)Nghiên cứu các khía cạnh kinh tế, xã hội của lao động trong ngành cá ngừ Thái Lan cả ở nơi làm việc và nơi sinh sống và để đánh giá tác động có thể có của sự phát triển trong ngành cá ngừ sang lực lượng lao động. Ngoài việc sử dụng phương pháp liên tiến lũy thừa (Exponential Smoothing Methods) và mô hình ARIMA để dự báo nhu cầu về cá ngừ, nghiên cứu còn sử dụng mô hình SCP để phân tích cấu trúc thị trường với nguồn dữ liệu chính được

thu thập bằng cách phỏng vấn, phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản để thu thập dữ liệu và sử dụng thêm bộ dữ liệu thứ cấp, và mô hình kim cương kép để đánh giá khả năng cạnh tranh các ngành chế biến và chế biến thủy sản ở Thái Lan. Hạn chế của nghiên cứu là báo cáo tài chính được cập nhật chính xác và hợp lệ từ các công ty chế biến cá ngừ không đủ để sử dụng khung hiệu suất thực hiện cấu trúc và dữ liệu có sẵn năm 2005 và không thể kiểm tra sự phát triển của các công ty theo thời gian.

Amaya Vega et al (2014) [211] đã nghiên cứu, xem xét tiềm năng kinh tế tác động đến chiến lược phát triển của ngành thủy sản ở Ireland. Đánh giá này không những bao gồm hiệu quả trực tiếp tiềm năng mà còn cả hiệu quả ước tính sự gia tăng hoạt động kinh tế trong ngành thủy sản. Nghiên cứu đã cho thấy rằng việc tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản 78% có thể tạo ra tới 828 việc làm. Tương tự, sự gia tăng trong sản xuất, ngành chế biến thủy, hải sản có thể tạo ra tới 1.097 việc làm trong nền kinh tế và 874 việc làm tương ứng. Một trong những phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp phân tích số nhân, phương pháp này rất hữu ích trong việc xem xét ý nghĩa của tăng trưởng (hoặc thu hẹp) trong một ngành kinh tế cụ thể, tuy nhiên, cách tiếp cận có những hạn chế của nó và một cuộc thảo luận hợp lý về hiệu ứng số nhân phải luôn thừa nhận những hạn chế này.


Miret-Pastor et al (2014) [166] đã phân tích thực trạng thủy sản bền vững và các mối quan hệ để nâng cao hiệu suất kinh tế: Trường hợp ngành công nghiệp đánh cá Tây Ban Nha bằng phương pháp phân tích định lượng đa biến để kiểm tra sự khác biệt về hiệu quả kinh tế giữa các công ty có chứng nhận của Hội đồng quản lý hàng hải (MSC). Kết quả phân tích ANOVA cho thấy sự khác biệt đáng kể bị ảnh hưởng nhiều bởi quy mô của công ty, quy mô ảnh hưởng quan trọng đến tổng thu nhập, giúp cải thiện kết quả kinh tế. Những hạn chế của nghiên cứu này bao gồm mẫu và dữ liệu có sẵn, thông tin về lý do tại sao chứng nhận MSC không có sự khác biệt về các chỉ số hiệu quả kinh tế chính. Felicity C. Denham et al (2015) [116] đã nghiên cứu tác động của môi trường lên chuỗi cung ứng trong ngành thủy sản dựa trên các phương pháp tiếp cận hiện tại và tương lai. Trong đó, đề tài phân tích khá toàn diện tiến trình ngành công nghiệp thủy sản từ khâu nuôi trồng- đánh bắt- vận chuyển- xử lý- lưu trữ và phân phối sản phẩm. Từ đó, so sánh các mô hình trong quá khứ và hiện tại, và tiến hành dự báo tương lai để đề xuất mô hình quản lý cho toàn chuỗi cung ứng. Đi sâu hơn vào tiến trình sản xuất, M. I. Montaner et al (1995) [224] với đề tài đánh giá chi phí đầu tư tại các nhà máy chế biến thủy sản, tác giả đã mô tả các yếu tố về kỹ thuật, công nghệ, năng lực phát triển và vị trí bố trí các nhà máy tại các nước đang phát triển. Thông qua đó, nghiên cứu đã đưa ra các đề xuất giảm thiểu chi phí đầu tư thiết bị áp dụng cho các nhà máy qui mô nhỏ. Cụ thể hơn trong nghiên cứu về công nghiệp chế biến thủy sản, Zugarramurdi (2002) [223], đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự đầu tư và giá trị sản phẩm cho việc sản xuất bột cá tại các quốc gia phát triển và đang phát triển. Đề tài đã đánh giá các nhân tố như nguồn lao động, kỹ thuật, quản lý quy trình và địa điểm đầu tư nhằm đưa ra sự tối ưu về kinh tế cho sự phát triển của loại hình sản phẩm này để áp dụng tại các nước đang phát triển. Về sản phẩm đông lạnh, Jonatansson (1986) [146] đã phát triển mô hình và mô phỏng tiến trình chế biến thủy sản tại nhà máy từ nguyên liệu đầu vào (nguyên liệu thô) đến sản phẩm đầu ra (đông lạnh và đóng gói). Đề tài đã miêu tả toàn bộ tiến trình chế biến sản phẩm, một khâu quan trọng trong ngành công nghiệp thủy sản, đồng thời, tác giả cũng đã nêu được vai


trò, nhân tố cấu thành giá trị sản phẩm và các mối quan hệ tương tác của các nhân tố trong tiến trình sản xuất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Sam Siril Nicholas S et al (2015)[173] bằng phương pháp phân tích SWOT đã chỉ ra rằng một trong những điểm mạnh của ngành công nghiệp chế biến thủy sản Ấn Độ là chuỗi cung ứng xuất khẩu cũng được thành lập với lưu trữ tốt, cơ sở chế biến và vận tải, sự kiên trì của các nhà xuất khẩu; không kiểm soát được chất lượng sản xuất cơ sở là điểm yếu. Sự thay thế nguồn nguyên liệu từ khai thác sang nuôi trồng thủy sản phát triển cũng là cơ hội, tuy nhiên phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung cấp từ nuôi trồng thủy sản, và từ khai thác đang cạn dần cũng là một thách thức. Một trong những nhân tố làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy sản là phát triển các nhà máy chế biến thủy sản quá mức so với nguồn nguyên liệu thô hiện có [140].

Nghiên cứu của Meysam Jafari Eskandari et al (2015) [121] đã sử dụng mô hình của Porter (1985) gồm 5 lực lượng để nghiên cứu khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp thực phẩm bằng bộ dữ liệu thứ cấp kết hợp các cuộc phỏng vấn mở với các chuyên gia ngành thực phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi năm lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng cạnh tranh và với những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành nhưng sự cạnh tranh giữa các đối thủ được xác định là chỉ số quan trọng nhất cho ngành có thể sử dụng để tạo cơ hội cho công ty hoạt động hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong bối cảnh cạnh tranh. Một nghiên cứu khác đã đề cập đến mức chi phí thấp là yếu tố đặc trưng của ngành thủy sản ở Trung Quốc, trong đó tiền lương lao động và sự tăng trưởng nhu cầu trong nước kéo theo sự tăng trưởng của ngành [156]. Mô hình kim cương của Porter cũng được sử dụng trong nghiên cứu các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh trong khu liên hợp thực phẩm và nông nghiệp của Nam Phi [122]. Mô hình gồm sáu nội dung như (i) điều kiện các yếu tố sản xuất, (ii) điều kiện cầu, (iii) các ngành liên quan và hỗ trợ, (iv) chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc và sự cạnh tranh, và yếu tố ngoại sinh đó là (v) thái độ và chính sách của chính phủ và (vi) vai trò của các cơ hội. Muốn ngành phát triển cần nâng cao năng lực chế biến sản phẩm

Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh - 3


thủy sản mà yếu tố số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng được cho là yếu tố đóng góp chính. Bên cạnh đó, các yếu tố như chính sách thuận lợi từ trung ương đến địa phương, và lãi suất vay tín dụng thấp hơn đối với ngành chế biến thủy sản cũng góp phần quan trọng khuyến khích đầu tư và nâng cao năng lực sản xuất của ngành; tổng sản lượng chế biến hoặc số lượng sản phẩm của các doanh nghiệp tăng góp phần phát triển công nghiệp chế biến thủy sản. Hay nói cách khác, nếu mở rộng quy mô doanh nghiệp trung bình sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành [221].

Nghiên cứu về nước thải ngành thủy sản: Mối nguy môi trường, xử lý và phục hồi tài nguyên của VazhiyilVenugopal (2021) [213]. Kết quả chỉ ra rằng ngành công nghiệp thủy sản bao gồm cả nuôi trồng thủy sản thường sử dụng một lượng lớn nước ngọt và thải ra một lượng lớn nước thải sau quá trình làm nước thải. Sự hiện diện của các chất trong nước thải gây ra các nguy cơ môi trường đáng kể. Do đó, việc xử lý nước thải thích hợp là cần thiết trước khi chúng được thải ra ngoài hoặc xử lý để giảm thiểu các vấn đề môi trường.

Nghiên cứu về mô hình tiêu thụ thủy sản và các yếu tố ảnh hưởng ở các đô thị Trung Quốc: Khảo sát thực tế từ sáu thành phố [222] cho thấy sự lựa chọn các loại hải sản có liên quan đến nền kinh tế khu vực. Dân số đáng kể ở đông bắc và miền tây Trung Quốc tiêu thụ nhiều cá hơn dân số các khu vực khác. Những người sống ở các khu vực kinh tế phát triển, chẳng hạn như Bắc Kinh và Thượng Hải, tiêu thụ nhiều tôm hơn. Trình độ học vấn và thu nhập cũng ảnh hưởng đến tần suất tiêu thụ thủy sản của hộ gia đình và t trọng chi tiêu trong tổng chi phí thực phẩm. Vị trí địa lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiêu thụ thủy sản. Động cơ sức khỏe là một yếu tố dự báo đáng kể về việc tiêu thụ hải sản. Xem xét tính sẵn có của dữ liệu liên quan đến lý do tiêu thụ hải sản, chúng tôi đưa ra sáu lựa chọn (tức là sức khỏe và dinh dưỡng, chất lượng và an toàn thực phẩm, thói quen ăn kiêng, chi phí thấp, địa vị xã hội và những lựa chọn khác). Như vậy, đổi mới sản phẩm phải theo hướng làm cho hải sản giàu dinh dưỡng hơn. Các nhà tiếp thị cũng có thể sử dụng những phát hiện của nghiên cứu này để phát triển các chiến lược tiếp thị dựa trên các phân khúc thị


trường đã được xác định, ví dụ: phân khúc khu vực (cư dân ven biển, ven hồ và nội địa), phân khúc khách hàng thân thiết (nhóm có học vấn và thu nhập cao).

Nghiên cứu về Quản lý những thay đổi và rủi ro trong chuỗi cung ứng thủy sản: Một nghiên cứu điển hình từ Thái Lan [185], tác giả đã sử dụng một số số liệu thống kê và hồ sơ của chính phủ, phân tích hồi cứu các sự kiện quan trọng và phỏng vấn sâu ban đầu với các cựu chiến binh trong ngành cho thấy: 1) những thay đổi quan trọng trong chuỗi cung ứng thủy sản của Thái Lan trong 30 năm qua, chẳng hạn như một số nội bộ và các vấn đề bên ngoài ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp, 2) những thay đổi hiện tại (các tiêu chuẩn, quy định và luật thực phẩm mới cập nhật ảnh hưởng đến cả xuất khẩu và nhập khẩu) tác động đến mọi lĩnh vực của chuỗi cung ứng (ví dụ, các nhà chế biến vừa và nhỏ bị buộc phải ngừng kinh doanh) và 3) dự đoán về cách thức chuỗi cung ứng thủy sản vào những năm 2020 (ví dụ, sự gián đoạn vai trò và những thay đổi dự kiến của người nuôi, người chế biến và người môi giới).

Một số nghiên cứu khác liên quan đến phát triển ngành thủy sản cũng được phân tích về chất lượng và sự an toàn của các sản phẩm thủy sản. Chất lượng sản phẩm và an toàn cần được chú ý từ khâu nguyên liệu, tiêu chuẩn hóa hệ thống quản lý chất lượng về sản xuất, ứng dụng công nghệ chế biến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhu cầu về các sản phẩm thu sản đặc trưng [194], [215]. Liên minh liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến thủy sản, thủy sản truyền thống kết nối với sản phẩm mới, doanh nghiệp trong nước kết hợp với doanh nghiệp nước ngoài để các nguồn lực và kinh nghiệm tiên tiến được chia sẻ giữa các doanh nghiệp [154], và cơ cấu lại ngành thủy sản để đạt được chi phí hoạt động thấp hơn [191]. Bên cạnh đó, gia tăng sản lượng sản xuất, thị phần, nguồn nguyên vật liệu góp phần mở rộng ngành chế biến thủy sản [97].

4.2. Các nghiên cứu ở trong nước

Quan Minh Nhựt (2010)[53] đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp chế biến thủy sản khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long bằng phương pháp thu thập số liệu thông qua bảng câu hỏi với 30 doanh


nghiệp đại diện cho lĩnh vực chế biến thủy sản hoạt động trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long được phỏng vấn, phương pháp phân tích – sử dụng hàm Tobit để ước lượng sự tác động của các yếu tố sản xuất/yếu tố xã hội/yếu tố môi trường đến các bộ phận cấu thành của hiệu quả sản xuất (hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí) của các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Kết quả ước lượng chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động sản xuất doanh nghiệp chế biến thủy sản bị tác động không nhỏ bởi các

yếu tố như (1)độ tuổi của lãnh đạo, (2)khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp,

(3)trình độ văn hóa của lãnh đạo doanh nghiệp, (4)quy mô và (5)tổng vốn hoạt động của doanh nghiệp.

Nguyễn Hải Bắc (2010) nghiên cứu vấn đề “Phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” [3] trong giai đoạn 2001-2008 đã chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp cao nhưng không ổn định; công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới; năng lực cạnh tranh yếu; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) còn hạn chế là những biểu hiện cơ bản. Nghiên cứu đã sử dụng số liệu điều tra của Sở Khoa học công nghệ và Viện công nghệ môi trường, và Sở lao động; các phương pháp tổng hợp, so sánh, chuyên gia, kỹ thuật phân tích bằng ma trận SWOT để đánh giá về tình hình phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Công trình nghiên cứu xác định được 05 (năm) nội dung cơ bản của phát triển bền vững công nghiệp và 03 (ba) nhóm tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững công nghiệp.

Tô Hiến Thà (2014) nghiên cứu về “Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững” [66] đã sử dụng các phương pháp như tiếp cận hệ thống, so sánh, đối chứng và dự báo, kết hợp phương pháp phân tích định tính với phân tích định lượng để làm rõ bản chất của phát triển công nghiệp theo hướng bền vững và để kiểm chứng các nhận định đã được đưa ra. Nghiên cứu cũng đã xác định những vấn đề cần giải quyết, đó là: cần nhanh chóng có các giải pháp cũng như những chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho công nghiệp vùng này phát triển theo chiều sâu, hoàn thiện các chính sách và biện pháp


hạn chế thất thoát tài nguyên, bảo vệ môi trường công nghiệp, và giải quyết các vấn đề xã hội liên quan cũng như điều tiết hoạt động liên kết vùng.

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu (2014) về “Phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre”[31] đã chỉ ra mối quan hệ, tác động qua lại giữa các trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường trong từng công đoạn hoạt động của ngành (đầu vào- sản xuất- đầu ra). Nghiên cứu mô tả cấu trúc phát triển bền vững của khía cạnh kinh tế thể hiện qua hoạt động đầu vào, sản xuất - chế biến và đầu ra. Tương tự, về khía cạnh xã hội cũng thể hiện qua 03 hoạt động. Công trình nghiên cứu khám phá được các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững gắn với đặc trưng hoạt động của ngành chế biến thủy sản (đầu vào, sản xuất, đầu ra) trên các trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường và vai trò điều tiết của thể chế. Một trong những hạn chế trong nghiên cứu này là mô hình lý thuyết phát triển bền vững chỉ mới kiểm định tại tỉnh Bến Tre, nên chưa thể khẳng định được sự phù hợp đối với các địa phương khác trong cả nước.

Nghiên cứu của Lâm Văn Mẫn (2015) về “Phát triển bền vững ngành thủy sản Đồng bằng Sông Cửu Long” [46] với mục đích đi sâu và làm rõ những mâu thuẫn cụ thể giữa phát triển kinh tế thủy sản với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái; nhận diện những vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển nghề cá Đồng bằng Sông Cửu Long. Về tình hình chế biến thủy sản, luận án đã nghiên cứu và phân tích thực trạng phát triển bền vững ngành thủy sản trên ba khía cạnh là tài nguyên, môi trường và xã hội: về nguồn nguyên liệu, hệ thống các cơ sở chế biến thủy sản, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, lao động thực trạng chế biến và tình hình tiêu thụ thủy sản (kim ngạch xuất khẩu, hàm lượng khoa học- công nghệ trong sản phẩm, cơ cấu thị trường, cơ cấu mặt hàng). Phân tích toàn diện tình hình sản xuất và tiêu thụ cho thấy kết quả đạt được về mặt kinh tế là rất lớn, nhưng thủy sản phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng chưa vững chắc, chủ yếu khai thác tiềm năng sẵn có, việc đầu tư tiến bộ khoa học – công nghệ còn hạn chế.

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Trúc (2015) [83] về “Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” đã được phân tích nội dung phát triển của ngành bằng sự kết hợp giữa phát triển theo chiều rộng và chiều sâu thể hiện qua


bốn nội dung như Tăng trưởng về quy mô, chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu quả xã hội và bảo hệ môi trường. Mô hình kim cương của Porter trong lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia [82] đã được vận dụng để nghiên cứu và xác định 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến cà phê. Với 56 biến quan sát trong đó có 51 biến độc lập và 5 biến phụ thuộc. Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng có 06 trong 09 nhân tố có ý nghĩa thống kê và có ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp chế biến. Tương tự, nghiên cứu về phát triển ngành chế biến gỗ cũng được Nguyễn Văn Hùng (2016) [35] đánh giá theo 05 tiêu chí được kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu như Tăng trưởng quy mô, chuyển dịch cơ cấu sản xuất của ngành, nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Trước đó, Trương Đắc Lực (2006) [44] nghiên cứu đánh giá sự phát triển ngành công nghiệp chế biến rau củ thông qua 05 tiêu chí như tốc độ phát triển ngành, vị thế của ngành trên thị trường, t lệ ngành so với nguyên liệu tiềm năng, t trọng ngành so với GDP, t lệ VA/GO và trình độ tiến bộ khoa học công nghệ trong ngành. Kế đến, Nguyễn Thị Thu Hương (2008) [36] sử dụng tiêu chí tốc độ tăng trưởng, quy mô phát triển sản xuất kinh doanh, cơ cấu mặt hàng chế biến xuất khẩu và trình độ phát triển công nghệ. Nguyễn Thị Kim Anh (2002) [1] sử dụng tiêu chí tốc độ tăng trưởng, quy mô phát triển sản xuất kinh doanh, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, trình độ phát triển công nghệ và hiệu quả kinh tế- xã hội. Quy mô và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, t trọng giá trị gia tăng /giá trị sản xuất, trình độ phát triển công nghệ và hiệu quả kinh tế- xã hội được Tô Hiến Thà (2014) [66] sử dụng để đánh giá tốc độ và chất lượng tăng trưởng công nghiệp.

Đinh Trần Ngọc Huy và cộng sự (2021) [141] đã đánh giá và phân tích sâu hơn về chế biến thủy sản và sự phát triển của cá tra từ góc độ ngành công nghiệp thực phẩm. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính, tổng hợp và quy nạp, với dữ liệu thống kê, nghiên cứu này xem xét các lý thuyết về quan điểm cụm hoặc nhóm liên ngành được áp dụng trong ngành chế biến nông sản và thủy sản, đặc biệt trong một nghiên cứu điển hình về cá tra (Pangasius hypophthalmus) ở Đồng

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí