Kết Luận Và Những Khoảng Trống Rút Ra Từ Các Nghiên Cứu


bằng Sông Cửu Long- Việt Nam. Kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng chế biến thủy sản từ cá tra theo quy trình 3 bước. Quy trình làm cá tra phi lê (cá tra) cần có đủ kinh nghiệm, kỹ năng và diễn ra trong những điều kiện nhất định.

Nguyễn Vân và cộng sự (2021) [210] đã nghiên cứu phân tích năng suất tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam: Phương pháp tiếp cận kiểm soát chức năng (FC) trong ước tính TFP và mô hình hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TFP. Kết quả ước tính từ các mô hình cho thấy rằng: Các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng nhiều lao động. Các yếu tố như tuổi của công ty, quy mô của công ty và quyền sở hữu của công ty ảnh hưởng đến năng suất. Trong đó, các doanh nghiệp có số năm hoạt động ít, doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp tư nhân có năng suất thấp. Chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh của tỉnh có tác động tích cực đến năng suất các yếu tố tổng hợp của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam.

Về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Khánh Hòa được Mai Thị Linh (2012) [41] xác định thông qua phân tích SWOT, kết quả có các yếu tố ảnh hưởng tốt như giá cả, chất lượng sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp ngày càng tăng. Sản phẩm chưa đa dạng, tính bất ổn của nguồn nguyên liệu cả về số lượng và chất lượng sẽ là những bất lợi của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Vốn và công nghệ chế biến, năng suất lao động thấp ảnh hưởng đến sản phẩm xuất khẩu.

Trần Hữu Ái (2020) [92] nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy sản: nghiên cứu điển hình của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Việt Nam. Nghiên cứu tiếp cận năng lực cạnh tranh dựa trên lý thuyết năng lực, khác với các nghiên cứu trong nước trước đây chủ yếu tiếp cận năng lực cạnh tranh dựa trên lý thuyết cạnh tranh truyền thống và lý thuyết chuỗi giá trị. Mô hình nghiên cứu bao gồm 9 yếu tố. Nghiên cứu được thực hiện với 356 mẫu khảo sát tại 76 doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh, khảo sát thông qua bảng câu hỏi, phân tích dữ liệu thông qua SPSS 24.0. Kết quả kiểm định có 8 giả thuyết được chấp nhận, yếu tố tác


động cao nhất là khả năng tiếp cận và đổi mới công nghệ và thấp nhất là yếu tố cơ sở hạ tầng địa phương và yếu tố chính sách và pháp luật không có ý nghĩa thống kê nên không được chấp nhận.

4.3. Kết luận và những khoảng trống rút ra từ các nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở ngoài nước tập trung đánh giá xu hướng tiêu thụ sản phẩm, động cơ tiêu thụ thực phẩm, đặc biệt là thủy sản, tác động của môi trường lên chuỗi cung ứng thủy sản, xây dựng tiến trình sản xuất sản phẩm, và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Còn các nghiên cứu trong nước được trình bày ở trên đã đóng góp những vấn đề lý luận về phát triển bền vững công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến thủy sản theo hướng bền vững, theo định hướng xuất khẩu. Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng ngành công nghiệp chế biến thủy sản của một số địa phương theo hướng bền vững hay theo định hướng xuất khẩu đã tạo tiền đề cho việc nghiên cứu nhiều lĩnh vực về phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp chế biến thủy sản trong bối cảnh nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới và đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù, có nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến sự phát triển của ngành thủy sản nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp chế biến thủy sản được tiến hành trên phạm vi tỉnh Trà Vinh nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách hiện nay với phạm vi và quy mô nghiên cứu tương ứng với đề tài luận án này trên cả 03 phương diện: (1) nghiên cứu về lý luận liên quan đến phát triển công nghiệp chế biến thủy sản, (2) vận dụng lý luận để phân tích thực tế tình hình phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại Trà Vinh trong thời gian qua và

(3) xây dựng các giải pháp một cách có hệ thống, có luận cứ khoa học hoàn chỉnh nhằm đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại Trà Vinh trong điều kiện mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

5. Điểm mới của luận án

Xác định và làm rõ nội dung phát triển ngành CNCBTS tập trung ở các khía cạnh: tăng trưởng về quy mô công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu, liên kết trong chế

Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh - 4


biến và nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường. Xây dựng được hệ thống tiêu chí phù hợp để đánh giá từng nội dung.

Xác định được các nhân tố chủ yếu chi phối, tác động đến sự phát triển CNCBTS tại tỉnh Trà Vinh gồm các chính sách của nhà nước, sự cạnh tranh trong ngành, nguồn cung ứng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ và dịch vụ hỗ trợ và hiệp hội. Trong đó, có một số chỉ báo được đề xuất bổ sung phù hợp với từng thang đo.

Đề xuất một số hàm ý chính sách chủ yếu để phát triển CNCBTS Trà Vinh. Cụ thể: Gia tăng quy mô công nghiệp chế biến (như gia tăng số lượng cơ sở chế biến, quy mô vốn, lao động, kết quả chế biến); chuyển dịch cơ cấu chế biến (như chuyển dịch phương thức sản xuất từ giản đơn, truyền thống sang công nghệ hiện đại, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến đáp ứng đa dạng nhu cầu thị trường, phát triển thị trường tiêu thụ); mở rộng liên kết trong chế biến (như: mở rộng liên kết, hợp tác giữa các tác nhân cung ứng đầu vào với cơ sở chế biến, giữa cơ sở chế biến với các tác nhân thuộc khâu tiêu thụ sản phẩm); nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội, nâng cao trách nhiệm xã hội về bảo vệ môi trường; tăng cường quản lý nhà nước và hỗ trợ của chính quyền, hiệp hội.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận án gồm có 4 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp chế biến thủy sản.

- Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

- Chương 3: Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh.

- Chương 4: Hàm ý chính sách phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN

1.1. Những vấn đề chung về phát triển công nghiệp chế biến thủy sản

1.1.1. Khái quát về công nghiệp chế biến thủy sản

1.1.1.1. Khái niệm công nghiệp chế biến thủy sản

Công nghiệp chế biến thực phẩm nói chung và công nghiệp chế biến thủy sản nói riêng là ngành dùng nguyên liệu nông nghiệp (nông sản, thủy sản) để tạo ra sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người [50]. Ngành công nghiệp chế biến thủy sản được Tổng cục thống kê (1996) [61] mô tả bao gồm tất cả các xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp chuyên chế biến những sản phẩm của công nghiệp khai thác và sản phẩm của nông nghiệp mà cụ thể là sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản. Đó là ngành cấp năm và là một trong những ngành thuộc nhóm ngành sản xuất chế biến thực phẩm đã được Thủ tướng chính phủ ban hành tại Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg với tên gọi “Chế biến, bảo quản thu sản và các sản phẩm từ thu sản” [74]. Sản phẩm của ngành được chế biến thành các loại sản phẩm khác nhau nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội [54].

Theo Gardner Pinfold et al (2007) [181], các cơ sở, công ty tham gia vào ngành công nghiệp chế biến thủy sản ngoài việc được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản thì còn phải tuân thủ các quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm. Tương tự, Hoàng Thị Thu Hiền (2014)[29] cho rằng sản phẩm chế biến phải đạt được những yêu cầu nhất định (theo các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với mỗi quốc gia) trước khi đưa ra thị trường, duy trì nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng và ổn định, nâng cao năng lực công nghệ chế biến tôm, cá da trơn để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Như vậy, công nghiệp chế biến thủy sản là ngành công nghiệp bao gồm tất cả các doanh nghiệp, công ty, cơ sở được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản; sử dụng nguyên liệu chính từ sản phẩm của quá trình khai thác


và nuôi trồng thủy sản để chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau trong điều kiện môi trường, cơ sở vật chất và tiêu chuẩn chất lượng nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ.

1.1.1.2. Đặc điểm của công nghiệp chế biến thủy sản

Mỗi ngành công nghiệp đều có chu trình sống và phải trải qua bốn giai đoạn rất khác nhau đó là sự ra đời, tăng trưởng, trưởng thành và suy giảm [183]. Sản xuất công nghiệp là nói đến khả năng tập trung với mật độ cao và có thể bố trí trong các nhà xưởng với các điều kiện nhiệt độ, ánh sáng nhân tạo. Quá trình tạo ra sản phẩm công nghiệp chế biến được thực hiện thông qua hệ thống máy móc thiết bị với đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao [33]. Công nghiệp chế biến có sự biến đổi của các đối tượng lao động sau mỗi chu kỳ sản xuất- từ một nguồn nguyên liệu sau mỗi chu kỳ sản xuất với những công nghệ khác nhau có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm có nhiều công dụng khác nhau, và cùng một loại sản phẩm có thể tạo ra nhiều kiểu dáng mẫu mã khác nhau [33], [39].

Ngành chế biến thủy sản được chia thành nhiều ngành nhỏ như chế biến và đóng hộp thủy sản, chế biến và bảo quản nước mắm, chế biến và bảo quản thủy sản khô, thủy sản đông lạnh và thủy sản khác [74], mỗi ngành có chu kỳ sản xuất khác nhau. Ví dụ, đối với sản xuất đông lạnh, chu kỳ sản xuất thường trải qua các giai đoạn như tiếp nhận phân loại nguyên liệu, sơ chế, chế biến, xử lý, lên hàng, rà kim loại, đóng gói và bảo quản; đối với sản xuất nước mắm cũng trải qua các giai đoạn như tiếp nhận và phân loại nguyên liệu, sơ chế, chế biến chượp, chế biến nước mắm đóng chai và bảo quản. Cơ cấu mặt hàng của ngành chế biến thủy sản cũng rất đa dạng, một số mặt hàng có cùng nguyên liệu đầu vào có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau [19], [126] như sản phẩm tươi, ướp lạnh, đông lạnh và giá trị gia tăng [181]. Sản phẩm của công nghiệp chế biến thủy sản dễ hư hỏng và ươn thối [18], phương pháp bảo quản là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm [20], [126]. Để các sản phẩm có giá trị này khỏi bị lãng phí, các phương pháp chế biến đã được áp dụng, và một ngành công nghiệp chế biến thủy sản tiên tiến đã được thiết lập ở các nước phát triển [113], [103]. Thủy sản


thường dễ hỏng, với tốc độ suy thoái tăng nhanh khi nhiệt độ tăng [220], [155] vì thế thông qua chế biến thực phẩm làm gia tăng giá trị gia tăng của thủy sản hoặc bằng cách sử dụng các kỹ thuật khác nhau bao gồm phân loại, xử lý, đóng gói, v.v., áp dụng các kỹ thuật bảo quản để giữ chất lượng và tăng thời hạn sử dụng.

Ngành này còn có đặc điểm là tiêu thụ nhiều nước và thải ra nhiều vật chất hữu cơ. Năng lực môi trường hạn chế đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới đối với ngành công nghiệp chế biến thủy sản và thực hiện các quy trình công nghệ mới để cung cấp ít tiêu thụ nước hơn và sử dụng tốt hơn chất thải và phụ phẩm.

Công nghiệp chế biến thủy sản phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu [52]. Thật vậy, nếu các doanh nghiệp chế biến gặp khó khăn trong vấn đề nguồn nguyên liệu được cung cấp thì các cơ sở chế biến sẽ không hoạt động hết công suất thiết kế. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, đối với khai thác thì chịu ảnh hưởng của bão lụt, tính đa dạng về chủng loại, khả năng phục hồi tự nhiên của đối tượng khai thác [18], đối với nuôi trồng hạn chế bởi kỹ thuật nuôi, ảnh hưởng bởi thời tiết [62], diễn biến thời tiết không thuận lợi sẽ dẫn đến dịch bệnh, nhiễm mặn và còn phụ thuộc vào mùa vụ [18]. Giống như các ngành khác của ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến và cung cấp sản phẩm thủy sản nói chung, cá nói riêng phụ thuộc vào việc cung cấp các sản phẩm vừa an toàn vừa đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng về chất lượng [100].

1.1.2. Khái niệm phát triển công nghiệp chế biến thủy sản

Phát triển là một quá trình vận động đi lên, là một quá trình lâu dài, luôn thay đổi và thay đổi theo xu hướng ngày càng hoàn thiện [24]. Trên cơ sở lý thuyết của Solow- Swan (1956), Gordon C. Bjork (1999) [96] đã đề cập đến phát triển theo chiều rộng chủ yếu dựa vào tăng lao động, vốn và mở rộng sản xuất, trong khi đó yếu tố công nghệ và cải tiến kỹ thuật thì ít được chú trọng; còn phát triển theo chiều sâu chủ yếu dựa vào đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất cũng như sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực hiện có để làm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hay nói cách khác là làm tăng hiệu quả kinh tế.


Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi nền kinh tế đạt ở mức độ cao hơn về cơ cấu, chủng loại cả lượng và chất, bao hàm các mặt như kinh tế, xã hội, thể chế và môi trường. Nền kinh tế phát triển không những có nhiều hơn về đầu ra, đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế mà còn thoả mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về sản phẩm và dịch vụ. Quá trình thay đổi của nền kinh tế ở một địa phương chịu sự tác động của quy luật thị trường, chính sách can thiệp của chính phủ, nhận thức và ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ tạo ra [190]. Theo Jan (2010) [180], trong lý thuyết phụ thuộc, ý nghĩa cốt lõi của phát triển là tăng trưởng kinh tế hoặc tích lũy vốn. Mặt khác, Hirschman (1962) cho rằng phát triển không cân đối sẽ tạo ra kích thích đầu tư, cần tập trung nguồn lực cho một ngành để tạo ra cú hích theo cấp số nhân, đồng thời để tạo lực kéo cho các ngành khác phát triển [101].

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế (GDP) hay sản lượng của nền kinh tế tính trên đầu người (GDP/ người) qua một thời gian nhất định [4].

Phân biệt giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế [60]:

+ Đối với tăng trưởng kinh tế thì sự gia tăng thể hiện ở hai mặt là quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít; tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ.

+ Đối với phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: Tăng trưởng kinh tế thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống của một quốc gia và thực hiện các mục tiêu khác nhau của phát triển; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển; sự tiến bộ xã hội.

Như vậy, phát triển kinh tế có nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế nhấn mạnh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Phát triển kinh tế không những đề cập đến những thay đổi mà còn bao hàm những thay đổi về chất (chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội). Nếu tăng trưởng kinh tế mới chỉ đề


cập đến lĩnh vực kinh tế thì phát triển còn đề cập đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

Tăng trưởng và phát triển kinh tế có quan hệ với nhau. Tăng trưởng là điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cần thấy rằng do chiến lược phát triển kinh tế chưa hợp lý, ở một quốc gia, một vùng có tăng trưởng nhưng không có phát triển kinh tế. Giai đoạn cất cánh trong lý thuyết phát triển của Rostow chỉ có được nếu có đủ 3 điều kiện, trong đó có đề cập liên quan đến tăng đầu tư trong nước, hoặc đầu tư nước ngoài và quốc gia đó có được ít nhất một ngành công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh [109].

Phát triển ngành là một quá trình vận động đi lên của ngành, không những bao gồm tăng trưởng kinh tế của ngành mà còn đề cập đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế, khía cạnh xã hội và môi trường [35]. Phát triển công nghiệp là mở rộng khả năng sản xuất của nền kinh tế qua tăng trưởng đa dạng sản xuất hàng hóa như là một phần tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Học sản xuất cái mới, chứ không phải là tập trung vào những gì đã làm là trình tự đầu tiên của phát triển công nghiệp [207]. Phát triển công nghiệp là cơ sở quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, mở rộng đầu ra liên quan đến xúc tiến xuất khẩu, mở cửa thương mại, tự do hoá kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh [148]. Phát triển công nghiệp còn được hiểu là công nghiệp hóa. Công nghiệp hóa mang đến sự tăng trưởng trong bản thân các ngành công nghiệp, đồng thời làm tăng và mở rộng đối với các khu vực kinh tế khác bao gồm cả nông nghiệp và dịch vụ. Khi công nghiệp phát triển sẽ làm thay đổi và cải tiến dây chuyền sản xuất trong nông nghiệp, đồng thời giải phóng lao động trong nông nghiệp, lao động trong nông nghiệp chuyển dần sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Phát triển công nghiệp thực phẩm theo hướng hiện đại và đa dạng về ngành nghề, sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu. Phải chú trọng đến phát triển nông nghiệp một cách tương ứng trên tất cả các mặt quy mô, sản lượng, cơ cấu, mặt hàng và phân bố. Từ đó lựa chọn kỹ thuật, công nghệ cũng như chủng loại mặt hàng thích hợp cho ngành, nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội của việc phát triển ngành [50].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023