Vai Trò Của Phát Triển Công Nghiệp Chế Biến Thủy Sản


Dựa trên cơ sở lý thuyết về phát triển, về công nghiệp chế biến được tổng hợp từ các tài liệu nghiên cứu và xuất phát từ nội hàm để mô phỏng rằng: Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản là mở rộng khả năng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu trong chế biến, phù hợp với nhu cầu của xã hội, tăng cường liên kết sản xuất làm cơ sở mở rộng đầu ra, đồng thời, phát triển phải mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường.

1.1.3. Vai trò của phát triển công nghiệp chế biến thủy sản

Ngành công nghiệp chế biến thủy sản giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của ngành không chỉ đóng góp làm tăng GDP mà còn góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho một bộ phận dân cư, ổn định an ninh lương thực và thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển.

Thứ nhất, sự phát triển của công nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, góp phần gia tăng giá trị GDP của địa phương

[88] bởi công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cao làm tăng giá trị của các loại nguyên liệu đưa vào chế biến [33]. Ngành công nghiệp chế biến thu sản thuộc ngành công nghiệp chế biến thực phẩm- một trong mười ba ngành công nghiệp lớn của Việt Nam [61]. Ở Ailen, ngành thủy sản là một ngành công nghiệp bản địa phức tạp và phân tán, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc gia về sản lượng, việc làm và kim ngạch xuất khẩu [211]. Ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến thủy sản nói riêng không những là ngành kinh tế chủ đạo [33] mà còn được xem ngành kinh tế mũi nhọn có tính đột phá trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Thật vậy, thủy sản có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở tất cả các địa phương tại Đồng bằng Sông Cửu Long [89].

Thứ hai, ngành phát triển sẽ tạo thêm việc làm cho lao động địa phương bởi ngành thủy sản chiếm t trọng lớn về thu nhập và việc làm cho người dân trong vùng và vùng ven, các dịch vụ và kinh doanh bán lẻ cũng phụ thuộc nhiều vào chi tiêu trực tiếp từ ngành chế biến thủy sản [211]. Ngoài ra, mối liên kết giữa người đánh bắt, nuôi trồng thủy sản với nhà buôn có thể đem lại an ninh sinh kế, có sự


trao đổi cộng sinh hiệu quả hơn trong một hệ thống thương mại và xã hội rộng lớn hơn [177].

Thứ ba, công nghiệp chế biến thủy sản phát triển có vai trò quan trọng trong điều tiết cơ cấu thực phẩm và bình ổn giá thực phẩm trong nước. Quan trọng hơn, nó cũng sẽ thúc đẩy sâu sắc việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên toàn cầu thông qua thương mại quốc tế [221]. Một mặt, nó cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho con người. Sản phẩm thủy sản được thị trường tiêu thụ quan tâm như nguồn thực phẩm an toàn và có giá trị dinh dưỡng cao; đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm; xóa đói giảm nghèo; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn; và là nguồn xuất khẩu quan trọng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Thứ tư, phát triển ngành không những tạo động lực phát triển cho các lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần trong ngành mà còn gắn với phát triển vùng nguyên liệu sản xuất [7], góp phần thúc đẩy nuôi trồng thủy sản phát triển bởi vì nuôi trồng thủy sản có thể là nguồn cung cấp chính cho các sản phẩm thủy sản xuất khẩu cao cấp [58]. Hay nói cách khác, sự phát triển của ngành có mối liên hệ tương đối chặt chẽ với sự phát triển của các ngành công nghiệp thượng nguồn như nông nghiệp cung cấp nguyên liệu thô [130].

1.2. Các lý thuyết liên quan đến phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh - 5

1.2.1. Lý thuyết tăng trưởng cổ điển (Mô hình tăng trưởng kinh tế cổ điển của David Ricardo)

Lý thuyết về tăng trưởng của trường phái kinh tế cổ điển được ra đời năm 1817 thể hiện qua tác phẩm “Các lý thuyết của chính trị kinh tế học và thuế khóa” của David Ricardo [187]. Trong lý thuyết này đề cập đến các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Các yếu tố sản xuất trong nông nghiệp có hao phí khác với công nghiệp. Cụ thể, trong nông nghiệp khi nhu cầu sản xuất gia tăng kéo theo chi phí sản xuất tăng lên và lợi nhuận giảm đi, còn trong công nghiệp khi sản xuất gia tăng theo quy mô thì lợi nhuận cũng tăng lên. Trong mô hình tăng trưởng của David Ricardo đã chỉ ra các mặt có ý nghĩa tích cực. Trong đó đề cập đến (1) công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành kinh tế quan trọng, có quan hệ


chặt chẽ và tác động qua lại trong cơ cấu kinh tế. Nông nghiệp chỉ có thể phát triển nhanh hiệu quả khi có nền công nghiệp phát triển. Và (2) ngoại thương có vai trò quan trọng bởi thông qua hoạt động ngoại thương có những hình thức liên doanh, liên kết, giao lưu kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh mặt tích cực, mô hình của D. Ricardo chưa thấy được vai trò của khoa học công nghệ.

1.2.2. Lý thuyết về tăng trưởng tân cổ điển (Hàm sản xuất Cobb- Douglas)

Knut Wicksell (1851- 1926) đã đề xuất mô hình hàm sản xuất để thể hiện quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với yếu tố đầu vào. Mô hình này sau đó được kiểm chứng và hoàn thiện vào năm 1928 bởi hai nhà khoa học Charles Cobb và Paul Douglas, gọi là hàm Cobb-Doubglas. Trong kinh tế học, hàm sản xuất Cobb- Douglas được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong việc phân tích tăng trưởng và năng suất. Trong kinh tế học vĩ mô, hàm sản xuất biểu thị giá trị tổng sản phẩm nội địa một nền kinh tế, ngành hoặc khu vực. Hàm sản xuất Cobb- Douglas có dạng:

. Trong đó, A là hệ số tăng trưởng tự định hay còn gọi là năng suất tổng yếu tố như khoa học công nghệ, quản lý; α và β là các hệ số co giãn đầu ra lần lượt của vốn và lao động [56]. Tổng hệ số α và β có ý nghĩa kinh tế quan trọng, nó cho biết sức sinh lợi không đổi hay tăng hoặc giảm theo quy mô [72]. Mô hình tăng trưởng này ngoài yếu tố vốn và lao động thì có xuất hiện yếu tố liên quan đến công nghệ.

1.2.3. Lý thuyết về tăng trưởng tân cổ điển (Mô hình tăng trưởng kinh tế của Solow; Solow- Swan)

Xét nền kinh tế với hàm tổng sản xuất có dạng:



Giả thuyết hàm Y(t) là hàm thuần bậc 1. Đặt

là lượng vốn trên một

đơn vị năng suất lao động;

là sản lượng trên một đơn vị năng suất lao động.

Khi đó, hàm tổng sản xuất có dạng . Đây là hàm sản xuất trong mô hình Solow, hàm biểu hiện rằng t lệ vốn trên mỗi lao động tăng thì sản lượng trên đầu mỗi lao động cũng tăng. Song vì sản phẩm cận biên của tư bản giảm dần theo vốn


nên mức sản lượng ngày càng giảm khi có sự gia tăng của vốn trên mỗi lao động. Hàm này chỉ ra rằng sản lượng bình quân trên mỗi lao động phụ thuộc vào tích lũy vốn trên mỗi lao động.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong mô hình Solow là đầu tư làm thay đổi trữ lượng vốn và trạng thái dừng. Sự thay đổi tỉ lệ tiết kiệm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế; sự thay đổi hay gia tăng dân số ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Mô hình Solow-Swan [196] là mô hình tăng trưởng ngoại sinh, một mô hình kinh tế về tăng trưởng kinh tế dài hạn được thiết lập dựa trên nền tảng và khuôn khổ của kinh tế học tân cổ điển. Mô hình này được đưa ra để giải thích sự tăng trưởng kinh tế dài hạn bằng cách nghiên cứu quá trình tích lũy vốn, lao động hoặc tăng trưởng dân số, và sự gia tăng năng suất, thường được gọi là tiến bộ công nghệ. Mô hình có đặc trưng là suất sinh lợi giảm dần theo vốn trong một nền kinh tế đóng, trong đó tiến bộ công nghệ được xem là yếu tố ngoại sinh. Những gợi ý chính sách của mô hình này là việc tăng t lệ tiết kiệm sẽ nâng cao tăng trưởng của thu nhập đầu người chỉ trong ngắn hạn nhưng không đạt được tăng trưởng trong dài hạn và sẽ tăng thu nhập đầu người lên thường xuyên; giảm t lệ tăng dân số sẽ nâng cao tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người trong ngắn hạn nhưng không đạt được như thế trong dài hạn và sẽ nâng thu nhập trên đầu người thường xuyên; những cải cách chính sách có thể nâng cao hiệu quả kinh tế chẳng hạn như tự do hóa thương mại và phát triển tài chính sẽ nâng cao được tăng trưởng thu nhập.

Nếu Q đại diện cho đầu ra và K và L đại diện cho vốn và lao động đầu vào thì hàm sản xuất tổng hợp có thể được viết là: Q = F (K, L; t). Biến t cho thời gian xuất hiện trong F để cho phép thay đổi kỹ thuật [197].

1.2.4. Mô hình hai khu vực của Harry T.Oshima

Nghiên cứu mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp, ông Oshima đã đưa ra những quan điểm mới về mô hình phát triển và mối quan hệ công nghiệp- nông nghiệp. Theo ông, bắt đầu của quá trình tăng trưởng là tạo việc làm cho thời gian nhàn rỗi theo hướng tăng cường đầu tư và phát triển nông nghiệp. Bởi vì khi


nông sản được sản xuất càng ngày càng nhiều sẽ xuất hiện yêu cầu chế biến có quy mô lớn nhằm tăng cường tính chất hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp, từ đó, đặt ra vấn đề phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ.

Sang giai đoạn thứ hai, hướng tới có việc làm đầy đủ bằng cách đầu tư phát triển đồng thời cả nông nghiệp và công nghiệp. Giai đoạn này, đầu tư phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ theo chiều rộng, cụ thể là tiếp tục đa dạng hóa sản xuất và thực hiện sản xuất theo quy mô lớn để tạo khối lượng hàng hóa lớn; phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm để tạo việc làm và nâng cao tính chất hàng hóa. Để đạt được hiệu quả cần hoạt động một cách đồng bộ từ khâu sản xuất đến vận chuyển, bán hàng đến dịch vụ tài chính, tín dụng cũng như tổ chức sản xuất liên kết công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ.

Cuối cùng là giai đoạn thực hiện đầu tư phát triển trên toàn bộ các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm cầu về lao động. Đối với khu vực công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản phẩm nhập khẩu và hướng đến xuất khẩu với sự chuyển dịch dần về cơ cấu sản xuất sản phẩm, thâm dụng lao động chuyển dần sang thâm dụng công nghệ. Điều đó sẽ làm hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp ngày càng cao. Quan điểm của Oshima trong mô hình này là quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế phải dựa trên động lực tích lũy và đầu tư đồng thời cả hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp [4], [33].

1.2.5. Một số lý thuyết phát triển khác

Lý thuyết phát triển theo mô hình đàn sếu bay của Kaname Akamatsu (1962) [93]: Nước đang phát triển cần nhập khẩu sản phẩm công nghiệp rồi xuất khẩu sản phẩm thủ công, nông nghiệp; tiếp nhận đầu tư để tích lũy tư bản, thay thế sản phẩm công nghiệp nhập khẩu, trình độ công nghiệp ngang bằng với các nước phát triển.

Các nguyên lý của kinh tế học của Marshall (1890) [161]: Vốn có thể thay thế lao động, tiến bộ kỹ thuật là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế. Để phát triển kinh tế theo chiều sâu cần tăng vốn trên một đơn vị lao động, phát triển kinh tế theo chiều rộng cần tăng vốn phù hợp với tăng lao động.


Chất lượng tăng trưởng của Lucas (1995) [188]: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn và tránh được những biến động từ bên ngoài, tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển môi trường bền vững, đổi mới thể chế và cải thiện phúc lợi xã hội. Chất lượng phát triển của Thomas (2000) [206]: Cần duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn; tăng trưởng đồng thời nâng cao phúc lợi xã hội và tăng trưởng không làm giảm chất lượng môi trường.

Dựa trên các lý thuyết về phát triển cùng với đặc điểm, vai trò của công nghiệp chế biến thủy sản và phát triển ngành, luận án tiếp tục nghiên cứu các nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển công nghiệp chế biến thủy sản của địa phương.

1.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp chế biến thủy sản

Trên cơ sở lý thuyết về phát triển và các nghiên cứu, định hướng của nhà nước liên quan đến phát triển thủy sản thì nội dung phát triển công nghiệp chế biến thủy sản được xác định là sự kết hợp phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Và tùy vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương trong từng giai đoạn xác định các nội dung để đánh giá sự phát triển phù hợp với kế hoạch phát triển của toàn ngành, đặc điểm của địa phương là rất cần thiết. Trong luận án này, tác giả xác định nội dung phát triển công nghiệp chế biến thủy sản theo định hướng có sự kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu để tập trung giải quyết được các vấn đề cơ bản như (1) Tăng trưởng về quy mô, (2) Chuyển dịch cơ cấu trong chế biến, (3) Liên kết trong chế biến (4) Nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp chế biến thủy sản (Hình 1.1)


Chuyển dịch Tăng cường cơ cấu trong liên kết trong chế biến chế biến

NỘI DUNG:

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN


Tăng trưởng về quy mô

Nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường trong chế biến

Hình 1.1. Nội dung đánh giá phát triển công nghiệp chế biến thủy sản

(Nguồn: tác giả tổng hợp)


Để đánh giá được từng nội dung liên quan đến sự phát triển công nghiệp chế biến thủy sản, tác giả tiến hành xác định tiêu chí phù hợp dựa trên cơ sở của các công trình đã được nghiên cứu.

1.3.1. Tăng trưởng về quy mô công nghiệp chế biến thủy sản

Sự tăng trưởng quy mô của ngành công nghiệp chế biến thủy sản là sự gia tăng giá trị (sản lượng) thủy sản trong một thời kỳ nhất định, là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ do toàn hoạt động tạo ra. Tăng trưởng thường được phản ánh qua mức tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng [4]. Tăng trưởng về quy mô được phản ánh qua các chỉ tiêu như gia tăng về số lượng doanh nghiệp [83], [35], [36], [221], gia tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp [11], [83] và tốc độ tăng trưởng về sản lượng hay giá trị sản xuất công nghiệp của ngành [35], tốc độ tăng trưởng về giá trị thủy sản xuất khẩu [36], [1] hoặc là quy mô và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp [66]. Tốc độ tăng trưởng quy mô của ngành là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về lượng, phản ánh sự gia tăng về quy mô ngành của năm sau so với năm trước và giữa các thời kỳ của ngành công nghiệp chế biến thủy sản; các tiêu thức như sự gia tăng tổng sản phẩm của công nghiệp chế biến thủy sản, t lệ giữa sản lượng chế biến thủy sản và sản phẩm thủy sản [221].

Ngoài ra, quy mô công nghiệp còn được xem xét ở khía cạnh quy mô theo vốn và quy mô theo lao động bởi lao động cũng là đầu vào chính trong ngành chế biến thủy sản. Tình trạng thiếu công nhân thủy sản có thể ảnh hưởng đáng kể đến chế biến thủy sản và dẫn đến các vấn đề tài chính nghiêm trọng, chi phí lao động tác động đến chi phí đầu vào làm ảnh hưởng đến đầu ra của ngành [167]. Bên cạnh việc xem xét quy mô lao động về mặt số lượng thì còn xem xét thêm về chất lượng nguồn nhân lực tham gia quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các cơ sở chế biến thông qua trình độ chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm bởi kiến thức là nguồn gốc của sự xuất sắc, là nền tảng cho văn hóa doanh nghiệp, hướng đến việc trở nên nổi bật trong việc so sánh tiêu chuẩn với cạnh tranh và tạo ra các sản phẩm độc đáo và giá trị gia tăng, cải thiện giá trị thị trường và tạo nên danh tiếng của tổ chức. Thực tế hơn, nó cho phép doanh nghiệp giải quyết hiệu quả các tuyên bố. Điều này


rất có liên quan trong ngành công nghiệp thực phẩm, nơi các vấn đề liên quan đến an toàn đòi hỏi phải tiếp cận ngay với kiến thức cập nhật. Từ quan điểm nguồn nhân lực, văn hóa doanh nghiệp dựa trên tri thức thu hút các chuyên gia cấp cao, đây có thể được coi là chìa khóa để phát triển quản lý. Thêm nữa là khả năng vận hành máy móc, thiết bị, sự hiểu biết về dây chuyền lạnh / làm lạnh để đảm bảo việc bảo quản, vận chuyển sản phẩm đã chế biến trong môi trường được kiểm soát và giảm thiểu lãng phí, khả năng giám sát hoạt động và khả năng giao tiếp với những công nhân chưa được đào tạo và đào tạo họ về quy trình sản xuất, tuân thủ chất lượng.

Trong phạm vi luận án này, tác giả sử dụng các tiêu chí phản ánh tăng trưởng quy mô của ngành công nghiệp chế biến thủy sản như sự gia tăng số lượng cơ sở chế biến, gia tăng quy mô cơ sở chế biến và gia tăng kết quả chế biến (giá trị sản xuất công nghiệp).

Đo lường tăng trưởng quy mô của công nghiệp chế biến thủy sản trên các phương diện nêu trên thông qua các chỉ tiêu như tốc độ tăng (giảm) định gốc, tốc độ tăng (giảm) liên hoàn và tốc độ tăng (giảm) bình quân. Những chỉ tiêu này được tính toán như sau [4], [47],[51].

- Tốc độ tăng (giảm) định gốc (): phản ánh sự biến động về mặt t lệ của giá trị, sản lượng, sản phẩm thủy sản, số lượng doanh nghiệp,…giữa lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc (Yt- Yo) so với kỳ được chọn làm gốc (Y0).


- Tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn) (at): phản ánh sự biến động về mặt t lệ của giá trị, sản lượng, sản phẩm thủy sản, số lượng doanh nghiệp giữa lượng tăng (giảm) từng kỳ (Yt- Yt-1) so với kỳ sau liền kề (Yt-1).


- Tốc độ tăng (giảm) bình quân ̅ : biểu hiện chung nhất sự biến động về mặt t lệ của giá trị, sản lượng, sản phẩm thủy sản, số lượng doanh nghiệp trong suốt kỳ nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023