Đồ Thị Scatter Thể Hiện Mối Liên Hệ Giữa Biến Phụ Thuộc Và Phần Dư


3.5.3. Phân tích hồi quy đa biến

Để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển CNCBTS tại tỉnh Trà Vinh mô hình tương quan hồi quy tổng thể có dạng: Y = f(X1, X2, X3, X4, X5)

Trong đó:

Y: biến phụ thuộc

X1, X2, X3, X4, X5: các biến độc lập

Việc xem xét trong các nhân tố X1 đến X5, nhân tố nào thật sự tác động đến sự phát triển ngành CNCBTS tại tỉnh Trà Vinh một cách trực tiếp sẽ thực hiện bằng phương trình hồi quy đa biến:

CBTS = β0 + β1IPNL + β2OPTT + β3DVHT + β4CTTN + β5CSNN + €

Trong đó:

CBTS: biến phụ thuộc β0: hằng số hồi quy

β1, β2, β3, β4, β5: hệ số hồi quy

IPNL, OPTT, DVHT, CTTN, CSNN: các biến độc lập

€: phần dư

Các biến đưa vào phân tích hồi quy được xác định bằng cách tính điểm của các nhân tố.

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình bằng phép kiểm định F cho ra kết quả trên bảng phân tích phương sai (ANOVA) (Bảng 3.15) với mức ý nghĩa Sig.= 0,000 < 0,05. Do đó, mô hình hồi quy của nghiên cứu là phù hợp và có thể kết luận rằng mô hình hồi quy luôn luôn tồn tại với mức độ tin cậy 95%

Bảng 3.15. Phân tích phương sai ANOVAa


Mô hình

Tổng bình

phương

Bậc tự

do (df)

Trung bình

bình phương

Giá trị

F

Sig.


1

Hồi quy

100,839

5

20,168

53,983

0,000b

Phần dư

57,161

153

0,374



Tổng

158,000

158




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

a. Biến phụ thuộc: Y

b. Predictors: (Constant), X5, X1, X2, X3, X4


Dựa trên kết quả phân tích trên Bảng 3.16, giá trị R2 hiệu chỉnh đạt giá trị 0,626 cho thấy 05 biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy ảnh hưởng 62,6% thay đổi về sự phát triển CNCBTS, còn lại 37,4% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Như vậy, ta có thể kết luận rằng mô hình đưa ra là phù hợp với dữ liệu thực tế.

Hệ số phóng đại phương sai (VIF) đều nhỏ hơn 10, như vậy mô hình hồi quy không có hiện tượng đa cộng tuyến. Giá trị Durbin–Watson (DW) bằng 1,593, nằm trong khoảng 1,5 đến 2,5 nên mô hình hồi quy không có hiện tượng tự tương quan.

Bảng 3.16. Mô hình tổng thể (Model Summaryb)


Mô hình

R

R 2

(R Square)

R 2

hiệu chỉnh (Adjusted R Square)

Ước lượng sai số chuẩn

Hệ số Durbin-

Watson

1

0,799a

0,638

0,626

0,61122794

1,593

a. Predictors: (Constant), X5, X1, X2, X3, X4

b. Biến phụ thuộc: Y

Kiểm tra giả định phương sai của phần dư không đổi: Nếu độ lớn của phần dư tăng hay giảm cùng với giá trị của biến phụ thuộc “Sự phát triển công nghiệp chế biến thủy sản” thì giả định này bị vi phạm. Qua đồ thị Scatter thể hiện mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và phần dư (Hình 3.24), ta thấy các quan sát phân tán ngẫu nhiên. Như vậy, phần dư và biến phụ thuộc không có mối liên hệ hay không có hiện tượng phương sai của phần dư thay đổi.

Hình 3 24 Đồ thị Scatter thể hiện mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và 1

Hình 3.24. Đồ thị Scatter thể hiện mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và phần dư

Mức ý nghĩa thống kê (Sig.) tại Bảng 3.17 cho thấy tất cả các nhân tố, trừ nhân tố X3 (OPTT) “Dịch vụ hỗ trợ và Hiệp hội” đều có mức ý nghĩa thống kê Sig


<0,05. Như vậy, các nhân tố X1 (IPNL), X2 (OPTT), X4 (CTTN), X5 (CSNN) đều

có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển công nghiệp chế biến thủy sản với độ tin cậy 95%, riêng nhân tố X3 (DVHT) không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.17. Tóm tắt mô hình hồi quy


Biến độc lập

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (B)

Giá trị t

Mức ý nghĩa thống kê (Sig.)

VIF

Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Beta)

Trị tuyệt đối của hệ số

Beta

Tầm quan trọng của các

biến

(Hằng số)

3,31E-13

0,000

1,000





X1

(IPNL)

0,182

2,716

0,007

1,889

0,182

0,182

3

X2

(OPTT)

0,174

2,004

0,047

3,203

0,174

0,174

4

X3

(DVHT)

-0,056

-0,542

0,588ns

4,560

-0,056

0,056

5

X4

(CTTN)

0,306

2,709

0,008

5,407

0,306

0,306

2

X5

(CSNN)

0,318

3,064

0,003

4,556

0,318

0,318

1

Từ kết quả phân tích trên ta có mô hình hồi quy như sau:

CBTS = 0,182IPNL + 0,174OPTT + 0,306CTTN + 0,318CSNN + 3,31E-13

3.5.4. Bàn luận kết quả của mô hình hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh

Dựa trên kết quả hồi quy cho thấy có 4 nhân tố gồm: nguồn cung ứng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, sự cạnh tranh trong ngành, các chính sách của nhà nước đều có quan hệ cùng chiều (hay tác động +) đến sự phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh, tức là chấp nhận các giả thuyết của nghiên cứu. Điều này hoàn toàn phù hợp với những lý thuyết và nghiên cứu trước đây. Để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến số độc lập ta xác định hệ số hồi quy chuẩn hóa. Các giá trị hệ số beta chuẩn hóa trong mô hình hồi quy cho biết trong điều kiện giữ nguyên các giá trị của từng nhân tố khác, sự thay đổi 1 đơn vị giá trị của một nhân tố đang


xét sẽ làm thay đổi 1 giá trị beta (giá trị đang xét) trên biến phụ thuộc (Sự phát triển công nghiệp chế biến thủy sản- CBTS). Cụ thể: giả thuyết H1: Nguồn cung ứng nguyên liệu (IPNL) có tác động tích cực đến sự phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Trà Vinh (Beta = 0,182), cho thấy rằng nếu IPNL tăng lên 1 điểm thì phát triển công nghiệp chế biến thủy sản sẽ tăng thêm 0,182 điểm. Tương tự, giả thuyết H2: Thị trường tiêu thụ (OPTT) tác động thuận chiều đến CBTS (Beta= 0,174), tức là nếu OPTT tăng lên 1 điểm thì CBTS sẽ tăng thêm 0,174 điểm; giả thuyết H4: Sự cạnh tranh trong ngành (CTTN) tác động tích cực đến CBTS (Beta= 0,306), tức là nếu CTTN tăng lên 1 điểm thì CBTS sẽ tăng thêm 0,306 điểm; giả thuyết H5: Các chính sách nhà nước (CSNN) tác động tích cực đến CBTS (Beta= 0,318), tức là nếu CTTN tăng lên 1 điểm thì CBTS sẽ tăng thêm 0,318 điểm.

Qua kết quả Bảng 3.17 ta thấy thứ tự tầm quan trọng của các biến số ảnh hưởng đến sự phát triển ngành CNCBTS như sau: cao nhất là “Các chính sách nhà nước”, tiếp đến lần lượt là “Sự cạnh tranh trong ngành”, “Nguồn cung ứng nguyên liệu”, “Thị trường tiêu thụ”.

Nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với sự phát triển của ngành đó là “Các chính sách nhà nước”. Các chính sách của chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp. Khi nhà nước có các chính sách kinh tế hỗ trợ các doanh nghiệp linh hoạt thì việc phát triển các ngành sẽ nhanh hơn. Chính sách thuế có tác động quản lý, điều tiết hoạt động đầu tư, tích lũy vốn để đầu tư cho phát triển kinh tế vốn vào các lĩnh vực, ngành nghề, đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, hiệu quả và bền vững. Giảm thuế để kích thích nhu cầu tiêu dùng, tăng lợi nhuận, tích luỹ tái sản xuất mở rộng. Các chính sách thuế thông qua áp dụng các ưu đãi về thuế có tác động khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, chính sách pháp luật, các văn bản về thuế ở nước ta hiện còn nhiều bất cập, gây lúng túng cho doanh nghiệp trong áp dụng, hơn nữa thủ tục hành chính thuế hiện chưa được tinh gọn là nguyên nhân chủ yếu khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam. Ngoài ra, khoảng thời gian xem xét tính hợp lệ


của hồ sơ là một khoảng thời gian tuy nhỏ nhưng lại rất quan trọng, nó có thể dẫn tới việc kéo dài, trì hoãn toàn bộ thủ tục bởi thời gian thẩm định hồ sơ và ra quyết định đều dựa vào thời điểm nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ chứ không phải là thời điểm nhận hồ sơ. Một số văn bản quy định các thủ tục phức tạp quá mức cần thiết làm cho các doanh nghiệp không tài nào biết được cách thức thực hiện thủ tục. Cải cách thủ tục hành chính nhằm khuyến khích đổi mới, sáng tạo và tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, hiệu quả; giúp giảm chi phí giám sát, kiểm tra, đánh giá của nhà nước cũng như chi phí chi phí cơ hội và chi phí không chính thức của doanh nghiệp. Cải cách cơ chế, thủ tục, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp; cắt giảm các quy trình thủ tục theo hướng đơn giản hóa, giảm bớt khâu trung gian trong hỗ trợ doanh nghiệp.

Các quy định mới về nhãn hàng hóa có hiệu lực, nhiều khó khăn của doanh nghiệp đã được tháo gỡ, tạo sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh bằng đúng chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trên cơ sở tuân thủ các quy định của nhà nước, đồng thời cũng đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắc khe của thị trường trong giai đoạn hội nhập sâu rộng hiện nay. Doanh nghiệp được phép tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa và các hiệp định Việt Nam tham gia. Tuy nhiên, thời gian qua, hàng hóa nước ngoài có xu hướng mượn xuất xứ Việt Nam để hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam tham gia hoặc làm phương tiện lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu. Hơn nữa, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên người tiêu dùng trong nước không có cơ sở và cũng lúng túng khi phân biệt. Việc gian lận ghi nhãn “sản xuất tại Việt Nam” không những gây hậu quả trực tiếp đến sản phẩm cụ thể, ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn làm giảm uy tín và tính cạnh tranh của hàng sản xuất tại Việt Nam, tác động không nhỏ đến ngành hàng trong nước. Chính sách tiền tệ có tác động điều hành tỉ giá linh hoạt, phù hợp và sẵn sàng can thiệp khi cần thiết nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn


định kinh tế vĩ mô. Những năm gần đây, tác động của chính sách tiền tệ đến hoạt động của doanh nghiệp bằng việc thắt chặt tiền tệ bước đầu đã có kết quả tích cực, kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, mặt trái của chính sách thắt chặt tiền tệ đã đưa nền kinh tế vào tình trạng khát vốn, các doanh nghiệp bị đẩy vào tình trạng khó khăn không tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ngân hàng bởi thực tế còn khá nhiều rào cản đối với các doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay ngân hàng như lãi suất cao cộng thêm thủ tục phiền hà, không có tài sản thế chấp, không có vốn đối ứng hoặc phải trả thêm phụ phí.

Nhân tố thuộc về sự cạnh tranh trong ngành là nhân tố ảnh hưởng quan trọng, các yếu tố được đề cập gồm nhân công tham gia chế biến tại cơ sở ổn định, chi phí logistics (hậu cần) thấp và chính sách về lao động. Lao động tham gia sản xuất không ổn định làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các cơ sở chế biến có quy mô nhỏ và vừa bởi sự biến động này ngoài việc cơ sở thiếu hụt lao động, còn tốn nhiều thời gian đào tạo lại lao động, nâng cao kỹ năng nghề cho lao động để tăng năng suất lao động trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, và yêu cầu chất lượng, mẫu mã sản phẩm ngày càng cao. Logistics không chỉ là vận tải mà còn bao gồm nhiều hoạt động khác (như bến bãi, kho hàng, lưu trữ, bao bì, đóng gói và luân chuyển hàng hóa). Chi phí này cao là rào cản lớn làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành, theo World Bank, chi phí logistics của Việt Nam tương đương với khoảng 20,9% GDP (trong đó, chi phí vận tải chiếm tới 60%), gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển (Trung Quốc chiếm 19% GDP, Thái Lan khoảng 18%, Nhật Bản khoảng 11%, các nước thuộc khối EU khoảng 10%) (https://bitly.com.vn/SBkMH). Trong nền kinh tế thị trường, các cơ sở không chỉ cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh về lao động bởi lao động là tài nguyên quý giá nhất vì thế phải giữ gìn, duy trì và phát triển. Để thực hiện được điều này ngoài chính sách lao động hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên, khen thưởng kịp thời, phải có chế độ tiền lương đủ giữ người lao động, cải thiện môi trường làm việc, cải thiện phúc lợi bởi nếu cơ sở


không thực hiện tốt chính sách lao động thì đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng, lôi kéo những người có trình độ, tay nghề và kinh nghiệm.

Nhân tố nguồn cung ứng nguyên liệu có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của ngành với nguyên liệu đảm bảo về mặt chất lượng, chi phí hợp lý và nguồn cung cấp ổn định. Ngành chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu cung ứng tại chổ bởi địa phương có nguồn nguyên liệu rất lớn vì thế các cơ sở chế biến còn chủ quan, chưa quan tâm đến hoạt động ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu với nông hộ để hỗ trợ kỹ thuật, ràng buộc tiêu chuẩn chất lượng trong khi nguyên liệu được cung ứng chất lượng lại ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của ngành. Chi phí nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào sản xuất, nó góp phần ảnh hưởng đến giá vốn của sản phẩm được sản xuất ra, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp nếu chi phí này tăng cao. Nguồn nguyên liệu không ổn định là nguy cơ không đủ đáp ứng công suất chế biến. Tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm mặn, sự cố môi trường biển… khiến việc thu hoạch không được như mong muốn, thêm nữa hệ thống cung cấp nguyên liệu nội địa phân tán, khó truy xuất nguồn gốc xuất xứ, khiến việc đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm của thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.

Nhân tố thị trường tiêu thụ cũng có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của ngành. Trong đó, yếu tố “Kênh phân phối” ảnh hưởng nhiều đến tiêu thụ sản phẩm thủy sản của Trà Vinh. Cụ thể, sản phẩm chế biến chưa được đưa vào hệ thống siêu thị một mặt vì chi phí chiết khấu cao, thời gian giá đứng yên khá lâu trong khi cơ sở chế biến luôn đối mặt với khoản chi phí đầu vào tăng như t giá, lãi suất, giá điện, nước, chi phí vận chuyển, hậu cần và khoản tăng tiền lương tối thiểu vùng. Một mặt khác do thói quen người tiêu dùng trong nước thích ăn hải sản tươi sống, và mua tại các chợ truyền thống. Điều này ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hiện tại cũng như tăng nguồn cung thủy sản nội địa vào các kênh phân phối hiện đại. Nói đến chủng loại sản phẩm của các cơ sở chế biến qua nhiều năm chỉ chuyển dịch từ loại ướp lạnh sang đông lạnh chủ yếu là mặt hàng tôm. Các sản phẩm chế biến tinh có nhưng chưa được đầu tư phát triển, hay nói cách khác


chủng loại sản phẩm thủy sản chế biến chưa được đa dạng, chưa kích thích được người tiêu dùng trong nước thay đổi thói quen tiêu dùng từ sản phẩm tươi sang sản phẩm chế biến.

Riêng nhân tố Dịch vụ hỗ trợ và Hiệp hội mặc dù trong kết quả hồi quy cho thấy nhân tố này không có ý nghĩa thống kê. Nguyên nhân có thể do thời gian qua các dịch vụ hỗ trợ và hiệp hội chưa thể hiện rõ nét vai trò quan trọng và hữu ích đối với doanh nghiệp, cơ sở chế biến nói riêng và ngành nói chung. Đồng thởi, do khảo sát còn hạn chế về số lượng nên kết quả mô hình cho ra nhân tố này không có ý nghĩa thống kê nhưng trong thực tế nhân tố này vẫn có tác động đến sự phát triển của ngành.

Tác giả cho rằng đây là nhân tố cần được đưa vào xem xét khi xây dựng giải pháp phát triển ngành bởi ngay từ đầu xây dựng mô hình, các chuyên gia, những người có chuyên môn sâu cũng đã xem xét đến đặc điểm của ngành để xác định đây là một trong những nhân tố tác động tích cực đến sự phát triển của ngành CNCBTS Việt Nam nói chung và ngành CNCBTS tại tỉnh Trà Vinh nói riêng. Thứ nhất, hoạt động xúc tiến thương mại tốt sẽ có tác dụng quyết định đến kết quả thu hút đầu tư, kết quả kinh doanh bởi nó thông báo cho đối tượng liên quan biết về những thông tin quan trọng về chính sách thu hút, môi trường đầu tư; thông tin về sản phẩm của ngành, của doanh nghiệp, truyền thông quảng bá sản phẩm, kết nối giao thương trực tuyến giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác có nhu cầu nhập khẩu. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ thiếu thông tin cập nhật về thị trường, gián đoạn quan hệ hợp tác kinh doanh với các đối tác, đặc biệt đối tác nước ngoài bởi thông qua hoạt động này địa phương có thể trực tiếp đối thoại với các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đa dạng các hoạt động nghiên cứu thị trường, tọa đàm cơ hội kinh doanh. Thứ hai, dịch vụ logistics thuận lợi sẽ giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ…giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp nói riêng, cho ngành nói chung. Thứ ba, đổi mới sáng tạo đang là xu hướng cộng đồng doanh nghiệp sẽ hướng tới trong bối cảnh

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí