Năng Suất Lao Động (Nslđ) Và Tốc Độ Tăng Nslđ Ngành Cncbts


ở các năm lần lượt là 79,35 triệu đồng/lao động và 84,66 triệu đồng/lao động, thấp hơn 3,2 lần so với năng suất lao động bình quân toàn bộ khu vực doanh nghiệp Việt Nam năm 2015 [40]. Năng suất lao động chung cả nước tăng mạnh vào năm 2018 đạt 102,16 triệu đồng/lao động, tăng 9,6% so với năm 2017 (93,22 triệu đồng/lao động) và cũng tăng cao hơn mức tăng bình quân giai đoạn 2014-2018 (8,16%).

1,600

60

1,400

52

50

1,200

40

1,000

28 30

20

800

10

10

600

NSLĐ ngành CBTS Việt Nam (triệu đồng/người theo giá thực tế)

NSLĐ ngành CBTS Trà Vinh (triệu đồng/người theo giá thực tế)

NSLĐ ngành CBTS Việt Nam (% theo giá thực tế)

00

-03

400

-11

-10

Tốc độ tăng NSLĐ ngành CBTS Trà Vinh (% theo giá thực tế)

200

-20

00

-30

2014 2015 2016 2017 2018

Hình 3.19. Năng suất lao động (NSLĐ) và tốc độ tăng NSLĐ ngành CNCBTS

(Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục thống kê tỉnh Trà Vinh, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản - Bộ NN&PTNT)

Tốc độ gia tăng (g) NSLĐ của ngành CNCBTS hàng năm phản ánh tính hiệu quả sử dụng lao động trong ngành theo thời gian. Từ kết quả tính toán được biểu thị (Hình 3.19) cho thấy tốc độ tăng năng suất của ngành tại Tỉnh có sự biến động cùng chiều với tốc độ tính trong phạm vi cả nước. Năm 2014, NSLĐ ngành CBTS Trà Vinh tăng mạnh đến 51,8% so với năm 2013, nguyên nhân chính do năm 2014 thực hiện theo Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX về "Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước" nên doanh nghiệp nhà nước trong ngành cổ phần hóa chuyển sang doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chỉ số tăng cao bất thường đã không bền vững tăng âm 11,1% so với năm trước liền kề nhưng


nếu xét về mặt giá trị thì NSLĐ tăng so với năm 2013, đến năm 2017 phục hồi và tăng 9,8% so với năm 2016, NSLĐ năm 2018 tiếp tục tăng 28,01%.


052

15.571

19.212

8.181

11.437

028

11.811

14.96

2014

18.64010

7.62

2015(011)

10.81(003)

2016

2017

11.36

2018

60.000

50.000

40.000

30.000

20.000

10.000

.000

-10.000

-20.000


Tốc độ tăng trưởng GRDP

Tốc độ tăng Tổng sản phẩm bình quân trên đầu người Tốc độ tăng NSLĐ ngành CBTS


Hình 3.20. Tốc độ tăng NSLĐ, GRDP, GRDP/người (%) tỉnh Trà Vinh theo giá thực tế

(Nguồn: Niên giám thống kê 2017, 2018, Cục thống kê tỉnh Trà Vinh)

Trong cùng kỳ tương ứng (2014-2018) thì tốc độ tăng của ngành trong phạm vi cả nước lần lượt là 6,18; -25,22; 2,42;12,08. Điều đó cho thấy xu hướng phục hồi hiệu quả kinh tế của ngành CNCBTS cũng như sự cải tiến trong năng suất lao động. NSLĐ bình quân giai đoạn 2014-2018 ngành CNCBTS tỉnh Trà Vinh theo giá hiện hành với tốc độ tăng 4,93% cao hơn bình quân cùng ngành của cả nước trong cùng kỳ có nghĩa là chi phí sản xuất của ngành tương đối đắt đỏ. Tăng NSLĐ trong CNCBTS là động lực tác động đến phát triển ngành và góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh cũng như nâng cao mức sống của người dân thông qua chỉ tiêu tăng trưởng GRDP và GRDP/ người. Tốc độ tăng trưởng GRDP theo giá hiện hành năm 2016 tăng 11,44% so với năm 2015 và tiếp tục tăng đến năm 2018 tăng 11,81%, mức tăng trưởng này cao hơn mức tăng trưởng của các năm từ 2014- 2018. Cùng với đó, GRDP/người năm 2016 cũng tăng 10,81% so với năm 2015, và tăng 11,36% vào năm 2018 tạo điều kiện để tiêu chuẩn sống của người dân tốt hơn (Hình 3.20).


3.4.1.2. Năng suất vốn

Về mặt giá trị, năng suất vốn của ngành CNCBTS có sự biến động rõ rệt qua các năm trong giai đoạn 2014-2018. Cụ thể năm 2014, 1 đồng vốn sản xuất kinh doanh được sử dụng đã tạo ra được 3,22 đồng giá trị sản xuất công nghiệp, tiếp đến năm 2015 NSV tăng lên, giá trị được tạo ra từ 1 đồng vốn là 3,97 đồng nhưng sang năm 2016, 2017, NSV giảm xuống còn 2,89 đồng và tiếp tục giảm đến năm 2018 thì 1 đồng vốn chỉ tạo ra được 2,32 đồng giá trị sản xuất công nghiệp (Bảng 3.7)

Bảng 3.7. Năng suất vốn và tốc độ tăng NSV CNCBTS Trà Vinh

ĐVT: triệu đồng, %



GTSX Chế

biến thủy sản (triệu đồng)

Vốn SXKD bình quân của CNCBTS

(triệu đồng)

Năng suất vốn CNCBTS

(đồng)

Tốc độ gia tăng năng suất vốn

CNCBTS (%)

2014

1.784.908

554.837

3,22

121,29

2015

1.608.184

405.327

3,97

23,33

2016

1.355.997

468.410

2,89

(27,04)

2017

1.434.677

496.515

2,89

(0,19)

2018

1.891.550

813.722

2,32

(19,55)

Bình quân (2014-2018)


(7,8)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh - 15

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục thống kê tỉnh Trà Vinh)

Tốc độ tăng năng suất vốn của ngành CNCBTS năm 2014 tăng mạnh lên 118,34% so với năm 2013, năm 2015 chỉ tăng 23,33% so với năm 2014 nhưng vẫn cao hơn tốc độ tăng bình quân của CNCBTS giai đoạn 2014-2018. Năm 2016, tốc độ này giảm đến 27,04% so với năm 2015 và năm 2018 có xu hướng dần phục hồi thể hiện qua tốc độ giảm với 19,55% nhưng vẫn giảm nhiều hơn 2,5 lần so giảm bình quân cả giai đoạn (7,8%).


3.4.2. Hiệu quả xã hội

3.4.2.1. Giải quyết việc làm và thu nhập bình quân của lao động trong ngành

Ngành chế biến thủy sản không những góp phần tạo việc làm trực tiếp cho lao động (LĐ) mà còn giải quyết việc làm gián tiếp. Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, ngành này đã tạo việc làm cho 1.367 LĐ bao gồm cả lao động phổ thông, kỹ thuật, chuyên môn và quản lý trực tiếp tham gia vào hoạt động tại các doanh nghiệp, cơ sở chế biến vào năm 2017 chiếm 0,03% tổng số LĐ làm việc tại các doanh nghiệp các ngành kinh tế. Thu nhập bình quân 5,7 triệu/ lao động/tháng, trong khi thu nhập bình quân trong doanh nghiệp 5,67 triệu/ LĐ/tháng và 5,41 triệu/ LĐ/tháng trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Đến năm năm 2018, ngành đã giải quyết 1.408 lao động, tăng 3,0% so với năm 2017 với thu thập bình quân của một LĐ 6,13 triệu đồng/ tháng, cao hơn năm 2017 khoảng 0,43 triệu đồng. Chính sách tiền lương trong khu vực doanh nghiệp đã từng bước được đổi mới theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của nhà nước, được cụ thể hóa thông qua Nghị định 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng tăng đối với người LĐ làm việc theo hợp đồng lao động thuộc vùng II, II và IV là một trong những nguyên nhân góp phần tăng thu nhập tổng thu nhập trung bình của người LĐ (đạt gần 5,53 triệu đồng/tháng) (theo Viện Công nhân và Công đoàn)

Bảng 3.8. Số lao động tham gia ngành CNTS Trà Vinh và thu nhập bình quân 01 tháng của người lao động

ĐVT: triệu đồng, người


Thu nhập LĐ ngành CBTS Trà Vinh

Số lao động làm việc ngành CBTS Trà

Vinh

Thu nhập bình quân của người LĐ trong

ngành CBTS

doanh nghiệp

Công nghiệp chế biến, chế

tạo

2014

69.412

1.611

3,59

3,55

3,34

2015

86.026

1.633

4,39

4,37

4,27

2016

81.499

1.419

4,79

4,77

4,56

2017

93.503

1.367

5,70

5,67

5,41

2018

103.574

1.408

6,13



(Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục thống kê tỉnh Trà Vinh, 2018)


Thu nhập bình quân của một LĐ trong chế biến thủy sản nói chung, doanh nghiệp chế biến thủy sản nói riêng qua các năm luôn cao hơn từ 2,0 đến 2,2 lần thu nhập bình quân đầu người của tỉnh. Lao động trong doanh nghiệp CNCBTS có thu nhập bình quân thấp nhất 53 triệu/ năm (2013) và tăng dần qua các năm, ước tính đạt 84 triệu đồng vào năm 2017. Trong khi đó, trong cùng kỳ thu nhập bình quân đầu người của tỉnh 24 triệu đồng/năm (2013), ước tính đạt 39 triệu đồng/năm (2017). Với mức thu nhập trên, lao động có khả năng tích luỹ, tái sản xuất sức lao động và an tâm gắn bó hơn đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành.

006

025

022

005

019

020

015

015

Thu nhập bình quân của người lao động ngành CBTS

004

009

010

008

003

005

Thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp

002

000

-005

Thu nhập bình quân của người lao động trong Công nghiệp chế biến, chế tạo

001

-009

-010

000

-015

2013 2014 2015 2016 2017

2018

Tốc độ tăng thu nhập bình quân của người lao động ngành CBTS

Thu nhập

bình

quân

Tốc độ tăng (%)

Ngành công nghiệp CBTS đã giải quyết việc làm cho 1.611 LĐ (2014), tương đương 0,26% lực lượng lao động của tỉnh và chiếm 3,1% tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp các ngành kinh tế. Năm 2015, có 1.633 LĐ và 1.419LĐ (2016), t trọng tính trong lực lượng lao động lần lượt là 0,27% và 0,23% [14]. Thu nhập bình quân của lao động trong chế biến thủy sản nói chung, doanh nghiệp chế biến thủy sản nói riêng qua các năm luôn cao hơn từ 1,2 đến 1,4 lần thu nhập của lao động trong doanh nghiệp chế biến, chế tạo. Lao động trong doanh nghiệp CNCBTS có thu nhập bình quân thấp nhất 44,36 triệu/ năm (2012) và tăng dần qua các năm, đạt 84,8 triệu vào năm 2017 (Bảng 3.8, Hình 3.21) .


Hình 3.21. Thu nhập bình quân 1 tháng của lao động (2013- 2017)

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Trà Vinh và Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh, 2018)


Thu nhập bình quân của hộ xung quanh, ven khu vực chế biến cũng được tăng thêm do buôn bán, cho thuê và các dịch vụ khác phục vụ công nhân từ các doanh nghiệp cơ sở chế biến. Kết quả khảo sát người dân cho thấy năm 2019 thu nhập tăng thêm bình quân mỗi hộ hơn 20 triệu đồng, góp phần cải thiện mức sống được tốt hơn.

3.4.2.2. Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của địa phương

Xuất khẩu thủy sản mỗi năm đã đóng góp một lượng ngoại tệ dao động trong khoảng (16-26)% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh. Bảng 3.9 thể hiện giá trị kim ngạch của ngành đóng góp từ năm 2013 đến năm 2018 lần lượt là 75,7- 83,7- 62,1- 38,1- 47,5- 55,4 và 60,7 triệu USD, chiếm 10,5% tổng kim ngạch năm 2015, t trọng này tăng dần đến năm 2018 chiếm 16,6% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Ngoài ra, các cơ sở chế biến còn đóng góp ngân sách địa phương thông qua các khoảng thuế như thuế môn bài, thuế đất, thuế thu nhập.

Bảng 3.9. Giá trị hàng thủy sản xuất khẩu tỉnh Trà Vinh (2014-2018)



2014

2015

2016

2017

2018

Tổng giá trị (triệu USD)

357,7

361,2

342,0

358,3

364,7

Hàng thủy sản (triệu USD)

62,1

38,1

47,5

55,4

60,7

Tỷ trọng %

17,4

10,5

13,9

15,5

16,6

(Nguồn: Hải quan Việt Nam (2019), Niên giám thống kê Trà Vinh (2016), Cục thống kê tỉnh Trà Vinh (2019))

Chỉ số phát triển của tổng giá trị xuất khẩu các nhóm hàng trên địa bàn tỉnh tăng nhẹ ở từ năm 2012 đến 2015 và giảm mạnh vào năm 2016 (còn 94,7%). Riêng chỉ số phát triển hàng thủy sản xuất khẩu tăng vọt vào năm 2016 (124,7%), so với năm 2016 thì năm 2017 chỉ số phát triển nhóm hàng này 116,7% và 109,5% vào năm 2018. Chỉ số phát triển hàng năm cũng cho thấy tốc độ phát triển của năm sau thấp hơn năm trước trong những năm gần đây nhưng vẫn cao hơn so với chỉ số phát triển kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh trong cùng kỳ (hình 3.22).


140

124.7

120

105.4

110.5

111.8

116.7

109.5

101

100

83.6

109.3

80

74.2

104.8

101.8

61.4

94.7

60

40

20

0

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Tổng giá trị

Hàng thủy sản

Hình 3.22. Chỉ số phát triển kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản tại Trà Vinh

(Nguồn: Hải quan Việt Nam (2019), Niên giám thống kê Trà Vinh (2016), Cục thống kê tỉnh Trà Vinh (2019)

3.4.3. Bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là một phần trong trách nhiệm của ngành CNCBTS nói chung và của doanh nghiệp, cơ sở chế biến nói riêng đối với cộng đồng. Theo Viện nghiên cứu Hải sản (2012), t lệ chất thải trong hoạt động chế biến thủy sản rất cao, t lệ khối lượng chất thải trên khối lượng thành phẩm đông lạnh thu được đối với mặt hàng tôm thịt là 0,75 lần, cá phi lê là 1,8 lần và nhuyễn thể hai mảnh vỏ là 8,0 lần. Kết quả khảo sát 400-402 doanh nghiệp chế biến thủy sản có quy mô công nghiệp ở Việt Nam [55], [69], [25] đã có 64 doanh nghiệp (15,92%) không có hệ thống xử lý chất thải. Bên cạnh đó, còn có một số cơ sở chế biến có hệ thống xử lý nhưng chưa hoàn thiện trong quy trình có đủ năm công đoạn quan trọng [55]; cả nước có 97,77% số cơ sở CBTS đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường; áp dụng QCVN 11:2008/BTBMT có 75,87%; gần 50% DN áp dụng các QCVN, TCVN về khí thải; áp dụng sản xuất sạch hơn có 52,24%. Hệ thống xử lý khí thải, số thiết bị sử dụng không có bộ phận xử lý khí thải nhiều hơn gấp 2,4 lần số thiết bị có bộ phận xử lý khí thải, trong số thiết bị có bộ phận xử lý khí thải hầu như không được thay thế, sửa chữa và bảo dưỡng [69].

Tại tỉnh Trà Vinh, kết quả khảo sát 46 cơ sở chế biến thủy sản có 73,91% cơ sở chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải công nghiệp bởi chi phí đầu tư hệ thống xử


lý chất thải cao sẽ làm nâng giá thành sản phẩm; 50,78% cơ sở CBTS đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường; 15,22% cơ sở áp dụng QCVN 11:2015/BTBMT; và 15,22% cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn (Bảng 3.10). Chất thải rắn từ hoạt động sản xuất chủ yếu là các bộ phận thừa loại bỏ của thủy hải sản như: đầu, vỏ tôm; mắt, nội tạng mực; vây, đầu, nội tạng cá,... Đây là các chất hữu cơ dễ phân hủy, gây mùi hôi thối. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy 100% cơ sở có chất thải rắn nằm trong ngưỡng cho về môi trường theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT.

Kế đến, chất thải lỏng chủ yếu là nước thải từ quá trình chế biến thủy sản, bên cạnh đó còn có nước thải sinh hoạt, nước rửa sàn, máy móc thiết bị, nước phát sinh từ hệ thống xử lý khí, mùi đều được các cơ sở sản xuất có những biện pháp hiệu quả để quản lý và xử lý tốt nguồn nước thải này trước khi thải ra môi trường bên ngoài vì thế chưa có cơ sở nào bị đánh giá có chất thải lỏng hay nguồn nước thải ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép về môi trường QCVN 11:2008/ BTNMT. Tương tự, tiếng ồn phát sinh chủ yếu ở khâu sơ chế, chế biến và đóng gói thủy hải sản nhưng chưa vượt ngưỡng theo quy định hiện hành. Khi thải ra môi trường từ quá trình phơi, sấy đối với sản phẩm khô cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân viên tại cơ sở, dân cư khu vực lân cận, để giảm thiểu tối đa mức tác động đến môi trường không khí, một số cơ sở đã đầu tư hệ thống sấy bằng máy sấy điện kết hợp làm mát tự động thay cho hình thức phơi nắng hoặc sử dụng lò sấy với nhiên liệu đốt.

Thêm vào đó, mùi hôi được xem là một nguồn ô nhiễm đặc trưng của các cơ sở chế biến thủy hải sản, nguyên nhân chính có thể xảy ra do phế phẩm chưa được thu gom kịp thời, việc tập trung phế phẩm trước khi chuyển ra khỏi nhà máy thường không được bảo quản tốt như nguyên liệu, hoặc các phế phẩm trong nhà xưởng không được thu gom hết sẽ cuốn theo nước thải chảy vào các hố ga bố trí dọc theo hệ thống thoát nước thải, sau đó lắng đọng lại, phân hủy gây mùi rất khó chịu, hoặc lạm dụng trong việc sử dụng Clorine cũng gây mùi đáng kể. Tuy nhiên đến thời điểm khảo sát chưa có cơ sở nào bị đánh giá vượt ngưỡng môi trường bởi cơ quan chức năng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023