Hệ thống thông tin - 44

Giai đoạn 1: Xuất phát từ phân tích hiện trạng, từ điển dữ liệu đã được xây dựng, đồ hình luân chuyển thông tin xây dựng ma trận các phụ thuộc hàm, cây phụ thuộc hàm.

Giai đoaïn 2: Xây dựng MHDL.

Chúng ta hãy mô tả cách xây dựng này.

Giai đoạn 1: xây dựng ma trận các phụ thuộc hàm, đồ thị các phụ thuộc hàm

Như chúng ta đã thấy PTH là một khái niệm cơ bản

của việc PT cấu trúc dữ liệu.

Nghiên cứu PTH là bước đầu tiên của việc tiếp cận xây dựng MHDL, một thể hiện hình thức của cấu trúc dữ liệu.

Nghiên cứu PTH có thể tiến hành nhiều cách. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu hai cách hữu hiệu: xây dựng ma trận các PTH và cây các PTH.

Ma trận các PTH cho phép nghiên cứu toàn bộ các PTH. Cây PTH cho ta biểu diễn sự liên hệ về mặt không gian các cấu trúc dữ liệu. Do đó, hai công cụ này bổ sung cho nhau.

Ma trận các PTH

Xây dựng một ma trận theo qui tắc sau:

Tất cả các dữ liệu sơ cấp thuộc từ điển dữ liệu đặt vào các dòng. Đó chính là đích của các PTH.

Các dữ liệu này lại được đặt vào các cột. Đó chính

là nguồn của các PTH.

Tiến hành khảo sát sự PTH theo từng cột. Đối với một cột, tương ứng với một DL nguồn của các PTH, hãy khảo sát tất cả các hàng: từ hàng đầu tiên tới hàng cuối cùng. Mỗi lần đến một hàng chúng ta sẽ nêu câu hỏi: dữ liệu ở hàng này có phải là đích của PTH mà nguồn là dữ liệu thuộc cột đang xét.

Nếu tồn tại sự PTH chúng ta đặt số "1" vào ô vuông giao nhau giữa cột và hàng, nếu không chúng ta sẽ đặt vào ô này số "0".

Nguoàn

1

2

3

4

5

1.A

1



1


2.B

1

1




3.C



1



4.D



1

1


5.E





1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 575 trang tài liệu này.

Hệ thống thông tin - 44

Ñích

Tiến hành theo qui trình mô tả trên:

Xét cột 1: lần lượt khảo sát các hàng từ 1 đến 5: Hàng 1: rõ ràng A--->A (dữ liệu bao giờ cũng phụ thuộc vào chính nó ), đặt "1" vào ô (1,1).

Hàng 2: giả sử có sự phụ thuộc A--->B, đặt "1" vào ô

(2,1).

Lần lượt xét các hàng 3,4,5 chúng ta không phát hiện sự phụ thuộc hàm khác. Chúng ta đặt không (0) vào các ô tương ứng.

Xét lần lượt các cột 2,3,4,5 tương tự như trên. Chúng ta đặt "1" vào các ô (2,2),(3,3), (4,3), (4,4), (5,5). Các ô còn lại đặt "0", để tránh những ô trống.

Chúng ta được ma trận các PTH giữa các dữ liệu A, B, C,

D, E



1

0

0

1

0


1

1

0

0

0


0

0

1

0

0


0

0

1

1

0


0

0

0

0

1

5 x 5

Ma trận này được gọi là ma trận PTH đầy đủ gồm n hàng

n cột vì được xây dựng từ n dữ liệu.

Theo cách xây dựng trên thì số 1 trên đường chéo của

ma trận thể hiện tính phản xạ của PTH.

Các dữ liệu khóa (nhận dạng) là dữ liệu tương ứng với các cột có lượng số 1 >= 2. Rõ ràng ở đây có số 1 tương ứng với tính phản xạ của PTH, các số 1 khác chứng tỏ sự hiện diện các PTH mà nguồn là dữ liệu tương ứng với cột, đích là các dữ liệu tương ứng với hàng. Qua ma trận này chúng ta xác định được các dữ liệu khóa: A, C và D.

Sau khi đã xác định được ma trận PTH đầy đủ. Chúng ta có thể đơn giản nó như sau: loại các cột trong ma trận chỉ có một số "1" khỏi ma trận PTH đầy đủ, ta được:

0

1


1

0

0


0

1

0


0

1

1


0

0

0

5 x 3

1


Ma trận này không vuông, là một ma trận chữ nhật. Hãy biểu diễn trở về dạng ban đầu.

Nguoàn

1

3

4

1.A

1


1

2.B

1



3.C


1


4.D


1

1

5.E




Ngày đăng: 06/10/2024