Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản cần được triển khai cụ thể thông qua quy hoạch không gian đồng bộ với hệ thống hạ tầng với khả năng dự báo có độ chính xác cao tránh chủ quan, máy móc. Đi kèm với quy hoạch là nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách nhằm thực hiện được mục tiêu của quy hoạch; tăng cường phân cấp quản lý và làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp quản lý. Đổi mới công tác quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh, cần hướng vào mục tiêu xây dựng công nghiệp chế biến các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thành vùng có sức cạnh tranh cao so với các yếu tố sau:
- Quy hoạch các vùng sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản tập trung; có kế hoạch bố trí lồng ghép các dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng qui hoạch (giao thông, điện,…); tuyên truyền, hướng dẫn nông dân tôn trọng các phương án quy hoạch, đồng thời có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến đồng bộ gắn với phát triển vùng nguyên liệu.
- Chỉ chấp thuận các dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, khi có căn cứ khoa học đảm bảo được nguyên liệu cho nhà máy hoạt động.
- Tuyên truyền, vận động và có chế tài để đảm bảo việc nông dân thực hiện hợp đồng sản xuất nguyên liệu khi đã ký kết với cơ sở chế biến, tránh tình trạng nông dân bán nguyên liệu ra ngoài khi được giá cao và ỷ lại cho người ký hợp đồng mua nguyên liệu khi giá xuống thấp, không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản và còn ảnh hưởng hiệu quả sản xuất lâu dài của chính người nông dân.
Khuyến khích doanh nghiệp các thành phần kinh tế xây dựng các cơ sở chế biến vừa và nhỏ ở các địa phương để thu gom, sơ chế, làm vệ tinh cho các nhà máy chế biến nông, lâm sản trong vùng. Hình thành các khu công nghệ cao với quy mô vừa, làm dịch vụ sản xuất cung ứng giống và chế biến nông, lâm sản. Phát triển ngành nghề nông thôn, tăng cường đầu tư cho các làng nghề truyền thống để giải quyết công ăn việc làm, tăng tỷ trọng sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, tăng thêm thu nhập cho người lao động.
Như vậy, để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản - xã hội các tỉnh theo hướng kiến tạo lợi thế cạnh tranh của mỗi tỉnh, chú trọng đến xác định đầy đủ các yếu tố về phát triển dịch vụ và hệ thống tài chính, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quan tâm đến hạ tầng thông tin, viễn thông, công nghệ thông tin, internet; chiến lược về phát triển nguồn nhân lực; các yếu tố về quản lý doanh nghiệp và xây dựng môi trường kinh doanh; cải cách hành chính và nâng cao vai trò của các yếu tố sáng tạo kinh tế đối với từng doanh nghiệp, cũng như một môi trường sáng tạo thực sự.
Khi xác định phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản cần tránh chủ quan đặt trọng tâm của phương án vào các nhóm ngành đang có sức phát triển mà cần có định hướng vào các nhóm ngành mới để phát huy lợi thế về nguồn nhân lực, tăng cường ảnh hưởng đến các nỗ lực sáng tạo kinh tế trên địa bàn toàn tỉnh: đánh giá đầy đủ đến các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan ở tất cả các khâu phát triển kỹ thuật, sản xuất, tiếp thị hoặc dịch vụ.
Khu công nghiệp được tạo thành khi các lợi thế cạnh tranh kéo theo sự gia tăng, sự bố trí lại, sự phát triển các ngành công nghiệp tương tự vào trong một vùng. Đến lượt mình, các khu công nghiệp sẽ gia tăng khả năng cạnh tranh bằng việc tăng năng suất, khuyến khích các công ty mới cải tiến, thậm chí giữa các đối thủ cạnh tranh, tạo ra cơ hội cho các hoạt động kinh doanh. Điều này hàm ý rằng để tạo nên lợi thế so sánh của vùng, phát triển khu công nghiệp như là động lực của sự phát triển kinh tế vùng, tuy nhiên không nhất thiết phải là vùng mà có thể là sự kết hợp giữa các vùng để đạt được hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm!
- Đầu Tư Phát Triển Công Nghiệp Chế Biến Nông, Lâm Sản Nhằm Tạo Nên Sản Phẩm Hàng Hoá Có Giá Trị Gia Tăng Cao
- Phát Triển Ngành Công Nghiệp Chế Biến Nông, Lâm Sản Các Tỉnh Vùng Bắc Trung Bộ Trên Cơ Sở Ứng Dụng Các Tiến Bộ Kỹ Thuật, Kết Hợp Với Nhập
- Phát Triển Công Nghiệp Chế Biến Nông Lâm Sản Gắn Với Vùng Nguyên Liệu
- Hoàn Thiện Hệ Thống Lưu Thông Sản Phẩm Của Công Nghiệp Chế Biến Nông, Lâm Sản
- Phát Triển Hệ Thống Kết Cấu Hạ Tầng Thương Mại, Đặc Biệt Là Ở Nông Thôn, Vùng Sâu, Vùng Xa
- Từng Bước Phát Triển Hình Thức Thương Mại Điện Tử Trong Giao Dịch Sản Phẩm Của Công Nghiệp Chế Biến Nông, Lâm Sản
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
3.3.1.2. Huy động và điều chỉnh cơ cấu đầu tư nhằm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ
Hiện nay, giữa các tỉnh trong vùng đang có xu hướng cạnh tranh gay gắt, ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào tỉnh. Xu hướng này được coi như sự đột phá, thể hiện năng động, làm cho Trung ương thấy rõ hơn sự tất yếu và tính bức xúc trong phân cấp quản lý cho chính quyền cấp tỉnh. Nhưng mặt khác đã cho thấy những tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư của cả vùng, có thể sẽ gây
sai lệch định hướng đầu tư của Nhà nước. Trong điều kiện đó, các tỉnh vùng Bắc Trung bộ không nên chạy đua với cuộc cạnh tranh chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư mà phải tạo ra môi trường có khả năng tạo" lực hấp dẫn" vốn đầu tư mà không phải là quá trình " lôi kéo" để thu hút vốn đầu tư. Để thực hiện được điều đó các tỉnh trong vùng phải thực hiện các biện pháp sau:
- Tạo môi trường lành mạnh, an toàn, minh bạch cho hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh: Biện pháp này có ý nghĩa quyết định đến thành công của giải pháp huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm phát huy có hiệu quả lợi thế so sánh của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Môi trường thuận lợi cho đầu tư sản xuất kinh doanh phải được đáp ứng trên cả hai mặt: hệ thống hành chính Nhà nước hoạt động có hiệu quả và mức độ phát triển của hệ thống thị trường. Muốn vậy, hoạt động của các cơ quan Nhà nước thuộc các tỉnh cần nhanh chóng khắc phục các nhược điểm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh, cần hướng tới đạt được 4 yêu cầu: hiệu lực, hiệu quả, minh bạch và sự chịu trách nhiệm. Môi trường đầu tư lành mạnh, an toàn nhằm vào: hạn chế các rào cản đầu tư của doanh nghiệp, làm cho sự tham gia hoặc rút khỏi công cuộc đầu tư của doanh nghiệp đều thuận lợi; giảm bớt các rủi ro trong đầu tư của doanh nghiệp, tạo thuận lợi trong suốt quá trình vận hành kết quả đầu tư.
Những lĩnh vực cần tiến hành ngay cải cách hành chính để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, an toàn là: thuê đất, hình thành một quy trình đơn giản để doanh nghiệp tiến hành các bước thực hiện dự án đầu tư...
- Tăng cường sự hỗ trợ của môi trường đầu tư, kinh doanh với doanh nghiệp: để thực hiện được biện pháp này thu hút, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng và định chế tài chính trung giam hoạt động trên địa bàn các tỉnh. ở một mức độ nào đó, cần tạo ra được môi trường cạnh tranh trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào, trong đó quan trọng là vốn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tạo ra những tác động đồng hướng của môi trường đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua: xây dựng cơ sở phúc lợi xã hội cho người lao động ở khu công nghiệp và nơi có mật độ doanh nghiệp cao; khả năng tiếp cận thị trường công nghệ cao, đất đai,
bất động sản, lao động, ứng dụng quá trình nghiên cứu và triển khai, nhất là tại các khu công nghiệp. Sự giao thoa giữa môi trường đầu tư, kinh doanh và môi trường phát triển xã hội có tác động tăng cường năng lực cạnh tranh của tỉnh trong lâu dài và trực tiếp đóng góp vào quá trình phát triển bền vững.
- Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế: thu hút nhiều lao động, tăng cơ hội việc làm với chi phí thấp, tăng thu nhập dân cư, góp phần giảm khoảng cách giầu nghèo; thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân vào sản xuất kinh doanh; là bước khởi đầu cho quá trình trưởng thành của doanh nhân; làm cho nền kinh tế trở nên năng động hơn. Đối với các tỉnh vùng Bắc Trung bộ, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là biện pháp tác động trực tiếp vào quá trình phát huy lợi thế so sánh, do những lợi thế so sánh truyền thống của khu vực kinh tế làng nghề, phát huy nỗ lực sáng tạo kinh tế của dân chúng ở vùng đất sớm có truyền thống kinh doanh, phù hợp với điều kiện đất đai có hạn...
Đồng thời để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp dân doanh, làng nghề cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân, cấp giấy chứng nhận về nghệ nhân, thợ giỏi; hỗ trợ cho ra đời các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp.
- Huy động vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài: nhu cầu vốn đã xác định cho phát triển kinh tế các tỉnh vùng Bắc Trung bộ cho đến 2020 là rất lớn, cần tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài để tạo ra môi trường để nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng. Các địa phương cần áp dụng các biện pháp tích cực thu hút vốn đầu tư, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư phù hợp, chuẩn bị quỹ đất để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư. Tiếp tục tập trung vốn đầu tư cho ngành công nghiệp theo định hướng phát triển đã xác định; chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng, đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực.
3.3.1.3. Phát huy lợi thế so sánh của mỗi tỉnh, tạo nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản phù hợp với yêu cầu của thị trường
Nguyên liệu là đầu vào của quá trình sản xuất. Thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, sản xuất không thể phát triển bền vững. Ngoài ra, cần phải nhấn mạnh một điểm là, ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản là ngành được định hướng phát triển là hướng mạnh về xuất khẩu, mà trong đó khả năng xuất khẩu thường bị chi phối rất mạnh bởi nguyên tắc xuất xứ.
Thời gian vừa qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau như do hạn chế về kỹ thuật, về vốn,... nhưng chủ yếu là do tổ chức sản xuất kém hiệu quả, nên việc phát triển sản xuất nguyên liệu còn nhiều hạn chế. Những năm gần đây, công tác này có được quan tâm hơn, và mặc dù đã tốn nhiều công sức, nguồn lực, nhưng chúng ta vẫn thiếu một chiến lược phát triển toàn diện, đồng bộ giữa các tỉnh trong vùng. Với quan điểm này, các tỉnh trong vùng cần điều chỉnh qui hoạch một số các mặt hàng chính theo các hướng như:
- Điều chỉnh giảm diện tích, tăng cường thâm canh tăng năng suất và chất lượng đối với mặt hàng tuy có lợi thế cạnh tranh nhưng nhu cầu thị trường đã bão hòa.
- Giữ nguyên diện tích hiện có hoặc phát triển ở mức vừa phải, theo sát nhu cầu của thị trường đối với các mặt hàng do nhu cầu của thị trường tăng chậm, chủ yếu phát triển thêm những giống mới cao sản và có chất lượng.
- Đẩy mạnh phát triển sản xuất các mặt hàng do nhu cầu thị trường tăng (kể cả nhu cầu thị trường trong nước) và có sức cạnh tranh khá.
- Xây dựng các vùng nguyên liệu đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững để có đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm vào các nước phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu, góp phần bảo vệ môi trường, như có lộ trình, kế hoạch đầu tư phát triển vùng nguyên liệu từ rừng tự nhiên đủ tiêu chuẩn kinh doanh rừng bền vững.
Để phù hợp và theo kịp với tiến trình hội nhập, các tỉnh cần cẩn trọng các yếu tố tác động từ diễn biến thị trường như sản lượng, chất lượng; qui hoạch phải hướng đến nông dân và doanh nghiệp; đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài; tiến hành đồng bộ và gắn liền với các chính sách đầu tư; xác định lợi thế của từng
địa phương trong quá trình qui hoạch; kết hợp áp dụng khoa học công nghệ với chuyển giao tiến bộ khoa học.
Điều quan trọng hơn là các tỉnh cần phải có chính sách và giải pháp để hướng nông dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo qui hoạch, hạn chế được tính tự phát trong quá trình này, ví dụ chính sách về vốn đầu tư, giống cây trồng, công tác khuyến nông v.v... Đặc biệt việc xác định tiêu chí đo lường hiệu quả sản xuất nông nghiệp, chuyển từ chỉ tiêu về năng suất và sản lượng sang chỉ tiêu về thu nhập trên một đơn vị diện tích, một lao động nông nghiệp, có vai trò rất quan trọng, giúp các cấp chính quyền địa phương và cơ sở, các chủ doanh nghiệp, các trang trại và các hộ nông dân lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và có khả năng đạt hiệu quả kinh tế cao. Đó còn là cơ sở để khắc phục xu hướng phổ biến hiện nay ở nhiều huyện, xã, thôn và đa số bà con nông dân là sản xuất tự cấp tự túc, tự phát chạy theo năng suất cao, sản lượng nhiều bằng mọi giá nhưng lại không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản đó trên thị trường. Cần phải khẳng định các chỉ tiêu chất lượng, hiệu quả và thu nhập của hộ sản xuất, của lao động nông nghiệp trên 1 đơn vị diện tích là thước đo kết quả sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản xuất hiện nay.
Đối với một số sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản có tỷ trọng xuất khẩu cao cần phải có chiến lược chuyển đổi cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới.
Để đối phó kịp thời với những biến động của thị trường sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản, cần phải đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành sản xuất nông nghiệp một cách đồng bộ: chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu sản phẩm của từng loại cây trồng để các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh có qui mô hàng hóa phù hợp với sự biến động của quan hệ cung cầu trên thị trường. Để làm được điều này, cần có sự nỗ lực của các cơ quan quản lý cả ở tầm vi mô và vĩ mô, nỗ lực nghiên cứu của các ngành các cấp, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp và của cả người sản xuất,
trong đó độ tin cậy của các dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các cơ quan, nghiên cứu, quản lý về biến động trên thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hướng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu này.
3.3.1.4. Phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản theo công nghệ cao
Ứng dụng mô hình sản xuất công nghệ cao được xem là bước ngoặt quan trọng để sản phẩm của công nghiệp chế biến nông, lâm sản Việt Nam tiếp cận nhanh với thị trường trong xu thế mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới.
Khu công nghệ cao đóng vai trò như một khu công nghiệp của nông nghiệp, được tổ chức quản lý hiện đại, đảm bảo môi trường và sản xuất ra loại sản phẩm sạch bệnh, an toàn. Đây chính là nơi đưa những thành tựu trong nghiên cứu nông nghiệp vào sản xuất thử, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao trước khi đưa ra sản xuất đại trà trong dân. Ví dụ khi trồng cây ăn trái, khu nông nghiệp công nghệ cao sẽ ứng dụng công nghệ cấy mô để tạo ra những cây sạch bệnh, nhất là cây có múi, mà nhân dòng vô tính không làm được. Có thể nói khu nông nghiệp công nghệ cao chính là địa điểm tự tổ chức ứng dụng, sản xuất, thử nghiệm, kinh doanh, chuyển giao công nghệ, trình diễn sản phẩm mới, kể cả phương thức sản xuất mới, huấn luyện người dân nhằm cung cấp thông tin, kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng cho nông dân, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi sản phẩm sản xuất ra bị cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh đó khu nông nghiệp công nghệ cao còn có thể là địa điểm tham quan, du lịch, nghiên cứu và giải trí khá lý tưởng.
Để thực hiện được các mô hình công nghệ cao, cần xây dựng được một đội ngũ lao động có trình độ thâm canh cao, có nhận thức tốt về thị trường sản phẩm của công nghiệp chế biến nông, lâm sản và đặc biệt là phải biết liên doanh liên kết trong sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, cũng cần có một số chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp, hộ nông dân ứng dụng mô hình nông nghiệp công nghệ cao như: các chế độ ưu đãi về cơ sở hạ tầng, thuế, giá thuê đất, vốn vay và lãi suất ưu đãi v…v ..
Công nghệ cao đang và sẽ là lộ trình tất yếu của phát triển sản xuất công nghiệp chế biến. Ngành công nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên và sự cần cù sẽ được thay thế bởi một nền sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường, khoa học kỹ thuật phải là động lực phát triển, ứng dụng hiệu quả các công nghệ cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy phát triển công nghiệp chế biến theo hướng công nghệ cao được xem là giải pháp sống còn của ngành công nghiệp chế biến trong tiến trình mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới.
3.3.1.5. Phát triển các loại hình dịch vụ khoa học, kỹ thuật, công nghệ và nhân lực, nhằm phát huy và tạo lập các lợi thế cạnh tranh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản
Các tỉnh cần tăng cường thu hút chuyển giao, ứng dụng, chuyển giao công nghệ từ các trung tâm nghiên cứu lớn của đất nước, các tỉnh trong vùng trên cơ sở đó, tạo ra năng lực nội sinh của tỉnh mình. Chuẩn bị và thu hút đầu tư xây dựng những trung tâm nghiên cứu, triển khai (R&D) trên địa bàn. Triển khai và mở rộng quy mô, nâng cấp, đầu tư chiều sâu khu công nghệ thông tin; phát triển hạ tầng viễn thông, internet. Đảm bảo cơ cấu công nghệ hợp lý, bao gồm công nghệ truyền thống, công nghệ thích hợp và công nghệ cao.
Tăng cường đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát huy lợi thế so sánh trong các ngành và các dịch vụ có hàm lượng chất xám cao. Chỉ có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới làm thay đổi sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các tỉnh với mô hình nông nghiệp sạch, sinh thái, bền vững.
Cần có cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp quan tâm đến đầu tư đổi mới công nghệ thông qua chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và hỗ trợ ra đời sản phẩm mới; khuyến khích, kiểm tra việc sử dụng nhãn mác sản phẩm minh bạch ở khu vực làng nghề, doanh nghiệp ngoài quốc doanh để nâng cao uy tín, tạo ra hình ảnh sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh.