Phát Triển Ngành Công Nghiệp Chế Biến Nông, Lâm Sản Các Tỉnh Vùng Bắc Trung Bộ Trên Cơ Sở Ứng Dụng Các Tiến Bộ Kỹ Thuật, Kết Hợp Với Nhập


phương diện kinh tế, môi trường và xã hội. Về phương diện kinh tế, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ bền vững phải tạo ra sự gia tăng liên tục khối lượng hàng hoá, nhưng tránh được sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến ngành sản xuất chủ yếu. Về phương tiện môi trường, cần duy trì một nền tảng nguồn lực ổn định đầu tư cho môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, khắc phục ngay các khu vực suy thoái về môi trường; quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đảm bảo những yêu cầu về môi trường. Về mặt xã hội, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ vững phải tăng cơ hội việc làm, khả năng sáng tạo nghề nghiệp và đảm bảo phân phối công bằng. Xét về tổng thể việc phát huy lợi thế so sánh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thực hiện mô hình phát triển rút ngắn, đẩy mạnh công nghiệp hoá, đô thị hoá hướng tới hiện đại hoá, trong quá trình phát triển của từng giai đoạn chú trọng tới các yêu cầu phát triển bền vững với nội dung đã đề cập ở trên.

3.2.1.5. Phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, kết hợp với nhập khẩu công nghệ cao

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quan điểm, định hướng và giải pháp xuyên suốt trong đường lối phát triển, nhằm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Đối với nước ta, quá trình phát triển cho thấy, không thể tách rời công nghiệp hoá với hiện đại hoá trong điều kiện khoa học, công nghệ đang phát triển với tốc độ cao. Đồng thời, nếu chỉ nói hiện đại hoá thì vẫn chưa đủ để phản ánh hết quá trình phát triển đa dạng ở nước ta dựa trên sự kết hợp các phương thức sử dụng và thế hệ công nghệ, trình độ kỹ thuật khác nhau. Tuy nhiên, với vai trò, vị trí quan trọng, đặc thù của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ trong xu thế phát triển mới thì không chỉ nhấn mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà phải chỉ rõ hiện đại hoá là mục đích của chiến lược công nghiệp hóa với sự phát triển tăng tốc, rút ngắn, bền vững, có nghĩa là làm sao để hướng tới mục tiêu hiện đại hoá một cách nhanh nhất và hơn thế nữa, hiện đại hoá một cách bền vững, “hiện đại hoá dẫn đến làm thay đổi nội


dung và lôgic của tiến trình phát triển” nhằm đổi mới quy trình sản xuất, thiết bị theo hướng tiên tiến, hiện đại; tăng cường các loại hình chế biến sâu, đa dạng hoá sản phẩm để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản, thực phẩm chế biến. Phát huy lợi thế so sánh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cũng phải đặt trên quan điểm này.

3.2.1.6. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cần khắc phục bất lợi thế và tạo ra lợi thế so sánh mới

Như hai mặt bắt buộc song song tồn tại, nơi nào có lợi thế so sánh thì cũng đi kèm với bất lợi thế so sánh nào đó khác, thậm chí qua thời gian thì lợi thế so sánh cũng có thể chuyển hoá thành bất lợi thế so sánh. Việt Nam đang có những lợi thế tạm thời so với quốc gia khác nhờ giá nhân công thấp. Tuy nhiên, trong thời gian tới, sự gia tăng tiền lương sẽ làm cho lợi thế này sẽ mất dần. Sự tăng trưởng của Việt Nam trở nên thiếu bền vững về mặt dài hạn nếu các chính sách hiện hành không được đổi mới một cách tích cực, mặc dù các chính sách đó vẫn có thể mang lại tốc độ tăng trưởng cao trong một vài năm tới. Đó là lý do tại sao Việt Nam vẫn chỉ được xếp hạng thấp về năng lực cạnh tranh mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao.

Đối với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, những yếu tố trên cũng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Chẳng hạn, chi phí đất đai, mặt bằng sản xuất là ví dụ điển hình. Do phát huy yếu tố vị trí thuận lợi, trong thời gian qua thu hút vốn đầu tư trong nước từ bên ngoài vào một số tỉnh khá mạnh mẽ. Cùng với những sửa đổi, bổ sung về chính sách đất đai, cũng như do chưa hình thành được thị trường bất động sản đầy đủ, chi phí về đất đai đã tăng lên nhanh chóng, bồi thường, giải phóng mặt bằng khó khăn đã ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư sản xuất, song xu hướng đầu tư bất động sản lại tăng mạnh, có thể chứa đựng điều bất ổn trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Lợi thế so sánh được biến đổi theo thời gian, do vậy việc phát huy lợi thế so sánh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cũng đồng thời phải có tác động đến hình thành, tạo lập, phát huy lợi thế so sánh mới trong thời gian tới. Thực hiện được điều này mới duy trì được tốc độ tăng


Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 20

trưởng cao trong thời gian dài theo mô hình phát triển rút ngắn và đảm bảo phát triển bền vững. Nếu không khai thác hiệu quả kinh tế tụ hội đô thị và phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ có hàm lượng chất xám cao thì lợi thế so sánh trên địa bàn các tỉnh trong thời gian tới có thể mất đi.

Nằm trong khu vực năng động về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cần chú trọng khai thác lợi thế so sánh động thông qua phát huy yếu tố con người, thu hút và sử dụng nhân tài, nhanh nhạy trong chính sách để tận dụng được những cơ hội, lợi thế mới.

Kinh nghiệm quốc tế cũng chỉ ra rằng, những bất lợi từ lựa chọn các yếu tố đầu vào đôi khi lại có thể góp phần tạo nên sức mạnh cạnh tranh. Sự phong phú về các yếu tố đầu vào thường gây ra sử dụng lãng phí, trong khi đó sự thiếu hụt về một mặt nào đó có thể thúc đẩy đổi mới với điều kiện là có sự bổ sung từ các hoàn cảnh thuận lợi khác. Ví dụ, ở I-ta-li-a, công nghiệp chế tạo thép đang phải đương đầu với chi phí vốn và năng lượng cao, đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nguyên liệu địa phương. Để vượt qua bất lợi này, các công ty sản xuất thép ở vùng Brescia đã đi đầu trong áp dụng lò luyện thép mi-ni mới, tiêu thụ ít năng lượng, sử dụng nguyên liệu là kim loại phế thải và có thể đặt gần nơi tập trung nguồn nguyên liệu phế thải, từ đó trở thành các hãng có khả năng cạnh tranh cao. Đây là quan điểm động của lợi thế và bất lợi thế so sánh được ứng dụng trong thực tiễn.

3.2.1.7. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cần thể hiện quan điểm về hiệu quả

Phát huy lợi thế so sánh nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng và đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cần được dựa trên tiêu chuẩn xuyên suốt là hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội trong những trường hợp cụ thể. Nếu không chú trọng mặt xã hội, chỉ đơn thuần chạy theo lợi ích kinh tế sẽ không đảm bảo tính bền vững trong phát triển và đến một lúc nào đó, tăng trưởng kinh tế sẽ đình đốn. Nhưng nếu quá chú trọng đến yếu tố xã hội, không xác định ranh giới về hiệu quả kinh tế sẽ khó đem lại tốc độ tăng trưởng cao.


Về bản chất, lợi thế so sánh chỉ được duy trì và phát huy dựa trên cơ sở những tiêu chuẩn hiệu quả, kể cả tầm vĩ mô cũng như trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Ở tầm vĩ mô phải duy trì và nâng cao yếu tố tổng năng suất nhân tố trong đóng góp vào tăng trưởng và chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, tín hiệu về lợi thế so sánh phải được chuyển thành tín hiệu về hiệu quả trong đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, chứ không chỉ do cơ quan nhà nước xác định. Cần tạo lập cơ chế, chính sách huy động sức mạnh của mọi thành phần kinh tế để khai thác lợi thế so sánh, trên cơ sở môi trường đầu tư lành mạnh, an toàn, hấp dẫn, có tính cạnh tranh.

3.2.2. Định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ

Với những lý luận cơ bản về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ, định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ được xây dựng trên các căn cứ sau:

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ; chiến lược xuất nhập khẩu; chiến lược phát triển thuộc các lĩnh vực xã hội như: giáo dục, y tế, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo; quy hoạch tổng thể phát triển vùng Bắc Trung Bộ, và trực tiếp là Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế đến năm 2020.

- Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001 - 2005 với những đánh giá cụ thể về ưu điểm, khuyết điểm và rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm là điểm xuất phát quan trọng để định hướng phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ trong giai đoạn tới.


- Căn cứ vào định hướng và dự báo thị trường với sự đánh giá về khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên cơ sở nghiên cứu, khuyến nghị, hướng dẫn của các cơ quan, bộ, ngành, Trung ương; khả năng khai thác nguồn vốn đầu tư của các tỉnh.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, những biến động của thị trường trong nước cũng như quốc tế, với vị trí địa lý thuận lợi của các tỉnh trong vùng.

Với những căn cứ và tiền đề đó, định hướng phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thời gian tới trên các mặt sau:

3.2.2.1. Phát triển các nhóm ngành


- Ngành chế biến lương thực: Để phát huy lợi thế của vùng nhằm đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và tăng giá trị xuất khẩu, ngành chế biến lương thực cần tập trung vào các vấn đề sau:

Đầu tư phát triển các cụm chế biến xay xát gạo chất lượng cao, gạo xuất khẩu theo công nghệ liên hoàn, từ khâu sấy khô, bảo quản đến xay xát chế biến nhằm tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có sức cạnh tranh và giá trị cao, phân bố ở các tỉnh thành như: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, đồng thời phát triển hệ thống sấy bảo quản ở các kho vệ tinh trong vùng. Đến năm 2010, các trung tâm chế biến phải tăng thêm công suất khoảng 8 triệu tấn gạo/năm; để vừa đảm bảo tiêu thụ lúa hàng hoá trong dân, vừa nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để tăng hiệu quả xuất khẩu.

Kết hợp với các ngành nông nghiệp trong việc sử dụng giống để đầu tư qui hoạch vùng lúa có chất lượng cao ở những khu vực có lợi thế tự nhiên. Các địa phương qui hoạch trồng lúa xuất khẩu cần triển khai các giống lúa chất lượng cao nhằm tạo vùng nguyên liệu ổn định cho ngành chế biến lương thực.

Kết hợp với ngành thương mại trong việc hình thành các chợ đầu mối lúa gạo tạo điều kiện giao lưu hàng hoá giữa nông dân với các trung tâm chế biến. Mỗi tỉnh cần có ít nhất 01 chợ đầu mối để đẩy mạnh lưu thông lúa gạo hàng hoá của nông dân.


Tiếp tục nghiên cứu phát triển các công nghệ chế biến lương thực, chế biến hoa màu nhằm đa dạng hoá cơ cấu lương thực, thực phẩm chế biến, chú trọng phát triển các sản phẩm chế biến ăn liền. Cần kết hợp với ngành nông nghiệp để quy hoạch vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

- Ngành cà phê: Tăng cường đầu tư, ứng dụng công nghệ chế biến ướt cho cả hai loại cà phê chè và cà phê vối. Những nơi nguyên liệu phân tán hoặc chưa có điều kiện xây dựng xưởng chế biến thì trang bị các loại máy xát, công suất từ 0,3-1 tấn/giờ. Đầu tư xây dựng 01 dây chuyền chế biến cà phê hoà tan, có quy mô công suất 1000-2000 tấn/năm.

- Ngành chè: Ứng dụng công nghệ CTC, OTD trong chế biến chè đen và lựa chọn công nghệ của Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc kết hợp với công nghệ truyền thống của Việt Nam để chế biến chè xanh. Công suất đầu tư phải căn cứ vào quy mô vùng nguyên liệu, điều kiện ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ nên chọn quy mô vừa và nhỏ. Cụ thể là đối với chè xanh, 2-6tấn búp tươi/ngày, chè đen 12-24 tấn búp tươi/ngày. Những nơi có nguyên liệu phân tán, vùng xa, vùng cao hoặc chưa có điều kiện xây dựng nhà máy thì nên trang bị các thiết vị vò, sao công suất 40-45kg búp tươi/ngày; có thể sử dụng động cơ điện, động cơ nổ hoặc quay tay. Chú trọng chế biến chè đặc sản, chè thực phẩm và xây dựng các trung tâm tinh chế, đấu trộn để ổn định và nâng cao chất lượng chè xuất khẩu.

- Ngành chế biến đường: Cần tiếp tục phát triển ngành chế biến mía đường trongg vùng, tập trung ở các tỉnh có thế mạnh về nguồn nguyên liệu, vừa khai thác năng lực sẵn có của các doanh nghiệp trong vùng, vừa nghiên cứu các dự án đầu tư mới với công nghệ tiên tiến để nâng cao khả năng sản xuất đường của vùng trong thời gian tới.

Do nhiều yếu tố tác động nên việc trồng mía có tính thời vụ rất cao, việc tranh mua nguyên liệu diễn ra gay gắt giữa các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài vùng dẫn đến hoạt động của các nhà máy chế biến trung bình chỉ khoảng 6 - 7 tháng trong năm. Cần phối hợp với ngành nông nghiệp để có giải pháp hỗ trợ (giống, chuyển giao kỹ thuật,...), vận động người dân bố trí trồng mía phù


hợp để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhà máy đường phát huy hết công suất hiện có.

Tập trung đầu tư chiều sâu hiện đại hoá để nâng cao chất lượng sản phẩm của các nhà máy hiện có phù hợp với thị trường và vùng nguyên liệu. Việc đầu tư chiều sâu ở các công ty, doanh nghiệp phải đạt được yêu cầu về công nghệ tiên tiến, giá thành hạ, tạo ra sản phẩm xuất khẩu có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Nghiên cứu khai thác tổng hợp nguồn nguyên liệu từ mía để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị theo hướng liên doanh, liên kết giữa các đơn vị trong vùng hoặc hình thành các trung tâm chế biến với công nghệ liên hoàn ở các vùng nguyên liệu nhằm tạo ra cơ cấu mặt hàng đa dạng.

- Ngành bánh, kẹo: Đầu tư phát triển một số nhà máy có quy mô hiện đại để sản xuất các loại bánh như: bánh sữa, bánh mặn, bánh xốp, bánh sôcôla, bánh trung thu,... và các loại kẹo chất lượng cao với nhiều mẫu mã, kiểu dáng phong phú. Có thể đầu tư nhiều nhà máy theo nhiều quy mô, nhiều công nghệ, nhiều trình độ khác nhau tùy theo đặc thù của sản phẩm; tuy nhiên cần đầu tư ít nhất 2-3 nhà máy có quy mô lớn, công nghệ hiện đại với công suất tổng cộng khoảng 10.000 - 12.000 tấn để phát triển sản phẩm này.

- Ngành chế biến trái cây, rau quả: Trước mắt cần nghiên cứu, triển khai ứng dụng các kỹ thuật bảo quản rau quả tươi dùng cho xuất khẩu. Xây dựng các trung tâm hỗ trợ nông dân trong việc sản xuất rau quả ở các vùng có sản lượng lớn như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh; đặc biệt tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học cho khâu tạo giống nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng cao cho công nghiệp chế biến. Tiến hành xây dựng các kho bảo quản tạm thời để xuất khẩu các loại rau quả tươi đặc sản tại các tỉnh có diện tích trồng cây ăn quả lớn như Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế.

Về chế biến, cần phát triển vùng nguyên liệu tập trung đảm bảo đủ nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chế biến cho các nhà máy hiện có trong vùng, phát huy tốt năng lực sản xuất cho chế biến xuất khẩu. Đồng thời triển khai ứng dụng công nghệ chế


biến phù hợp với các đơn vị có qui mô vừa và nhỏ để khai thác tốt nguyên liệu đa dạng phục vụ cho nhu cầu trong vùng, trong nước.

Cần kết hợp với ngành nông nghiệp trong việc hình thành các vùng chuyên canh rau quả sạch, cây ăn trái sạch bệnh, cùng với công nghệ chế biến, đóng gói bảo quản phù hợp nhằm đạt yêu cầu tiêu thụ trong các siêu thị trong và ngoài nước.

Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An,... cần nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động chế biến trái cây, rau quả ở qui mô công nghiệp với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại; các địa phương khác trong khu vực phát triển có cơ sở vệ tinh sơ chế, cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp nhằm hình thành các trung tâm chế biến kinh doanh cây ăn trái, rau quả của vùng.

- Ngành thuốc lá: Đối với thuốc lá lá: Tiếp tục hỗ trợ liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp thuốc lá các tỉnh trong vùng và các địa phương trong cả nước để hình thành vùng chuyên canh kết hợp sơ chế sản phẩm tại chỗ phục vụ cho xuất khẩu và tiến đến tạo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy trong nước. Củng cố và nâng cấp cơ sở hiện có để đưa công suất chế biến thuốc lá lá lên 30.000 tấn/năm đảm bảo thực hiện được các hợp đồng lớn với các đối tác nước ngoài. Đối với thuốc lá điếu: Đầu tư hoàn chỉnh theo công suất đã được cấp, liên doanh để mở rộng công suất thêm 300 triệu bao với các nhãn mác đang được ưa chuộng.

- Sản phẩm chế biến từ vật nuôi (gia súc, gia cầm): Qui hoạch nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở chế biến có công nghệ và thiết bị hiện đại quy mô lớn 10.000

- 20.000 tấn/năm ở các vùng chăn nuôi tập trung để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Trang bị các dây chuyền chế biến quy mô nhỏ 10 - 15 tấn/ngày ở các thành phố, khu công nghiệp, bao gồm giết mổ kết hợp với kiểm tra thú y, bảo quản, xe chở nguyên liệu và xe lạnh. Công nghệ xử lý thực phẩm để chế biến pa tê, xúc xích, lạp xường,...

- Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi: Đầu tư cơ sở chế biến phải theo yêu cầu của chăn nuôi và có quy hoạch nhằm tránh tình trạng phát triển tuỳ tiện, gây mất cân đối và kém hiệu quả. Quy mô các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi phù hợp là từ 30.000-100.000 tấn/năm. Đối với các vùng xa, vùng cao có nhiều nguyên liệu (ngô, đỗ tương,...), có chăn nuôi phát triển thì xây dựng cơ sở chế biến quy mô nhỏ, khoảng 10.000 tấn/năm.

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí