Phát Triển Công Nghiệp Chế Biến Nông Lâm Sản Gắn Với Vùng Nguyên Liệu


Bảng 3.4: Định hướng phát triển các sản phẩm chính của ngành chế biến nông sản - thực phẩm đến năm 2020

Stt

Tên sản phẩm

Đơn vị tính

Sản lượng sản xuất

2005

2010

2020

1

Bánh, kẹo các loại

Tấn

1.000

10.000

40.000

2

Thuốc lá điếu

Triệu bao

107,351

200

300

3

Bột mỳ

Tấn

54.000

150.000

300.000

4

Xì dầu

Lít

200.000

500.000

2.000.000

5

Tương ớt

20.000

100.000

400.000

6

Thức ăn nuôi tôm

Tấn

800

2.500

10.000

7

Thức ăn gia súc

Tấn

2.000

30.000

200.000

8

Tinh bột sắn xuất khẩu

Tấn

30.000

50.000

70.000

9

Thịt heo

Tấn

150

5.000

20.000

10

Mỳ, bún ăn liền

Tấn

500

5.000

20.000

11

Đồ hộp

Tấn

-

2.000

10.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 21

Nguồn: [6], [7].

- Ngành sản xuất rượu, bia, nước giải khát: Phát huy công suất những nhà máy sản xuất nước giải khát hiện có, khuyến khích phát triển các nhà máy sản xuất nước uống từ hoa quả, nước trái cây, nước khoáng nhằm đáp ứng nhu cầu của địa phương, từng bước đẩy mạnh xuất khẩu.

Cần nghiên cứu các công nghệ chế biến linh hoạt nhằm khai thác được tính đa dạng về nguồn nguyên liệu trái cây của mỗi địa phương.

Phát huy năng lực sẵn có của các nhà máy rượu bia của các tỉnh thành trong vùng; giảm dần rượu dân tự nấu theo qui trình truyền thống, khuyến khích đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng các loại rượu đặc trưng của từng địa phương; nghiên cứu các qui trình sản xuất rượu từ các loại trái cây đặc sản của vùng.

Bảng 3.5: Định hướng phát triển các sản phẩm đồ uống đến năm 2020


Stt

Tên sản phẩm

Đơn vị tính

Sản lượng sản xuất

2005

2010

2020

1

Rượu

1000 lít

250

2.000

8.000

2

Bia các loại

1000 lít

168.210

250.000

600.000

3

Nước giải khát các loại

1000 lít

10.800

53.850

150.000

Nguồn: [6], [7].


- Ngành chế biến lâm sản:

+ Sản xuất đồ gỗ: Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các nhà máy chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu; nâng cao tỷ lệ chế biến tinh, tăng giá trị của sản phẩm hàng hóa. Chú trọng sử dụng nguyên liệu từ gỗ rừng trồng, gỗ nhập khẩu sản xuất sản phẩm xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn thị trường châu Âu, Mỹ.

+ Sản xuất ván nhân tạo: Đầu tư xây dựng các nhà máy ván nhân tạo sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng, gồm các sản phẩm như ván sợi tỷ trọng trung bình (MDF), ván dăm với qui mô công suất nhỏ, trung bình (ván dăm 30.000 tấn/năm; ván sợi 60.000 tấn/năm) tổng công suất 200.000 tấn/năm; đồng thời đầu tư các dây chuyền tráng phủ, trang trí bề mặt ván nhân tạo và sản xuất đồ mộc từ nguyên liệu là gỗ nhân tạo. Đây là định hướng phát triển bền vững của ngành chế biến gỗ, giải quyết được nhu cầu về gỗ, không sử dụng nguồn nguyên liệu từ rừng tự nhiên.

+ Xây dựng các cơ sở sản xuất sản phẩm trang trí nội thất bằng gỗ như giường, tủ, bàn ghế, các loại cửa, các chi tiết trang trí la-phông, lam-ri, cầu thang,... có quy mô công nghiệp kết hợp với các làng nghề để sản xuất đa dạng các sản phẩm vừa mang tính đa dụng vừa đảm bảo tính mỹ thuật phục vụ cho xuất khẩu, trang trí văn phòng và gia đình.

Xây dựng các làng nghề mộc, điêu khắc, chạm, khảm gỗ để mở rộng thị trường, đặc biệt cho xuất khẩu.

+ Các sản phẩm từ mây, tre, nứa và lâm sản khác: Mở các cơ sở làm đầu mối sử dụng nguồn nguyên liệu trong vùng để phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sản xuất mành trúc, mặt mây, đan lát, khảm tranh, phục vụ xuất khẩu.

+ Đầu tư nâng cấp các nhà máy chế biến lâm sản, như tinh dầu, nhựa thông - colophan, theo hướng tăng cường chế biến sâu, đa dạng hóa các sản phẩm từ nguyên liệu nhựa thông; Nghiên cứu đầu tư các nhà máy tinh dầu gió trầm gắn với vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.


Bảng 3.6: Định hướng phát triến các sản phẩm chế biến gỗ, lâm sản

đến năm 2020



Stt


Tên sản phẩm


Đơn vị tính

Sản lượng sản xuất

2005

2010

2020

1

Sản phẩm gỗ các loại

M3

25.000

100.000

300.000

2

Song mây tinh chế

Tấn

600

750

1.500

3

Mặt mây các loại

M2

50.000

200.000

400.000

4

Hàng mây tre đan

Sản phẩm

25.000

500.000

1.000.000

5

Dăm gỗ

1000 tấn

350

500

500

6

Ván nhân tạo

Tấn

5.000

50.000

200.000

7

Bàn ghế ngoài trời

Container

45

500

2.000

8

Hàng mộc các loại

M3

5.000

10.000

100.000

Nguồn: [6], [7].

3.2.2.3. Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản gắn với vùng nguyên liệu

Định hướng xây dựng một số cơ sở chế biến bảo quản gắn với các vùng nguyên liệu tập trung như sau:

(1) Tỉnh Thanh Hoá:

- Xây dựng nhà máy giấy, bao bì, công suất 6 vạn tấn/năm.

- Nâng cấp nhà máy giấy Lam Sơn, Mộc Sơn đạt công suất mỗi nhà máy

15.000 tấn/năm.

- Xây dựng các xưởng xát tươi theo công nghệ chế biến cà phê ướt, 2 tấn/giờ/xưởng tại các vùng trồng cà phê tập trung.

- Xây dựng nhà máy chế biến sữa tại Thọ Xuân, 1,5 triệu lít/năm.

(2) Tỉnh Nghệ An:

- Đầu tư nâng cấp nhà máy dầu thực vật Vinh, phát huy công suất 10.000 tấn/năm.

- Nâng cấp đầu tư các xưởng chế biến cao su tại các lâm trường: Đông Hiếu, Tây Hiếu I, 3-2, doanh nghiệp cây ăn quả.

- Xây dựng các cơ sở chế biến chè ở Thanh Chương, Anh Sơn, mỗi xưởng 12 tấn/ngày.

- Đầu tư nhà máy chế biến thịt bò, công suất 5.000 tấn/năm.


- Xây dựng mới một số cơ sở chế biến:

+ Xưởng chế biến cao su nông trường Sông Con.

+ Nhà máy chế biến nước dứa cô đặc Quỳnh Lưu, 5000 tấn/năm.

+ Xí nghiệp chế biến cà phê nhân Nghĩa Đàn, 2.000 tấn/năm.

+ Xí nghiệp chế biến sữa Cửa Lò, 5.000.000 lít/năm.

+ Nhà máy sản xuất ván nhân tạo (MDF) Nghĩa Đàn, 15.000 m3/năm.

+ Xí nghiệp chế biến nhựa thông, 15.000 tấn nhựa/năm.

+ Nhà máy sản xuất bột giấy Đô Lương, 100.000 tấn/năm

(3) Tỉnh Hà Tĩnh:

- Xây dựng mới:

+ Nhà máy chế biến trái cây đóng hộp 2.000 tấn/năm.

- Nhà máy chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu, 15.000 m3 sản phẩm/năm

+ Nhà máy dầu thực vật, công suất 10.000 tấn/năm.

+ Nhà máy chế biến súc sản, 3.600 tấn/năm.

+ Nhà máy chế biến chè xuất khẩu, 5.000 tấn/năm.

+ Nhà máy chế biến cao su, công suất 5.000 tấn/năm

+ Nhà máy sản xuất ván dăm, 30.000 tấn/năm.

+ Nhà máy chế biến nhựa thông, 3.000 tấn/năm

+ Nhà máy sản xuất bột giấy, 500 tấn/năm.

+ Nhà máy chế biến tinh bột sắn, 50.000 tấn tinh bột sắn/năm.

+ Nhà máy chế biến tinh dầu trầm, 5.000 tấn nguyên liệu/năm.

+ Nhà máy bia 30 triệu lít/năm tại Thạch Hà.

(4) Tỉnh Quảng Bình:

- Nâng cấp các cơ sở chế biến:

+ Xí nghiệp chế biến cao su Việt Trung để có công suất 2000 tấn/năm.

+ Xí nghiệp súc sản Đồng Hới lên 2.000 tấn/năm.

- Xây dựng mới các cơ sở:

+ Nhà máy chế biến đồ hộp Đồng Hới 5000 tấn/năm.

+ Nhà máy bột cá và thức ăn gia súc Thanh Khê 5.000 tấn/năm.


+ Nhà máy gỗ dăm, 15.000m3/năm.

(5) Tỉnh Quảng Trị:

- Xây dựng mới:

+ Cơ sở chế biến cao su Gio Linh, 2000 tấn/năm.

+ Cơ sở chế biến cà phê Khe Sanh, 0,5 tấn/giờ.

+ Nhà máy ép dầu lạc Cam Lộ, 500 tấn/năm.

+ Xưởng chế biến hồ tiêu Cam Lộ, 300 tấn/năm.

+ Nhà máy chế biến nhựa thông (500 tấn/năm), nhà máy ván dăm, ván sợi (20.000m3/năm), Đông Hà.

(6) Tỉnh Thừa Thiên - Huế:

- Xây dựng mới:

+ Nhà máy chế biến sắn, 50 tấn tươi/ngày.

+ Nhà máy chế biến hoa quả đóng hộp, 2000 tấn/năm.

+ Cơ sở chế biến cà phê tại A Lưới: 0,5 tấn nhân/giờ.

3.2.2.3. Kỹ thuật, công nghệ, máy móc - thiết bị

- Áp dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến - hiện đại, tiêu hao ít vật tư, năng lượng, có khả năng chế biến sâu cho ra các sản phẩm có giá trị giá tăng cao; Lựa chọn công nghệ khép kín, ít chất thải nhằm bảo vệ môi sinh, môi trường. Đặc biệt, chú ý các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm mới như các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm đóng hộp, ván nhân tạo ...

- Đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm tăng năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí để hạ giá thành và đảm bảo an toàn vệ sinh lao động như: cải tiến các tủ cấp đông, cải tạo máy móc, thiết bị kho lạnh cũ, tự lắp ráp hệ thống điều hòa nhiệt độ cho các phân xưởng, tự chế tạo các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất (băng chuyền, xe đẩy, máy mạ băng), hoàn thiện dây chuyền sản xuất chế biến sản phẩm phụ.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm sản. Xây dựng các chương trình nghiên cứu ứng dụng có qui mô lớn để tạo sự chuyển biến lớn đối với ngành công nghiệp


này. Khuyến khích đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất công nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xây dựng chương trình chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực nông, lâm sản. Xây dựng dự án đầu tư công nghệ mới và lựa chọn thiết bị đảm bảo tính chất tiên tiến và hiện đại; cải tiến công nghệ, thiết bị, hợp lý hóa dây chuyền sản xuất; ứng dụng công nghệ mới trong bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, đặc biệt là các sản phẩm tươi sống. Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến theo hướng phát huy năng lực công nghệ thiết bị hiện có, đồng thời tìm bước đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu (đặc biệt thị trường EU và Bắc Mỹ).

Đầu tư chiều sâu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và ứng dựng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp để cung cấp kịp thời và chính xác thông tin về thị trường, vốn, chất lượng, khoa học công nghệ... Ứng dụng chương trình phần mềm máy tính vào các dây chuyền sản xuất nhằm tự động hóa quy trình vận hành để đạt hiệu quả cao.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trung đó chú trọng việc xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý phù hợp với ngành nghề kinh doanh (ISO 9000, TQM (quản lý chất lượng toàn bộ), HACCP (là hệ thống phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát trọng yếu), SA8000 (là tiêu chuẩn đưa các yêu cầu về quản trị trách nhiệm xã hội do Hội đồng công nhận quyền ưu tiên kinh tế được ban hành năm 1997)...)

- Thay thế công nghệ đông khối bằng công nghệ đông rời (IQF) đối với các dây chuyền sản xuất đông lạnh.

- Đổi mới thiết bị, đầu tư dây chuyền khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh đối với các sản phẩm ăn liền.

- Đầu tư công nghệ đảm bảo độ tươi của nguyên liệu sau thu hoạch, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến và giảm tỷ lệ nguyên liệu hỏng.

- Xây dựng và nâng cấp các nhà máy đông lạnh sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào EU và Mỹ.


- Đầu tư công nghệ xử lý đảm bảo chất lượng nước cấp cho chế biến, công nghệ xử lý chất thải.

- Đầu tư công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại trong khâu đóng gói.

3.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ

3.3.1. Giải pháp nâng cao khả năng sản xuất ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ

3.3.1.1. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản

Mặc dù trong những năm qua các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đã sớm quan tâm tới công tác quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh mình, nhưng nhìn chung chất lượng quy hoạch thấp, chưa đánh giá đầy đủ lợi thế so sánh, các phương án phát triển đưa ra cứng nhắc, thiếu tính kích thích năng động, sáng tạo, tạo khả năng bứt phá trong phát triển; các chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch còn chung chung, thiếu sự vận dụng cụ thể cơ chế, chính sách của Nhà nước để huy động các nguồn lực đảm bảo thực hiện thành công quy hoạch. Quy hoạch trong thời gian qua còn thiếu cụ thể về định hướng tổ chức không gian kinh tế - xã hội và đô thị trong mối quan hệ giữa các tỉnh thuộc vùng và với các vùng kinh tế khác. Để tạo cơ sở trong quản lý, điều hành phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ nhằm phát huy lợi thế so sánh, dẫn dắt nỗ lực phát triển một cách cao nhất, giải pháp đầu tiên là rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản - xã hội và quy hoạch không gian kinh tế, đô thị đến năm 2020 với tư duy, phương pháp và nội dung mới.

Với mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ theo mô hình phát triển rút ngắn trong điều kiện hội nhập, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh đã xác định và qui hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp nói chung và qui hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản nói riêng theo 6 vùng công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt, để rà soát, điều chỉnh và tạo ra chuyển biến mới trong quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến


nông, lâm sản của tỉnh. Để quy hoạch đáp ứng tầm nhìn trong chiến lược phát triển cần xác định đầy đủ yếu tố về điểm xuất phát, khó khăn, thuận lợi, cơ hội, thách thức, đặc biệt là xác định lợi thế so sánh.

Theo hướng phát huy lợi thế so sánh, quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cần phải được đổi mới về chất để đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Về mục tiêu của phát triển: tăng tốc, hiện đại hoá và hướng tới phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản bền vững.

- Về phương thức phát triển: Mô hình lựa chọn là phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản mô hình theo rút ngắn; yếu tố nội sinh là lợi thế so sánh; yếu tố bên ngoài là hội nhập.

- Về phương pháp thực hiện: Quy trình kế hoạch hoá chiến lược phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản mới bao gồm các thành phần: Tầm nhìn, bối cảnh sứ mệnh của tổ chức thực hiện quyền lãnh đạo để đạt được mục tiêu, sứ mệnh của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp. Tăng cường vai trò của cộng đồng doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản và dân cư trong tham gia ý kiến và tiến hành công khai khi quy hoạch được phê duyệt, không hạn chế doanh nghiệp tham gia thị trường.

- Về con đường phát triển: Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản và đô thị hoá để tiến nhanh tới hiện đại hoá.

- Về yếu tố đảm bảo để thực hiện thành công con đường phát triển: chính sách, giải pháp phát huy lợi thế so sánh; khắc phục bất lợi thế.

Với những nội dung cơ bản về đổi mới quy hoạch phát triển nêu trên, các tỉnh cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản đến năm 2020, làm rõ con đường, nội dung, đặc trưng, điều kiện để đưa công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh theo từng yếu tố, từng ngành cũng như lợi thế so sánh tổng hợp được tạo ra từ cơ cấu ngành và không gian kinh tế năng động, khả năng hội tụ các yếu tố đẩy nhanh quá trình tụ hội đô thị.

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí