Tuy chưa quyết định lịch trình cụ thể về thời gian áp dụng, nhưng mốc mở cửa cho phần lớn các mặt hàng nông sản đối với APEC sẽ không phải là 2020 (đối với các nền kinh tế đang phát triển) mà có thể sẽ sớm hơn, khoảng 2010 đến 2015.
3.1.1.4. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Mỹ (BTA)
Ngày 13/7/2000, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Mỹ (BTA) đã được ký kết và chính thức có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. Theo cam kết trong Hiệp định, từ năm 2005, mức thuế trung bình của 195 dòng thuế hàng hoá nông sản, chủ yếu là nông sản chế biến của Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam giảm từ 35,5% xuống còn 25,7%. Ngoài ra, Việt Nam còn cam kết loại bỏ dần các hàng rào phi thuế, mở rộng quyền kinh doanh, quyền phân phối cho doanh nghiệp Mỹ trong vòng từ 3 đến 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực; thực hiện các biện pháp vệ sinh dịch tễ theo đúng quy định của WTO; tham gia Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng…
3.1.1.5. Cam kết khi gia nhập WTO
Trong lĩnh vực nông nghiệp, gia nhập WTO, nước ta phải thực hiện các cam kết có phạm vi rất rộng. Ngoài các nguyên tắc chung mà tất cả các ngành kinh tế phải thực hiện như Quy chế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN), Quy chế đãi ngộ quốc gia (Nhà thầu), tính minh bạch; lĩnh vực nông nghiệp còn phải thực hiện các cam kết, bao gồm: mở cửa thị trường hàng hoá (cam kết thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế); chính sách nông nghiệp (hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu); chính sách hỗ trợ đối với hàng phi nông nghiệp - Hiệp định trợ cấp (lâm nghiệp, muối); cam kết trong lĩnh vực vệ sinh, kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS); Cam kết trong lĩnh vực dịch vụ, gồm các loại hình dịch vụ trong nông nghiệp (thú y, nông nghiệp, lâm nghiệp), dịch vụ kinh doanh; Về sở hữu trí tuệ: tham gia Công ước bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV); Về đầu tư: loại bỏ các hạn chế đầu tư nước ngoài (FDI) trong nông nghiệp.
Các cam kết chủ yếu thuộc lĩnh vực nông nghiệp khi gia nhập WTO được tóm tắt sau đây.
(1) Cam kết thuế: Thực hiện cam kết đối với 100% số dòng thuế hàng nông sản và loại bỏ hàng rào phi thuế. Trong quá trình thực hiện, các nước chỉ được phép
áp dụng tối đa bằng mức thuế cam kết để bảo hộ cho sản xuất trong nước. Trường hợp muốn tăng thuế phải đàm phán lại, thông thường phải đền bù cho nước bị thiệt hại do tăng thuế. Theo quy định WTO, mặt hàng nông sản sẽ bao gồm sản phẩm của công nghiệp chế biến nông, lâm sản, như các loại đồ uống, rượu bia, thuốc lá… (không tính các loại lâm sản, đồ gỗ, muối). Mức cam kết tại thời điểm gia nhập WTO cho các mặt hàng nông sản bình quân là 25,2%, mức cam kết cuối cùng sau 5
- 7 năm sẽ là 21,0%. So với mức thuế MFN bình quân của các mặt hàng nông sản hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm sẽ là 10,6%.
Bảng 3.1: Tóm tắt mức cam kết cắt giảm thuế của nước ta khi gia nhập WTO
Thuế suất MFN hiện hành (%) | Thuế suất cam kết khi gia nhập WTO (%) | Thuế suất cam kết vào cuối lộ trình (%) | Mức giảm so với thuế MFN hiện hành (%) | Cam kết WTO của Trung Quốc | Mức cắt giảm thuế chung tại Vòng Uruguay | ||
Nước phát triển | Nước đang phát triển | ||||||
Nông sản | 23,5 | 25,2 | 21,0 | 10,6 | 16,7 | giảm 40% | giảm 30% |
Hàng công nghiệp | 16,6 | 16,1 | 12,6 | 23,9 | 9,6 | giảm 37% | giảm 24% |
Chung toàn bộ | 17,4 | 17,2 | 13,4 | 23,0 | 10,1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 15
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 16
- Khu Vực Mậu Dịch Tự Do Asean (Afta)
- Đầu Tư Phát Triển Công Nghiệp Chế Biến Nông, Lâm Sản Nhằm Tạo Nên Sản Phẩm Hàng Hoá Có Giá Trị Gia Tăng Cao
- Phát Triển Ngành Công Nghiệp Chế Biến Nông, Lâm Sản Các Tỉnh Vùng Bắc Trung Bộ Trên Cơ Sở Ứng Dụng Các Tiến Bộ Kỹ Thuật, Kết Hợp Với Nhập
- Phát Triển Công Nghiệp Chế Biến Nông Lâm Sản Gắn Với Vùng Nguyên Liệu
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
Nguồn: [65] [4]
Tuy nhiên, do Việt Nam được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng: trứng gia cầm, đường mía, thuốc lá và muối, nên mức cắt giảm chung sẽ khác nhau khi tham chiếu với thuế trong và ngoài hạn ngạch của các mặt hàng này. Nếu không tính đồ uống, rượu bia và thuốc lá, mức cam kết giảm thuế nông sản là 18,2% so với mức MFN hiện hành.
Mức độ cắt giảm thuế có sự khác nhau giữa các sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm. Nhưng tổng quát, các sản phẩm hiện có mức thuế cao 40% - 50% được cam kết giảm thiểu nhiều hơn so với nông sản thô. Cụ thể, những nhóm sản phẩm (của ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản) cắt giảm thuế nhiều là thịt, sữa, rau quả chế biến, thực phẩm chế biến... Các mặt hàng nông sản thô nước ta xuất khẩu với khối lượng lớn như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều,... không giảm thuế hoặc giảm ít. Thời gian cắt giảm từ 0 đến 5 năm, tức là sẽ bắt đầu cắt giảm từ 2007 và hoàn thành vào các năm 2009 - 2012, tuỳ theo sản phẩm, với mức giảm bằng nhau cho mỗi năm.
Bảng 3.2. Mức thuế cam kết cắt giảm đối với một số nông sản
Thuế suất MFN hiện hành (%) | Thuế suất cam kết (%) | Thời gian cắt giảm (năm) | |
Thịt bò | 20 | 14 | 5 |
Thịt lợn | 30 | 15 | 5 |
Xúc xích | 50 | 22 | 5 |
Sữa nguyên liệu | 20 | 18 | 2 |
Sữa thành phẩm | 30 | 25 | 5 |
Hoa | 40 | 20 | 3 |
Rau củ | 20 | 20 | |
Hạt điều | 30-40 | 25-30 | |
Quả có múi | 40 | 20-30 | 3-5 |
Táo, lê, nho | 25 | 10 | 5 |
Cà phê nhân | 20 | 15 | 3 |
Chè | 50 | 40 | |
Hạt tiêu | 30 | 20 | 3 |
Gạo | 40 | 40 | |
Ngô | 5 | 5 | |
Đậu tương | 5 | 5 | 3 |
Đường thô | 30 | 25 | 3 |
Rau quả (chế biến) | 40 | 20-30 | 3-5 |
Thức ăn gia súc | 10 | 7 | 2 |
Nguồn: [65] [4].
(2) Hàng rào phi thuế: Những hàng rào phi thuế, nhất là các hạn chế định lượng nhập khẩu sẽ bị loại bỏ, trừ các biện pháp dưới đây:
- Hạn ngạch thuế quan (TRQ): được áp dụng TRQ cho 4 mặt hàng là trứng gia cầm, đường, thuốc lá và muối;
- Quyền tự vệ đặc biệt (SSG): Nước ta không được quyền áp dụng SSG cho hàng mặt hàng nông sản nào. Trong trường hợp khẩn cấp, nước ta chỉ được quyền áp dụng biện pháp tự vệ.
- Quản lý xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện chuyên ngành nông nghiệp (giống cây trồng, giống vật nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, động thực vật hoang dã, quý hiếm, gỗ) ở nước ta như hiện nay là phù hợp, không phải điều chỉnh.
(3) Chính sách hỗ trợ nông nghiệp: được hiểu là những khoản tiền từ ngân sách nhà nước (hoặc các khoản đáng lẽ phải thu vào ngân sách nhưng để lại) dùng hỗ trợ cho ngành nông nghiệp bao gồm hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Hỗ trợ trong nước dành cho phát triển ngành, vùng hoặc sản phẩm không tính đến yếu tố xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu là những khoản hỗ trợ nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu.
- Chính sách hỗ trợ trong nước: được chia thành 3 nhóm: hộp xanh lá cây (green box), hộp xanh lơ (blue box) và hộp hổ phách (amber box) hay còn gọi là hộp đỏ tuỳ theo mức độ tác động bóp méo thương mại, làm thay đổi giá cả và số lượng hàng hoá buôn bán so với thị trường bình thường.
+ Nhóm chính sách hộp xanh lá cây: gồm những chính sách không hoặc rất ít có tác dụng bóp méo thương mại. Các chính sách này phải được xây dựng thành chương trình với các tiêu chí rõ ràng. Tất cả các nước được tự do áp dụng nhóm chính sách hộp xanh lá cây. Có 11 loại hỗ trợ trong nhóm này.
+ Nhóm chính sách hộp xanh lơ: bao gồm các khoản chi trả trực tiếp trong các chương trình hạn chế sản xuất. Những khoản chi này được tính trên cơ sở diện tích, sản lượng cố định và khoản trợ cấp thuộc chương trình phát triển dành cho các nước đang phát triển, gồm: trợ cấp đầu tư, trợ cấp đầu tư cho người nghèo có thu nhập thấp hoặc nông dân vùng khó khăn và trợ cấp nông dân chuyển từ trồng cây thuốc phiện sang trồng cây khác.
+ Nhóm chính sách hộp hổ phách: chủ yếu là những chính sách mang tính bóp méo thương mại rõ ràng như chương trình thu mua nông sản can thiệp thị trường của Chính phủ. Các nước sẽ phải cam kết cắt giảm nếu vượt quá mức tối đa cho phép. Mức hỗ trợ tối đa cho phép được quy định bằng 10% giá trị sản lượng của
sản phẩm được hỗ trợ đối với các nước đang phát triển (các nước phát triển, mức qui định là 5%).
- Chính sách trợ cấp xuất khẩu: WTO quy định các nước thành viên không được áp dụng hoặc áp dụng lại trợ cấp nông sản và phải kê khai, cam kết cắt giảm về cả giá trị và khối lượng các mặt hàng được trợ cấp. Nước ta đã cam kết bỏ trợ cấp xuất khẩu ngay khi gia nhập WTO, ngoại trừ quyền được sử dụng hai loại trợ cấp để giảm chi phí tiếp thị cho nông sản, trong đó gồm có chi phí xử lý, nâng cấp, tái chế sản phẩm, cước phí vận chuyển và chi phí vận tải quốc tế; Ưu đãi về cước vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu;
(4) Hiệp định vệ sinh, kiểm dịch động, thực vật (SPS): Khi gia nhập WTO phải thực thi Hiệp định vệ sinh, kiểm dịch động, thực vật nhằm mục đích: bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ động vật hoặc thực vật trong lãnh thổ nước thành viên khỏi nguy cơ xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền của sâu, bệnh, vật mang bệnh hay vật gây bệnh; Bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ con người hoặc động vật trong lãnh thổ nước thành viên khỏi nguy cơ từ các chất phụ gia thực phẩm, tạp chất, độc chất hoặc vật gây bệnh trong thực phẩm, đồ uống hoặc thức ăn gia súc; Bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ con người trong lãnh thổ thành viên khỏi nguy cơ từ các bệnh do động vật, thực vật hay sản phẩm của chúng đem lại hoặc từ việc xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền sâu bệnh; hoặc ngăn chặn hay hạn chế tác hại khác trong lãnh thổ thành viên khỏi sự xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền của sâu bệnh. Việt Nam cam kết sẽ thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ Hiệp định này ngay khi gia nhập. Với tư cách là nước đang phát triển, nước ta được yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật để thực thi Hiệp định.
(5) Cam kết dịch vụ: Việt Nam đã cam kết trong lĩnh vực dịch vụ thú y, dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp. Nhìn chung, Việt Nam đã cam kết ở các loại 1, 2, cam kết ở mức độ nhất định với loại 3, chưa cam kết với loại 4. Về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu: Các doanh nghiệp nước ngoài được quyền kinh xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ khi Việt Nam gia nhập WTO, trừ xuất khẩu gạo đến 2011.
(6) Sở hữu trí tuệ: Cam kết tham gia công ước Rome và Liên hiệp quốc về quyền bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV).
(7) Đầu tư: Việt Nam đã cam kết loại bỏ hạn chế đầu tư nước ngoài (FDI) trong nông nghiệp như yêu cầu phát triển nguồn nguyên liệu trong nước đối với một số ngành hàng như mía đường, chế biến sữa, chế biến gỗ.
3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO
3.1.2.1. Cơ hội
(1) Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu cho các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản. Khi gia nhập WTO, theo nguyên tắc tối huệ quốc, nước ta sẽ được tiếp cận mức độ tự do hoá này mà không phải đàm phán hiệp định thương mại song phương với từng nước. Hàng hoá của nước ta vì vậy sẽ có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.
Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản, kim ngạch xuất khẩu hiện tại chiếm trên 40% GDP toàn ngành nông nghiệp với các mặt hàng nông sản chiếm vị trí cao trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, đồ gỗ. Vì vậy, khi gia nhập WTO, thị trường xuất khẩu nông sản của nước ta sẽ được mở rộng và có lợi hơn do các nước nhập khẩu đánh thuế nhập khẩu ở mức thấp hơn.
(2) Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Khi là thành viên của WTO, chúng ta sẽ có được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với FDI. Gia nhập WTO cũng là thông điệp hết sức rõ ràng về quyết tâm cải cách của nước ta, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào kinh doanh tại Việt Nam. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận thị trường của các thành viên WTO khác một cách bình đẳng và minh bạch theo hướng đúng chuẩn mực của WTO, cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
(3) Nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả cho doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản. Việc chuyển giao các công nghệ tiên tiến, tiến bộ kỹ thuật của thế giới, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến sẽ nhanh hơn, góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh năng động, sáng tạo. Với áp lực
cạnh tranh, các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông lâm sản sẽ đổi mới để hoạt động hiệu quả hơn, lớn mạnh hơn.
Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước, sẽ phải vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, giảm thuế và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan cũng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với chi phí hợp lý hơn, từ đó có thêm cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh không những ở trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.
(4) Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Môi trường thương mại quốc tế, sau này nhiều nỗ lực của WTO, đã trở lên thông thoáng hơn. Tuy nhiên, khi tiến ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, trong đó có cả những rào cản trá hình núp bóng các công cụ được WTO cho phép như chống trợ cấp, chống bán phá giá. Tranh chấp thương mại là khó khăn mà phần thua thiệt thường rơi về phía nước ta, bởi nước ta là nước nhỏ. Gia nhập WTO sẽ giúp ta sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, đảm bảo sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Thực tiễn cho thấy, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động khá hiệu quả và nhiều nước đang phát triển đã thu được lợi ích từ việc sử dụng cơ chế này.
3.1.2.2. Thách thức
Bên cạnh cơ hội, việc gia nhập WTO cùng tạo ra một số thách thức lớn đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản nói riêng. Đó là:
(1) Sức ép cạnh tranh: Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, loại bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với sự bao cấp của Nhà nước. Thực hiện cam kết với WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường nông sản cho thế giới. Theo báo cáo của FAO (2004) [70], chỉ riêng khu vực châu Á, đã có gần 1 tỷ tấn
nông sản sẵn sàng vào Việt Nam. Như vậy, việc nông sản chế biến Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt ngay trên sân nhà là điều khó tránh. Một số nông sản chế biến nước ta có sức cạnh tranh kém sẽ bị các nông sản nhập khẩu có giá cả thấp hơn lấn át. Sự thắng thế của nông sản chế biến nhập khẩu do giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn sẽ làm nông dân nước ta thiệt hại, doanh nghiệp chế biến nông lâm sản khó khăn.
(2) Thách thức trong chuyển dịch cơ cấu và bố trí lại nguồn lực. Quá trình này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội. Dưới sức ép của cạnh tranh, một ngành sản xuất không hiệu quả có thể sẽ phải mất đi để nhường chỗ cho một ngành khác có hiệu quả hơn, kéo theo những hậu quả phải giải quyết, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
Hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn Việt Nam mới bắt đầu bước vào giai đoạn hình thành, phát triển sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải trực tiếp đương đầu với cạnh tranh quốc tế khốc liệt. Ngay cả các doanh nghiệp nhà nước mới được sắp xếp lại cũng không có nhiều thời gian để chuẩn bị đương đầu với sức cạnh tranh mạnh mẽ của các tập đoàn xuyên quốc gia. Những lĩnh vực còn bỏ trống hiện nay do doanh nghiệp Việt Nam yếu kém, như: khu vực dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống, hệ thống phân phối kinh doanh, tiếp thị… có thể sẽ bị các tập đoàn quốc tế lớn chiếm giữ. Bên cạnh những tác động có lợi về tạo mới việc làm và tiêu thụ sản phẩm của các siêu thị, các dây chuyền tiếp thị quốc tế là những khía cạnh tiêu cực của tình trạng phân chia không công bằng với người nông dân sản xuất nhỏ chưa được tổ chức của Việt Nam.
(3) Thách thức của việc hoàn thiện thể chế và cải cách hành chính ở cấp quốc gia và chính quyền các địa phương. Mặc dù các chính quyền các địa phương đã có nhiều nỗ lực trong cải cách hành chính, song do các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản Việt Nam đang tham gia tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện của nền kinh tế quá độ, có sự chênh lệch lớn về năng lực tổ chức, sự thiếu đồng bộ về hệ thống pháp luật. Để đáp ứng được nguyên tắc chủ đạo của WTO là minh bạch hoá, thì đây đang là thách thức to lớn đối với Nhà nước, chính quyền, bộ máy quản lý Nhà nước ở các địa phương và doanh nghiệp công nghiệp chế biến.