Khu Vực Mậu Dịch Tự Do Asean (Afta)


hơn. Từ thực tế phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, vai trò của quy hoạch và chính sách được thể hiện: tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, tăng tính minh bạch, giảm rủi ro cho doanh nghiệp; giảm chi phí sản xuất do tăng cơ hội lựa chọn, đầu tư, tiết kiệm thời gian; tăng hiệu quả sản xuất theo quy mô; mối liên kết giữa các doanh nghiệp; tăng lợi thế và hiệu quả trong phát triển vùng; tăng tính bền vững trong phát triển,...

Xuất phát từ vai trò quan trọng đó, thời gian qua các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đã chú trọng lập quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản: quy hoạch phát triển các ngành, qui hoạch các khu công nghiệp, khu vực làng nghề, đô thị và nông thôn, các hành lang kinh tế, các khu vực trọng điểm.

Cùng với hệ thống quy hoạch phát triển, các tỉnh đã tập trung nỗ lực hiện thực hoá các mục tiêu phát triển dài hạn, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh thông qua các chính sách cụ thể như: Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn trong và ngoài nước vào tỉnh mình, điển hình như: quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư; các ưu đãi về tiền thuê đất; hỗ trợ tiền san lấp mặt bằng; hỗ trợ tài chính thông qua thuế, tín dụng ưu đãi; hỗ trợ đào tạo lao động; hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới cho các dự án chế biến nông sản, thực phẩm; hỗ trợ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp thông qua Quỹ khuyến công, hỗ trợ xuất khẩu.

Trong quá trình thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các địa phương đồng loạt xây dựng các khu công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến gỗ, thực phẩm, đồ uống (bia, đường, dứa),… nên có nhiều sự trùng lặp và khó tiêu thụ sản phẩm. Nhìn chung, cho đến nay tồn tại tình trạng phổ biến là phát triển riêng lẻ theo ngành, theo địa giới hành chính, ảnh hưởng nhiều tới thành công chung của vùng. Sự nóng vội đã ảnh hưởng tới nhiều quyết định lựa chọn mục tiêu, xác định phương hướng đầu tư cũng như quy hoạch phát triển.

Cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ, việc ban hành hoặc điều chỉnh không kịp thời đã gây ảnh hưởng tới sự phát triển chung của cả nước cũng như của các vùng. Trong đó rõ nhất là cơ chế quản lý, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính


sách huy động vốn trong nước, chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách sử dụng cán bộ, cơ chế phân cấp trung ương và địa phương còn nhiều điểm chưa thật phù hợp và linh hoạt. Cơ chế phân cấp trung ương - địa phương, cơ chế Bộ chủ quản đã làm cho sự phối hợp giữa các ngành với nhau, giữa các địa phương với nhau và giữa ngành với địa phương thiếu chặt chẽ và kém hiệu quả.

Tín dụng ưu đãi đối với việc thu mua, tạm trữ các sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản chưa đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và chưa cung ứng kịp thời nguồn hàng cho xuất khẩu. Tín dụng ưu đãi loại này được cung cấp cho các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu, không áp dụng đối với người sản xuất. Trong khi đó, do không có cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ để ràng buộc trách nhiệm đối với người hưởng thụ ưu đãi nên đã xảy ra tình trạng các chủ đầu mối thường ép giá nông dân bán rẻ hơn giá sàn quy định, hoặc không dùng vốn vay ưu đãi vào việc tạm trữ hàng hóa sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản, mà vào mục đích khác. Tình trạng trên dẫn đến sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thị trường nội địa khi vào vụ rớt giá liên tục, nhưng đến thời điểm giá xuất khẩu lên cao lại không đủ hàng để xuất. Điều này có thể thấy rõ qua việc thu mua xuất khẩu mặt hàng gạo trong những năm gần đây.

Chính sách thuế và việc thực hiện chính sách đối với các lực lượng lưu thông sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản cũng còn có những sơ hở và bất bình đẳng. Đối với thương mại nhà nước, các khoản thuế được quản lý chặt chẽ và phải giao nộp đầy đủ. Nhưng đối với thương nghiệp tư nhân, việc quản lý còn tùy tiện, khoán thuế, thỏa thuận về thuế chưa dựa vào qui mô kinh doanh, lợi tức,... Đó là chưa kể hiện tượng trốn lậu thuế còn khá phổ biến ở khu vực này. Ưu đãi về thuế cho xuất khẩu qua cơ chế hoàn thuế VAT đã bị nhiều doanh nghiệp lợi dụng để bòn rút ngân sách nhà nước và gây rối loạn thị trường thông qua hành vi lập hồ sơ khống để bán hóa đơn và quay vòng hàng xuất khẩu,...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Các chính sách về thị trường của Nhà nước, chính sách xuất nhập khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản, giá sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản,... còn nhiều điều chưa hợp lý. Khi thì Nhà nước để mặc cho cơ chế


Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 17

thị trường tự điều tiết sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản; Khi lại can thiệp quá sâu vào tác nghiệp cụ thể của các doanh nghiệp. Nhà nước chưa có chính sách nhất quán và toàn diện để bảo hộ và đảm bảo sự ổn định cho phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản xuất khẩu. Đây là một trong những vấn đề hết sức cần thiết đối với các sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản, đặc biệt trong điều kiện bước đầu tự do hóa thương mại, tham gia vào hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản khuyến khích xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản, tuy nhiên vấn đề quản lý hạn ngạch xuất nhập khẩu sản phẩm ngành này, thuế xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái... chưa hợp lý, vì thế làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, xuất khẩu. Việc quản lý các đầu mối xuất nhập khẩu chưa thống nhất, lúc thì thả nổi, lúc lại siết chặt gây khó khăn cho cả người sản xuất lẫn người kinh doanh. Bên cạnh đó, Nhà nước chưa có chính sách can thiệp vào quá trình mua bán dự trữ những sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm sản xuất khẩu chủ lực vào thời điểm thu hoạch với giá cả hợp lý để điều hòa cung - cầu trong mùa vụ (mới chỉ có chính sách mua tạm trữ đối với gạo, cà phê). Việc sử dụng quỹ bình ổn giá, quỹ thưởng xuất khẩu cũng còn rất nhiều hạn chế.

Quan tâm đến quy hoạch và chính sách phát triển là những biện pháp thiết thực nhất trong quản lý của chính quyền các tỉnh để phát huy lợi thế so sánh trong phát triển công nghiệp chế biến. Cùng với quá trình này, việc cải cách hành chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, có tác động lớn đến thu hút đầu tư, tạo ra tốc độ tăng trưởng cao trong cả giai đoạn và tiếp tục duy trì dòng vốn đầu tư trong thời gian tới.

2.2.4. Một số vấn đề đặt ra trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ

Phân tích thực trạng nội dung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thời gian qua cho thấy một mặt, chính quyền các tỉnh đã xác định được vai trò của phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển địa phương. Đồng thời đã xác định được các lợi thế


so sánh chủ yếu và các bất lợi thế của mình so với các tỉnh trong vùng để bước đầu có phương hướng phát huy nội lực của địa phương. Mặt khác, trong quá trình lập kế hoạch, quản lý điều hành, chính quyền các tỉnh cũng có quan sát, học tập kinh nghiệm và đối chiếu với địa phương khác, tuy nhiên việc thực hiện nội dung còn mang tính hình thức, thiếu thường xuyên, hiệu quả đạt thấp.

Mặc dù đã đạt được nhiều thành công trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, nhưng nhìn chung quá trình phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đang đặt ra các vấn đề cần sớm được khắc phục.

Thứ nhất, các tỉnh chưa phát huy đầy đủ lợi thế so sánh trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong dài hạn. Đóng góp của công nghiệp chế biến nông, lâm sản để làm tăng giá trị gia tăng của nông sản hàng hoá còn thấp, nên tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông lâm nghiệp chưa mạnh. Các nhóm sản phẩm chủ lực hầu như không có sự thay đổi đáng kể về tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất, tức là hầu như chưa có sự "đổi ngôi", thể hiện sự thích ứng với điều kiện cạnh tranh và hội nhập, ra đời sản phẩm mới, ngành sản xuất mới trên địa bàn theo hướng hiện đại hoá công nghệ sản xuất, làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm. Nhiều sản phẩm còn dựa vào bảo hộ và bảo hộ có điều kiện.

Thứ hai, so sánh với cả nước, các loại sản phẩm trên địa bàn tỉnh có khả năng cạnh tranh không cao; nhiều sản phẩm chỉ có khả năng cạnh tranh có điều kiện trong nước, chưa có khả năng cạnh tranh ở thị trường quốc tế. Vì thế sẽ gặp khó khăn, thách thức trong điều kiện nước ta đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Nguyên nhân là do: đầu tư cho công nghiệp chế biến chưa tương xứng với tốc độ phát triển của nông nghiệp; chất lượng nguyên liệu, chất lượng sản phẩm chế biến còn thấp, chất lượng không đồng đều trong mỗi loại sản phẩm, khả năng cạnh tranh kém; chưa tạo được sự gắn kết giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường. Việc phát triển các nhà máy chế biến chưa đồng bộ với việc phát triển vùng nguyên liệu, các nhà máy chế biến thường được xây dựng ở các khu đô thị, thành phố lớn, nơi có nhu cầu cao về các sản phẩm chế biến, nhưng


lại xa vùng nguyên liệu nên chi phí vận chuyển và tỷ lệ hư hao lớn. Sự phát triển không đồng bộ giữa vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến đã dẫn đến tình trạng nơi thừa nguyên liệu nơi thiếu; khai thác thị trường và tổ chức quản lý thị trường chưa tốt, thương nghiệp nhà nước chưa giữ vai trò tổ chức và định hướng thị trường, các công ty chuyên doanh hàng nông, lâm sản chưa nhận thức đầy đủ vị trí quan trọng của thị trường nội địa nên chưa chú trọng đến việc buôn bán trong nước, ít quan tâm nghiên cứu đầy đủ về nhu cầu và sức mua của nhân dân, trước hết là nông dân để từ đó tổ chức mạng lưới và mặt hàng kinh doanh cho thích hợp; thông tin thị trường còn thiếu, khả năng tiếp thị và xâm nhập thị trường khu vực và thế giới còn thấp.

Thứ ba, chưa có sự điều tra, đánh giá đầy đủ về lợi thế và bất lợi thế trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Trong những năm qua, các tỉnh tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, nên việc điều tra đánh giá, xác định đầy đủ lợi thế và bất lợi thế của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản còn chưa được tiến hành đầy đủ, nhất là đánh giá các ngành, sản phẩm chủ lực. Việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ chủ yếu dựa trên những đánh giá của quan điểm truyền thống về tiềm năng kinh tế, chứ chưa phải là quá trình xác định lợi thế so sánh. Do vậy, cũng chưa xác định được một cách có căn cứ khoa học các nhóm sản phẩm theo khả năng cạnh tranh, các sản phẩm trọng điểm, mũi nhọn; thiếu chiến lược xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Phạm vi xác định lợi thế so sánh chưa được rõ ràng trong mối quan hệ với các tỉnh; với các vùng kinh tế trọng điểm, so sánh với cả nước và thị trường quốc tế. Bên cạnh đó các bất lợi thế chưa được đặt ra, vì thế chưa xác định được các biện pháp để vượt qua, nhất là quan niệm về tính động của lợi thế cũng như bất lợi thế so sánh.

Thứ tư, còn thiếu quy hoạch và chính sách phát huy lợi thế trong phát triển công nghiệp chế biến. Mặc dù đã quan tâm đến công tác quy hoạch và ban hành các chính sách phát triển công nghiệp, nhưng nhìn chung đây là điểm còn hạn chế trong việc phát huy lợi thế so sánh, ảnh hưởng đến sự phát triển trong thời gian tới. Khi xây dựng quy hoạch chưa xác định được tầm nhìn dài hạn, không gian tiến hành các dự án quy hoạch


còn bị chia cắt, chưa đảm bảo mối quan hệ cấu trúc trong địa bàn tỉnh, cũng như giữa các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ với vùng trọng điểm và các tỉnh xung quanh; Chưa linh hoạt áp dụng các chính sách và biện pháp kiểm soát vùng như chuyển dịch đầu tư vào khu vực có khó khăn; áp dụng sự kiểm soát đầu tư quá mức vào khu vực thuận lợi thông qua lựa chọn các ngành nghề đầu tư thích hợp. Đồng thời quy hoạch và thông tin quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu về minh bạch hoá, tiến độ triển khai chậm đã ảnh hưởng đến các nhà đầu tư lớn. Còn nhiều cản trở trong việc phát huy lợi thế so sánh, từ nhận thức thiếu đầy đủ của các cán bộ, cơ quan nhà nước về phát huy lợi thế, nhất là việc đánh giá đúng giữa tiềm năng và lợi thế; đến thủ tục hành chính phiền hà, tính trách nhiệm của cán bộ hạn chế đã ảnh hưởng, thậm chí còn làm mất đi lợi thế trên địa bàn tỉnh, trong đó đáng chú ý là các thủ tục về đầu tư, đất đai, giải phóng mặt bằng.

Kết luận chương 2

Chương này, đã khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn từ 2001 - 2006; xác định những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Đi sâu phân tích, đánh giá các nội dung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, bao gồm: i) xác định lợi thế và bất lợi thế trong phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thời gian qua; ii) nội dung tạo lập lợi thế cạnh tranh của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, trên cở sở nghiên cứu, điều tra khảo sát 2 nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu các nhóm ngành chế biến nông, lâm sản của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thời gian qua (chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; và nhóm ngành chế biến thực phẩm đồ uống); kết quả điều tra cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ;

iii) công tác ban hành chính sách và quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.


CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ


3.1. CÁC CAM KẾT HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN

3.1.1. Các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến sự phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản

3.1.1.1. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

Thực hiện AFTA, trong năm 2004, 91,3% số dòng thuế hàng nông sản đã tham gia CEPT. Mức thuế suất cao nhất áp dụng cho nông sản chế biến là 5% từ 2006. Mức thuế bình quân theo CEPT là 3,7% (2006) so với mức thuế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) hiện hành là 23,5%.

Danh mục hàng nông sản nhạy cảm chiếm gần 6% số dòng thuế hàng nông sản, tập trung chủ yếu vào một số mặt hàng như đường mía, thịt gia cầm, quả có múi, các loại thịt chế biến, lúa và một số sản phẩm chăn nuôi khác. Các loại sản phẩm này cũng đã bắt đầu được đưa vào cắt giảm thuế quan từ năm 2005.

Như vậy, đối với nông nghiệp Việt Nam, ngoại trừ một số mặt hàng trong danh mục hàng nông sản nhạy cảm (51 dòng thuế) sẽ có thuế suất 0 - 5% vào năm 2010 và 27 dòng thuế trong Danh mục loại trừ hoàn toàn không đưa vào cắt giảm, còn lại tất cả các mặt hàng khác đều phải cắt giảm thuế suất nhập khẩu xuống 0 - 5% từ năm 2006.

3.1.1.2. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)

Tháng 11/2002, các nước ASEAN và Trung Quốc ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc bao gồm thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Nội dung quan trọng và chủ yếu nhất là thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) trong vòng 10 năm, có sự đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước mới gia nhập ASEAN gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV).


Trong phần thương mại hàng hoá, thực thi ngay Chương trình “Thu hoạch sớm” nhằm cắt giảm thuế các nông sản thô, thuỷ sản, động vật sống, thịt, sữa, rau quả chưa chế biến. Thời gian thực hiện chương trình này là 3 năm đối với Trung Quốc và với 6 nước ASEAN cũ (bắt đầu từ 1/1/2004 và kết thúc 1/1/2006); 4 nước ASEAN mới (CLMV) thực hiện từ 1/1/2004 và kết thúc 1/1/2008.

Chương trình cắt giảm thuế quan cho các hàng hoá thông thường được bắt đầu thực hiện từ tháng 7/2005. Theo đó, các mặt hàng đều được tiến hành cắt giảm với nguyên tắc mặt hàng nào có thuế suất cao sẽ cắt giảm nhiều hơn. Đến năm 2009, đa số sẽ giảm xuống còn tối đa là 15%; đến 2013 sẽ thực hiện tự do hoá hoàn toàn xuống từ 0 đến 5%.

Chương trình thu hoạch sớm Việt Nam - Trung Quốc thực hiện trong 5 năm (2004 - 2008). Riêng đối với Việt Nam, từ ngày 01/01/2004, Trung Quốc cắt giảm dần 206 dòng thuế nhập khẩu từ Việt Nam và Việt Nam cắt giảm dần 88 dòng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc xuống bằng 0% trước ngày 01/01/2008.

3.3.1.3. Tự do hoá thương mại trong APEC

Mục tiêu tự do hoá thương mại của APEC là đến năm 2010 (đối với các nền kinh tế phát triển) và năm 2020 (đối với các nền kinh tế đang phát triển) sẽ thực hiện tự do hoá thương mại hoàn toàn giữa các nền kinh tế thành viên APEC không quy định cụ thể lịch trình, mà các nước tự xây dựng lịch trình của mình để đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC tháng 11/1997, các nền kinh tế thành viên đã nhất trí thông qua chương trình 15 lĩnh vực tự nguyện thực hiện tự do hoá sớm, trong đó, có 9 lĩnh vực ưu tiên thực hiện từ năm 1999 và 6 lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp và thuỷ sản,, mà cụ thể là các sản phẩm lâm nghiệp và các sản phẩm từ cá. Riêng ngành nông nghiệp, Việt Nam dự kiến sẽ tham gia chương trình đối với các sản phẩm gỗ nguyên liệu, còn các sản phẩm khác chưa tham gia. Trong 6 lĩnh vực không thuộc diện ưu tiên thì có 3 lĩnh vực liên quan đến công nghiệp chế biến nông, lâm sản, đó là: cao su tự nhiên; thực phẩm (chủ yếu các loại nông sản chế biến); hạt có dầu và các sản phẩm từ hạt có dầu.

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí