Thực Trạng Phát Triển Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Bắc Ninh (Vietinbank Bắc Ninh)


hình chính trị bất ổn, nhu cầu tín dụng sẽ giảm làm ảnh hưởng đến chất lượng của các khoản tín dụng.

* Môi trường pháp lý

Một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất với các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng cho các DNNVV sẽ thực sự là kim chỉ nam giúp các ngân hàng có cơ sở để tiến hành hoạt động của mình một cách trôi chảy cũng như có điều kiện mở rộng tín dụng cho các DNNVV hơn. Ngoài ra, với chính sách pháp luật tạo ra được một sân chơi bình đẳng cho các DNNVV với các thành phần kinh tế khác về mọi lĩnh vực sẽ là một trong những nhân tố giúp cho các DNNVV dễ dàng tiếp các các nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

* Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên không thuận lợi như: hạn hán, lũ lụt, động đất, hoả hoạn...sẽ làm giảm đầu tư, gây khó khăn cho nền kinh tế nói chung và các DNNVV nói riêng. Các DNNVV sẽ không thể trả được nợ cho ngân hàng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng, làm giảm hiệu quả của khoản vay.

* Môi trường văn hoá-xã hội

Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá được tạo lập từ thói quen của người dân và nó ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực hoạt động, khả năng tiêu thụ hàng hoá của các DNNVV cũng như khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó nó ảnh hưởng ít nhiều đến tín dụng ngân hàng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài các yếu tố chất lượng nguồn nhân lực, đất đai, chất lượng sản phẩm... DNNVV cần huy động và phát huy hiệu quả vốn đầu tư từ các ngân hàng thương mại đồng thời các ngân hàng thương mại cần có sự điều chỉnh chính sách, xây dựng các chủ trương, giải pháp hữu hiệu để phát huy tiềm năng, thế mạnh để cùng đồng hành, phát triển bền vững trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NINH (VIETINBANK BẮC NINH)

2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tiền thân của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Bắc Ninh là Ngân hàng Công Thương Bắc Ninh. Ngân hàng Công Thương Bắc Ninh là chi nhánh cấp 2 trực thuộc ngân hàng Công Thương Hà Bắc trước đây. Sau khi tỉnh Hà Bắc được chia tách thành 02 tỉnh là: Bắc Ninh và Bắc Giang thì ngân hàng Công Thương Bắc Ninh chính thức trở thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng Công Thương Việt Nam kể từ ngày 01/01/1997.

Trải qua 23 năm đổi mới và phát triển, Ngân hàng Công thương Bắc Ninh đang dần từng bước khẳng định vị thế trên thị trường tài chính - Ngân hàng trong tỉnh. Tính đến hết 31/12/2019 chi nhánh Bắc Ninh có 06 phòng nghiệp vụ, 08 Phòng giao dịch hỗn hợp ( PGD cung cấp dịch vụ cho vay và huy động vốn), 02 Phòng giao dịch dịch vụ (PGD chỉ cung cấp dịch vụ huy động vốn). Số lượng cán bộ nhân viên đang dần được trẻ hóa để thích ứng được với nhu cầu phát triển mới. Hiện tại, số lượng cán bộ nhân viên trong chi nhánh là 126 người, số lượng cán bộ có tuổi đời dưới 35 trong Chi nhánh chiếm trên 70% tổng số lượng cán bộ. Tuổi đời bình quân của toàn chi nhánh là 37. Số lượng cán bộ có trình độ trên đại học là 40 người, Cán bộ có trình độ đại học là 82 người, 3 người trình độ cao đẳng và trung cấp làm nhiệm vụ lái xe và bảo vệ.

Địa bàn hoạt động kinh doanh của NHCT Bắc Ninh khá rộng dàn trải theo địa giới hành chính và tập trung tại những khu vực kinh tế tập trung, đông dân cư và các nhà máy xí nghiệp trong tỉnh và các KCN tập trung. PGD có vị trị ở xa trụ sở Chi nhánh nhất có khoảng cách là 36 km. Đặc điểm này thuận lợi cho NHCT Bắc Ninh trong việc cạnh tranh để phát triển.


2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ

Giám đốc

Các phó giám đốc

Sau 23 năm hoạt động và phát triển, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Bắc Ninh đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động cùng với một hệ thống tổ chức với nhiều phòng ban có nhiệm vụ và chức năng khác nhau.


Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Các

KHDN

Tổng

Hợp

TCHC

HTTD

Bán lẻ

Kế Toán

PGD

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh - 6


Mô hình tổ chức bộ máy của Vietinbank Bắc Ninh

Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và ba phó giám đốc có nhiệm vụ lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các phó Giám đốc được phân công phụ trách các mảng nghiệp vụ khác nhau bao gồm: Phó Giám đốc phụ trách công tác bán lẻ, Phó Giám đốc phụ trách mảng KHDN và 01 phó Giám đốc phụ trách khối tác nghiệp.

Khối kinh doanh:

- Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng bán lẻ: có chức năng phân tích, thẩm định dự án vay vốn, đánh giá hiệu quả khả năng sinh lời của các phương án kinh doanh, quyết định cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp/cá nhân.

- Các phòng giao dịch: Hoạt động của các phòng giao dịch trên địa bàn cũng giống như hoạt động của ngân hàng trung tâm bao gồm các hoạt động huy động vốn, cho vay, chuyển tiền,.... Tuy nhiên về tổ chức các phòng này chỉ bao gồm trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên phụ trách về kế toán, kho quỹ, tín dụng....


Quyền hạn của các phòng này cũng thu hẹp hơn so với tại trụ sở Chi nhánh. Có 2 loại phòng GD là PGD hỗn hợp ( thực hiện nghiệp vụ cho vay và huy động vốn) và PGD dịch vụ ( chỉ thực hiện nghiệp vụ huy động vốn)

Khối tác nghiệp:

- Phòng kế toán giao dịch: Có trách nhiệm kiểm nhận và quản lý đầy đủ, đúng, kịp thời các loại hồ sơ, tài liệu và trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán kinh doanh, thanh toán theo quy định của ngân hàng.

+ Thực hiện nhiệm vụ huy động vốn và bán các sản phẩm dịch vụ liên quan đến tài khoản thanh toán, thẻ, bảo hiểm..

+ Xây dựng kế hoạch tài chính của toàn Chi nhánh, phối hợp cùng phòng TCHC thực hiện thanh quyết toán các chi phí duy trì hoạt động của Chi nhánh, các khoản nộp ngân sách theo quy định và các chế độ của người lao động.

+ Tổng hợp, lưu trữ tài liệu về hoạch toán kế toán và thực hiện báo cáo theo chế độ quy định. Chấp hành quy định của NHCt Việt Nam về đảm bảo an toàn kho quỹ.

+ Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin điện toán, phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

- Phòng hỗ trợ tín dụng: Thực hiện tác nghiệp giải ngân; đăng ký giao dịch bảo đảm; soạn thảo các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp giúp cho các phòng bán hàng giảm tải tác nghiệp để tập chung công tác phát triển thị trường.

Khối hỗ trợ:

- Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác hành chính quản trị: Mua sắm tài sản, công cụ, sửa chữa, bảo dưỡng, các khoản chi phí liên quan đến việc duy trì hoạt động của NHCT Bắc Ninh. Đề xuất, tham mưu trong công tác điều hành nhân sự, tiền lương, chế độ cho người lao động....

.- Phòng Tổng hợp: Đầu mối trong công tác báo cáo, xây dựng kế hoạch kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ hậu kiểm để phát hiện sai sót phòng ngửa rủi ro, phối hợp với các phòng trong công tác thu nợ xử lý rủi ro


2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam- Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019

Năm 2019 là năm thứ 9 liên tục Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh được ghi nhận là Chi nhánh hoàn thành suất sắc nhiệm vụ trong hệ thống NH TMCP Công thương Việt Nam. Trong giai đoạn 2017-2020 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Vietinbank Bắc Ninh trên các lĩnh vực hoạt động; huy động vốn, cho vay, lợi nhuận trong bối cảnh hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chịu sự cạnh tranh gay gắt của hơn 30 tổ chức tín dụng.

2.1.3.1. Công tác huy động vốn:

Công tác huy động vốn ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển cho vay. Khai thác triệt để lợi thể là ngân hàng có bề dày hoạt động, có uy tín, trụ sở Chi nhánh đặt giữa trung tâm Tỉnh với mật độ dân cư đông đúc, thu nhập của người dân ở mức cao so với bình quân chung cả nước vì vậy Vietinank Bắc Ninh luôn bám sát mục tiêu phát triển nguồn tiền gửi dân cư ( tiền gửi tiết kiệm) đây là nguồn tiền gửi bền vững, an toàn. Bên cạnh đó Vietinbank Bắc Ninh cũng tập chung khai thác các nguồn vốn khác: Tiền gửi KHDN, tiền gửi định chế tài chính....

Bảng 2.1. Kết quả công tác huy động vốn tại VietinBank Bắc Ninh (2017 - 2019)‌

(Đơn vị: tỷ đồng)



Chỉ tiêu

Năm

2017

Năm 2018

Năm 2019

Số

tiền

Số tiền

So với năm 2017

Số tiền

So với năm 2018

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Nguồn vốn huy động

3.566

4.270

+ 704

+19,7

4.690

+420

+ 9,8 %

Tiền gửi doanh

nghiệp

785

1.092

+307

+ 39,1

1.105

+13

+ 1,1%

Tiền gửi cá nhân

2.548

2.993

+ 445

+17,4

3.397

+404

13,4%

Tiền gửi khác

233

185

-48

-21,5

188

+3

+1,62 %

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Bắc Ninh các năm 2017-2018-2019)


Công tác huy động vốn của NHCT Bắc Ninh năm 2018 có mức tăng trưởng lớn, theo số liệu tại ngày 31/12/2018, nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 4.270 triệu đồng, tăng 704 triệu đồng so với nguồn vốn huy động năm 2017, tương đương 19,7%. Nguồn tiền gửi cá nhân vẫn chiếm ưu thế trên tổng nguồn vốn huy động với tỷ đồng, tương đương tỷ trọng 70%. Nguồn tiền gửi của doanh nghiệp đạt 1.093 tỷ đồng, tương đương với 26% nguồn vốn huy động. Tiền gửi khác là 185 tỷ đồng ( tiền gửi của kho bạc thành phố và tỉnh Bắc Ninh) chiếm 4% nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động tăng ở 2 phân khúc là cá nhân và KHDN, giảm ở phân khúc tiền gửi khác..

Năm 2019, VietinBank Bắc Ninh tiếp tục giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đã giảm hơn so với năm 2018. Số dư nguồn vốn huy động đạt 4.690 tỷ đồng, tăng trưởng 9,8 % so với năm 2018. Trong đó, nguồn tiền gửi khách hàng doanh nghiệp đạt 1.105 tỷ đồng, tăng 13 tỷ đồng so với đầu năm. Nguồn tiền gửi cá nhân đạt 3.397 tỷ đồng, tăng 13,5% tương đương 404 tỷ đồng so với năm 2018. Nguồn tiền gửi khác đạt 188 tỷ đồng, tăng 3 tỷ đồng tương ứng mức tăng 1,62%.

Có thể nhận thấy qua 3 năm 2017-1019 nguồn vốn huy động của Vietinbank Bắc Ninh đã tăng 1.124 tỷ đồng trong bối cảnh thị trường huy động vốn cạnh tranh rất gay gắt, mặt bằng lãi suất huy động vốn của Vietinbank Bắc Ninh luôn thấp hơn so với các NHTM cổ phần ( Seabank, NH quốc dân, Sacom bank…) đồng thời thị phần bị chia sẻ do một số NH TMCP mở mới chi nhánh tại Bắc Ninh ( NH Bản việt, NH Tiên phong Bank, NH Phương đông, …..). Điều này cho thấy: Vietinbank bằng uy tín của mình cùng với chiến lược kinh doanh phù hợp đã giúp Vietinbank huy động tăng trưởng mạnh mẽ mang lại lợi nhuận và nâng cao vị thế của mình trên thị trường.


Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động VietinBank Bắc Ninh năm 2017-2019


Năm 2017

Năm 2018


4%

7%


22%

26%


71%


70%


Năm 2019

4%

24%

72%

Tiền gửi doanh nghiệp

Tiền gửi cá nhân

Tiền gửi khác

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Bắc Ninh các năm 2017-2018-2019)

Qua biểu đồ có thể thấy cơ cấu nguồn vốn của Vietinbank Bắc ninh qua 3 năm không có nhiều biến động. Nguồn vốn khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn giao động từ 70 – 72%. Cơ cấu trên được đánh giá là cơ cấu có tính ổn định và bền vững cao. Chi nhánh đã nỗ lực tập trung khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đẩy mạnh triển khai các hình thức huy động vốn đa dạng, hấp dẫn, chủ động tiếp cận khách hàng, giúp góp phần nâng cao mức tăng trưởng của nguồn vốn.

2.1.3.2. Hoạt động cho vay:

Hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Bắc Ninh tăng trưởng đều qua các năm ở các phân khúc khách hàng. Việc phát triển hoạt động cho vay không những mang lại lợi nhuận cho chi nhánh mà còn góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế của Tỉnh. Nguồn vốn vay đã đáp ứng kịp thời

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí