Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiêp Nhỏ Và Vừa Tại Ngân Hàng


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIÊP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái quát về khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế thị trường:

1.1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có quy mô được giới hạn bởi tiêu thức lao động, vốn, hoặc giá trị tài sản hoặc doanh thu tùy theo quy định của mỗi quốc gia.

Mục đích của việc phân loại DNNVV để xây dựng các chính sách trợ giúp phát triển DNNVV, mặt khác để tăng cường quản lý nhà nước về hỗ trợ phát triển DNNVV. Việc phân loại DNNVV thể hiện sự coi trọng vai trò, vị trí của DNNVV trong nền kinh tế.

Tại Việt Nam, theo quy định tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo khu vực kinh tế ở Việt Nam:



STT


Lĩnh vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa


Số lao động

Tổng doanh thu

Tổng nguồn vốn


Số lao động

Tổng doanh thu

Tổng nguồn vốn


Số lao động

Tổng doanh thu

Tổng nguồn vốn


1

Nông, lâm nghiệp và thủy sản


Không quá 10 người


Không quá 3 tỷ đồng


Không quá 3 tỷ đồng


Không quá 100 người


Không quá 50 tỷ đồng


Không quá 20 tỷ đồng

Không quá 200

người

Không quá 200 tỷ đồng

Không quá 100 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh - 3



STT


Lĩnh vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa


Số lao động

Tổng doanh thu

Tổng nguồn vốn


Số lao động

Tổng doanh thu

Tổng nguồn vốn


Số lao động

Tổng doanh thu

Tổng nguồn vốn


2

Công nghiệp và xây dựng

Không quá 10 người

Không quá 3 tỷ đồng

Không quá 3 tỷ đồng

Không quá 100 người

Không quá 50 tỷ đồng

Không quá 20 tỷ đồng

Không quá 200

người

Không quá 200 tỷ

đồng

Không quá 100 tỷ

đồng


3

Thương mại và dịch vụ

Không quá 10 người

Không quá 10 tỷ đồng

Không quá 3 tỷ đồng

Không quá 50 người

Không quá 100 tỷ đồng

Không quá 50 tỷ đồng

Không quá 100

người

Không quá 300 tỷ

đồng

Không quá 100 tỷ

đồng


1.1.1.2 Đặc trưng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)

* Tính chất hoạt động kinh doanh

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tập trung ở nhiều khu vực chế biến và dịch vụ, tức là gần với người tiêu dùng hơn. Trong đó cụ thể là:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là vệ tinh, chế biến bộ phận chi tiết cho các doanh nghiệp lớn với tư cách là tham gia vào các sản phẩm đầu tư.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các dịch vụ đa dạng và phong phú trong nền kinh tế như các dịch vụ trong quá trình phân phối và thương mại hoá, dịch vụ sinh hoạt và giải trí, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ.

Trực tiếp tham gia chế biến các sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng với tư cách là nhà sản xuất toàn bộ.

Chính nhờ tính chất hoạt động kinh doanh này mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi thế về tính linh hoạt. Có thể nói tính linh hoạt là đặc tính trội của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhờ cấu trúc và quy mô nhỏ nên khả năng thay đổi mặt hàng, chuyển hướng kinh doanh thậm chí cả địa điểm kinh doanh được coi là mặt mạnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.


* Về nguồn lực vật chất

Nhìn chung các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế bởi nguồn vốn, tài nguyên, đất đai và công nghệ. Sự hữu hạn về nguồn lực này là do tôn chỉ và nguồn gốc hình thành doanh nghiệp. Mặt khác còn do sự hạn hẹp trong các quan hệ với thị trường tài chính - tiền tệ, quá trình tự tích luỹ thường đóng vai trò quyết định của từng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhận thức về vấn đề này các quốc gia đang tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ có thể tiếp cận thị trường tài chính – tiền tệ góp phần tăng thêm nguồn lực giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển hiệu quả, bền vững.

* Về năng lực quản lý điều hành

Xuất phát từ nguồn gốc hình thành, tính chất, quy mô... các quản trị gia doanh nghiệp vừa và nhỏ thường nắm bắt, bao quát và quán xuyến hầu hết các mặt của hoạt động kinh doanh. Thông thường họ được coi là nhà quản trị doanh nghiệp hơn là nhà quản lý chuyên sâu. Chính vì vậy mà nhiều kỹ năng, nghiệp vụ quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất thấp so với yêu cầu.

* Về tính phụ thuộc hay bị động:

Do các đặc trưng kể trên nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị thụ động nhiều hơn ở thị trường. Cơ hội “đánh thức”, “dẫn dắt” thị trường của họ rất nhỏ. Nguy cơ “bị bỏ rơi”, phó mặc được minh chứng bằng con số doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Chẳng hạn ở Mỹ, bình quân mỗi ngày có tới 100 doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản (đương nhiên lại có số doanh nghiệp tương ứng phù hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới xuất hiện), nói cách khác các doanh nghiệp vừa và nhỏ có “tuổi thọ” trung bình thấp.

1.1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế

Những vai trò quan trọng đó của DNNVV được thể hiện cụ thể như sau:

- Là nơi tạo ra việc làm chủ yếu

Ở hầu hết các nước, các DNNVV đều chiếm một số lượng rất lớn, lại phân tán nhiều trên mọi địa bàn của quốc gia. Chính vì vậy, số lượng DNNVV ngày càng gia tăng đã giải quyết một khối lượng lớn việc làm trong xã hội, đặc biệt là những


người lao động thu nhập thấp, làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần làm giảm tình trạng di dân vào các khu đô thị lớn, giảm thiểu thất nghiệp và các tệ nạn xã hội.

- Khai thác và phát huy tối đa nguồn lực xã hội

+ Thu hút vốn đầu tư trong dân cư: Trong dân cư còn rất nhiều tiềm năng vẫn chưa được khai thác và sử dụng đúng mức như tiềm năng về tài chính, về nguồn lực lao động, kinh nghiệm, trí óc… Nếu như các doanh nghiệp lớn thường không có mặt ở những địa phương khó khăn thì các DNNVV lại có mặt ở khắp mọi nơi, điều đó giúp cho các doanh nghiệp này tận dụng và khai thác tốt các nguồn lực tại chỗ trong dân cư. Để thành lập một DNNVV không cần lượng vốn đầu tư ban đầu quá lớn nên các tầng lớp dân cư có thể tham gia góp vốn để sản xuất kinh doanh, từ đó thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Bên cạnh đó, các DNNVV có thể tận dụng nguồn lao động và nguyên liệu giá rẻ, làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm.

+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Các DNNVV với những ưu thế như: không yêu cầu vốn đầu tư quá lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, giá lao động rẻ… đang dần trở thành mục tiêu cho các nhà đầu tư nước ngoài hướng tới. Đây cũng chính là cơ hội tốt để những người lãnh đạo các DNNVV học hỏi được kinh nghiệm quản lý và điều hành doanh nghiệp, người lao động được nâng cao tay nghề, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ, chất lượng sản phẩm được cải tiến, từ đó tham gia vào quá trình xuất khẩu.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Phần lớn các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế thường chỉ tập trung ở những vùng đô thị, là nơi có cơ sở hạ tầng tốt, dân cứ đông đúc và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Trong khi đó, các DNNVV lại có mặt ở mọi vùng miền, mọi khu vực của đất nước, kể cả những vùng nông thôn hay những nơi kinh tế còn chưa phát triển. Các doanh nghiệp này thường không yêu cầu trình độ người lao động cao nên đã thu hút được một lượng lớn lao động trong khu vực nông nghiệp, nhờ đó thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, làm cho các ngành công


nghiệp, thương mại – dịch vụ phát triển và thu hẹp dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

Bên cạnh đó, sự phát triển của các DNNVV tại những nơi kinh tế còn yếu kém mà các doanh nghiệp lớn chưa tiếp cận đã giúp khai thác tối đa tiềm năng của những vùng này, góp phần giảm bớt chênh lệch về thu nhập giữa các bộ phận dân cư, tạo ra sự phát triển tương đối đồng đều giữa các vùng trong cả nước.

- Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân

Ở mỗi quốc gia, hầu hết các doanh nghiệp đều tồn tại dưới hình thức doanh nghiệp siêu nhỏ, DNNVV. Do số lượng các doanh nghiệp này ngày càng đông và phân bố rộng khắp trong hầu hết các ngành, lĩnh vực nên đóng góp của các doanh nghiệp này vào tổng thu nhập quốc dân của mỗi quốc gia ngày càng lớn. Số tiền mà khối doanh nghiệp này đóng góp vào ngân sách quốc gia cũng ngày một nhiều hơn, hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu của Chính phủ vào công tác an sinh xã hội và các chương trình phát triển khác.

- Hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động

Sự ra đời cũng như phát triển của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào những nhà sáng lập ra chúng. Do đặc thù là số lượng các DNNVV rất lớn, lại thường xuyên phải thay đổi để thích nghi tốt hơn với môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, sự sát nhập, giải thể và xuất hiện các DNNVV lại diễn ra thường xuyên, trong mọi giai đoạn. Điều đó tạo ra sức ép lớn, buộc những người quản lý và những nhà sáng lập ra các doanh nghiệp phải có được sự linh hoạt cao trong quản lý và điều hành, dám nghĩ dám làm, biết chấp nhận mạo hiểm để chớp lấy thời cơ. Sự có mặt của đội ngũ những người quản lý này, cùng với khả năng, trình độ, nhận thức của họ về tình hình thị trường và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động rất lớn đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa.


1.1.2 Hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại

1.1.2.1. Khái niệm về cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo quy định tại thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 30 tháng 12 năm 2016 Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng khái niệm về cho vay được quy định như sau:

Cho vay là hình thức cấp tín dụng theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

Cho vay đối với DNNVV là hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng cho đối tượng khách hàng là DNNVV để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Đặc điểm hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM:

- Đối tượng cho vay: Là các doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Hoạt động cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền tệ là loại hình cho vay phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế quốc dân.

- Hoạt động cho vay của ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại.

- Hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh các nguồn vốn với nhau để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay.

1.1.2.2. Phân loại cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa :

* Theo thời hạn cho vay:

- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng, được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.


- Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến dưới 60 tháng, được sử dụng chủ yếu để mua sắm tài sản cố định, đổi mới và cải tiến trang thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.

- Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 60 tháng trở lên, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, cải tiến và mở rộng sản xuất kinh doanh quy mô lớn, có thời hạn thu hồi vốn chậm.

* Theo mục đích sử dụng vốn

Căn cứ vào mục đích cho vay được chia thành:

- Cho vay sản xuất và kinh doanh: Là hoạt động cho vay đối với các chủ thể kinh tế để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa. Nó đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, cho vay chi phí sản xuất hoặc đáp ứng nhu cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các doanh nghiệp. Hoạt động cho vay này đã xuất hiện từ rất sớm và rất phát triển trên thế giới, chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.

- Cho vay đầu tư tài sản cố định, nhà xưởng và máy móc thiết bị: Là loại cho vay nhằm đổi mới, cải tạo trang thiết bị, nhà xưởng, máy móc hỗ trợ doanh nghiệp thay đổi về công nghệ, kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động.

* Theo xuất xứ cho vay:

- Cho vay trực tiếp: Là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng trực tiếp cấp vốn cho người có nhu cầu và người đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân hàng.

- Cho vay gián tiếp: Là hình thức cấp tín dụng được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng chỉ nợ còn thời hạn thanh toán của khách hàng.

* Theo hình thức đảm bảo

- Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: Là hoạt động cho vay được ngân hàng cung cấp với điều kiện phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba. Loại hình cho vay này được áp dụng đối với khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng. Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để trong trường hợp khách


hàng không thể trả được nợ thì ngân hàng vẫn có nguồn bù đắp. Loại hình tín dụng này có mức độ rủi ro thấp.

- Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản: Là loại cho vay không cần tài sản cầm cố thế chấp hay bảo lãnh của bên thứ ba. Việc cho vay dựa chủ yếu trên uy tín của khách hàng. Loại tín dụng này được cung cấp cho khách hàng có uy tín cao, những khách hàng có mối quan hệ tốt và lâu dài với ngân hàng, có tình hình tài chính lành mạnh, có mối quan hệ tốt với các tổ chức tài chính. Đối với loại tín dụng này ngân hàng sẽ gặp rủi ro rất cao nếu đánh giá sai về khách hàng, do vậy việc cho vay cần được quản lý chặt chẽ bằng các biện pháp nghiệp vụ và thông qua nhiều nguồn tin để có những đánh gía chính xác về khách hàng.

1.1.2.3 Nguyên tắc cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa:

- Nguyên tắc thứ nhất: Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên ngân hàng và khách hàng thỏa thuận có ghi trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và không trái với quy định của pháp luật. Nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và không có hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và thu hồi vốn của ngân hàng, nghiêm trọng hơn là giảm uy tín của ngân hàng. Trong trường hợp khách hàng vi phạm nguyên tắc này ngân hàng cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện chính sách kịp thời để ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Mặt khách ngân hàng cũng cần phải đảm bảo đáp ứng vốn kịp thời khi khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích. Hơn nữa mục đích của số tiền vay là căn cứ cơ sở để xem xét tính khả thi, hiệu quả, khả năng thu hồi vốn trong khâu thẩm định để đưa ra quyết định cho vay.

- Nguyên tắc thứ 2: Hoàn trả gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay. Về cơ bản nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng và nguồn vốn khách hàng ngân hàng đi vay. Do đó sau khi cho vay trong một thời gian nhất định

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023