Phát Triển Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tại Các Ngân Hàng Thương Mại


khách hàng phải hoàn trả lại để ngân hàng thực hiện nghĩa vụ trả nwoj cho khách hàng gửi tiền. Ngoải ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho vay ngân hàng cũng cần phái có thu nhập để bù đắp chi phí như: đầu tư TSCĐ, trả lượng cán bộ, nhân viện, nộp thuế, trích lập các quỹ, trích lập các quỹ...Vì vậy ngân hàng phải thu thêm các khoản chênh lệch ngoài số vốn gốc cho vay đó là lãi vay và một số khoản lãi trả chậm khác. Để thực hiện được nguyên tắc này trong quản lý vốn vay, ngân hàng phải xác định thời hạn cũng như kỳ hạn trả nợ các khoản vay , đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình trả nợ của khách hàng để có ứng phó kịp thời.

1.1.2.4 Các phương thức cho vay

Nhằm đáp ứng được nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng trong việc vay vốn, Ngân hàng thương mại đưa ra nhiều phương thức cho vay khác nhau. Nếu căn cứ vào quy định cho vay hiện hành của Ngân hàng nhà nước thì phương thức cho vay bao gồm:

1.1.2.4.1. Phương thức cho vay từng lần

Cho vay từng lần là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng và ngân hàng đều phải làm các thủ tục cần thiết (khách hàng thiết lập hồ sơ vay vốn, ngân hàng xét duyệt cho vay) và ký hợp đồng tín dụng.

Cho vay từng lần là hình thức cho vay theo món, khi có nhu cầu khách hàng xin vay một khoản tiền cho một mục dích sử dụng vốn cụ thể như: Thanh toán cho việc mua hàng và các chi phí sản xuất kinh doanh khác.

Nhu cầu vay = Nhu cầu vốn lưu động - Vốn chủ sở hữu và vốn huy động khác.

Trong đó, việc xác định nhu cầu vốn lưu động sẽ dựa trên nhu cầu chi phí sản xuất kinh doanh ngắn hạn trực tiếp cần thiết cho việc thực hiện phương án bổ sung vốn lưu động.

Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ gốc được xác định tùy thuộc vào đặc điểm chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, nguồn thu trả nợ trong thời hạn cho vay.

Trong mỗi hợp đồng tín dụng khách hàng có thể rút vốn vay làm nhiều lần tùy theo tiến độ và nhu cầu sử dụng vốn vay thực tế. Khi rút vốn vay khách hàng phải lập bảng kê rút vốn theo mẫu của ngân hàng và được ngân hàng chấp nhận. Ngân hàng


có thể chấp nhận một phần hoặc toàn bộ số tiền được rút theo bảng kê rút vốn và số tiền ngân hàng duyệt rút vốn là khoản nợ chính thức của lần rút vốn đó.

Việc trả nọa được thực hiện theo lịch trả nợ đã được thỏa thuận và xác định trong hợp đồng tín dụng. Khi bất cứ một khoản nợ nào đến hạn theo hợp đồng tín dụng đã được ký kết, khách hàng phải chủ động trả nợ cho ngân hàng, nếu khách hàng không chủ động trả nợ thì ngân hàng có quyền trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ.

1.1.2.4.2. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng:

Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng, duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Thời hạn duy trì hạn mức cho vay được tính từ thời điểm hạn mức cho vay bắt đầu có hiệu lực, cho đến thời điểm hạn mức cho vay đó hết hiệu lực hoặc hạn mức cho vay khác thay thế.

Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Cho vay theo hạn mức tín dụng thường được áp dụng đối với các khách hàng có nhu cầu vay vốn - trả nợ thường xuyên, có đặc điểm sản xuất - kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần, có uy tín với ngân hàng.

Quy mô của hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở dự tính về lượng vốn lớn nhất mà doanh nghiệp có thể cần tại bất kỳ thời điểm nào trong suốt thời hạn duy trì hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn lưu động - Các khoản chiếm dụng - Vốn lưu động ròng.

Trong đó, việc xác định nhu cầu vốn lưu động có thể xác định mức bình quân dựa trên doanh thu thuần và vòng quay vốn lưu động hoặc căn cứ vào chi phí sản xuất kinh doanh ngắn hạn trực tiếp cần thiết cho việc thực hiện phương án bổ sung vốn lưu động.


Khi cho vay theo hạn mức tín dụng, có thể ngân hàng sẽ đòi hỏi khách hàng phải duy trì một số dư tối thiểu về tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Nó được xác định trên tổng hạn mức hoặc theo phần hạn mức chưa được sử dụng. Điều đó giúp ngân hàng kiểm soát việc sử dụng tiền vay của khách hàng được chặt chẽ cũng như nâng cao trách nhiệm của người vay trong quá trình sử dụng vốn.

1.1.2.4.3. Phương thức cho vay theo dự án đâu tư

Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

Trong cho vay dự án đầu tư, số tiền cho vay được xác định trên cơ sở nhu cầu vốn đầu tư của dự án, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm theo quy định của từng ngân hàng cho vay, nguồn trả nợ của khách hàng.

Do đặc điểm luân chuyển của đối tượng vay nên thời hạn cho vay được các bên thỏa thuận trong khoảng thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ. Vốn vay có thể được rút toàn bộ một hoặc nhiều lần phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn thực tế của khách hàng.

Do dự án đầu tư thường có quy mô lớn, thời hạn thực hiện dài nên vốn vay được giải ngân và hoàn trả nhiều lần.

1.1.2.4.4. Một số phương thức cho vay khác :

Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.

Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Phương thức cho vay trả góp thường được áp dụng đối với khách hàng cá nhân cho mục đich tiêu dùng.

Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết bảo đảm sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng và mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.


Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt của tổ chức tín dụng.

Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là phương thức cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng tới một hạn mức nhất định trong một thời gian nhất định.

Các phương thức cho cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy chế cho vay hiện hành và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay.

1.1.2.5. Vai trò của cho vay DNNVV :

*Vai trò của cho vay DNNVV với ngân hàng thương mại:

- Hiện nay các NH đều rất chú trọng đến phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa vì những lợi ích từ phân khúc khách hàng này mang lại là rất lớn. Với quy mô nhỏ và vừa doanh nghiệp rất linh hoạt và dễ thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh vì vậy các DNNVV hoạt động khá hiệu quả điều này giúp cho việc cho vay vốn của ngân hàng an toàn, hiệu quả, bền vững

- DNNVV chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp của nền kinh tế vì vậy nếu không phát triển cho vay DNNVV ngân hàng sẽ mất thị phần, mất cơ hội mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng.

* Vai trò của vốn vay đối với hoạt động của các DNNVN

Trong nền kinh tế thị trường sự tồn tại và phát triển của các DNNVV là một tất yếu khách quan và cũng như các loại hình doanh nghiệp khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp này cũng sử dụng vốn vay ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cũng như để tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn của mình. Vốn vay ngân hàng đầu tư cho các DNNVV đóng vai trò rất quan trọng, nó không những thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế này mà thông qua đó tác động trở lại thúc đẩy hệ thống ngân hàng, đổi mới chính sách tiền tệ hoàn thiện các cơ chế chính sách về tín dụng, thanh toán ngoại hối…


Vốn vay ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các DNNVV được liên tục.

Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn cần phải cải tiến kỹ thuật thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để tồn tại đứng vững và phát triển trong cạnh tranh. Trên thực tế không một doanh nghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phương thức kinh doanh. Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh đựơc liên tục.

* Vốn vay ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNNVV.

Khi sử dụng vốn vay ngân hàng các doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng phải đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và phải tôn trọng các điều khoản của hợp đồng cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn có vốn tín dụng của ngân hàng phải có phương án sản xuất khả thi. Không chỉ thu hồi đủ vốn mà các doanh nghiệp còn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh chóng vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi. Trong quá trình cho vay ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.

- Vốn vay ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho DNNVV:

Trong nền kinh tế thị trường hiếm doanh nghiệp nào dùng vốn tự có để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các DNNVV do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì vốn hạn hẹp. Để hiệu quả thì doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lý nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất.


-Vốn vay ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV :

Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và đứng vững thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Đặc biệt đối với các DNNVV, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh trước các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài là một vấn đề khó khăn. Xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp này là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được. Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa. Như vậy có thể đáp úng kịp thời, các DNNVV chỉ có thể tìm đến vốn vay ngân hàng. Chỉ có vốn vay ngân hàng mới có thể giúp doanh nghiệp thưc hiện được mục đích của mình là mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.

-Vốn vay góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các DNNVV thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước.

Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã và đang tập trung tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể, các doanh nghiệp sau khi có quyết định cổ phần hoá sẽ tự phát hành cổ phiếu hay các hình thức huy động vốn khác để có vốn hoạt động. Trước tình hình đó các ngân hàng cũng tập trung phát triển các dịch vụ trên thị trường chứng khoán nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn như dịch vụ lưu ký chứng khoán, mua bán cổ phiếu, trái phiếu, bảo lãnh phát hành, tư vấn tài chính…Hơn nữa các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các cổ phiếu, trái phiếu làm tài sản đảm bảo vay khi tham gia vào quá trình cổ phần hoá và đó chính là động lực thúc đẩy quá trình cổ phần hoá hiện nay.


1.2. Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các Ngân hàng thương mại

1.2.1. Quan điểm về phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM là sự gia tăng về quy mô, số lượng, phạm vi các khoản cho vay DNNVV của ngân hàng trong một thời gian nhất định trên cơ sở đi đôi với nâng cao chất lượng cho vay.

- Phát triển số lượng khách hàng là DNNVV: Cùng với việc tập trung hoạt động trong vùng thị trường quen thuộc sẵn có, các NHTM cần chú trọng đến việc mở rộng ra các địa bàn tiềm năng khác đồng thời đa dạng hóa khách hàng cho vay. Cùng với việc mở rộng thị trường về mặt địa lý, số lượng khách hàng vay vốn và các danh mục ngành nghề của khách hàng là DNNVV cũng được mở rộng vì mỗi vùng địa lý khác nhau lại cho ra đời nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng vùng.

-Mở rộng quy mô cho vay, tăng tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV : Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như hiện nay, sự có mặt ngày càng nhiều của các NHTM đã đặt ngân hàng vào thế cạnh tranh gay gắt. Do vậy việc phát triển cho vay đồng nghĩa với việc các ngân hàng phải gia tăng thị phần cung ứng nguồn vốn vay của mình nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh đồng thời đảm bảo được lợi ích của Ngân hàng. Điều này giúp cho hoạt động của ngân hàng duy trì ổn định, vì nếu không đẩy mạnh cho vay thì ngân hàng đối mặt với nguy cơ đổ vỡ do không cân đối được chi phí vốn.

- Nâng cao chất lượng cho vay chủ yếu tập trung giảm nợ quá hạn, giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay, mang lại sự an toàn cho các khoản vay đồng thời tăng mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ cho vay.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển cho vay DNNVV

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động cho vay DNNVV và tốc độ phát triển cho vay DNNVV:


- Tốc độ tăng doanh số cho vay DNNVV: Doanh số cho vay phản ánh số tiền mà NHTM đã thực hiện giải ngân cho khách hàng trong một thời kỳ. Doanh số cho vay tính lũy kế trong một thời kỳ. Tủy theo phương thức cho vay khi ngân hàng thẩm định và quyết định cho vay theo từng phương án cụ thể thì một khách hàng đã được cấp giới hạn tín dụng có thể giải ngân một hoặc nhiều lần nhưng dư nợ tối đa tại mọi thời điểm không vượt quá giới hạn tín dụng đã được cấp. Tốc độ tăng doanh số cho vay là một tiêu chí đánh giá tốc độ tăng trưởng hoạt động cho vay, tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay DNNVV càng lớn thể hiện tốc độ tăng trưởng hoạt động cho vay lớn và ngược lại.


Tốc độ tăng doanh số cho vay DNNVV

DS cho vay DNNVV kỳ n+1 – DS

cho vay DNNVV kỳ n

=

DS cho vay DNNVV kỳ n

×100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh - 4

- Tốc độ tăng dư nợ cho vay : Dư nợ cho vay là tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng cấp cho khách hàng tại một thời điểm nhất định. Khác với doanh số cho vay khi đề cập đến thị phần tín dụng của Ngân hàng thì chỉ tiêu dư nợ cho vay phản ánh quy mô tín dụng cuả ngân hàng đó trên địa bàn. Dư nợ cho vay DNNVV càng lớn chứng tỏ ngân hàng đã đầu tư vốn tín dụng cho các DNNVV lớn và ngược lại.


Tốc độ tăng dư nợ cho vay DNNVV


Dư nợ cho vay DNNVV kỳ n+1

– Dư nợ cho vay DNNVV kỳ n


=

Dư nợ cho vay DNNVV kỳ n

×100%

Nếu tốc độ tăng dư nợ cho vay DNNVV lớn hơn không và lớn hơn tốc độ cho vay các loại hình doanh nghiệp khác chứng tỏ NH đang mở rộng quy mô cho vay DNNVV và ngược lại thì ngân hàng đang theo đuổi chính sách thu hẹp quy mô.

-Tỷ trọng dư nợ cho vay: Chỉ tiêu này phản ánh quy mô cho vay các DNNVV của các NHTM nó thể hiện xu hướng hoạt động cho vay đối với các DNNVV được mở rộng hay thu hẹp thông qua việc so sánh tổng dư nợ cho vay tại các thời điểm khác nhau của NHTM.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí