Những Nghiên Cứu Về Quản Lý Phát Triển Bền Vững Du Lịch‌



du lịch hàng không giá rẻ (Tourism - LCA) để 2 ngành du lic̣ h và hàng không giá rẻ

cùng phát triển ổn điṇ h, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lươn

g, hiệu quả và sứ c

cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh doanh du lịch và phát triển kinh tế xã hội [81].

* Tác giả Nguyễn Quốc Hưng (2014), Đề tài NCKH cấp Bộ: Đề xuất tiêu chí đánh giá thương hiệu kinh doanh du lịch Việt Nam.

Tác giả đã tổng hợp những nghiên cứu ở trong và ngoài nước về thương hiệu kinh doanh du lịch và tiêu chí đánh giá thương hiệu kinh doanh du lịch. Trong đó mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại hình ảnh riêng biệt. Vấn đề thương hiệu là trung tâm của chiến lược marketing.

Đề tài đã tập trung vào ba nội dung chính là:

1) Giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và tăng cường năng lực trong việc xây dựng, quảng bá, bảo vệ thương hiệu sản phẩm;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

2) Lựa chọn các thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu quốc gia để hỗ trợ phát triển các giá trị theo mục tiêu của Chương trình;

3) Tuyên truyền, quảng bá cho Chương trình Thương hiệu quốc gia và các thương hiệu sản phẩm Việt Nam.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh - 5

Tác giả đã thiết lập bộ tiêu chí với 9 nhóm tiêu chí đánh giá: 1) Chi phí gia nhập thị trường; 2) Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; 3) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; 4) Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; 5) Chi phí không chính thức; 6) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo;

7) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; 8) Đào tạo lao động; 9) Thiết chế pháp lý [42].

* Tác giả Đỗ Cẩm Thơ (2013), Đề tài NCKH cấp Bộ: Giải pháp phát triển Thương hiệu Du lịch Việt Nam.

Tác giả đã hệ thống kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và rút ra một số bài học quốc tế, từ đó đề xuất định hướng chi tiết về phát triển thương hiệu du lịch gồm: giá trị cốt lõi và tính cách thương hiệu, cấu trúc thương hiệu, định hướng phát triển thương hiệu 7 vùng du lịch.

Tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể về quản lý phát triển sản phẩm và quảng bá truyền thông để triển khai các giá trị thương hiệu phù hợp; Giải pháp về quản trị



thương hiệu, đầu tư phát triển thương hiệu, pháp hỗ trợ phát triển thương hiệu như: Nâng cao nhận thức về thương hiệu du lịch; Phối hợp liên ngành, hợp tác quốc tế để thúc đẩy phát triển thương hiệu du lịch [97].

1.1.6. Những nghiên cứu về quản lý phát triển bền vững du lịch‌

Tác giả S. Medlik (1995) “Managing Tourism” (Quản lý Du lịch) đã tập trung nghiên cứu vào những nội dung về phân tích thực trạng và dự đoán tương lai, trong đó tác giả đã phân tích để trả lời câu hỏi về khả năng đóng góp của các chính sách về du lịch, đầu tư và vòng đời của khu vực du lịch. Tác giả kết luận: trong du lịch, các chính sách đưa ra phải căn cứ bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế, chính trị, xã hội với không gian và thời gian xác định. Thiết lập chính sách trong du lịch không chỉ là một nhiệm vụ của chính phủ, lãnh đạo địa phương mà là việc phối hợp thông qua sự cộng tác giữa các tổ chức du lịch và ngành công nghiệp du lịch...[146].

* Tác giả Nguyễn Văn Hợp (2014), đề tài luận án tiến sĩ quản lý kinh tế: Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm vườn quốc gia Cúc Phương) [37].

Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở thực tiễn về quản lý và khai thác du lịch sinh thái (DLST) ở các vườn quốc gia, xác định được mối quan hệ giữa phát triển DLST và phát triển bền vững cho các vườn quốc gia, đánh giá thực trạng cơ chế và mô hình quản lý các vườn quốc gia ở Việt Nam, đánh giá hiện trạng quản lý và khai thác DLST tại vườn quốc gia Cúc Phương, đề xuất các giải pháp quản lý và các phương án khai thác DLST tại vườn quốc gia Cúc Phương và các vườn quốc gia ở Việt Nam.

Việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch cần được quản lý và giám sát để ngành Du lịch phát triển có những đóng góp cụ thể cho quá trình phát triển của toàn xã hội: tạo công ăn việc làm cho người lao động; tham gia giảm nghèo; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở những vùng có tài nguyên du lịch; chia sẻ lợi ích từ các hoạt động du lịch, đảm bảo sự công bằng trong phát triển; góp phần hỗ trợ các ngành khác phát triển [37].

* Tác giả Nguyễn Hoàng Tứ (2016), luận án tiến sĩ kinh tế: Quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam.



Tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước của chính quyền địa phương cấp tỉnh đối với phát triển du lịch bền vững. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch và quản lý nhà nước, địa phương đối với phát triển du lịch bền vững của một số tỉnh miền Trung. Tìm ra những ưu điểm và hạn chế, đồng thời xác định các nguyên nhân của thực trạng đó, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước ở địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam [126].

* Tác giả Phạm Trung Lương (2002), Đề tài NCKH cấp Nhà nước: Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.

Trên cơ sở xác định những vấn đề chủ yếu đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam; Thử nghiệm xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tác giả đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm đảm bảo phát triển du lịch bền vững trong điều kiện Việt Nam. Trong đó các nội dung nghiên cứu chính: xác định những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch Việt Nam từ góc độ quản lý khai thác sử dụng tài nguyên và thực trạng môi trường du lịch. Nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp và nghiên cứu thử nghiệm bởi một số mô hình phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam [52].

* Trong phương diện quản lý tác giả Trương Sỹ Vinh (2013), Đề tài NCKH cấp Bộ: Xây dựng hệ thống tiêu chí thống kê du lịch nội địa.

Tác giả đã nghiên cứu những vấn đề về nguyên tắc xây dựng hệ hống chỉ tiêu thống kê, phương pháp tổng hợp thông tin thống kê khách du lịch nội địa, thực trạng của hệ hống chỉ tiêu hiện hành và hoàn thiện hệ hống chỉ tiêu khách du lịch nội địa ở Việt Nam.

Tác giả cũng đã hệ thống chỉ tiêu thống kê khách du lịch nội địa, đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu thống kê khách du lịch nội địa và công tác thống kê khách du lịch nội địa ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở những khuyến cáo của UNWTO tác giả đã hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê và phương pháp thu thập thông tin khách du lịch nội địa ở Việt Nam và khách du lịch nội địa đi đến một số quốc gia trên thế giới làm cơ sở cho công tác quản lý và nghiên cứu [140].

Để có cơ sở xây dựng Luật, Chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam và chiến lược, Quy hoạch phát triển du lịch từng vùng, Viện Nghiên cứu phát



triển du lịch (ITDR) thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam đã triển khai nhiều đề án khoa học. Kết quả nghiên cứu đã được Quốc hội, Chính phủ ban hành luật, các quyết định về chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

* Luật Du lịch Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 2017 là một công cụ quản lý quan trọng để quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững ở các địa phương Việt Nam [70]. Ngoài luật Du lịch các chiến lược và quy hoạch tổng thể du lịch cũng là căn cứ để quản lý nhà nước về du lịch

* Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã chỉ ra mục tiêu, thế mạnh từng vùng và chiến lược phát triển:

Phát triển 7 vùng du lịch với những sản phẩm đặc trưng theo từng vùng, 46 khu du lịch quốc gia, 41 điểm du lịch quốc gia, 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọng khác tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho các vùng và cả nước.

Chiến lược cũng đưa ra giải pháp phát huy thế mạnh của từng vùng, trong đó tỉnh Bắc Ninh thuộc thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, hướng khai thác sản phẩm đặc trưng của vùng là: danh lam thắng cảnh, du lịch văn hóa hát quan họ, du lịch tâm linh với các giá trị của nền văn hóa lúa nước và các nét sinh hoạt truyền thống của đồng bằng Bắc Bộ, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện (MICE)...

Chiến lược cũng đề ra thực hiện quy hoạch tổng thể đầu tư phát triển du lịch Việt Nam và quy hoạch phát triển du lịch từng vùng. [103].

Ngoài ra Chính phủ cũng đã phê duyệt chương trình hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 - 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, nâng cao năng lực quản lý du lịch thông qua củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, tăng cường thể chế, chính sách, phối hợp liên ngành tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương. [102]

* Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [101]:



Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, thì du lịch Việt Nam phát triển 7 vùng, trong đó vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc gồm 11 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh.

* Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vơ]í mục tiêu:

- Cụ thể hóa các định hướng của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Khai thác tính đặc thù về tài nguyên để phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng và thương hiệu du lịch vùng.

- Làm cơ sở cho các địa phương trong vùng lập quy hoạch ngành và các quy hoạch phát triển du lịch cụ thể khác theo hướng Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành Du lịch cả nước [100].

1.1.7. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch và phát triển bền vững du lịch‌

Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch. Trong đó với các nội dung: khai thác tài nguyên bền vững du lịch; phát triển địa phương bền vững du lịch; phát triển khách bền vững du lịch; phát triển kinh doanh bền vững du lịch; và quản lý về phát triển bền vững du lịch.

Về khai thác tài nguyên bền vững du lịch, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phát triển bền vững du lịch phải sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch, khai thác hợp lý các di sản thiên nhiên và văn hóa, tôn trọng tính xác thực văn hóa - xã hội của cộng đồng, đánh giá đúng đắn tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu, kết hợp giữa công việc du lịch và quản lý tài nguyên. Tuy vậy vẫn còn khoảng trống như mỗi địa phương có tài nguyên du lịch đặc thù, việc nghiên cứu chưa thể bao trùm chi tiết hết được, cần có những nghiên cứu tiếp tục ở những địa phương cấp tỉnh chưa được nghiên cứu.

Tương tự, đối với phát triển địa phương bền vững du lịch; phát triển khách bền vững du lịch; phát triển kinh doanh bền vững du lịch; và quản lý về phát triển bền vững du lịch. Một số nghiên cứu đã đưa ra các chính sách và giải pháp phát triển



bền vững du lịch, đề xuất tiêu chí đánh giá thương hiệu kinh doanh du lịch, hệ thống tiêu chí thống kê du lịch nội địa. Nghiên cứu về giải pháp phát triển Thương hiệu Du lịch Việt Nam, phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc thù văn hóa, truyền thống của vùng địa lý, văn hóa. Nghiên cứu về liên kết du lịch hàng không, quản lý nhà nước đối với phát triển bền vững du lịch.

Nghiên cứu đã phân tích, làm rõ sản phẩm du lịch, cơ cấu sản phẩm du lịch, vai trò của những yếu tố cấu thành sải phẩm du lịch, các yếu tố cấu thành cung và cầu du lịch, sự hình thành và phát triển của thị trường du lịch. Thực trạng thị trường du lịch ở một số địa phương, nghiên cứu đã đưa gia một số giải pháp nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch ở một số tỉnh của Việt Nam. Một số công trình nghiên cứu tác giả đã đề xuất những phương hướng, mục tiêu và các nhóm giải pháp nhằm phát triển du lịch, thị trường du lịch và kinh doanh du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Nghiên cứu về chiến lược, quy hoạch tổng thể đã được cụ thể hóa bằng các văn bản của Chính phủ bao gồm: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Chương trình hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 - 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch từng vùng của 7 vùng kinh tế du lịch Việt Nam.

Mặc dù nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch được nhiều nhà khoa học quan tâm, tuy vậy vẫn còn một số hạn chế như sau: Chủ yếu nghiên cứu tổng thể đến cấp vùng, nhưng nghiên cứu đến địa phương cấp tỉnh còn rất hạn chế, đặc biệt Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc chưa có một nghiên cứu đầy đủ và toàn diện nào về phát triển bền vững du lịch cho một địa phương cấp tỉnh, mà tác giả đang hướng đến là tỉnh Bắc Ninh. Trong khi đó vai trò của du lịch tham gia vào phát triển kinh tế xã hội chủ yếu được phát huy và cập nhật ở cấp tỉnh. Nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch chưa bắt kịp với hội nhập quốc tế khi việt nam tham gia vào nhiều hiệp định thế hệ mới và cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn và phương pháp nghiên cứu về bền vững du lịch chưa được thường xuyên liên tục.


1.2. Xác định khoảng trống trong nghiên cứu‌

1.2.1. Khoảng trống về mặt nội dung trong nghiên cứu phát triển du lịch‌

Đã có một số kết quả nghiên cứu về phát triển du lịch như đã hệ thống phần trên, nhưng chưa đề cập hoặc đã đề cập nhưng chưa đầy đủ cần phải tiếp tục nghiên cứu trong một số nội dung sau đây:

* Một là, tiếp tục hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững du lịch trong bối cảnh mới

Trong những nghiên cứu hiện nay, kết quả nghiên cứu về phát triển du lịch thì nhiều, nhưng phát triển bền vững du lịch thì ít.. Mặt khác từng giai đoạn, từng điều kiện của mỗi Quốc gia việc áp dụng sáng tạo những vấn đề lý luận và thực tiễn có khác nhau, đặc biệt trong bối cảnh mới của nước ta, hội nhập quốc tế sâu, rộng, tham gia vào các hiệp định thương mại thế hệ mới và cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Vì vậy, những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững du lịch cần hệ thống hóa và áp dụng sáng tạo, liên tục bổ sung hoàn thiện.

* Hai là, nghiên cứu phát triển bền vững du lịch ở từng địa phương cấp tỉnh

Những nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (ITDR) thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam và các chương trình, đề tài khoa học chủ yếu tập trung nghiên cứu một cách khái quát trên địa bàn một vùng. Một số đề tài luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ đã nghiên cứu ở một số địa phương cấp tỉnh, nhưng còn ít, chưa toàn diện và chủ yếu thuộc vùng Tây Nguyên, Miền Trung và Miền Nam. Mặt khác, qua các nghiên cứu về du lịch đi trước cho thấy: càng trong hội nhập, càng cần nghiên cứu đặc thù. Tính đặc thù của từng tỉnh, từng khu du lịch, từng điểm đến du lịch là một yếu tố quan trọng tạo nên khả năng cạnh tranh của khu du lịch, điểm du lịch đó.

Khoảng trống cần nghiên cứu là nghiên cứu phát triển bền vững du lịch cho từng tỉnh, trong đó chi tiết đến từng khu du lịch, từng điểm du lịch, đặc biệt các tỉnh miền Bắc. Đối với tỉnh Bắc Ninh, hiện nay chưa có nghiên cứu đầy đủ về phát triển bền vững du lịch vì vậy yêu cầu cấp thiết đặt ra là nghiên cứu bền vững du lịch tại tỉnh này.



Ba là, nghiên cứu phát triển du lịch thông minh bền vững trong thời kỳ cuộc cách mạng 4.0

Hiện nay, cuộc cách mạng 4.0 không chỉ tác động đến công nghiệp mà còn tạo đột phá, đem những thành tựu vượt bậc của công nghệ số tới mọi lĩnh vực, trong đó có ngành du lịch. Cuộc cách mạng 4.0 đã tạo ra những đột phá về công nghệ và trí tuệ nhân tạo, có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ các hoạt động trong ngành du lịch. Nó giúp cho ngành du lịch tạo ra nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, kích thích sự tăng trưởng và phát triển du lịch bền vững. Ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ cho phép giảm chi phí thời gian, nhân lực lao động, chi phí sản xuất, đồng thời giảm giá thành các dịch vụ du lịch [93].

Tuy vậy, những nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch đi trước hầu như chưa đề cập đáng kể đến ứng dụng công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo, cụ thể là du lịch thông minh, đó là một khoảng trống, là điểm mới mà trong đề tài luận án sẽ nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp phát triển phù hợp, hiệu quả.

Bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 đặt ra yêu cầu mới về kỹ năng đối với nhân lực du lịch, quản lý du lịch, sản phẩm du lịch…

1.2.2. Khoảng trống về phương pháp trong nghiên cứu phát triển du lịch‌

Về phương pháp nghiên cứu phát triển du lịch, đã được các tác giả lựa chọn và sử dụng rất nhiều, nhưng chưa có một nghiên cứu nào lựa chọn thành một hệ thống phương pháp tối ưu áp dụng vào một tỉnh rất đặc thù như tỉnh Bắc Ninh. Vậy sự cần thiết lựa chọn và sáng tạo phương pháp nghiên cứu phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh phù hợp.

Phương pháp nghiên cứu là con đường để người nghiên cứu đi đến đích, nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra. Phương pháp còn là công cụ, cách thức, thủ pháp, bí quyết, để người nghiên cứu thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Phương pháp đúng đắn là con đường ngắn nhất để nghiên cứu thành công, người nghiên cứu giảm bớt được những khó khăn, đỡ mất nhiều công sức mà vẫn đạt được mục tiêu nghiên cứu. Ngược lại người nghiên cứu chọn phương pháp sai lầm, có thể mất nhiều công sức, trí tuệ mà không đạt được kết quả. Vì vậy phương pháp nghiên cứu có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự thành công trong nghiên cứu khoa học.

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí