Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh - 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT‌


Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CC

Cơ cấu

CNTT

Công nghệ thông tin

DLST

Du lịch sinh thái

HS

Hệ số

ITDR

Viện nghiên cứu phát triển du lịch

KD

Kinh doanh

NCKH

Nghiên cứu khoa học

QL

Quốc lộ

QLNN

Quản lý nhà nước

SL

Số lượng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNDL

Tài nguyên du lịch

UBNN

Ủy ban nhân dân


UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (United Nations Educational, Scientific and

Cultural Organization)

UNWTO

Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism

Organization)

VH, TT &DL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

WTTC

Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (World Tourism

and Travel Council)

Yt

Yếu tố

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh - 2



DANH MỤC CÁC BẢNG‌

Bảng 1.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch 19

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu đo lường phát triển bền vững du lịch 35

Bảng 3.1: Lựa chọn địa điểm nghiên cứu 80

Bảng 3.2: Lựa chọn số mẫu nghiên cứu theo từng đối tượng 82

Bảng 3.3: Phương pháp phân tích thông tin 86

Bảng 3.4: Thang đo Likert 88

Bảng 3.5: Chỉ tiêu đo lường các biến trong mô hình hồi quy 90

Bảng 3.6: Đánh giá phát triển bền vững địa phương 97

Bảng 4.1: Cơ cấu dân số và lao động tỉnh Bắc Ninh 100

Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu của tỉnh Bắc Ninh so với cả nước 103

Bảng 4.3: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh 106

Bảng 4.4: Cơ cấu kinh tế du lịch trong ngành dịch vụ của tỉnh Bắc Ninh 107

Bảng 4.5: Một số địa danh du lịch chính của Vùng 1- Bắc sông Đuống 108

Bảng 4.6: Một số địa danh du lịch đến chính Vùng 2- Nam sông Đuống 110

Bảng 4.7: Phát triển nhân lực du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2019 112

Bảng 4.8. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân lực du lịch tỉnh Bắc

Ninh giai đoạn 2014 - 2019 113

Bảng 4.9: Số điểm có tiềm năng và số điểm đã được công nhận điểm du lịch 118

Bảng 4.10: Số lượng và cơ cấu khách du lịch tỉnh Bắc Ninh năm 2019 119

Bảng 4.11: Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch tại Vùng 1- Bắc sông Đuống 120

Bảng 4.12: Tính điểm và xếp loại từng chỉ tiêu đối với Vùng 1- Bắc sông Đuống 121

Bảng 4.13: Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch ở Vùng 2 - Nam sông Đuống 123

Bảng 4.14: Tính điểm và đánh giá từng chỉ tiêu đối với sự hài lòng của

khách du lịch ở vùng 2 - Nam sông Đuống 124

Bảng 4.15: Một số chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh 125

Bảng 4.16: Kết quả và hiệu quả kinh doanh du lịch của tỉnh Bắc Ninh qua 5 năm 128

Bảng 4.17: Tiêu chí và các biến đánh giá mức độ ảnh hưởng đến phát triển

bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh 130

Bảng 4.18: Những yếu tố cản trở sự phát triển bền vững du lịch Vùng 1 -

Bắc sông Đuống 140

Bảng 4.19: Những yếu tố cản trở chủ yếu phát triển bền vững du lịch Vùng

2 - Nam sông Đuống 141

Bảng 5.1. Quy hoạch điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có

người phục vụ đến năm 2030 163


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH‌


Biểu đồ 1.1: Số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới năm 2010 và

dự báo đến năm 2020 và 2030 13

Biểu đồ 4.1: Những yếu tố cản trở làm tắc nghẽn phát triển bền vững du lịch Vùng 1- Bắc sông Đuống 140

Biểu đồ 4.2: Những yếu tố cản trở làm tắc nghẽn phát triển Vùng 2 - Nam

sông Đuống 142

Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu 73

Hình 3.2. Thiết kế khung lý thuyết nghiên cứu 78

Hình 3.3: Khung phân tích nghiên cứu phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh 79



MỞ ĐẦU‌

1. Tính cấp thiết của đề tài‌

Phát triển bền vững du lịch là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của nhiều Quốc gia. Phát triển du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan, thúc đẩy giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nước, các dân tộc. Trong xu thế hội nhập của nước ta hiện nay, nhu cầu khách du lịch ngày càng tăng, phát triển du lịch vừa đáp ứng nhu cầu của khách, vừa đem lại hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế của Việt Nam có ý nghĩa to lớn trong trong phát triển đất nước.

Theo báo cáo tổng kết của Tổng cục du dịch Việt Nam nhân dịp Kỷ niệm 60 năm thành lập ngành Du lịch (09/7/1960 - 09/7/2020): thời gian qua du lịch Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao và đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội.

Về khách quốc tế, năm 1990 chỉ có 250 nghìn lượt khách đến Việt Nam, sau 5 năm đã tăng hơn 4 lần, đạt trên 1,3 triệu lượt, đến năm 2010 đạt mốc 5 triệu lượt và năm 2019 đạt hơn 18 triệu lượt, tăng 72 lần so với năm 1990. Đặc biệt giai đoạn 2015 - 2019 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,7%/ năm và được Tổ chức Du lịch thế giới xếp Việt Nam vào hàng tăng trưởng du lịch cao nhất trên thế giới.

Đối với khách du lịch nội địa cũng tăng mạnh: năm 1990 từ hơn 1 triệu lượt, đến năm 2019 đạt hơn 85 triệu lượt, tăng 85 lần.

Cùng với tăng trưởng lượng khách, du lịch đã mang lại nguồn thu ngày một lớn cho nền kinh tế. Năm 1990, tổng thu từ du lịch mới đạt 1.340 tỷ đồng thì đến năm 2019 tăng lên đạt 755.000 tỷ đồng, trong đó tổng thu từ khách du lịch quốc tế đạt 421.000 tỷ đồng, tổng thu từ khách du lịch nội địa đạt 334.000 tỷ đồng. Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP liên tục tăng mạnh trong 5 năm gần đây từ 2015 đến 2019: năm 2015 đạt 6,3%; năm 2016: 6,9%; năm 2017: 7,9%; năm 2018:

8,3% và năm 2019: 9,2%. Du lịch đang từng bước hướng tới trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn [151].

Hoạt động du lịch cũng thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân, mang lại không chỉ nguồn thu, mà còn tạo ra gần 2,5 triệu việc làm (chiếm 4,6% tổng việc làm cả nước), chẳng những tạo việc làm và đóng góp



trong ngành du lịch, mà còn tạo điều kiện phát triển các ngành liên quan và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương.[3]

Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, Việt Nam hiện đứng hạng 67/136 nền kinh tế về năng lực cạnh tranh du lịch, xếp thứ 5 trong khối ASEAN. Trong số 14 chỉ số trụ cột, 2 chỉ tiêu: tài nguyên tự nhiên (hạng 34) và tài nguyên văn hóa và du lịch công vụ (hạng 30) của Việt Nam được đánh giá là tích cực nhất. Cùng với những lợi ích về kinh tế, việc làm, thì thông qua du lịch, văn hóa Việt Nam cũng được quảng bá mạnh mẽ hơn với bạn bè quốc tế. [27], [69], [140]

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, là tỉnh có điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch: có 1.589 điểm di tích, trong đó 1.398 di tích lịch sử, 131 di tích kiến trúc, 2 di tích khảo cổ học và 58 di tích hỗn hợp; Đặc biệt trong đó 577 điểm di tích đã được xếp hạng, có 4 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 180 di tích cấp Quốc gia, 393 di tích cấp tỉnh [152]. Tỉnh có khoảng 41 lễ hội truyền thống được duy trì thường xuyên, cùng nhiều làng nghề truyền thống đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm. Đặc biệt, dân ca Quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại…. Thực tế du lịch tỉnh Bắc Ninh đã có đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo thêm việc làm cho người lao động của tỉnh. Tuy vậy, nếu so với tài nguyên và tiềm năng du lịch thì tỷ lệ đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh còn rất thấp so với bình quân chung cả nước, chỉ chiếm 0,59% so với bình quân chung cả nước là 8,3%. UBND tỉnh Bắc Ninh đã xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 đưa Bắc Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng; nâng thu nhập về du lịch năm 2020 đạt 3.300 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt khoảng 20.000 tỷ đồng; nhưng như vậy tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh cũng chỉ đạt trên 4% [82]. Bên cạnh đó du lịch ở Bắc Ninh vẫn còn nhiều tồn tại, vào mùa lễ hội, du khách các nơi đổ về quá đông gây quá tải điểm đến, nhiều hoạt động gây mất trật tự trị an (Đền Bà Chùa Kho) hay mất thuần phong mỹ tục (Hội Lim)… (Hà Phạm, 2019)1.


1 Hà Phạm (2019), Những hình ảnh 'xấu xí' tại lễ hội đền Bà Chúa Kho, https://tuoitre.vn/nhung- hinh-anh-xau-xi-tai-le-hoi-den-ba-chua-kho-20190218161312229.htm



Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh nhằm phát huy được thế mạnh, tăng đóng góp vào GDP của tỉnh, giữ gìn bản sắc dân tộc nét đẹp của người Quan họ, đảm bảo vệ sinh môi trường, đang là yêu cầu cấp thiết và tất yếu khách quan. Để phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh, cần có sự nghiên cứu toàn diện, tổng thể đưa ra những giải pháp, khoa học và khả thi. Đề tài: Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh là yêu cầu đặt ra mang tính cấp thiết của thực tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu‌

2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở khoa học, đánh giá thực trạng và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất giải pháp khả thi nhằm phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững du lịch.

- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2019

- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh.

- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu‌

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận, thực tiễn và các nhân tố, các hoạt động liên quan đến phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

* Về mặt không gian: Luận án nghiên cứu phát triển bền vững du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

* Về mặt thời gian: Luận án sử dụng những tài liệu chủ yếu công bố từ 2010 đến 2020; phần phân tích thực trạng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh luận án phân tích giai đoạn 2015-2019; phần định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh, luận án nghiên cứu đề xuất đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

* Về mặt nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những nội dung chính của phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh như: Nguồn nhân lực, tài nguyên, quy



mô, cơ cấu, hiệu quả kinh tế xã hội, những nhân tố ảnh hưởng, những yếu tố cản trở sự phát triển, tính bền vững đối với du lịch tỉnh Bắc Ninh.

Luận án cũng quan tâm nghiên cứu về vấn đề quản lý bền vững du lịch ở tỉnh Bắc Ninh.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án‌

- Đề tài luận án đã làm rõ khoảng trống cấp thiết nghiên cứu, những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững du lịch (hay còn gọi là phát triển bền vững du lịch).

- Đề tài luận án đã đưa ra cách vận dụng sáng tạo các phương pháp truyền thống để nghiên cứu phát triển bền vững du lịch ở một địa phương cấp tỉnh.

- Luận án đã thu thập thông tin cả thứ cấp và sơ cấp một cách công phu để phân tích, đánh giá toàn diện các măt, các khía cạnh về thực trạng phát triển bền vững du lịch ở tỉnh Bắc Ninh.

- Luận án đã đưa ra một số giải pháp có căn cứ khoa học và có tính khả thi nhằm phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn mới, ở thời kỳ Việt Nam hội nhập sâu rộng và cuộc cách mạng 4.0.

- Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà quản lý kinh tế nhà nước về du lịch, các nhà lãnh đạo quản lý tỉnh Bắc Ninh. Đặc biệt luận án là tư liệu tham khảo có giá trị cho lãnh đạo các cấp của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh liên quan đến du lịch và lãnh đạo quản lý các công ty, các đơn vị kinh doanh du lịch tỉnh Bắc Ninh. Luận án cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy và những người quan tâm đến phát triển bền vững du lịch.

5. Những đóng góp mới của luận án‌

- Luận án đã đưa ra một số khái niệm theo chủ kiến về phát triển bền vững du lịch; những bài học kinh nghiệm để áp dụng vào nghiên cứu du lịch ở tỉnh Bắc Ninh; lựa chọn sáng tạo các phương pháp nghiên cứu, trong đó có phương pháp phản diện như nghiên cứu các yếu tố làm cản trở sự phát triển.

- Về thực trạng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh: luận án đã đánh giá, phân tích vấn đề toàn diện ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh để tạo bức tranh toàn cảnh về phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh mà từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ như vậy.

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí