Số Lượng Khách Du Lịch Quốc Tế Trên Toàn Thế Giới Năm 2010 Và Dự Báo Đến Năm 2020 Và 2030‌‌‌


Biểu đồ 1 1 Số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới năm 2010 và 1


Biểu đồ 1.1: Số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới năm 2010 và dự báo đến năm 2020 và 2030‌‌‌

Nguồn: [130]


Chương trình Môi trường Liên hợp Quốc (UNEP) và Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đánh giá rất cao vai trò của khách du lịch trong phát triển bền vững du lịch và cho rằng: du lịch bền vững cần duy trì một mức độ cao sự hài lòng của khách du lịch và đảm bảo một trải nghiệm ý nghĩa đối với du khách, nâng cao nhận thức của họ về các vấn đề phát triển bền vững và thúc đẩy hoạt động du lịch bền vững [149].

* Tác giả Nguyễn Quyết Thắng (2012), đề tài luận án tiến sĩ kinh tế: Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung bộ.

Tác giả đã đưa ra chỉ tiêu đánh giá về khả năng thu hút khách du lịch: gồm 4 nhóm chỉ tiêu chủ yếu: Tính hấp dẫn; Tính an toàn; Tính liên kết; Chất lượng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

- Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả: Số lượt khách từng loại quốc tế, nội địa; Tổng số ngày khách từng loại quốc tế, nội địa; Số ngày lưu trú bình quân; Tốc độ phát triển khách bình quân; Tốc độ phát triển khách; Cơ cấu khách; Chi tiêu bình quân 01 ngày khách du lịch [87].


1.1.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch‌

1.1.4.1. Các lý thuyết kinh tế liên quan tới các nhân tố tác động tới phát triển bền vững du lịch

* Lý thuyết thể chế (Institutional Theory):

Lý thuyết thể chế được giới thiệu lần đầu bởi DiMaggio và Powell (1983), là sự kết hợp giữa kinh tế học, xã hội học và chính trị học. Lý thuyết này phản ánh sự tương tác giữa các tổ chức và các thể chế xung quanh (các chính phủ, các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị,…). Theo đó, lý thuyết này mô tả và dự đoán hành vi trong môi trường phức hợp của các tổ chức và các quyết định của các tổ chức, doanh nghiệp trong thực tế. Lý thuyết này về sau này được phát triển bởi nhiều nhà khoa học khác như: Scott (2004, 2008), DiMaggio and Powell (1991), Marquis and Tilcsik (2016).

Theo tác giả, lý thuyết thể chế là một lý thuyết quan trọng để nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch. Du lịch là một trong những hoạt động kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Do đó, nó sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp của thể chế - được cụ thể hóa thông qua hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đây là các quy định có tính chất bắt buộc, có tính kế thừa và có sự thay đổi, cập nhật thường xuyên để đáp ứng với những biến động kinh tế xã hội trong nước và quốc tế. Thể chế có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực tới việc phát triển du lịch. Nếu các chính sách, cơ chế phù hợp, theo kịp thực tiễn, thể chế sẽ có tác động mạnh mẽ tích cực. Ngược lại, nếu cơ chế chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch. Đặc biệt, với bền vững du lịch - nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc dân tộc, văn hóa kết hợp với triển kinh tế thông qua du lịch, tác động của thể chế càng quan trọng và mạnh mẽ hơn. Đây là một cơ sở quan trọng để tác giả xây dựng các nhân tố tác động tới phát triển bền vững du lịch, bao gồm Luật pháp và cơ chế, chính sách của Nhà nước, an toàn và an ninh xã hội.



* Lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Endogenous growth Theory):

Đây là một trong những lý thuyết mới và quan trọng định hình nghiên cứu phát triển hiện đại. Nội dung của lý thuyết này được phát triển bởi rất nhiều nhà kinh tế, như Arrow (1962), Uzawa (1965) hay Sidrauski (1967). Lý thuyết này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát huy nội lực trọng phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, thay vì chờ đợi các tác nhân bên ngoài. Lý thuyết này tập trung vào việc đầu tư nâng cao năng lực nội sinh, thông qua việc đầu tư nâng cao nội lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tất nhiên, ta cần khẳng định rằng, lý thuyết này không phủ nhận tầm quan trọng của ngoại lực, nhưng nhấn mạnh vai trò của nội lực trong việc phát triển bền vững, dài hạn.

Lý thuyết này là một cơ sở quan trọng để xây dựng cũng như dự đoán sự ảnh hưởng của các nhân tố tới phát triển bền vững du lịch. Theo đó, việc phát triển bền vững du lịch cần phải dựa vào nội lực địa phương, nội lực quốc gia. Chính các địa phương (như Bắc Ninh), cần phải tập trung khai thác thế mạnh tự nhiên địa phương, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao cơ sở vật chất phục vụ du lịch, đặc biệt là đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đó mới là những yếu tố quan trọng để có thể phát triển du lịch địa phương một cách bền vững. Đây là một cơ sở quan trọng để tác giả xây dựng các nhân tố tác động tới phát triển bền vững du lịch, bao gồm các danh lam thắng cảnh địa phương, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, phương tiện vận chuyển, nguồn nhân lực phục vụ du lịch (đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch), cơ sở lưu trú.

* Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependence Theory)

Lý thuyết này được phát triển bởi Pfeffer và Salancik (1978), tập trung vào quan điểm sự phát triển cần phải phụ thuộc vào nguồn lực. Các tác giả cho rằng, "chìa khóa cho sự sống còn của một tổ chức là khả năng đạt được và duy trì các nguồn lực". Lý thuyết này giải thích tác động của nguồn lực tới hoạt động kinh tế - xã hội. Tương tự như lý thuyết tăng trưởng nội sinh, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực khẳng định tầm quan trọng và sự tác động của nguồn lực trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, mà đặc biệt ở đây là phát triển bền vững du lịch. Muốn phát triển được du lịch, địa phương cần phải biết đầu tư, sử dụng các nguồn lực (bao gồm tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã



hội, cơ sở vật chất và kỹ thuật) một cách có hiệu quả, tối ưu. Đây là một cơ sở quan trọng để tác giả xây dựng các nhân tố tác động tới phát triển bền vững du lịch, bao gồm Luật pháp và cơ chế, chính sách của Nhà nước, danh lam thắng cảnh vốn có tại địa phương, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, hệ thống giao thông phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú, nguồn nhân lực.

1.1.4.2. Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch

Barkauskas và các tác giả (2015) đã nhgiên cứu sâu hơn các yếu tố môi trường vĩ mô và phân tích tác động của chúng đối với sự phát triển của du lịch tại Lithuania. Phân tích dựa trên các tài liệu và phương pháp khoa học (bao gồm phương pháp phân tích hệ thống-lôgic, so sánh và cấu trúc của các tài liệu kinh tế, cách tiếp cận toàn diện đối với vấn đề nghiên cứu), kết hợp với các dữ liệu thống kê (Cục Thống kê, Ngân hàng Thế giới) và phương pháp định lượng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 05 nhóm yếu tố môi trường vĩ mô tác động tới sự phát triển của du lịch bao gồm: Các yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội - sinh thái tự nhiên, chính trị - luật pháp và công nghệ.

Ardhala và các tác giả (2016) đã tiến hành đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của điểm đến du lịch - Làng giày dép ở Mojokerto (Indonesia). Làng giày dép ở thành phố Mojokerto là một trong những đại diện tiêu biểu cho ngành công nghiệp sáng tạo, đặc biệt là ngành giày dép liên quan đến lĩnh vực du lịch. Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố bằng SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 04 yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển điểm đến du lịch gồm: (1) Cơ sở hạ tầng phục vụ sự phát triển du lịch và công nghiệp sáng tạo; (2) Danh lam thắng cảnh của điểm đến du lịch; (3) Khả năng tiếp cận và tính di động (phương tiện vận chuyển giao thông), và (4) sản phẩm phục vụ du lịch và công nghiệp phụ trợ.

Khan và các tác giả (2020) đã đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới ngành du lịch trên thế giới. Các tác giả đã nhấn mạnh rằng, ngành du lịch có vai trò to lớn đối với sự phát triển của các địa phương, các quốc gia và có mối tương quan chặt chẽ tới



phát triển kinh tế địa phương. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có rất nhiều yếu tố tác động tới phát triển ngành du lịch, trong đó các yếu tố quan trọng có thể kể đến bao gồm: An ninh và an toàn xã hội, cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, vẻ đẹp thiên nhiên, nguồn nhân lực phục vụ du lịch, thái độ của người dân, giáo dục, mức thu nhập, giá cả,...Các yếu tố này tác động mạnh mẽ và tích cực tới phát triển ngành bền vững du lịch, trong ngắn hạn và dài hạn. Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố khác có thể tác động tiêu cực tới phát triển du lịch nếu như địa phương không thực sự quan tâm, khắc phục và phát triển, ví dụ: Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, giao thông không tốt, hoặc sự thiếu quan tâm của chính phủ, thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ cũng ảnh hưởng tiêu cực đến ngành du lịch. Trên cơ sở các vấn đề đưa phân tích, nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch địa phương và quốc gia, bao gồm: Đảm bảo an ninh chặt chẽ cho các điểm du lịch; Giảm giá vé của khách sạn và phương tiện giao thông; xây dựng thủ tục visa dễ dàng và phương tiện di chuyển thuận tiện cho khách du lịch; Thực phẩm sạch cần được cung cấp tại chỗ cho du khách; cử xử thân thiện với khách du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du khách; đặc biệt là xây dựng các chính sách, cơ chế khuyến khích phát triển du lịch.

Tác động của chính phủ, đặc biệt là luật pháp, cơ chế, chính sách có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển bền vững du lịch. Kapera (2018) đã nghiên cứu vai trò của chính phủ Ba Lan trong việc phát triển bền vững du lịch. Mục đích của nghiên cứu này là để xác định tác động của các chương trình, chính sách của chính phủ trong việc phát triển bền vững du lịch, xác định các khu vực có vấn đề và đề xuất các giải pháp. Nghiên cứu dựa trên khảo sát số liệu thứ cấp đối với cả hai đối tượng là cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước và người dân. Hầu hết các cán bộ nhà nước (62%) tuyên bố rằng phát triển bền vững du lịch được xây dựng kế hoạch và thực hiện các chương trình một cách đầy đủ. Tuy nhiên, có đến 60% số người dân tham gia khảo sát cho rằng chính quyền địa phương của họ không tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển bền vững du lịch thông qua việc tổ chức các hội nghị, cuộc họp và hội thảo có



liên quan. Ngoài ra, các quan chức chính quyền địa phương cũng lưu ý rằng sự tồn tại của các xung đột liên quan đến sự hợp tác trong lĩnh vực du lịch, hầu hết được biểu hiện bằng sự khác biệt về quan điểm giữa bảo vệ môi trường và phát triển du lịch. Như vậy có thể nói rằng, cơ chế, chính sách, luật pháp của chính phủ có tác động mạnh mẽ tới việc phát triển bền vững du lịch .

Khả năng cạnh tranh của một điểm đến du lịch phụ thuộc vào tính bền vững của tài nguyên kinh tế và môi trường. Díaz và Rodríguez (2016) đã xác định các yếu tố chính để đạt được tính bền vững của điểm du lịch Gran Canaria (Tây Ban Nha). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ trực tiếp và quan trọng tới phát triển bền vững du lịch ở Gran Canaria bao gồm các tác nhân chính trong chuỗi cung ứng du lịch (chính phủ, các công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn, chính quyền địa phương, người dân sở tại,...), các nguồn lực (giao thông, các nguồn lực phục vụ du lịch), năng lực quản trị của điểm đến, an ninh và an toàn xã hội. Hiệu suất được các bên liên quan đo lường từ hai khía cạnh, điểm đến và khách hàng, để thiết lập các biến chính sẽ ảnh hưởng đến tính bền vững của điểm đến. Đồng quan điểm, Mamgain (2016) cũng đã nhấn mạnh rằng sự thành công của ngành du lịch chịu ảnh hưởng lớn từ các ngành công nghiệp phụ trợ như khách sạn, vận tải, truyền thông, ngân hàng,...Vai trò của hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch là cực kỳ quan trọng. Bền vững du lịch tính đến đầy đủ các tác động kinh tế, xã hội và môi trường hiện tại và tương lai, giải quyết các nhu cầu của du khách, ngành công nghiệp, môi trường và cộng đồng.

Như vậy, qua nghiên cứu các lý thuyết kinh tế và tổng quan các tài liệu nghiên cứu, có 06 nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch, bao gồm: Xã hội an ninh và an toàn; Luật pháp và cơ chế, chính sách của Nhà nước; Cơ sở hạ tầng; Nguồn nhân lực phục vụ du lịch; Cơ sở vật chất phục vụ du lịch; Sản phẩm du lịch; và được tổng hợp theo bảng dưới đây:


Bảng 1.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch‌


STT

Nhân tố

Nguồn tổng quan


1

Danh lam thắng cảnh

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh, Lý thuyết tăng trưởng

nội sinh, Barkauskas và các tác giả (2015), Ardhala và các tác giả (2016), Khan và các tác giả (2020)


2

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh, Lý thuyết tăng trưởng nội sinh, Ardhala và các tác giả (2016), Khan và các tác

giả (2020), Díaz và Rodríguez (2016), Mamgain (2016)


3

Phương tiện vận

chuyển khách tham quan

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh, Lý thuyết tăng trưởng

nội sinh, Ardhala và các tác giả (2016), Khan và các tác giả (2020), Díaz và Rodríguez (2016), Mamgain (2016)


4

Dịch vụ ăn uống, thăm quan, mua

sắm và giải trí

Ardhala và các tác giả (2016), Khan và các tác giả (2020)


5


Cơ sở lưu trú

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh, Lý thuyết tăng trưởng nội sinh, Khan và các tác giả (2020), Díaz và Rodríguez

(2016), Mamgain (2016)

6

An ninh trật tự và

an toàn xã hội

Lý thuyết thể chế, Khan và các tác giả (2020), Díaz và

Rodríguez (2016)


7

Hướng dẫn viên du lịch

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh, Lý thuyết tăng trưởng

nội sinh, Khan và các tác giả (2020), Díaz và Rodríguez (2016), Mamgain (2016)

8

Giá cả dịch vụ

Khan và các tác giả (2020)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Nguồn: Tác giả tổng hợp


1.1.5. Những nghiên cứu về phát triển kinh doanh bền vững du lịch‌

Theo quan điểm kinh doanh phải cạnh tranh lành mạnh, nhưng phải đảm bảo phát triển bền vững, European Commission (2007), tại hội nghị “Phát triển bền vững và cạnh tranh Du lịch Châu Âu”, Hội đồng đã xác định tính cạnh tranh và bền vững của ngành công nghiệp du lịch có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các vấn đề tài nguyên, môi trường, văn hoá và tiếp cận cộng đồng dân cư. Giảm sự phụ thuộc vào



các mùa; Giảm sự tác động tới môi trường đối với du lịch vận chuyển; Mở cửa du lịch cho tất cả mọi người; Nâng cao chất lượng phục vụ du khách.

Trên cơ sở các nguyên tắc này, kinh doanh du lịch cần phải thực hiện một số kế hoạch phát triển bền vững như:

Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, xây dựng những sản phẩm du lịch kết hợp đa quốc gia để đóng góp vào phát triển ngành du lịch.

Các điểm du lịch ngày một nhiều, Hội đồng đã phát triển hệ thống chỉ tiêu du lịch Châu Âu nhằm đo lường hiệu quả của du lịch bền vững. Hệ thống nhận diện chất lượng du lịch (Ecolabel và EMAS). Ecolabel là một công cụ để các dịch vụ lưu trú du lịch sẽ chứng minh và thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ. EMAS là công cụ đăng ký cho phép các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch bảo đảm hiệu quả môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ [141].

* Tác giả Nguyễn Quyết Thắng (2012), đề tài luận án tiến sĩ kinh tế: đã hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh du lịch.

Tác giả đã áp dụng những chỉ tiêu đánh giá kinh doanh du lịch gồm: Chỉ tiêu về doanh thu; chỉ số xác định hiệu quả đầu tư (ICOR); tỷ lệ lao động bình quân tính trên một khách; giá trị sản xuất (GO); giá trị gia tăng (VA); giá trị sản xuất/khách (GO/khách); giá trị gia tăng/ khách (VA/khách); giá trị sản xuất/lao động (GO/LĐ); giá trị gia tăng/ lao động (VA/LĐ); doanh thu/lao động (DT/LĐ).

Tác giả phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ, từ đó đưa ra 6 giải pháp bao gồm: Xây dựng cơ chế chính sách, nguyên tắc chỉ đạo cho du lịch sinh thái; Triển khai công tác quy hoạch; Phát triển hoạt động du lịch sinh thái; Quản lý hoạt động du lịch sinh thái; Bảo vệ môi trường cho du lịch sinh thái; Vốn đầu tư cho du lịch sinh thái [87].

* Tác giả Phùng Thế Tám (2015), luận án tiến sĩ kinh tế: Liên kết du lịch hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.

Tác giả đã chứ ng minh tính khách quan và lơi

ích to lớn từ việc liên kết giữa

du lic̣ h (Tourism) và hàng không giá rẻ (LCA). Từ đó xác điṇ h rõ quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển và củng cố mối liên kết kinh doanh giữa dịch vụ

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí