Nội Dung Phát Triển Bền Vững Du Lịch Tại Địa Phương‌



chẳng những đã tạo ra sự phát triển một bộ phận của du lịch vùng và Quốc gia mà còn tạo điều kiện phát triển du lịch các địa phương khác trong vùng, trong nước. Hiện nay xu hướng liên kết du lịch giữa nhiều địa phương, nhiều Quốc gia ngày càng phát triển.

- Phát triển bền vững du lịch của địa phương có vai trò quảng bá bản sắc văn hóa của địa phương với bạn bè trong nước và trên thế giới

Mỗi địa phương có nét bản sắc văn hóa riêng, du khách tiếp súc với nét đẹp văn hóa độc đáo và mới lạ sẽ truyền bá với những người thân, quen của họ, từ đó văn hóa của địa phương được quảng bá rộng rãi, từ đó lại thu hút khách mới và ngày một nhân rộng lượng người trong nước và trên thế giới biết đến và ca ngợi nét đẹp bản sắc văn hóa của địa phương.

- Phát triển bền vững du lịch có vai trò giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của địa phương đem lại hiệu quả kinh tế cao

Hiện nay có nhiều loại hình du lịch, đặc biệt du lịch kết hợp với mua sắm có xu hướng gia tăng. Khi phát triển bền vững du lịch khách du lịch sẽ biết đến và mua sắm sản phẩm của địa phương. Mỗi địa phương những loại sản phẩm đặc thù riêng, du khách là một đối tượng quan trọng để quảng bá giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2.1.3. Nội dung phát triển bền vững du lịch tại địa phương‌

2.1.3.1. Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Trong đó, tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Phải thực hiện khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả đảm bảo sự bảo tồn những tài nguyên đó để tài nguyên du lịch ngày càng hoàn thiện và trường tồn.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh - 7



2.1.3.2. Phát triển địa phương bền vững du lịch

Phát triển địa phương bền vững du lịch được căn cứ vào quy hoạch tổng thể, tùy theo từng địa phương mà thực hiện phát triển: đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch..

Đô thị du lịch được quy hoạch theo Nghị định của Chính phủ, đô thị du lịch được công nhận khi có đủ các điều kiện sau đây:

Có tài nguyên du lịch hấp dẫn; Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch; có cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch; Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỷ lệ thu nhập từ du lịch trên tổng thu nhập của các ngành dịch vụ theo quy định của Chính phủ.

Khu du lịch được công nhận là khu du lịch quốc gia phải có đầy đủ các điều kiện: Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế, có khả năng thu hút khách du lịch; Có diện tích tối thiểu một nghìn héc ta; trường hợp đặc biệt mà diện tích nhỏ hơn thì cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trình thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định; Có khả năng bảo đảm phục vụ tốt ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm.

Khu du lịch được công nhận là khu du lịch địa phương phải có đủ điều kiện: Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch; Có diện tích tối thiểu hai trăm héc ta; Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng bảo đảm phục vụ tốt ít nhất một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm.

Phát triển đô thị, khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch được xếp hạng ở cấp quốc gia hoặc cấp địa phương căn cứ vào quy mô, mức độ thu hút khách du lịch, khả năng cung cấp và chất lượng dịch vụ.

2.1.3.3. Phát triển bền vững khách du lịch

Phát triển khách du lịch bao gồm: phát triển khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.

Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.



Phát triển bền vững khách du lịch là số lượng khách du lịch quy mô ngày càng tăng và cơ cấu khách hợp lý và bền vững lâu dài.

Để phát triển bền vững khách du lịch, các loại hình sản phẩm du lịch phải đa dạng, đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với sở thích của nhiều loại hình khách, môi trường phải an toàn, luôn có sự đổi mới.

2.1.3.4. Phát triển kinh doanh bền vững du lịch

Kinh doanh du lịch thuộc ngành kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề: kinh doanh lữ hành; kinh doanh lưu trú du lịch; kinh doanh vận chuyển khách du lịch; kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; kinh doanh dịch vụ du lịch khác.

Phát triển kinh doanh bền vững du lịch là quy mô kinh doanh lớn hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn, các dịch vụ tốt hơn và không vi phạm pháp luật về bảo tồn, quy định về môi trường, đảm bảo khai thác bền vững.

Phát triển kinh doanh bền vững du lịch đòi hỏi chất lượng du lịch ngày một tốt hơn, hiệu quả kinh doanh du lịch ngày một ổn định và cao hơn, vì vậy các ngành nghề kinh doanh dịch vụ du lịch đều phải quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả của các dịch vụ.

2.1.3.5. Quản lý phát triển bền vững du lịch tại địa phương

* Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững du lịch

Quy hoạch phát triển du lịch bao gồm; quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết cụ thể.

Đối với từng địa phương cấp tỉnh quy hoạch phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch của cả nước và vùng du lịch. Quy hoạch tổng thể du lịch được quy hoạch những nơi xây dựng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, gắn kết với cơ sở hạ tầng và các ngành nghề khác trong phát triển kinh tế xã hội. Quy hoạch chi tiết cụ thể được lập chi tiết cho từng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch với tài nguyên và nguồn lực cụ thể.

Để phát triển bền vững du lịch thành công các cơ quản quản lý các cấp về du lịch phải phối hợp với tất cả các bên liên quan, xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và từng năm với mục tiêu cụ thể và có thể điều chỉnh kế hoạch trung hạn, dài hạn phù hợp với điều kiện thực tế. Từ đó đề ra các chính sách và dự án thực hiện.



* Thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch địa phương bền vững:

Địa phương phải xây dựng bộ máy chỉ đạo thực hiện phát triển, xúc tiến và xúc tác bền vững du lịch, người đứng đầu chịu trách nhiệm lãnh đạo để đưa các chính sách và kế hoạch, mục tiêu thành hiện thực.

Ở cấp tỉnh, sở du lịch và các hiệp hội ngành du lịch tiến hành triển khai các chính sách bố trí nguồn lực và tạo điều kiện để các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch thực hiện các hoạt động bền vững du lịch. Các cơ quan quản lý đứng ra hoặc tạo điều kiện để các cơ sở du lịch tổ chức các sự kiện, tổ chức tiếp thị bền vững du lịch. Đặc biệt trong thời kỳ cuộc cách mạng 4.0 Những khách truy cập tiềm năng phải biết đến sự sẵn sàng của các dịch vụ, thông qua hoạt động tiếp thị hiệu quả.

* Kiểm tra, giám sát phát triển bền vững du lịch ở địa phương

Sự thành công của các chính sách quản lý, chương trình phát triển và tiếp thị được đo lường bằng mức độ truy cập đạt được, loại khách đã thu hút, mức độ phù hợp của hành vi của họ - và đặc biệt là chất lượng trải nghiệm của khách. Mỗi tác động này phải được giám sát chặt chẽ để có thể đánh giá một cách có hệ thống các điểm mạnh và điểm yếu của các chương trình trên. Vì là bền vững du lịch, cần có một chương trình quản lý toàn diện để đảm bảo rằng sự thành công của du lịch không phá hủy các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà du lịch phụ thuộc rất nhiều vào đó.

Hoạt động cuối cùng cần thiết cho sự thành công lâu dài của du lịch là một quá trình đánh giá liên tục. Đánh giá chỉ đơn giản là một nỗ lực nhằm xem xét một cách cẩn thận tính phù hợp, hiệu lực, hiệu quả và hiệu suất tổng thể của tất cả các thành phần và quy trình trong hệ thống du lịch.

Những chệch hướng trong quá trình thực hiện phải được phân tích tìm ra nguyên nhân. Vi phạm nghiêm trọng theo từng lĩnh vực cần có sự tham gia giải quyết của các cơ quan liên quan (nông nghiệp, y tế) và ít nhất là của cơ quan công an, chính quyền địa phương và chính quyền cấp cao hơn. Tính an toàn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong quản lý điểm đến du lịch nói chung.

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch‌

Căn cứ vào những nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Bá Lâm về điều kiện phát triển du lịch [46], Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa về điều kiện ảnh hưởng đến phát triển du lịch [22], Nguyễn Trọng Nhân, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch [60]….. Sau khi tổng hợp, phân tích, phân loại của các nghiên



cứu trước và bổ sung chủ kiến, tác giả đã hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch như sau:

2.1.4.1. Yếu tố khách quan

* Chính trị ổn định và đất nước hoà bình.

Đất nước ổn định chính trị, hòa bình là điều kiện tiên quyết cho các hoạt động du lịch phát triển. Đất nước bất ổn về chính trị, chiến tranh, các cuộc xung đột vũ trang trong từng khu vực sẽ hạn chế rất lớn đến việc phát triển du lịch. Du lịch trên thế giới chỉ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Đất nước Irăc mặc dù nổi tiếng với vườn treo Bavilion, là trung tâm của nền văn minh Trung Đông, nhưng do chiến tranh và nội chiến nên hoạt động du lịch không thể phát triển. Ở Việt Nam, trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hoạt động du lịch rất hạn chế.

Đất nước không ổn định về chính trị, không hòa bình, với thời kỳ bùng nổ thông tin như hiện nay, hầu hết các nơi trên thế giới điều biết. Đối với du khách, trước khi đi du lịch người ta thường tìm hiểu về thông tin nơi đến, thấy có thông tin về đất nước không ổn định sẽ không là lựa chọn của hầu hết du khách.

Đất nước không ổn định về chính trị hoặc có sung đột, ngoài nguyên nhân du khách không lựa chọn là điểm đến du lịch, còn một số nước khác khuyến cáo người dân của họ không nên đến, thậm chí có một số nước cấm, hạn chế giao thông hoặc cắt các chuyến bay đến các nước không ổn định, có sung đột từ đó làm ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch.

Đất nước không ổn định cũng làm cho du khách trong nước hạn chế đi du lịch, hạn chế giao thông làm ảnh hưởng đến phát triển du lịch.

* Xã hội an ninh và an toàn.

Bất cứ một đất nước hoặc một vùng lãnh thổ hoặc địa phương nào không đảm bảo được điều kiện về an ninh, an toàn cho khách du lịch thì không thể phát triển hoạt động du lịch. Con người đi du lịch với nhiều mục đích trong đó có mục đích được đảm bảo an ninh, an toàn tính mạng, thoái mái về tinh thần, vì thế những địa điểm du lịch dù có nổi tiếng đến đâu, nhưng điều kiện trên không đảm bảo thì không thể nào thu hút được khách du lịch. Khu du lịch Bali (Indonexia) nổi tiếng trong khu vực và trên thế giới thu hút rất nhiều khách du lịch từ khắp nơi trên thế



giới, nhưng chỉ một sự kiện khủng bố tại khu du lịch này, số lượng khách đã giảm sút nghiêm trọng. Trong những năm qua, số lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam không ngừng tăng và nước ta được đánh giá là” điểm đến du lịch an toàn và thân thiện của khu vực và thế giới”.

An toàn không chỉ vấn đề an ninh, nhưng còn những vấn đề khác như dịch bệnh, thiên tai, môi trường độc hại. Khi quốc gia nào xẩy ra dịch bệnh, đặc biệt vùng đang có dịch thì các quốc gia khác sẽ khuyến cáo khách du lịch không đến vùng đó sẽ làm ảnh hưởng trầm trọng đến du lịch. Các khu vực có thiên tai, môi trường độc hại cũng sẽ làm du khách không đến ảnh hưởng ngay đến du lịch [46].

An toàn không chỉ là điều kiện cần để du khách có thể lựa chọn đến địa phương để du lịch mà còn là uy tín, thương hiệu, địa chỉ tin cậy. An toàn không những là vấn đề ảnh hưởng trước mắt mà là vấn đề lâu dài và bền vững, nếu để xẩy ra không đảm bảo an ninh hoặc mất an toàn, ngành du lịch không những tổn thất về bồi thường thiệt hại mà còn ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu lâu dài.

* Đất nước có vị thế trên trường Quốc tế

Quan hệ quốc tế của mỗi Quốc gia rất quan trọng đối với phát trển du lịch, khi mâu thuẫn giữa các nước, đặc biệt mâu thuẫn với nước lớn dẫn đến sự cấm vận, sự trừng phạt, cô lập… sẽ ảnh hưởng lớn đến khách du lịch quốc tế. Trong đó khách du lịch quốc tế là yếu tố hết sức quan trọng trong phát triển bền vững du lịch.

Quốc gia có vị thế trên trường quốc tế, tổ chức nhiều sự kiện quốc tế, được nhiều tổ chức và cá nhân biết đến, nhiều người có nhu cầu đến thăm, đến làm việc là một ưu thế đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch nói chung và bền vững du lịch nói riêng.

Vị thế của quốc gia trên trường quốc tế là nhân tố rất quan trọng trong phát triển bền vững du lịch. Khi quốc gia có vị thế, sẽ có nhiều hiệp định hợp tác được ký kết với nhiều quốc gia trên thế giới, đất nước con người được quảng bá rộng rãi, nhiều nơi trên thế giới biết đến, chẳng những nhiều người kết hợp công việc và du lịch, mà còn nhiều người muốn đến để hiểu biết về đất nước con người quốc gia đó. Các quốc gia có vị thế thì thủ tục và phương tiện thuận lợi hơn, nhiều tổ chức liên quan và nhiều lĩnh vực, nhiều cơ hội hợp tác từ đó tạo nên sự phát triển bền vững du lịch.



* Luật pháp và cơ chế, chính sách của Nhà nước

Luật pháp và cơ chế, chính sách của mỗi quốc gia ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch cả quốc tế và nội địa. Việt Nam từ khi đổi mới từ nền kinh tế theo cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thi trường, có chính sách chiến lược về lao động làm việc 5 ngày một tuần, các dịp nghỉ lễ tết cho phép kết hợp nghỉ kết hợp ngày nghỉ cuối tuần, du lịch nội địa đã tăng vượt bậc hơn 52 lần và xu hướng còn tăng mạnh.

Luật pháp và cơ chế, chính sách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với khách quốc tế. Nhiều nước xây dựng cơ chế miễn thị thực cho khách du lịch nước ngoài nhằm thu hút khách du lịch hoặc có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và du lịch..v.v.

Các văn bản luật liên quan đến dịch vụ, du lịch tạo môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch, tạo ra nhiều lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu của nhiều loại hình du khách, tạo điều kiện du lịch phát triển.

Các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch của nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho: khách du lịch quốc tế và trong nước, cho việc đầu tư, liên doanh, liên kết các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, cho việc phát triển các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Các địa phương có cơ chế, chính sách, quy định thông thoáng, phù hợp với các nơi có các điểm du lịch, các khu du lịch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du khách và ngành du lịch từ đó tạo tính sáng tạo và môi trường du lịch, tạo điều kiện bền vững du lịch phát triển.

* Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững du lịch, trong đó giao thông thuận lợi, thông tin thông suốt, điện đầy đủ và an toàn, các công trình công cộng khang trang, nhiều nơi xứng đáng để thăm quan gây dấu ấn, các công trình xây dựng hiện đại tiện nghi… là yếu tố đặc biệt quan trọng để phát triển bền vững du lịch.

Cơ sở hạ tầng thuận lơi cho khách du lịch sử dụng các dịch vụ cũng là điều kiện rất quan trọng cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển các hoạt động du



lịch nói riêng. Hệ thống đường bộ, đường sắt, bến cảng, sân bay, điện năng, viễn thông đặc biệt trong thời kỳ 4.0, cung cấp nước sạch, ngân hàng, cơ sở thương mại, cơ sở lưu trú..v.v, tất cả những vấn đề này được tổ chức tốt, phối hợp tốt đều tác động mạnh mẽ đến việc phát triển kinh tế-xã hội và phát triển các hoạt động du lịch. Một đất nước muốn phát triển du lịch, nhưng hệ thống đường bộ và đường sắt lạc hậu, sân bay có công suất đón khách ít , bến cảng nhỏ không thể đón những tầu du lịch lớn, điện năng thiếu..v.v hoặc có đủ nhưng tổ chức không tốt, khách du lịch không hài lòng thì không thể đón tiếp và phục vụ số lượng khách du lịch lớn.

* Nguồn tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản đề cấu thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch [46].

Danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên nổi tiếng được công nhận của các tổ chức quốc tế là nhân tố rất quan trọng thu hút khách du lịch khắp nơi đến thăm quan, tìm hiểu, nghỉ ngơi và thỏa mãn tính hiếu kỳ.

Di sản văn hóa, di sản lịch sử, các công trình nổi tiếng là nhân tố rất quan trọng thu hút khách du lịch nội địa dịp lễ hội, giáo dục truyền thống, chẳng những thu hút khách cả về tổ chức, cơ quan và nhân dân trong nước khắp nơi đến thăm quan, tìm hiểu, học tập, mà con thu hút khách quốc tế đến thưởng thức nền văn hóa mới lạ và nét đặc sắc văn hóa bản địa.

2.1.4.2. Yếu tố chủ quan trong ngành du lịch

* Nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch rất quan trọng có tính chất quyết định đến việc phát triển bền vững du lịch. Từ việc quản lý nhà nước về du lịch đến các công ty du lịch, các đơn vị hoạt động trong ngành du lịch và cộng đồng dân cư nơi khách du lịch đến thăm quan là yếu tố quyết định phát triển bền vững du lịch.

Trong tất cả các khâu của hoạt động du lịch đều đòi hỏi người làm du lịch phải có khả năng sáng tạo các ý tưởng mới, có trình độ, kiến thức trong lĩnh vực công tác, có kỹ năng nghề nghiệp cao, kỹ năng giao tiếp tốt, có ý thức trách nhiệm đối với công việc và một số công việc yêu cầu giỏi ngoại ngữ.

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí