Tuyển chọn, đào tạo và thường xuyên bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch là điều kiện tiên quyết, không thể thiếu được nhằm phát triển bền vững du lịch.
* Cơ sở vật chất phục vụ du lịch
Tuy đã chọn được khu du lịch, điểm du lịch có nhiều điều kiện thuận lợi có tài nguyên du lịch tốt, nhưng nếu cơ sở vật chất không tốt, không đáp ứng phục vụ tốt khách du lịch thì không thể phát triển bền vững du lịch.
Xây dựng các khu du lịch, các khách sạn, nhà hàng, các điểm tham quan, các cơ sở vui chơi giải trí, các phương tiện vận chuyển khách du lịch, các cơ sở thương mại..v.v. là nhân tố rất quan trọng trong tiếp đón khách du lịch và phát triển bền vững du lịch.
* Sản phẩm du lịch
Khách du lịch ở rất nhiều nơi đến và có rất nhiều nhu cầu khác nhau, nếu sản phẩm du lịch đơn điệu, ít loại hình dịch vụ, không phù hợp với yêu cầu của khách du lịch sẽ không thu hút được khách.
Đa dạng loại hình du lịch, phong phú về sản phẩm du lịch, có những sản phẩm độc đáo và hấp dẫn để thoả mãn nhu cầu của các loại khách du lịch trong chuyến đi là nhân tố quan trọng để từ đó khách có thể muốn đến nhiều lần và giới thiệu cho những người khác đến du lịch.
* Khai thác lợi thế về du lịch
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nghiên Cứu Về Quản Lý Phát Triển Bền Vững Du Lịch
- Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Bền Vững Du Lịch
- Nội Dung Phát Triển Bền Vững Du Lịch Tại Địa Phương
- Kinh Nghiệm Phát Triển Bền Vững Du Lịch Của Một Số Địa Phương Ở Việt Nam
- Bài Học Vận Dụng Cho Phát Triển Bền Vững Du Lịch Tỉnh Bắc Ninh
- Mô Hình Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Phát Triển Du Lịch Tại Tỉnh Bắc Ninh
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
Mặc dù có tài nguyên du lịch như danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên, di sản văn hóa có giá trị, nhưng nếu không biết khai thác tốt thì hiệu quả du lịch không cao
Nhân tố khai thác các tiềm năng, lợi thế về du lịch, đầu tư để những lợi thế được đưa vào sử dụng đầy đủ, khai thác mọi tiềm năng, ý nghĩa của tài nguyên du lịch
* Bảo tồn về văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái du lịch
Đối với phát triển bền vững du lịch, công ty kinh doanh du lịch không chỉ nâng cao lợi nhuận bằng mọi giá, mà phải quan tâm đến phát triển lâu dài. Để phát triển lâu dài phải duy trì và phát triển được tài nguyên về văn hóa, tự nhiên đã có, đặc biệt là các tài nguyên đặc thù riêng của địa phương phát triển du lịch.
Bảo tồn các di tích lịch sử, bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể, bảo tồn di sản thiên nhiên, vảo vệ môi trường sinh thái địa bàn du lịch là nhân tố đặc biệt quan trọng trong phát triển bền vững du lịch.
* Hoạt động xúc tiến du lịch
Khi có đầy đủ các yếu tố về phát triển bền vững du lịch như tài nguyên du lịch, nguồn nhân lực, sơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng tốt, đất nước hòa bình, an toàn…nhưng ít người biết đến, ít người quan tâm đến thì hiệu quả du lịch không cao, vì vậy xúc tiến du lịch để phát triển bền vững du lịch là nhân tố quan trọng trong phát triển bền vững du lịch.
Xúc tiến du lịch bao gồm: Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về danh lam thắng cảnh, di tích, di sản văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hoá dân tộc, sản phẩm du lịch; Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách; Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc; Nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách.
* Công tác quản lý du lịch
Hệ thống quản lý du lịch (hệ thống luật pháp, chính trị và tài khóa điều chỉnh hoạt động của nó) có tác động sâu sắc đến khả năng cạnh tranh của một điểm đến trên thị trường du lịch quốc tế và sau đó đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định lợi nhuận của các công ty riêng lẻ. Mặc dù hệ thống quản trị của một quốc gia hoặc vùng có thể được coi là một khía cạnh tiến hóa của nền văn hóa tổng thể, nhưng có thể bị ảnh hưởng và thay đổi trong một khung thời gian có thể quan sát được. Quan hệ hữu cơ của hệ thống đảm bảo hoạt động phát triển bền vững du lịch được giám sát trong một khung khổ hài hòa bền vững. Ngược lại, nếu không có sự phối hợp tốt, hoạt động du lịch rất khó diễn ra thành công. Các vi phạm phát triển bền vững khó được khắc phục. Du lịch sẽ không bền vững.
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển bền vững du lịch
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch của một số nước trên thế giới
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Singapo
Singapore là một quốc đảo nhỏ, diện tích chỉ có 710 km2, nhưng có đến 5,2 triệu người đang sinh sống, tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết phát huy triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con người để có những bước phát triển
vượt bậc. Trong sự thành công của Singapore phải kể đến sự thành công của chính sách phát triển du lịch.
Năm 2010 Singapore có 11,64 triệu lượt du khách quốc tế, đến năm 2015 đã đón 15,2 triệu lượt; Năm 2010, du lịch đóng góp cho nền kinh tế 18,8 tỷ đô Sing, đến năm 2015 đạt 22 tỷ SGD (tương đương khoảng 15,7 tỷ USD). Đây thực sự là những con số ấn tượng của ngành du lịch ở một đất nước nhỏ bé, ít tài nguyên và chưa hẳn đã có nhiều lợi thế để phát triển du lịch như Singapore.
Để có được kết quả như vậy, Singapore đã xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn. Từ năm 1986 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lược, xây dựng 4 kế hoạch lớn về phát triển du lịch: Kế hoạch phát triển du lịch năm 1986, Singapore chủ trương bảo tồn và khôi phục các khu lịch sử văn hóa như: Khu phố của người Hoa, Tanjong Tagar, Little India, Kampong Glam, sông Singapore. Kế hoạch Phát triển chiến lược năm 1993, Singgapore tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mới như: du thuyền, du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch trăng mật; phát triển các thị trường du lịch mới; tổ chức các lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc tế; tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch; trao các giải thưởng về du lịch; giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch… Năm 1996, Singapore triển khai du lịch thế kỷ 21, thực hiện tầm nhìn dài hạn, với các chiến lược thị trường du lịch mới nổi, chiến lược du lịch khu vực, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch mới, chiến lược nguồn vốn du lịch, chiến lược Nhà vô địch du lịch Singapore. Kế hoạch du lịch 2015, Singapore tập trung phát triển các thị trường chính với phương châm tạo sự hiểu biết tốt hơn về Singapore, phát triển điểm du lịch, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ nhằm cung cấp các dịch vụ đáng nhớ cho khách du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển các doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, phát triển các sản phẩm trọng tâm của du lịch….[86,[121].
Về quy hoạch, từ năm 1971, Singapore đã có một quy hoạch tổng thể và kiên trì thực hiện cho đến nay. Mặc dù là quy hoạch tổng thể nhưng đã được chi tiết hóa tại từng dự án thông qua thiết kế đô thị bằng mô hình, với nguyên tắc phải bảo tồn kiến trúc cổ cũng như bản sắc văn hóa của 4 tộc người: bản địa, người Hoa, người Malaysia và người Ấn Độ. Chiến lược phát triển đi đôi với bảo tồn những giá trị
văn hóa truyền thống của các công trình kiến trúc đã trở thành lợi thế về du lịch cho Singapore [24].
Singapore đặc biệt được quan tâm đến môi trường, việc thu gom rác thải do các công ty tư nhân đảm nhiệm, xử lý bằng công nghệ hiện đại, nhiệt lượng từ các lò đốt rác thải được tận thu để phát điện. Mỗi đường phố trồng một loại cây với chiều cao được khống chế và cắt tỉa tạo dáng phù hợp, Singapore hiện có 300 công viên với 9.000 ha. Từ những năm 1980 trở lại đây, Singapore trồng cây ăn trái và các loại cây quý hiếm; tạo những hầm cây, quy hoạch thay thế cây tạp, xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát cây xanh bằng công nghệ thông tin để phát hiện các cây bệnh và theo dõi tuổi đời của cây [24].
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan có diện tích 513.000 km2, dân số khoảng 67 triệu người. Trong đó khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số [6].
Tài nguyên du lịch của Thái Lan là 2.579 tài nguyên, trong đó bao gồm 1.386 tài nguyên du lịch tự nhiên, và 1.193 tài nguyên du lịch TNDL văn hóa. Các tài nguyên du lịch tự nhiên chủ yếu là các thác nước, bãi biển, núi, vườn quốc gia, hang động, công viên. Các tài nguyên du lịch văn hóa là các đền chùa và các công trình kiến trúc cổ, các trung tâm văn hóa, bảo tàng, lâu đài... Thái Lan có 5 di sản thế giới được UNESCO công nhận bao gồm 3 di sản văn hóa thế giới và 2 di sản thiên nhiên thế giới [10].
Ngành du lịch Thái Lan thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, có sự phát triển đáng kinh ngạc, tính đến năm 2013 Thái Lan đã có 26,5 triệu lượt khách quốc tế với doanh thu đạt 42,10 tỷ USD, là nước đứng thứ 10 trong số các điểm đến thu hút được nhiều du khách quốc tế nhất thế giới, đứng thứ 7 trong số các nước và vùng lãnh thổ có doanh thu từ du lịch quốc tế cao nhất thế giới [91].
Để đạt được những kết quả trên, Thái Lan đã thực hiện một số chính sách như: Chính sách miễn thị thực cho khách du lịch là chính sách có tính chiến lược nhằm thu hút khách quốc tế. Thái Lan đã áp dụng rất thành công, điều đó đã góp phần thúc đẩy thu hút khách quốc tế đến nước này trong thời gian qua. Hiện nay công
dân của 55 quốc gia và vùng lãnh thổ không cần visa đến du lịch Thái Lan nếu ở lại không quá 30 ngày. Thái Lan đã thỏa thuận song phương miễn visa với nhiều nước như Brazil, Hàn Quốc và Pê ru, Ác-hen-ti-na, Chi Lê... Các thỏa thuận này cho phép công dân các nước có hộ chiếu đều được miễn visa đối với mỗi lần viếng thăm không quá 90 ngày. Chính sách thuế cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của việc mua sắm ở Thái Lan. Du khách đến Thái Lan mua hàng hóa sẽ được hoàn lại thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, các địa điểm bán hàng thủ công địa phương, các công ty lữ hành có thu nhập thấp cũng được miễn thuế GTGT [91],[47].
Kinh nghiệm trong phát triển nguồn nhân lực: Đội ngũ quản lý và nhân viên cho ngành du lịch Thái Lan được đào tạo và bồi dưỡng bài bản, chuyên nghiệp cả về trình độ chuyên môn và tay nghề. Đào tạo chuyên môn cho nguồn nhân lực du lịch luôn là sự quan tâm của ngành du lịch. Các hướng dẫn viên du lịch được đào tạo một cách bài bản, hướng dẫn viên thường biết 3 ngoại ngữ. Thái Lan thành lập trung tâm hỗ trợ nhân lực du lịch, Trung tâm luôn hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho các đơn vị hoạt động trong ngành du lịch với mục tiêu tăng cường đồng bộ và chất lượng [91].
Kinh nghiệm kết hợp du lịch với thương mại: Thái Lan làm tốt sự kết hợp giữa hoạt động du lịch với hoạt động thương mại nhằm thu hút khách hợp lý, mang lại hiệu quả cao. Ngành du lịch kết hợp với các cơ sở nghiên cứu sản xuất sản xuất sản phẩm độc đáo, du khách có thể vừa đi thăm quan vừa mua sắm, chẳng hạn du khách đi tham quan viện nghiên cứu và sản xuất nọc độc rắn ở Bangkok, sau khi xem màn biểu diễn với rắn rùng rợn của nghệ nhân, nghe thuyết trình về dược liệu sản xuất từ rắn, sau đó du khách có thể mua những lọ thuốc quý hiếm từ rắn [91].
Phát triển đa dạng sản phẩm du lịch: Thái Lan có sản phẩm du lịch rất đa dạng, thu hút được nhiều du khách có các sở thích khác nhau. Sản phẩm du lịch văn hóa bao gồm việc thăm quan các đền chùa, bảo tàng, các di tích lịch sử… Du khách được tận mắt chứng kiến sự độc đáo của văn hóa Thái Lan và còn có thể được tự mình trải nghiệm nền văn hóa đó. Sản phẩm du lịch sinh thái, Thái Lan có 79 vườn quốc gia cùng với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên. Các công viên chiếm 15% diện tích cả nước. Khám phá hang động cũng là một loại hình du lịch được nhiều du
khách ưa thích. Du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp giữa đi du lịch với hội nghị, hội thảo, triển lãm, Thái Lan là một trong những quốc gia tổ chức số lượng lớn các cuộc hội họp. Hiện nay Thái lan là điểm đến lớn thứ 18 của thế giới đối với khách MICE với 30 sự kiện tầm cỡ quốc tế và thu hút hàng 1 triệu lượt khách mỗi năm. Du lịch chữa bệnh cũng là một sản phẩm thu hút nhiều du khách, các dịch vụ chữa bệnh, giải phẫu thẩm mỹ, chăm sóc răng miệng, đông y, yoga. Hiện tại ở Thái Lan có 30 bệnh viện sẵn sàng phục vụ các bệnh nhân nước ngoài. Các bệnh viện được trang bị hiện đại, phục vụ đầy đủ nhu cầu của du khách từ mức bình thường đến xa xỉ. Du lịch nông nghiệp, du khách có thể tham gia và khám phá về trồng trọt, chăn nuôi. Local Alike là du lịch mà người dân địa phương tham gia vào việc thiết kế các chuyến đi cho du khách; các thương hiệu sản phẩm tiêu dùng cho du lịch: Akha Ama Cà phê, Maajaidum: thương hiệu rượu làm từ hoa dừa, Mae TEETA: thương hiệu hàng dệt vải và nhuộm chàm...[91],[1].
Kinh nghiệm về Colossum Show, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2013, The Colosseum Show Pattaya trở thành chương trình nghệ thuật giải trí lớn, độc đáo và thu hút nhiều lượt khách du lịch nhất của Thái lan. Nội dung của mỗi Show bao gồm 14 vở diễn - là 14 hoạt cảnh, ca khúc tiêu biểu, đại diện cho văn hóa mỗi dân tộc. Chương trình có sự đầu tư công phu và chuyên nghiệp thể hiện từ những yếu tố lớn như sân khấu đến các tiểu tiết như trang phục biểu diễn, nghệ thuật hóa trang… Kết hợp thêm các yếu tố ánh sáng, âm thanh, những vũ công thực sự khiến Colosseum tỏa sáng như một điển hình mẫu mực cho chương trình nghệ thuật thời đại mới. Những người chuyển giới trở thành những diễn viên trong Colosseum Show phải trải qua sự chọn lựa hết sức khắt khe [85].
Kinh nghiệm đẩy mạnh makerting du lịch: Thái Lan có những chiến dịch quảng bá du lịch với các khẩu hiệu độc đáo và sáng tạo qua từng năm, sử dụng kết hợp nhiều công cụ marketing. Tổng cục du lịch Thái Lan (Tourism Authority of Thailand - TAT) hiện có 27 văn phòng đại diện ở nước ngoài có nhiệm vụ xúc tiến du lịch tại các nước. Thái Lan thường xuyên tổ chức các diễn đàn du lịch, năm 2016 Diễn đàn du lịch Ổn định, Thịnh vượng và Bền vững, có khoảng 230 nhà khai thác du lịch từ các tổ chức tư nhân và chính phủ trên cả nước tham dự. Diễn đã thúc đẩy
du lịch dựa vào cộng đồng và giúp các bên liên quan xác định các cơ hội kinh doanh mới [91],[1].
Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch: Thái Lan đang nỗ lực để nhấn mạnh về du lịch dựa vào cộng đồng, phù hợp với kế hoạch phát triển du lịch quốc gia để thu hút nhiều hơn du khách chất lượng đến Thái Lan. Du lịch cộng đồng có thể gia tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân địa phương, đồng thời thúc đẩy việc bảo tồn văn hóa và truyền thống, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp du lịch của cả nước [1].
2.2.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất trên thế giới, số dân trên 1,35 tỷ người. Diện tích lục địa lớn thứ hai trên thế giới xấp xỉ 9,6 triệu km². Về du lịch, năm 2007 Trung Quốc là nước đứng thứ tư trên thế giới đối với du lịch đến, với số lượng khách du lịch quốc tế đạt mức trên 55 triệu. Doanh thu ngoại hối xếp thứ năm trên thế giới đạt 41,9 tỷ đô-la Mỹ. Số lượt khách du lịch nội địa đạt 1,61 tỷ lượt khách, với tổng thu nhập 777,1 tỷ nhân dân tệ. Năm 2009 Trung Quốc đại 185 tỷ USD. Theo WTO năm 2015 Trung Quốc đạt vị trí thứ hai đối với tiêu chí tổng chi tiêu du lịch, đến năm 2020 Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia du lịch lớn nhất thế giới về khách du lịch đến và xếp thứ tư về du lịch ra nước ngoài [7].
Năm 2016, doanh thu từ khách quốc tế đạt mức tăng trưởng 5,6% so với năm 2015, đạt 120 tỉ USD, cao hơn 10,2 tỉ USD so với doanh thu từ hoạt động du lịch ra nước ngoài. Trong nửa đầu năm 2017, Trung Quốc đã đón 69,5 triệu lượt khách du lịch, trong khi số lượng khách Trung Quốc ra nước ngoài du lịch là 62 triệu lượt. Chính quyền Bắc Kinh đã cam kết phát triển du lịch trở thành một trong những động lực chính phục vụ chiến lược thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế, đóng góp khoảng 11% vào nền kinh tế quốc dân. Dự báo đầu tư trực tiếp vào du lịch của Trung Quốc sẽ tăng mạnh với tốc độ trên 20% trong năm 2017 lên 1.500 tỉ Nhân dân tệ (khoảng 223,3 tỉ USD) [51].
Theo Hội đồng Du lịch Thế giới, trong 10 thành phố du lịch phát triển nhanh nhất thế giới, Trung Quốc có 6 thành phố. Thành phố Trùng Khánh ở phía tây nam Trung Quốc đứng đầu danh sách, với mức tăng trưởng 14% mỗi năm. Tiếp theo lần lượt là Quảng Châu (13,1%), Thượng Hải (12,8%), Bắc Kinh (12%), Thành Đô (11,2%), Manila (10,9%), Delhi (10,8%), Thẩm Quyến (10,7%), Kuala Lumpur (10,1%) và Jakarta (10%). Thị trường nội địa phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc là động lực cho sự tăng trưởng du lịch của các thành phố như Trùng Khánh và Quảng Châu.
Theo số liệu của Cơ quan Du lịch Quốc gia Trung Quốc, có khoảng 138 triệu lượt khách đã đến Trung Quốc vào năm 2016, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo của Hội đồng Du lịch Thế giới, sự thống trị của thị trường Trung Quốc, bao gồm cả tăng trưởng tương lai và quy mô tổng thể về điểm đến du lịch xếp hàng đầu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương [2].
Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm phát triển du lịch, Chính phủ đóng vai trò trụ cột trong dẫn dắt phát triển kinh tế du lịch. Mô hình phát triển kinh tế du lịch Trung Quốc được xây dựng từ thấp đến cao, từ tự phát sang chuyên nghiệp. Những bước tiến cải thiện môi trường chính sách, tháo bỏ rào cản, giải phóng tự do kinh doanh. Chính phủ tạo điều kiện tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa nhằm phục vụ tốt nhất cho du khách, giữ chân du khách lưu trú dài hơn trong chuyến đi, từ đó kinh tế du lịch có thu nhập nhiều hơn. Về chiến lược cạnh tranh điểm đến, Trung Quốc xây dựng kế hoạch khá toàn diện, nâng cao năng lực cạnh tranh trong từng giai đoạn, phù hợp với định hướng thị trường và yêu cầu thực tiễn. Trung Quốc làm tốt chiến lược maketing, tổ chức xúc tiến sản phẩm và điểm đến du lịch, đưa ra các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch rất ấn tượng, được thiết kế thường xuyên, mang tính thống nhất cao và rất đặc sắc. Nhờ công tác xúc tiến, quảng bá có chất lượng đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế du lịch, ngày càng đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trung Quốc rất coi trọng bồi dưỡng, sử dụng phát triển nhân lực du lịch được đào tạo chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cao, lòng yêu nghề và sự nghiêm túc trong công việc. Trung Quốc đã rất thành công trong khai thác các giá trị văn hóa, tín ngưỡng,