Dự Kiến Chỉ Tiêu Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Đến Năm 2015 Và 2020 Của Tỉnh Bắc Ninh


- Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt tích lũy và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, thời kỳ 2006 - 2010 tổng vốn đầu tư xã hội dự kiến đạt 38-40% GDP; 2011-2020 khoảng 42-45%.

- Phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2010 đạt 3200 tỷ đồng, tăng bình quân 25%/năm đạt tỷ lệ thu ngân sách từ GDP là 20% năm 2020.

Về phát triển xã hội.

- Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị từ 4,5% hiện nay xuống 4 - 4,2% và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn khoảng 88 - 90% vào năm 2015.

- Giải quyết việc làm bình quân hàng năm khoảng 22-24 nghìn lao động, chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp, đến năm 2010 lao động trong khu vực nông nghiệp còn khoảng 40%.

- Phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục bậc trung học, 100% các trường được kiên cố hoá; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống vật thể và phi vật thể ; Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao.

- Đến năm 2015, tỷ lệ đô thị hoá ít nhất đạt khoảng 45-50%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động khoảng 70%.

- Đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 39-40%, đến năm 2015 khoảng 50-60%. Đến năm 2010, có 80% lao động có việc làm sau khi đào tạo. Đến năm 2010 giảm tỷ lệ nghèo còn dưới 1,5-2% (theo chuẩn năm 2005).

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đến năm 2010 giảm còn khoảng 1,5%.

Về bảo vệ môi trường.


- Môi trường được giữ vững, không còn tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề. Đến năm 2010 khoảng 98% dân số được sử dụng nước sạch; thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt; quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế.

- Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn và tôn tạo.

- Tăng cường giáo dục đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.

- Tăng cường năng lực quản lý môi trường.

3.2.2.3. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Bảng 3.1: Dự kiến chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến năm 2015 và 2020 của tỉnh Bắc Ninh

Đơn vị: %



Chỉ tiêu

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

2015

2020

2015

2020

2015

2020

Cơ cấu GDP (giá thực tế)


9


6


56


57


35


37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Bắc Ninh - 13



2020

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh - Định hướng phát triển kinh tế đến năm


Bắc Ninh là một tỉnh đất chật, người đông, diện tích đất canh tác bình

quân đầu người chỉ 500,1 m2 (năm 2000), thấp hơn cả bình quân cả nước (869m2) tương đương với bình quân đồng bằng sông Hồng. Nông nghiệp hiện nay vẫn là ngành sản xuất chính của tỉnh, mặc dù chưa phát triển hết tiềm năng hiện có về năng suất cây trồng vật nuôi nhưng cũng góp phần giải quyết một cách cơ bản vấn đề lương thực cho tỉnh. Hiện nay, ngành nông - lâm


nghiệp chiếm một tỷ trọng 15,3% trong GDP, thu hút khoảng 50,26% lao động tỉnh, nhưng năng suất lao động nông nghiệp vẫn còn thấp.

Trong những năm tới cần chuyển dịch mạnh cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp giảm nhưng giá trị tuyệt đối của nông nghiệp vẫn tăng lên đáng kể. Cụ thể như sau:

- Ngành nông nghiệp: Dựa trên cơ sở chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu trong nội bộ ngành, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh chăn nuôi, đưa các giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào trồng trọt và chăn nuôi, chuyển một số diện tích đất ở những nơi có điều kiện gần thị trường sang trồng rau, cây trái và trồng hoa. Từ nay đến 2015, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực như hoa-cây cảnh, cây lương thực, cây thực phẩm, cây khoai tây, rau màu, đậu tương, lạc. Trong đó tăng diện tích trồng hoa - cây cảnh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, dự kiến khoảng 600 ha vào năm 2010.

Giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, thực phẩm, đi sâu thâm canh tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. Phấn đấu đạt lương thực đầu người (cây có hạt) khoảng 506 kg năm 2010. Từ đó nâng cao giá trị sản xuất ngành trồng trọt trên một ha đất canh tác, đạt khoảng 34 triệu đồng vào năm 2010 (theo giá so sánh 1994). Tăng tỷ suất hàng hoá lên khoảng 40% vào năm 2010 và 55% vào năm 2015.

Tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt, lợn hướng nạc, chăn nuôi gia cầm. Cải tạo đàn lợn nái ngoại, đưa tỷ lệ đàn lợn hướng nạc ngoại lên 50-60% tổng đàn lợn thịt vào năm 2010 và những năm sau đó đạt khoảng 75-80%. Phát triển nhanh đàn gia cầm với tỷ lệ tăng trưởng quy mô bình quân đạt 9- 10%/năm. Tiếp tục phát triển đàn bò lai sind, đưa cơ cấu tăng lên 85% vào năm 2010.


Bảo vệ rừng trồng hiện có, trồng mới rừng để phủ xanh diện tích đất trống còn lại góp phần cải thiện môi trường sinh thái, tăng khả năng phòng hộ của rừng và tạo cảnh quan để phát triển du lịch. Dự kiến giai đoạn 2011-2015 trồng 12-13 triệu cây phân tán.

Tăng sản lượng cá tôm với chất lượng cao gấp 2-3 lần hiện nay do nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản tăng lên. Mở rộng các mô hình thâm canh cá theo kiểu công nghiệp và kỹ thuật cao để giá trị sản xuất đạt từ 100-150 triệu đồng/ha. Đưa diện tích nuôi thả cá kết hợp chăn nuôi của Bắc Ninh lên khoảng 6,5 nghìn ha.

Phát triển các loại hình dịch vụ nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá.

- Ngành công nghiệp - xây dựng: Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế công nghiệp cao đạt nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm thời kỳ 2011-2015 khoảng 16-17% và 15-16% vào 2016-2020. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bổ trợ, cơ khí chế tạo, đồng thời phát triển mạnh nhóm ngành có lợi thế về nguồn nguyên liệu địa phương, có khả năng thu hồi vốn nhanh, có cơ hội chọn đối tác đầu tư bên ngoài. Từng bước mở rộng phạm vi công nghiệp chế biến để tăng nhanh giá trị đồng thời phục vụ nhu cầu các đô thị, các khu công nghiệp và xuất khẩu. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, nhất là nguyên liệu từ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, các ngành nghề truyền thống như gốm mỹ nghệ, chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dệt, may mặc và da giầy.

Tiếp tục quy hoạch mở rộng 2 KCN tập trung Tiên Sơn và Quế Vò, quy hoạch xây dựng mới thêm 4 KCN. Đến 2010 dự kiến diện tích đất sử dụng cho KCN tập trung đạt đến 1.900 ha. Quy hoạch mở rộng và quy hoạch mới


các KCN làng nghề và cụm công nghiệp để đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh có gần 39 khu với tổng diện tích 715 ha tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ của địa phương đầu tư phát triển, giải quyết việc làm phần lớn cho người lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

- Ngành dịch vụ: Phát triển du lịch với sản phẩm chủ đạo là du lịch văn hoá. Phấn đấu đạt nhịp độ gia tăng hàng năm cho giai đoạn 2011-2015 là 15- 16%, với doanh thu ước đạt 1000 tỷ đồng vào năm 2015. Bên cạnh đó, tập trung phát triển mạnh các loại hình dịch vụ như cải tiến kỹ thuật, dịch vụ pháp luật, dịch vụ thông tin, chuyển giao công nghệ, dịch vụ văn hoá-vui chơi nghỉ cuối tuần. Phát huy vị thế liền kề Hà Nội, có thể phát triển mạnh các loại dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, thương mại và dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ vận tải, dịch vụ nhà ở, nhà nghỉ. Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sản xuất, đô thị hoá và đời sống, góp phần đóng góp cao hơn vào tăng trưởng GDP của tỉnh.

3.3. Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Bắc Ninh

3.3.1. Các giải pháp vĩ mô thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Giải pháp về quy hoạch không gian kinh tế - xã hội

* Quy hoạch vùng sản xuất hàng nông sản gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.

Để thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, cần quy hoạch ngành chăn nuôi tách khỏi khu dân cư, hình thành các trang trại chăn nuôi tạo thành vùng sản xuất tập trung, thuận lợi cho việc quản lý và phòng trừ dịch bệnh.

Tiếp tục thực hiện công tác “dồn điền đổi thửa”, chuyển khoảng 700 ha diện tích lúa vùng trũng còn lại sang phát triển mô hình VAC và AC, phát


triển kinh tế trang trại và tạo thành vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung với quy mô lớn. Hiện nay, đã có nhiều hộ nông dân thực hiện theo cách này để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy nhìn chung mô hình VAC chưa phát huy được hết hiệu quả do thiếu vốn ban đầu. Vì vậy, giải quyết vốn để phát triển kinh tế hộ nông dân là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh và Nhà nước.

- Quy hoạch sản xuất nông nghiệp ven đô được ứng dụng công nghệ cao: sản xuất rau sạch, xây dựng mô hình sản xuất và bảo quản hoa công nghệ cao có triển vọng xuất khẩu, trước tiên cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh và một phần cho thủ đô Hà Nội.

- Quy hoạch các vùng cây thực phẩm, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao trên địa bàn các huyện, thị xã như: cây rau, cà chua, khoai tây, ớt,… trong đó tập trung phát triển cây vụ đông.

* Phát triển các khu công nghiệp, cụm làng nghề và đa dạng hoá các hình thức kinh doanh

Bắc Ninh xưa và nay vốn là vùng có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: Làng tranh Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, làng đúc đồng Đại Bái, làng rèn Đa Hội, làng dệt Lũng Giang, Hồi Quan, sơn mài Đình Bảng, chạm khắc Đồng Kỵ, làng nghề tre trúc Xuân Lai,… Ngày nay, nhiều làng nghề đã bị mai một vì nhiều lý do khác nhau, do đó tỉnh đã quan tâm tới việc quy hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề tập trung để phát triển kinh tế địa phương và du lịch. Quy hoạch mở rộng mới các khu công nghiệp làng nghề, để đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh cần có 39 khu cụm công nghiệp làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ với tổng diện tích 715 ha tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương đầu tư phát triển. Như vậy, các cụm làng nghề sẽ có cơ hội tăng thêm nguồn vốn để đổi mới kỹ thuật và thiết


bị, có thể đa dạng hoá sản phẩm sản xuất và hình thức kinh doanh để cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hơn nữa, do quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp để phát triển công nghiệp, lao động trong nông nghiệp không có việc làm sẽ chuyển dần sang các làng nghề, tạo sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.

* Quy hoạch không gian văn hoá, du lịch

Bắc Ninh nổi tiếng với những loại hình du lịch tiêu biểu như: du lịch văn hoá, lễ hội; du lịch thể thao; du lịch làng quan họ; du lịch tín ngưỡng dân gian.

Để phát triển ngành du lịch Bắc Ninh, cần đầu tư phát triển thành các cụm du lịch có quy mô để thu hút khách trong nước và quốc tế.

- Hình thành các cụm du lịch ở những nơi có thế mạnh về sản phẩm du lịch như: cụm du lịch Trung tâm thành phố Bắc Ninh; cụm du lịch Lim, Phật Tích; cụm du lịch Thuận Thành; cụm du lịch Đền Đô, Đình Bảng,…

- Với địa thế giáp thủ đô Hà Nội, việc phát triển các khu nghỉ dưỡng và khu du lịch sinh thái cũng là một ưu thế. Tuy nhiên, ở Bắc Ninh hiện nay, loại hình du lịch này chưa phát triển mạnh như các tỉnh khác (ví dụ như tỉnh Vĩnh Phúc).

Giải pháp về vốn

Nhu cầu về vốn đầu tư cho cả giai đoạn 2006-2020 ước tính khoảng

148.313 tỷ đồng. Bao gồm:

- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách địa phương và ngân sách tỉnh dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Dự kiến vốn đầu tư từ ngân sách sẽ đáp ứng được khoảng 25-30% nhu cầu vốn đầu tư.

- Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và dân: ước tính khoảng 40- 45% trong cơ cấu vốn đầu tư.


- Vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài thành phố (kể cả đầu tư nước ngoài): dự kiến sẽ đáp ứng được khoảng 25-30% tổng nhu cầu vốn đầu tư.

Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế nông thôn luôn trong tình trạng rất thiếu, kể cả vốn đầu tư ban đầu cũng như vốn hoạt động thường xuyên sau này. Tuy nhiên, để cải thiện được nhu cầu về vốn, cần phối hợp từ phía Nhà nước với các chính sách cụ thể để tác động làm tăng nguồn vốn cho hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh.

* Giải pháp huy động vốn

Vốn đầu tư vào sản xuất được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Về quan điểm, cần xác định nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là rất quan trọng. Phải huy động tối đa nguồn lực của địa phương và thu hút vốn trong nước, nhất là của Hà Nội và các tỉnh lân cận; đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau.

Huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ trung ương, vốn tín dụng ưu đãi, vốn vay nước ngoài trả chậm hoặc thuê tài chính, vốn đầu tư trực tiếp FDI, ODA,…) và sử dụng có hiệu quả, xử lý đồng bộ các nguồn vốn trung hạn và dài hạn để đảm bảo sản xuất ổn định và phát triển. Huy động vốn không chỉ trên địa bàn tỉnh mà còn thu hút trong vùng và cả nước, nhất là vốn trong dân cư hiện nay đang được đánh giá là còn khá lớn mà tỉnh chưa khai thác được. Cần phải có chính sách tín dụng hợp lý để đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích giữa người có vốn và các doanh nghiệp có thể vay để phát triển sản xuất.

* Giải pháp sử dụng vốn

- Đầu tư tập trung, có trọng điểm, tránh dàn trải, đề cao tính hiệu quả trong đầu tư. Nâng cao tính cạnh tranh và tính trung thực trong công tác đấu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022