Quy Mô Việc Làm Trong Kinh Tế Du Lịch Ở Các Tỉnh Bắc Trung Bộ (2000- 2011)


- Thu hút ngày càng nhiều lao động vào làm việc tại các cơ sở du lịch.

KTDL là ngành có nhu cầu về lao động rất cao, vì thế hàng năm ngành đã thu hút được số lượng lao động tương đối lớn, góp phần vào việc giảm sức ép đối với toàn xã hội. Theo thống kê của Viện NC & PT Du lịch và tính toán của tác giả, năm 2000 KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ giải quyết được 8.650 lao động trực tiếp và khoảng 20.760 lao động gián tiếp, đến năm 2011 con số này đã lên tới 31.172 lao động trực tiếp và khoảng 74.813 lao động gián tiếp, tăng gấp 3,6 lần cả về lao động trực tiếp và lao động gián tiếp so với năm 2000 (biểu đồ 3.9), góp phần quan trọng trong việc giảm sức ép về dư thừa lao động trong xã hội.

Biểu đồ 3.9 : Quy mô việc làm trong kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (2000- 2011)

Nguồn Viện NC PT Du lịch Xử lý Nghiên cứu sinh Hàng năm tỷ lệ lao 1

Nguồn: - Viện NC & PT Du lịch

- Xử lý: Nghiên cứu sinh.

Hàng năm, tỷ lệ lao động tham gia trong KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã tăng lên đáng kể so với tổng lực lượng lao động du lịch của cả nước. Năm 2000, số lao động trong KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là 8.650 người (chiếm tỷ lệ 5,70% so với cả nước), đến 2005 tăng lên 17.040 người (chiếm tỷ lệ 6,20% so với cả nước). Đến năm 2011 tăng lên con số 32.625 người (so với cả nước con số đó chiếm tỷ lệ 6,08%, tăng 0,38% so với năm 2000) (bảng 3.5).


Bảng 3.5: Tỷ lệ lao động trong kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ so với cả nước (2000 - 2011)

Đơn vị tính: người


STT

Chỉ tiêu

2000

2005

2009

2010

2011

1

Khu vực Bắc Trung Bộ

8.650

17.040

27.486

31.172

32.625

2

Cả nước

151.754

274.839

474.715

509.346

536.595

3

Tỷ lệ % so với cả nước

5,70%

6,20%

5,79%

6,12%

6,08%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Nguồn: Viện NC & PT Du lịch.

- Quy mô đầu tư cho phát triển KTDL tăng lên theo thời gian

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Tính đến tháng 12 năm 2011, khu vực Bắc Trung Bộ đã thu hút được 203 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký: 19,2 tỷ USD và vốn điều lệ: 4,1 tỷ USD, chiếm 1,5% số dự án và 9,7% số vốn đăng ký đầu tư của cả nước. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần cải thiện bộ mặt KT - XH của các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và là đòn bẩy quan trọng hỗ trợ phát triển KTDL.

Thu hút vốn đầu tư trong nước: Trong những năm qua, Chính phủ đã có sự quan tâm đặc biệt trong hỗ trợ đầu tư nâng cấp và phát triển CSVC - HT du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Trong giai đoạn 2001 - 2009, tổng số vốn ngân sách nhà nước đầu tư phát triển CSVC - HT du lịch của vùng vào khoảng 794,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 19,2% tổng số vốn ngân sách nhà nước cho CSVC

- HT của KTDL và đã tạo được “cú hích” hiệu quả để thu hút vốn đầu tư phát triển KTDL của các thành phần kinh tế khác, nhất là khối tư nhân.

Tình hình thu hút đầu tư phát triển các khu du lịch: Trong thời gian qua, công tác đầu tư phát triển các khu du lịch cũng đư ợc quan tâm phát triển. Đến nay, trong vùng đã thu hút đư ợc các nhà đầu tư trong và ngoài nước như Tập đoàn ITC - Hoa Kỳ, Hiệp hội đầu tư quốc tế Hồng Kông, Tổng công ty du lịch Sài Gòn… đầu tư khai thác phát triển các điểm du lịch trong vùng. Đáng chú ý là các khu du lịch Vũng Chùa - Đảo Yến, khu du lịch suối khoáng Bang, khu du lịch Đồng Hới - Nhật Lệ, khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), khu DLST ven biển Cửa Tùng (Quảng Trị), khu du lịch biển

Diễn Thành (Nghệ An), khu du lịch Làng Xanh (Thừa Thiên - Huế) v.v…


- Hoạt động của KTDL đã góp phần quan trọng vào sự phát triển KT - XH của các tỉnh Bắc Trung Bộ.

+ Về kinh tế: Đóng góp trong GDP, trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong xuất khẩu… KTDL tạo động lực, lôi kéo sự phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế khác. Từ năm 2000 đến nay, thu nhập ngân sách bình quân của vùng 7 - 8% mỗi năm, trong đó, ngành dịch vụ nói chung và KTDL nói riêng đã có những đóng góp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2000 KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã đóng góp khoảng 75 triệu USD vào thu nhập ngân sách của vùng, đến năm 2010 con số này đã lên tới 134 triệu USD, gấp 1,8 lần trong vòng 10 năm.

KTDL được phát triển đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Đến nay, ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cơ cấu kinh tế đã và đang được chuyển đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông nghiệp đã và đang giảm dần, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước. Năm 2006, giá trị GDP của khu vực dịch vụ ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (trong đó có KTDL) mới chiếm tỷ trọng 35,2% trong GDP, đến năm 2007 là 35,5%, năm 2009 đã chiếm tỷ trọng 35,7

% và năm 2011 là 36,0 % trong GDP của toàn vùng (biểu đồ 3.10).

Biểu đồ 3.10: Cơ cấu kinh tế ngành trong GDP của vùng Bắc Trung Bộ (2006 - 2011)

Nguồn NGTK của các tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2011 Xử lý Nghiên cứu sinh KTDL 2

Nguồn: - NGTK của các tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2011

- Xử lý: Nghiên cứu sinh

KTDL phát triển đã kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong vùng như phát triển ngành thủ công mỹ nghệ, giao thông vận tải, bưu


chính viễn thông, xây dựng, hàng không… Du khách đến với các tỉnh Bắc Trung Bộ từ nhiều vùng miền, nhiều nước khác nhau, trong chuyến đi họ có thể mua loại dịch vụ vận chuyển khác nhau, họ có thể sử dùng nhiều loại hình dịch vụ viễn thông để liên hệ với bạn bè, người thân; đồng thời sau mỗi chuyến đi họ thường mong muốn mang về nơi họ sinh sống những mặt hàng đặc trưng của nơi họ đã tới thăm để làm kỷ niệm hoặc tặng cho người thân của họ… Chính vì lẽ đó, việc phát triển KTDL sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Thực tế, ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong những năm qua cho thấy, nhờ sự phát triển của KTDL mà ngành bưu chính viễn thông, thủ công mỹ nghệ, giao thông vận tải…đã có những bước tiến đáng kể. Song, ngược lại sự phối hợp và tác động qua lại của các ngành kinh tế trong vùng cũng như sự hợp tác quốc tế có hiệu quả về lĩnh vực du lịch, tạo đà cho KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ tiếp cận được với thị trường trong nước và quốc tế để phát triển.

+ Về xã hội: Tạo việc làm, giảm thất nghiệp; tạo ý thức cho người dân và các cấp các ngành trong việc gìn giữ các giá trị lịch sử, văn hóa, bảo vệ cảnh quan, môi trường, phát triển tiềm năng du lịch của địa phương; tạo động lực xây dựng nông thôn mới.

Khi KTDL phát triển, đời sống vật chất của nhân dân ở địa phương cũng được nâng lên, do đó họ có điều kiện để nâng cao học tập nâng cao trình độ, cải thiện đời sống văn hóa và tinh thần. Mặt khác, ở những nơi KTDL phát triển, luồng du khách đến từ nhiều vùng, nhiều nước khác nhau, vì thế, người dân địa phương có điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hóa. Và chính sự giao thoa giữa các luồng văn hóa này đã góp phần làm cho đời sống xã hội của các địa phương trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn. Chẳng hạn, nhờ có sự phát triển của KTDL mà đời sống nhân dân ở Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Phong Nha (Quảng Bình), Lăng Cô (Huế)… được cải thiện đáng kể cả về kinh tế lẫn văn hóa, xã hội.


3.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Một là, về thị trường, mặc dù trong thời gian qua, cơ cấu thị trường khách đã có nhiều thay đổi nhưng các tỉnh Bắc Trung Bộ vẫn chưa thu hút được nhiều khách du lịch từ những thị trường khách du lịch cao cấp, tỷ trọng khách du lịch thuần túy, nghỉ dưỡng dài ngày, chi tiêu nhiều vẫn còn thấp. Việc mở rộng và phát triển thị trường còn nhiều bị động, phụ thuộc nhiều vào các hãng lữ hành quốc tế nước ngoài và hạn chế bởi các cửa vào hàng không. Du lịch đường bộ và đường thủy còn hạn chế bởi cơ sở hạ tầng yếu kém. Mặc dù, tốc độ tăng trưởng về lượng khách du lịch và thu nhập từ khách du lịch trong vùng tương đối cao, nhưng tỷ trọng so với cả nước còn thấp, chưa được cải thiện và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế so sánh về du lịch của toàn vùng.

Do khủng hoảng và suy thoái kinh tế nên mức độ tăng trưởng khách du lịch nội địa có phần chững lại trong năm 2009. Nếu năm 2008 số lượng khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ tăng 13%/năm so với năm 2007 thì đ ến năm 2009 con số đó đã giảm xuống còn 9,8%/năm (biểu đồ 3.1).

Trong giai đoạn 2000 - 2011, tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ chỉ dao động khoảng 5,8% - 6,0% tổng số lượt khách quốc tế đi lại trong cả nước. Tổng thu từ khách du lịch toàn vùng trong giai đoạn này chỉ chiếm trung bình 3,9% so với cả nước.

Tốc độ phát triển của KTDL ở các các tỉnh Bắc Trung Bộ còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của địa phương: đây là vùng có lợi thế về tiềm năng cho phát triển KTDL với điều kiện giao thông tương đối thuận lợi, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, độc đáo, lại có bề dày về truyền thống văn hóa, lịch sử tạo điều kiện thuận lợi cho KTDL phát triển. Tuy nhiên, hiện nay, sự phát triển của KTDL trên địa bàn các tỉnh còn chậm: chưa thu hút được nhiều du khách quốc tế, thu nhập từ khách du lịch hàng năm đã tăng lên nhưng chưa tạo ra được bước đột phá... Nhìn chung, sự phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng.


Hai là, sản phẩm du lịch của vùng còn chưa đặc sắc, sức cạnh tranh còn chưa cao.

Trong thời gian qua, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có nhiều chủ trương trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch trong HNKTQT. Tuy nhiên, phương pháp xây dựng các sản phẩm du lịch ở các tỉnh này còn mang tính chủ quan, dựa vào khai thác tài nguyên sẵn có của địa phương, thiếu đầu tư và chưa dựa vào thế mạnh đặc thù về tiềm năng tài nguyên theo nhu cầu cụ thể của từng thị trường. Việc phát triển sản phẩm du lịch còn “mạnh ai nấy làm” dẫn đến sản phẩm du lịch còn “trùng lắp, na ná như nhau”, thiếu vắng những sản phẩm du lịch đặc thù, đặc sắc. Mặt khác, một trong những yếu tố rất quan trọng trong chiến lược cạnh tranh của các sản phẩm du lịch trên thị trường trong nước và quốc tế là giá cả sản phẩm du lịch. Thực tế, giá cả các sản phẩm du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian qua còn khá cao. Vì thế, KTDL của vùng đã bỏ lỡ nhiều cơ hội thuận lợi thu hút khách trong nước và đặc biệt là khách quốc tế.

Ba là, cơ cấu kinh tế tuy có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa được như mong muốn.

Theo biểu đồ 3.9 ta thấy, xu hướng chuyển dịch của các ngành dịch vụ là: năm 2006: 35,2%, 2007: 35,5%, 2009: 35,7%, 2011: 36%. Những con số

đó chứng tỏ sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế còn chậm. Trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ấy, KTDL đóng góp với tỷ lệ nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng. Đồng thời, cơ cấu các thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch về vốn từ các thành phần kinh tế thuộc sở hữu nhà nước và tập thể sang thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các DNDL nhà nước được chuyển dịch theo xu hướng cổ phần hóa. Tuy nhiên, sự chuyển dịch đó, vẫn còn mang nặng tính hình thức, nhiều DNDL du lịch sau chuyển đổi vẫn trong tình trạng “bình mới rượu cũ”.


Bốn là, hoạt động kinh doanh lữ hành của các DNDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn mỏng và thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả kinh doanh thấp, khả năng cạnh tranh và vươn ra thị trường nước ngoài còn yếu.

Hiện nay, năng lực về nghiệp vụ của hầu hết các doanh nghiệp lữ hành du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn nhiều hạn chế. Trình độ cán bộ quản lý trong nhiều doanh nghiệp lữ hành du lịch còn chưa cao, chưa tiếp cận tốt với kiến thức, phong cách quản lý hiện đại; cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nhà nước còn quá cồng kềnh, không năng động, linh hoạt. Khách du lịch quốc tế đến vùng hiện nay chủ yếu do các doanh nghiệp lữ hành ở hai trung tâm phân phối khách lớn là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khai thác đưa đến. Các doanh nghiệp lữ hành du lịch tại địa phương chỉ tổ chức dịch vụ từng phần nên hiệu quả kinh doanh chưa cao. Đối với khách du lịch nội địa, các doanh nghiệp lữ hành du lịch chủ yếu mới thực hiện nối tour và thực hiện một số dịch vụ tại địa phương.

Bốn là, khả năng hội nhập du lịch quốc tế còn hạn chế.

Năng lực cạnh tranh về vốn cho KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn thấp. Hầu hết các DNDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là doanh nghiệp nhỏ, với vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và lao động không quá 30 người. Vì vậy, các DNDL này sẽ rất khó khăn khi phải cạnh tranh với những đối thủ lớn. Công nghệ ứng dụng trong KTDL đổi mới với tốc độ chậm, chưa đồng bộ. Tuy các tỉnh đã có website riêng nhưng các tỉnh trong vùng chưa khai thác một cách hiệu quả để quảng bá thương hiệu điểm đến cho địa phương. Nhiều DNDL chưa có website riêng hoặc có chỉ là hình thức, phong trào, chưa đưa vào khai thác để giảm thời gian và chi phí giao dịch.

Năng lực quản lý nhà nước về KTDL còn hạn chế. Hiện nay, công tác

quản lý nhà nước về KTDL ở nhiều địa phương trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ còn buông lỏng. Ở các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cơ cấu tổ chức chưa tương xứng với vai trò ngành kinh tế mũi nhọn. Hiện tượng phân biệt đối xử giữa các DNDL nhà nước, quốc doanh với tư nhân, liên doanh vẫn


còn tồn tại, tạo nên những bất hợp lý ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh giữa các DNDL.

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

- Nguyên nhân khách quan

+ Hoạt động của KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ chịu cạnh tranh gay gắt bởi nhiều đối thủ.

KTDL Việt Nam nói chung, trong đó có KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, mở ra vào thời điểm mà KTDL thế giới phát triển ở một trình độ cao về nhiều mặt. Nhiều du khách đã quen đến những nước có sản phẩm du lịch độc đáo, KTDL phát triển cao. Vì vậy, hiện nay nhiều yêu cầu của khách du lịch quốc tế, KTDL Việt Nam nói chung và ở các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng chưa đáp ứng được như: bể bơi đủ tiêu chuẩn, sân golf, nơi vui chơi giải trí, thám hiểm, sản phẩm du lịch độc đáo, hàng lưu niệm, phương tiện đi lại nhanh chóng...Đây là một trong những nguyên nhân khiến KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ chưa hấp dẫn để thu hút được du khách quốc tế.

+ Nguồn lực tài nguyên du lịch không tập trung.

Một khó khăn đối với sự phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là tài nguyên du lịch không tập trung mà phân bố rải rác khắp nơi trong địa bàn vùng. Đây là nguyên nhân khiến cho Bắc Trung Bộ mặc dầu tương đối giàu tài nguyên du lịch, cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, nhưng sự phát triển KTDL lại chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng. Nguồn lực tài nguyên du lịch không tập trung chính là yếu tố gây cản trở lớn trong công tác quy hoạch, đầu tư phát triển KTDL và đồng thời gây khó khăn trong việc đi lại của du khách.

+ CSVC - HT ở các tỉnh Bắc Trung Bộ chưa đồng bộ.

Do nguồn vốn còn hạn hẹp nên việc đầu tư để xây dựng mới, duy tu, bảo dưỡng, tôn tạo một số tuyến đường, hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt... còn manh mún nên chất lượng của một số tuyến đường còn chắp vá, kém chất lượng, hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt còn thiếu và chưa đảm

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí