Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Bền Vững Du Lịch‌



Có nhiều phương pháp nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch áp dụng vào một địa phương cụ thể, tuy nhiên mỗi địa phương lại có đặc thù riêng, điều kiện riêng, mỗi phương pháp lại có những ưu điểm, khuyết điểm khác nhau vì vậy hệ thống các phương pháp, lựa chọn phương pháp phù hợp, áp dụng sáng tạo vào nghiên cứu là những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

Đối với nghiên cứu phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh, các phương pháp nghiên cứu phải đảm bảo làm rõ tất cả các khía cạnh của thực trạng, các nhân tố để phát triển, các yếu tố làm kìm hãm sự phát triển và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, đến phát triển bền vững du lịch ở một địa phương cấp tỉnh rất đặc thù, nơi có di sản phi vật thể của nhân loại là dân ca Quan họ và là nơi có rất nhiều di tích văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh...



KẾT LUẬN CHƯƠNG 1‌


Trên thế giới đã có nhiều tổ chức, cá nhân nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch như: Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Chương trình Môi trường Liên hợp Quốc (UNEP) Tổ chức Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Hội đồng phát triển bền vững và cạnh tranh Du lịch Châu Âu (European Commission)... đã đưa ra khái niệm, tiêu chí đánh giá về du lịch, bền vững du lịch và phát triển bền vững du lịch, thực trạng phát triển bền vững du lịch ở một số vùng trên thế giới. Những khái niệm, tiêu chí đánh giá, phương pháp, kinh nghiệm của các nước, có thể áp dụng vào Việt Nam ở một mức độ nhất định.

Một số tác giả ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, các nước ở Châu Âu, Châu Á… đã nghiên cứu về thực trạng, xu hướng và phương pháp đánh giá phát triển du lịch ở một số địa phương, vùng, miền trên thế giới.

Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu của các nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ, một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, các công trình nghiên cứu của Viện Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch ( ITDR) để chính phủ ban hành chiến lược phát triển du lịch, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của cả nước và từng vùng, chương trình hành động Quốc gia về du lịch.

Tuy vậy chưa có nghiên cứu đầy đủ cả về lý luận, thực tiễn và phương pháp cho phát triển bền vững du lịch đặc thù ở từng tỉnh của Việt Nam. Đối với tỉnh Bắc Ninh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, nơi có đặc thù dân ca Quan họ nổi tiếng, có rất nhiều di tích văn hóa và lịch sử, có truyền thống lễ hội và làng nghề lâu đời, có nhiều danh lam thắng cảnh, nhưng chưa có một nghiên cứu đầy đủ, toàn diện nào về phát triển bền vững du lịch.

Khoảng trống đặt ra tính cấp thiết khách quan cần nghiên cứu bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh trong đó đặt trọng tâm vào những vấn đề sau đây:

* Về nội dung:

Một là, tiếp tục hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững du lịch trong bối cảnh mới

Hai là, nghiên cứu chi tiết thực trạng, quan tâm đến tính đặc thù bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh

Ba là, nghiên cứu phát triển du lịch thông minh bền vững trong thời kỳ cuộc cách mạng 4.0.

* Về phương pháp

Lựa chọn sáng tạo phương pháp nghiên cứu phù hợp với tỉnh đặc thù Bắc Ninh



Chương 2‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH‌‌

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững du lịch‌

2.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài‌

2.1.1.1. Khái niệm về du lịch

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền [132]. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư [5].

Tác giả Hunziker cho rằng: Du lịch là tập hợp các mối quan hệ, hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời [142],[144].

Nhìn nhận về mối quan hệ của các nhân tố trong du lich, tác giả Michael Coltman (Mỹ), định nghĩa: Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du lịch bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, dân cư sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch [148], [dt 12].

Nhấn mạnh đến khía cạnh tổ chức kinh doanh du lịch, các tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa đưa ra khái niệm về du lịch như sau:

Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, thăm quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước (địa phương) làm du lịch và bản thân doanh nghiệp" [25].

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không



quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. [70].

Như vậy, về cơ bản, các khái niệm tuy không trùng khớp nhau, nhưng khá đồng thuận. Đặc biệt, khái niệm được nêu trong Luật Du lịch 2017 khá tương đồng với khái niệm du lịch của Tổ chức Du lịch thế giới. Du lịch là hoạt động có nhiều đặc thù, nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể phức tạp.

Ở luận án này, với chuyên ngành Quản lý kinh tế, tác giả luận án lựa chọn quan điểm sau: Du lịch là các hoạt động tổ chức, quản lý và thực hiện của 4 nhóm đối tượng bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu du khách, dân cư nơi du khách đến và chính quyền nơi đón du khách. Trong đó du khách là những người thực hiện chuyến đi ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí… hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

2.1.1.2. Du lịch bền vững

Có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch bền vững, nhưng các khái niệm đều trọng tâm vào những vấn đề vừa đảm bảo lợi ích kinh tế của các bên tham gia du lịch vừa đảm bảo môi trường sinh thái và duy trì phát triển lâu dài.

Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hiệp quốc (UNWTO), năm 2005, đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch bền vững bao gồm tất cả các loại hình du lịch, cả du lịch quy mô lớn và những loại hình du lịch quy mô nhỏ. Nguyên tắc của sự bền vững trong du lịch là đề cập đến các yếu tố, khía cạnh về môi trường, kinh tế và văn hóa - xã hội của phát triển du lịch và sự cân bằng giữa 3 yếu tố này cần được thiết lập nhằm đảm bảo mục tiêu bền vững dài hạn” [dt 124].

Theo tác giả Đỗ Hồng Thuận: Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường thiên nhiên, cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái mà du lịch phụ thuộc vào [106].

Tác giả Võ Hạ Trâm: Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống. Mục tiêu của du lịch bền vững là: phát triển,



gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường, cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển, cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa [117].

Tác giả Nguyễn Đức Tuy thì khái niệm: Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa; quan tâm đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa, các nguồn tài nguyên du lịch; đồng thời tạo môi trường chính trị, xã hội ổn định cho việc phát triển du lịch hiện tại và trong tương lai [125].

Theo Luật Du lịch thì: Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai [70].

Như vậy: Du lịch bền vững là thực hiện các hoạt động du lịch, đáp ứng được nhu cầu hiện tại của các bên liên quan đến du lịch mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về phát triển du lịch của tương lai.

2.1.1.3. Phát triển du lịch bền vững

Theo từ điển tiếng việt, phát triển là việc mở mang từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh, làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn [19], [90].

Về phát triển bền vững: Tổ chức Ngân hàng phát triển Châu Á khái niệm như sau: Phát triển bền vững là một loại hình phát triển, lồng ghép quá trình sản xuất kinh doanh với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng để đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai [112], [113].

Đối với phát triển du lịch bền vững (Sustainable Tourism) được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) định nghĩa: Sự phát triển bền vững của ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và của địa phương du lịch, đồng thời bảo vệ và thúc đẩy cơ hội phát triển cho tương lai. Sự quản lý của ngành phải cân bằng và đáp ứng được nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ mà vẫn duy trì được các giá trị của sinh thái, văn hóa và môi sinh [71].

Chương trình Môi trường Liên hợp Quốc (UNEP) và Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) định nghĩa: "Phát triển du lịch bền vững là phát triển du lịch trong



đó xem xét đầy đủ các tác động kinh tế, xã hội và môi trường hiện tại và tương lai của nó, giải quyết các nhu cầu của du khách, các ngành công nghiệp, môi trường và cộng đồng chủ nhà" [147],[149].

Theo tác giả Phạm Trung Lương: phát triển du lịch bền vững là một hoạt động khai thác một cách có quản lí các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương [52].

Tác giả Nguyễn Đức Tuy cho rằng: Phát triển du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa; quan tâm đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa, các nguồn tài nguyên du lịch; đồng thời tạo môi trường chính trị, xã hội ổn định cho việc phát triển du lịch hiện tại và trong tương lai [125].

Luật Du lịch 2017 định nghĩa: Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.

Về sử dụng cụm từ phát triển bền vững du lịch: Trong thực tế, nhiều khi có sự sử dụng hoán đổi giữa cụm từ phát triển bền vững du lịch hoặc phát triển du lịch bền vững, mặc dầu vậy 2 cụm từ này vẫn đều chung ý nghĩa là sự phát triển bền vững đối với ngành du lịch và các đối tượng liên quan là các chủ thể tham gia hoạt động du lịch bao gồm: khách du lịch, người kinh doanh dịch vụ du lịch, địa phương quản lý du lịch và cộng đồng dân cư nơi có hoạt động du lịch. Trong luận án này sau khi cân nhắc kỹ, Hội đồng bảo vệ cấp cơ sở quyết định sử dụng cụm từ phát triển bền vững du lịch cho tên đề tài và từ khóa của luận án.

Tổng hợp các khái niệm trên có thể nói rằng: Phát triển bền vững du lịch là sự phát triển du lịch, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, bảo đảm lợi ích của các bên tham gia hoạt động du lịch ở hiện tại, mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển về du lịch trong tương lai.



2.1.1.4. Đo lường và đánh giá phát triển bền vững du lịch

Theo UNWTO (2016), để đánh giá sự bền vững trong phát triển du lịch, ta cần phải xem xét tới cả ba khía cạnh, bao gồm khía cạnh kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường. Đây là ba khía cạnh quan trọng, ta cần phải đảm bảo sự cân bằng trong phát triển du lịch, từ đó đảm bảo tính bền vững trong phát triển.

Đối với khía cạnh kinh tế, du lịch có vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tại một số quốc gia (ví dụ như Thái Lan), du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.

Đối với khía cạnh xã hội, phát triển bền vững du lịch đi đôi với bảo tồn văn hóa, gìn giữ các giá trị truyền thống, lâu đời. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành du lịch.

Đối với khía cạnh môi trường, phát triển bền vững du lịch phải đi đôi bới việc bảo vệ môi trường, thiên nhiên. Nếu không quy hoạch tốt, hoặc quản lý yếu kém, du lịch có thể tác động xấu tới môi trường. Do vậy, phát triển bền vững du lịch đòi hỏi ta cần phải có chiến lược phát triển đúng đắn, quy hoạch phù hợp và quản lý tốt để môi trường sinh thái khu du lịch được bảo tồn.

Theo Nguyễn Thị Thu Hà (2020), phát triển bền vững du lịch có thể được đo lường và đánh giá qua một số các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu đo lường phát triển bền vững du lịch‌


STT

Khía cạnh

Chỉ tiêu


1

Phát triển kinh tế

1. Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư vào dịch vụ lưu trú và ăn uống.

2. Tổng số doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống.

3. Cơ cấu tổng sản phẩm lĩnh vực dịch vụ du lịch và ăn uống.


2


Phát triển về xã hội

1. Lao động làm việc lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống.

2. Số lượng lao động lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống đã qua đào tạo.

3. Số lượt khách du lịch quốc tế đến.

3

Ảnh hưởng

môi trường

1. Lượng khí thải CO2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh - 6

(Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hà, 2020)



Ở đây, ta cần phải lưu ý rằng, khi đo lường và đánh giá phát triển bền vững du lịch, ta cần phải sử dụng, phối hợp đồng thời tất cả các chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu đánh giá một khía cạnh, vấn đề. Việc sử dụng đơn lẻ từng chỉ tiêu có thể dẫn tới việc đánh giá, đo lường thiếu chính xác, toàn diện.

2.1.2. Vai trò của phát triển bền vững du lịch ở một địa phương nhìn từ góc độ quản lý kinh tế‌

- Phát triển bền vững du lịch có vai trò đóng góp tăng thu ngân sách địa phương

Du lịch là một ngành kinh tế đem lại hiệu quả cao, du lịch thuộc ngành dịch vụ cấu thành nên cơ cấu kinh tế địa phương. Phát triển bền vững du lịch, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh du lịch kinh doanh có lợi nhuận sẽ đóng góp thuế làm tăng thu ngân sách của địa phương.

- Phát triển bền vững du lịch hỗ trợ giải quyết việc làm cho người dân địa phương

Phát triển bền vững du lịch sẽ tạo ra nhiều việc làm trong ngành du lịch, ngoài ra còn tạo việc làm cho các ngành phù trợ liên quan như các ngành dịch vụ, các ngành sản xuất sản phẩm phục vụ du khách, từ đó giải quyết việc làm cho người dân địa phương, giảm thất nghiệp của người dân địa phương.

- Phát triển bền vững du lịch tác động tốt đến môi trường, văn hóa, đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương

Phát triển du lịch có thể có nguy cơ tổn hại đến địa phương, nhưng phát triển bền vững du lịch lâu dài, đã tính đến khắc phục các nguy cơ thì lại tạo ra môi trường sinh thái tốt. Phát triển bền vững du lịch phải đi đôi với khôi phục và phát triển nét đẹp của văn hóa địa phương, đồng thời từ việc nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống của người dân địa phương mà từ đó tác động đến tái phục hồi và phát triển cơ sở vật chất văn hóa, chất lượng văn hóa phục vụ du khách tốt hơn, thu hút được nhiều du khách hơn, từ đó giữ gìn bản sắc văn hóa và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.

- Phát triển bền vững du lịch của địa phương tạo điều kiện phát triển bền vững du lịch của vùng, quốc gia

Du lịch không giới hạn trong một địa phương mà du lịch có sự kết nối các địa phương và có thể cả thế giới. Phát triển bền vững du lịch của địa phương

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí