- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịchtỉnh Bắc Ninh: luận án đã phân tích 8 tiêu chí với 35 biến đo lường cho từng vùng, thể hiện chi tiết các khía cạnh ảnh hưởng, tác động đến phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh mà từ trước tới nay chưa có nghiên cứu nào phân tích đầy đủ và chi tiết như vậy.
- Về giải pháp: Luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp cho tổng thể, cho từng vùng có tính khoa học và tính khả thi nhằm phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh, trong đó đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng và cuộc cách mạng công nghẹ 4.0 cũng là những vấn đề chưa có kết luận đầy đủ của nghiên cứu nào trước đây.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục và tài liệu tham khảo, luận án kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững du lịch Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh Chương 5: Giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh - 1
- Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh - 2
- Số Lượng Khách Du Lịch Quốc Tế Trên Toàn Thế Giới Năm 2010 Và Dự Báo Đến Năm 2020 Và 2030
- Những Nghiên Cứu Về Quản Lý Phát Triển Bền Vững Du Lịch
- Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Bền Vững Du Lịch
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch
Tổng quan kết quả các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch trên thế giới và ở Việt Nam đã công bố, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau và có thể đan xen nhau. Tổng hợp theo nội dung phát triển bền vững du lịch và tiếp cận của chuyên ngành quản lý kinh tế, có thể hệ thống các công trình nghiên cứu theo những nội dung sau đây:
1.1.1. Kết quả nghiên cứu về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên du lịch
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch. Chương trình Môi trường Liên hợp Quốc (UNEP) và Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cho rằng phát triển bền vững du lịch cần:
1) Sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường tạo thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, duy trì môi trường sinh thái cần thiết và bảo tồn các di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học.
2) Tôn trọng tính xác thực văn hóa - xã hội của cộng đồng tiếp nhận, bảo tồn văn hoá truyền thống, các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống, và góp phần vào sự hiểu biết liên văn hóa.
3) Đảm bảo, hoạt động kinh tế trong dài hạn khả thi, cung cấp các lợi ích kinh tế - xã hội cho tất cả các bên liên quan được phân phối một cách công bằng.
Phát triển du lịch bền vững đòi hỏi sự tham gia chính thức của tất cả các bên liên quan, cũng như lãnh đạo chính trị địa phương để đảm bảo sự tham gia sâu rộng và xây dựng sự đồng thuận [149].
Tác giả Hill (2011) Nghiên cứu về du lịch sinh thái bền vững ở khu vực Amazon Peru với chuyên đề sự kết hợp giữa du lịch, bảo tồn và phát triển cộng đồng: đã đề xuất những nguyên tắc chủ yếu để đạt được thành công trong quá trình phát triển du lịch sinh thái bền vững. Những nguyên tắc đó là: kết hợp giữa công việc du lịch và quản lý tài nguyên, các hoạt động du lịch không làm ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái. Tác giả đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa du lịch và bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái, phát triển kinh tế xã hội cộng đồng địa phương [143].
* Tác giả Nguyễn Thị Thống Nhất (2014), đề tài luận án tiến sĩ kinh tế: Khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch Miền Trung Việt Nam.
Tác giả đã đề cập về những vấn đề về di sản văn hóa thế giới và khai thác di sản văn hóa thế giới để phát triển du lịch. Tác giả đã làm rõ cơ sở khoa học về du lịch văn hóa, đưa ra khái niệm về du lịch văn hóa: là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết của du khách về các giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc của điểm đến, chú trọng đến trách nhiệm của người tham gia đối với các giá trị văn hóa, góp phần gìn giữ và bảo nguồn tài nguyên nhân văn và đảm bảo lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương một cách bền vững.
Tác giả đã đưa ra các tiêu chí đánh giá khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới để phát triển du lịch bao gồm: Khai thác đầy đủ di sản văn hóa thế giới; Khai thác di sản văn hóa thế giới phải luôn đi đôi với việc trùng tu, tôn tạo, bảo vệ các di tích và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, phát huy tính độc đáo của các di sản văn hóa thế giới [62].
* Tác giả Đinh Kiệm (2013), đề tài luận án tiến sĩ kinh tế: Phát triển du lịch sinh thái vùng Duyên Hải Cực Nam Trung bộ [44].
Tác giả đã đưa ra quan niệm về du lịch sinh thái: là dạng du lịch tích cực, đây là loại hình du lịch chú trọng đến việc phát triển tình cảm và trách nhiệm của người tham gia đối với vẻ đẹp thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa bản địa. Gắn hoạt động du lịch với giáo dục về môi trường tự nhiên - xã hội để nâng cao hiểu biết cho du khách về thiên nhiên, sinh thái, các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống của điểm đến. Từ đó đề cao trách nhiệm của người tham gia, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa và lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương một cách bền vững.
Tác giả đã đưa ra 3 tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của du lịch sinh thái bền vững là: tiêu chuẩn về kinh tế, tiêu chuẩn về xã hội, con người và tiêu chuẩn về môi trường, 3 tiêu chuẩn đều có vai trò quan trọng như nhau trong tương tác vận động giúp cân bằng phát triển du lịch sinh thái bền vững [44].
* Tác giả Nguyễn Đăng Tiến (2016), luận án tiến sĩ: Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực Quảng Ninh Hải phòng.
Tác giả đã nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm về tài nguyên du lịch (TNDL) và điều kiện sinh khí hậu (SKH); xác định mức độ thuận lợi của chúng cho phát triển du lịch, đồng thời đề xuất những định hướng và giải pháp khai thác hợp lý nguồn TNDL trên quan điểm phát triển du lịch bền vững khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng.
Tác giả cũng đã xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn xác định tiềm năng, những nét đặc thù về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn để làm cơ sở đánh giá cho các loại hình du lịch và điểm du lịch. Tiến hành đánh giá mức độ thuận lợi về TNDL và SKH cho phát triển du lịch bền vững ở một số khu du lịch và điểm du lịch trên khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng [110].
* Tác giả Trịnh Quang Hảo (2004), Đề tài NCKH cấp Nhà nước: Cơ sở khoa học cho các chính sách, giải pháp quản lý khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam.
Tác giả đã nghiên cứu có hệ thống và tổng quan những vấn đề lý luận chung về tài nguyên du lịch, quản lý khai thác tài nguyên du lịch, phân loại tài nguyên du lịch, đánh giá quản lý và khai thác tài nguyên du lịch.
Từ nghiên cứu thực tiễn quản lý khai thác tài nguyên du lịch ở một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philipin, đề tài đã rút ra được 7 bài học kinh nghiệm trong quản lý khai thác tài nguyên du lịch, những bài học kinh nghiệm quản lý Nhà nước. Đề tài đã đề xuất một số chính sách và giải pháp nhằm tháo gỡ những bức xúc hiện nay trong quản lý khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam [30].
Tổng hợp các công trình đã nghiên cứu về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên du lịch cho thấy các tác giả đã đưa ra những khái niệm, nguyên tắc, tiêu chí đánh giá và đã đã đánh giá một số tài nguyên du lịch phổ biến, tuy vậy những tài nguyên mang tính lịch sử, hoặc tài nguyên phi vật thể mang tính nghệ thuật đặc thù như dân ca quan họ Bắc Ninh… thi chưa được đề cập đến.
1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển địa phương du lịch bền vững
Yi-fong, Chen (2012) trong nghiên cứu Du lịch sinh thái và phát triển xã hội ở địa phương Taroko, cộng đồng người San-Chan, Đài Loan. Tác giả đã nghiên cứu sự tác động về mặt văn hóa xã hội của hoạt động du lịch sinh thái được xây dựng bảo tồn văn hóa, xã hội. Tác giả nhận định rằng: các nhóm cộng đồng khác nhau sẽ hưởng lợi, trách nhiệm và chịu tác động khác nhau từ việc phát triển du lịch. Phát triển du
lịch ở Taroko có thể sẽ làm tính bất bình đẳng và khác biệt giữa các nhóm trong cộng đồng tăng cao. Vì vậy, khi xây dựng dự án du lịch trong các cộng đồng dân tộc khác nhau cần thiết phải am hiểu sâu sắc về các cộng đồng dân cư và mối quan hệ giữa các cộng đồng địa phương với môi trường và những vấn đề chính trị, kinh tế và văn hóa tồn tại giữa các cộng đồng, cũng như giữa cộng đồng và ban quản lý du lịch [150].
Tác giả Rebecca Sims (2008), Trên cơ sở số liệu nghiên cứu từ hai khu vực Vương quốc Anh, Lake District và Exmoor. Tác giả lập luận rằng: thực phẩm địa phương có thể đóng một vai trò quan trọng trong kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững, vì nó phản ánh mong muốn của khách du lịch thưởng thức trong kỳ nghỉ. Thực phẩm địa phương có tiềm năng để nâng cao trải nghiệm của du khách bằng việc kết nối với người tiêu dùng khu vực và nhận thức của nền văn hóa và di sản. Tác giả đã nhận xét: nỗ lực để cải thiện tính bền vững về kinh tế và môi trường của cả du lịch và nông nghiệp có liên quan đến sự phát triển của mạng lưới thực phẩm "thay thế" và sự tiêu thụ cho các sản phẩm về thực phẩm truyền thống địa phương.. [147].
Tác giả Greg Richards (2000), nghiên cứu du lịch và phát triển cộng đồng bền vững (Tourism and sustainable community development). Nghiên cứu trường hợp địa phương phố cổ Edinburg, vùng nông thôn phía Bắc Bồ Đào Nha và các bãi biển của Inđônêsia. Tác giả đã có kết luận về lợi ích biện chứng tạo nên du lịch ngày càng phát triển và bền vững khi giải quyết được lợi ích cả hai phía, cộng đồng dân địa phương nơi du lịch và người làm du lịch, từ đó khắc họa vai trò của các cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững và lợi ích mà du lịch bền vững mang lại cho họ [142].
Nghiên cứu Tiêu chí phát triển du lịch bền vững tại Đài Loan, tác giả Lee và Hsieh (2016) đã đề xuất 141 chỉ tiêu để đánh giá phát triển du lịch bền vững một địa phương. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 141 chỉ tiêu quan trọng ở các mức độ phát triển du lịch bền vững. Ở mức độ thứ nhất, khía cạnh tài chính và kinh doanh sẽ cần được quan tâm hơn khía cạnh môi trường. Ở mức độ thứ hai, tác động của sự phát triển cộng đồng là yếu tố quan trọng nhất sau đó mới đến khía cạnh tài chính, kinh doanh... Dựa trên những kết quả phân tích, tác giả đã đề xuất một số giải pháp quản lý, trong đó có việc sử dụng thông tin để thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan và
hợp tác, tập trung vào kế hoạch phát triển du lịch bền vững ở địa phương và sử dụng các chỉ số để quản lý phát triển du lịch bền vững [145].
* Tác giả Phạm Ngọc Thắng (2015), luận án tiến sĩ: Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai.
Tác giả đã nghiên cứu lý luận về các cách tiếp cận phát triển du lịch đối với người nghèo, điều kiện du lịch để giảm nghèo, bài học kinh nghiệm phát triển du lịch gắn với giảm nghèo ở một số nước trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch gắn với giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai. Từ đó tác giả đã xây dựng mô hình và đưa ra các giải pháp cụ thể, các kiến nghị nhằm phát triển du lịch ở tỉnh Lào Cai một cách bền vững gắn với giảm nghèo [88].
* Tác giả Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), luận án tiến sĩ kinh tế: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác giả nghiên cứu thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn, đầy đủ hơn vào các quan hệ kinh tế quốc tế.
Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế của một vùng lãnh thổ Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị. Đánh giá thực trạng kinh tế du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh này. Từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020 [47].
* Tác giả Lê Đức Viên (2017), luận án tiến sĩ kinh tế: Phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững.
Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2000-2015 theo quan điểm phát triển bền vững. Đánh giá khả năng cạnh tranh của du lịch Đà Nẵng theo hướng bền vững, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững ở Đà Nẵng; Dự báo phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển bền vững về kinh tế, về văn hoá- xã hội, tài nguyên- môi trường và kiến nghị nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng [131].
* Tác giả Đỗ Hồng Thuận (2013), Bài đăng trên tạp chí: Phát triển du lịch bền vững - Đâu là giải pháp cho Việt Nam?
Tác giả nghiên cứu và đưa ra 3 lý do phải phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam: Thứ nhất, phát triển du lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống; thứ hai, phát triển du lịch bền vững còn giúp phát triển kinh tế; thứ ba, phát triển du lịch bền vững còn đảm bảo các vấn đề về xã hội.
Tác giả kết luận về những vấn đề cần tập trung để tìm ra giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam là: đòi hỏi sự tham gia của tất cả những nhóm ảnh hưởng đến du lịch, cũng như sự lãnh đạo chính trị để đảm bảo sự đồng thuận. Phát triển du lịch bền vững là một chính sách lớn, trong đó các khu bảo tồn, vườn quốc gia, các cơ quan hành chánh, chính quyền từ trung ương đến địa phương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các công ty du lịch, cộng đồng nhân dân địa phương có sự đồng bộ [107].
* Tác giả Nguyễn Đức Tuy (2013), đề tài luận án tiến sĩ: Phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên.
Tác giả phân tích đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Tây Nguyên, bao gồm:
- Giải pháp bền vững về kinh tế: phát triển bền vững về kinh tế du lịch, phát triển thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch.
- Giải pháp về ổn định chính trị: bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Giải pháp phát triển bền vững về văn hóa - xã hội: bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, tài nguyên du lịch văn hóa và phát triển nguồn nhân lực.
- Giải pháp phát triển bền vững về môi trường: bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên đa dạng sinh học, tuyên truyền nâng cao nhận thức vệ sinh, môi trường.
- Giải pháp khác: chủ động và tích cực hội nhập và hợp tác quốc tế về du lịch, tăng cường quản lý nhà nước, quy hoạch và tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch [125].
* Tác giả Nguyễn Thu Hạnh (2012), Đề tài NCKH cấp Bộ: Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển Quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung bộ.
Trên cơ sở các phương pháp khoa học, tác giả đã đánh giá đặc điểm, thực trạng phát triển các khu du lịch Quốc gia biển tại vùng Bắc Trung Bộ. Tác giả đã đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm phát triển các địa phương khu du lịch Quốc gia biển tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ [28].
* Tác giả Nguyễn Thị Hằng (2017), Đề tài NCKH cấp Bộ: Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc thù văn hóa, truyền thống và địa lý của vùng văn hóa Nam Bộ.
Từ khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc thù văn hóa, truyền thống, địa lý vùng văn hóa Nam Bộ, tác giả đã chỉ rõ những thành tựu đã đạt được, những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế tồn tại, từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm du lịch gắn với đặc thù văn hóa, truyền thống, địa lý địa phương vùng văn hóa Nam Bộ [32].
Như vậy, tổng hợp kết quả nghiên cứu về phát triển du lịch ở địa phương cấp tỉnh cho thấy: kết quả đã nghiên cứu rất còn hạn chế, đặc biệt vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến nay chưa có một nghiên cứu nào về phát triển du lịch của một tỉnh đầy đủ và toàn diện.
1.1.3. Những nghiên cứu về phát triển bền vững khách du lịch
Theo nghiên cứu của Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO: Tuy kinh tế thế giới có khó khăn trong những năm qua, nhưng đi du lịch vẫn là một thói quen của đông đảo người dân của các quốc gia và nhu cầu ngày càng tăng mạnh. Du lịch đóng góp 6% cho tổng GDP toàn thế giới. Năm 2012, ngành du lịch có số lượt khách là hơn 1 tỷ và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 3,3% hàng năm, đạt mức 1,8 tỷ lượt khách năm 2030. Trong đó, đáng chú ý là các thị trường mới nổi sẽ đạt mức tăng trưởng gấp đôi so với trước và chiếm hơn một nửa lượng khách du lịch thế giới, ước tính với số khách đến riêng của các thị trường này đạt 1 tỷ lượt người vào năm 2030 [130].