Nhóm Chỉ Tiêu Đánh Giá Về Hiệu Quả Kinh Doanh‌



- Tỷ lệ lao động du lịch/ tổng số lao động của địa phương

* Chỉ tiêu tăng trưởng về doanh thu

- Tổng doanh thu về du lịch qua các năm

- Tỷ lệ thu nhập về du lịch = GDP du lịch/ GDP của địa phương qua các năm

- Sự tăng thu nhập của người dân địa phương khu, điểm du lịch qua các năm

* Chỉ tiêu tăng trưởng về cơ sở vật chất

- Số cơ sở lưu trú du lịch qua các năm

- Số buồng khách sạn, buồng nghỉ qua các năm

- Bình quân tăng trưởng số buồng khách sạn/năm.

- Số cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng 3-4 sao qua các năm

- Số cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng 5 sao qua các năm

* Chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế du lịch

- Cơ cấu kinh tế các ngành nông - lâm - ngư nghiệp; công nghiệp; dịch vụ.

- Cơ cấu kinh tế du lịch chiếm tỷ trọng trong ngành dịch vụ

- Cơ cấu kinh tế du lịch chiếm tỷ trọng trong kinh tế của tỉnh.

3.6.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh doanh‌

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh du lịch là một vấn đề phức tạp, có quan hệ với nhiều yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh. Để đảm bảo yêu cầu tính toán, trong thống kê thường sử dụng hai phương pháp tính: [65], [98].

Phương pháp thứ nhất:

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định dưới dạng hiệu số: Hiệu quả hoạt động SXKD = Kết quả đầu ra - Chi phí đầu vào

Phương pháp này đơn giản, dễ tính nhưng có những mặt hạn chế nhất định, nó không phản ánh hết chất lượng kinh doanh, cũng như tiềm năng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không thể dùng để so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp và bản thân doanh nghiệp qua các thời kỳ khác nhau.

Phương pháp thứ hai:

Hiệu quả hoạt động SXKD được xác định bằng cách so sánh theo 2 dạng:


Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh =

Kết quả đầu ra

Chi phí đầu vào

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh - 14



Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lợi của các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh

- Hoặc


Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh =

Chi phí đầu vào

Kết quả đầu ra

Chỉ tiêu này phản ánh, để tạo ra được 1 đơn vị kết quả đầu ra ta cần bao nhiêu đơn vị chi phí đầu vào.

Trong thực tế hiện nay và để thực hiện đề tài luận án, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh du lịch được sử dụng kết hợp cả hai phương pháp với các chỉ tiêu cụ thể bao gồm:

Kết quả sản xuất

- Chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO)

- Chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA)

- Chỉ tiêu giá trị gia tăng thuần (NVA)

Kết quả kinh doanh

- Chỉ tiêu khối lượng sản phẩm tiêu thụ.

- Chỉ tiêu doanh thu.

- Chỉ tiêu lợi nhuận.

Chi phí về vốn

- Tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân trong kỳ.

- Vốn cố định bình quân trong kỳ.

- Vốn lưu động bình quân trong kỳ.

- Tổng giá trị khấu hao trong kỳ.

- Tổng chi phí sản xuất trong kỳ.

- Tổng chi phí trung gian trong kỳ

Chi phí về đất đai

- Tổng diện tích mặt bằng của doanh nghiệp.

- Tổng diện tích sử dụng vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Dựa vào các chỉ tiêu kết quả và chỉ tiêu chi phí thu thập được, ta sẽ tính được một số chỉ tiêu hiệu quả. Giả sử ta thu thập được các chỉ tiêu kết quả là giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA), lợi nhuận kinh doanh (LN) v.v... và các chỉ tiêu chi



phí là giá trị tài sản cố định bình quân (G ), tổng chi phí sản xuất (C), số lượng lao động bình quân (T). Ta có thể nêu các chỉ tiêu thống kê hiệu quả kinh tế dưới dạng thuận trong bảng sau:

Chi phí

GO

VA

LN

T

W = GO/T

W = VA/T

Tỷ suất lợi nhuận = LN/T

G

H = GO/G

H = VA/ G

Hệ số sinh lợi của tài sản cố

định = LN/ G

C

NSSD chi phí

= GO/C

NSSD chi phí

= VA/ C

Tỷ suất lợi nhuận tính theo

chi phí = LN/ C

* Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh đối với từng cơ sở kinh doanh du lịch:

- Chi phí trên 1 đồng doanh thu:


Các khoản chi phí trong sản xuất KD

Chi phí trên 1 đồng doanh thu =

Doanh thu thuần

- Lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu thuần:


Lợi nhuận

Lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu thuần =

Doanh thu thuần

- Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh:


Lợi nhuận

Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh =

Vốn kinh doanh

- Hệ số khả năng sinh lợi của tài sản:


Lợi nhuận sau thuế + Số lãi tiền vay phải trả Hệ

Số khả năng sinh lợi của tài sản =

Tổng tài sản bình quân

- Khả năng sinh lợi của vốn chủ sử hữu:


Lợi nhuận

Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu

- Hiệu quả kinh tế của sử dụng vốn cố định:


Doanh thu thuần

Hiệu quả sử dụng vốn cố định =

Vốn cố định bình quân



- Hiệu suất sử dụng vốn cố định:


Vốn cố định bình quân

Hiệu suất sử dụng vốn cố định =

Doanh thu thuần

- Khả năng sinh lợi của tài sản cố định:


Lợi nhuận

Hệ số khả năng sinh lợi của TSCĐ =

Nguyên giá bình quân của TSCĐ

- Số vòng quay của vốn lưu động


M

L =

VLD

Trong đó:

+ L: số vòng quay của vốn lưu động

+ M: tổng mức luân chuyển của vốn lưu động (doanh thu thuần)

+ VLD: vốn lưu động bình quân.

- Vốn lưu động bình quân được xác định theo các công thức:


VDK + VCK

VCD =

2

Trong đó:

+ VDK: Vốn lưu động có đầu kỳ

+ VCK: Vốn lưu động có cuối kỳ

3.6.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tính bền vững‌

Áp dụng một số chỉ tiêu trong bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013 - 2020, ban hành kèm theo quyết định số 2157/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ [104].


Bảng 3.6: Đánh giá phát triển bền vững địa phương‌


STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính


1

Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển du lịch so với tổng sản

phẩm ngành du lịch


%/năm

2

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào du lịch (Hệ số ICOR)

Hệ số tính /5 năm


3


Năng suất lao động xã hội của du lịch

Triệu đồng /lao

động/năm

4

Tỷ lệ lao động đang làm việc du lịch đã qua đào tạo

%


5

Tỷ lệ người trong ngành du lịch đóng bảo hiểm xã hội,

bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế


%

6

Tỷ lệ người trong ngành du lịch được sử dụng nước sạch

%

7

Tỷ lệ chất thải rắn thu gom ở các điểm du lịch đã xử lý

%

8

Diện tích nhà ở bình quân đầu người trong ngành du lịch

m2 /người

Nguồn: Mô tả của tác giả

Các chỉ tiêu nêu trên được tính toán so với chỉ tiêu bình quân của địa phương, bình quân của cả nước để đánh giá tính bền vững của ngành du lịch.

3.6.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá những yếu tố cản trở sự phát triển bền vững du lịch‌

- Tỷ lệ ý kiến đánh giá khó khăn về xã hội an ninh và an toàn.

- Tỷ lệ ý kiến đánh giá khó khăn về cơ chế, chính sách của Nhà nước

- Tỷ lệ ý kiến đánh giá khó khăn về cơ sở hạ tầng

- Tỷ lệ ý kiến đánh giá khó khăn về nguồn nhân lực phục vụ du lịch

- Tỷ lệ ý kiến đánh giá khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ du lịch

- Tỷ lệ ý kiến đánh giá khó khăn về sản phẩm du lịch



Chương 4‌

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TỈNH BẮC NINH‌‌


4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên‌

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, có vị trí từ 20o58’ đến 20o16’ vĩ độ Bắc và 105 o54’ đến 106 o19’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.

Thành phố Bắc Ninh cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30km, cách sân bay quốc tế Nội bài 30km, cách Hải Phòng 110km. Bắc Ninh là địa bàn gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội, theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh của thủ đô trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [76],[100].

Với vị trí như trên tỉnh Bắc Ninh có điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và liên kết du lịch.

4.1.1.2. Đặc điểm đất đai, địa hình

Tỉnh Bắc Ninh có tổng diện tích đất tự nhiên là: 82.271,1ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp: 49.375,9 ha, chiếm 60%; đất phi nông nghiệp: 32.681,7ha chiếm 39,7%; đất chưa sử dụng: 213,5ha, chiếm 0,3% [17].

Địa hình của tỉnh Bắc Ninh tương đối bằng phẳng, hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, nhưng mức chênh lệch độ dốc không lớn, phổ biến từ 3 - 7m. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng. Do được bồi đắp bởi các sông lớn như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình nên tỉnh Bắc Ninh thuộc vùng đồng bằng chủ yếu là đất phù sa màu mỡ [76].

Diện tích không lớn, địa hình bằng phẳng, tỉnh Bắc Ninh khá thuận lợi cho sự di chuyển khách du lịch và phát triển các ngành nghề phục vụ du lịch.



4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

* Đặc điểm khí hậu:

Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhiệt độ trung bình năm là 24oC; số giờ nắng trung bình hàng năm là

1.417 giờ; độ ẩm tương đối trung bình khoảng 81%; lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500mm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm [76].

* Đặc điểm thủy văn:

Tỉnh Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, với 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. Sông Đuống: có chiều dài 67km trong đó 42km. Sông Cầu: Có tổng chiều dài là 289km, trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài khoảng 69km và sông Thái Bình: có chiều dài khoảng 93km trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 16km. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có sông Cà Lồ nằm ở phía Tây của tỉnh, một phần của sông có chiều dài 6,5km là đường ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với thành phố Hà Nội và hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Bội, sông Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.

Với hệ thống sông ngòi khá dày đặc và có lưu lượng nước mặt dồi dào, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tưới và tiêu và đa dạng hóa giao thông, phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh [13].

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội‌

4.1.2.1. Vài nét về lịch sử tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh đồng bằng thuộc châu thổ Bắc Bộ, có lịch sử khá lâu đời. Thời Hùng Vương - An Dương Vương, đây là đất bộ Vũ Ninh trong nhà nước Văn Lang- Âu Lạc. Dưới thời Lý, có tên là Lộ Bắc Giang. Đến thời Hồ lại tách ra thành Lộ Bắc Giang và Lộ Lạng Giang. Sang thời Lê mang tên là Bắc Đạo, đến năm 1469, dưới triều Lê Thánh Tông, đổi thành trấn Kinh Bắc. Dưới triều Nguyễn: Năm 1823 đổi thành trấn Bắc Ninh. Năm 1831, trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Thời thuộc Pháp, năm 1895 Bắc Ninh chia thành 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Thời kỳ Nhà nước Việt Nam, Quốc hội khóa II ra Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Bắc Ninh - Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Sau 1/3



thế kỷ hợp nhất, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX, ngày 06 tháng 11 năm 1996 đã ra Quyết định phê chuẩn việc tái lập tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay tỉnh Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trong đó có một thành phố, 1 thị xã và 6 huyện thị [17].

4.1.2.2. Đặc điểm dân số và lao động

Tính đến năm 2019 cơ cấu dân số và lao động của tỉnh Bắc Ninh được thể hiện qua bảng 4.1:

Bảng 4.1: Cơ cấu dân số và lao động tỉnh Bắc Ninh‌


STT

Chỉ tiêu

Số lượng

(Người)

Cơ cấu

(%)

Ghi chú

I

Tổng dân số

1.378.592

100


*

Phân loại theo giới tính




1

Nam

680.980

49,4


2

Nữ

697.612

50,6


*

Phân loại theo khu vực




1

Thành thị

380.875

27,6


2

Nông thôn

997.717

72,4


II

Lao động trong độ tuổi

778.599

100


*

Phân loại theo giới tính




1

Nam

385.852

49,6


2

Nữ

392.747

50,4


*

Phân loại theo khu vực




1

Thành thị

207.035

26,6


2

Nông thôn

571.564

73,4


*

Phân loại theo ngành




1

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

102.974

13,2


2

Công nghiệp và xây dựng

522.828

67,2


3

Dịch vụ

133.822

17,2


4

Khác

18.975

2,4


Nguồn: [18]

Bảng 4.1 cho thấy, tính đến năm 2019 tổng dân số trung bình của tỉnh Bắc Ninh là: 1.378.592 người. Trong đó nam chiếm 49,4%, nữ chiếm 50,6%. Khu vực

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2023